intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

64
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông là nhằm thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông để gây hứng thú và nâng cao kết quả dạy và học môn Hóa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần Hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thành Hải THIẾT KẾ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾU PHẦN HOÁ HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Thành Hải THIẾT KẾ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾU PHẦN HOÁ HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Kim Thành Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn được sự động viên giúp đỡ của thầy cô, học sinh, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Kim Thành, cô đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và luôn tạo cơ hội để tôi có thể hoàn thành tốt nhất việc nghiên cứu luận văn của mình. Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Trịnh Văn Biều, thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi gặp trở ngại trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến các thầy cô giáo khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia giảng dạy trong suốt khóa học. Xin gởi lời cám ơn đến Phòng Sau đại học – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được hoàn thành luận văn đúng tiến độ. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi lúc khó khăn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Phạm Thành Hải 1
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 5 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................6 3. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................................7 4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ..........................................................7 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................7 6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................7 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ....................................................................8 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu .................................................................8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 10 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...................................................................................10 1.1.1. Các đề tài nghiên cứu về HSTBY môn Hóa học .................................................. 10 1.1.2. Các đề tài về thiết kế tài liệu hỗ trợ học tập môn Hóa học ................................... 11 1.1.3. Một số sách, bài báo, bài viết trong tạp chí, hội thảo, mạng internet ................... 12 1.2. Một số vấn đề về học sinh trung bình yếu môn hóa học ........................................13 1.2.1. Khái niệm học sinh trung bình yếu ....................................................................... 13 1.2.2. Một số đặc điểm học sinh trung bình yếu [29], [30], [31] .................................... 14 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu môn Hóa học [13], [51], [52], [53] .............. 15 1.2.4. Một số biện pháp hỗ trợ học sinh học yếu môn hóa [27], [54], [55] .................... 18 1.3. Tài liệu bồi dưỡng HSTBY môn Hóa học ................................................................21 1.3.1. Khái niệm tài liệu, tài liệu bồi dưỡng HSTBY ..................................................... 21 1.3.2. Tầm quan trọng của tài liệu đối với việc dạy và học Hoá học ............................. 22 1.3.3. Những nội dung quan trọng của tài liệu bồi dưỡng HSTBY môn Hóa học .......... 22 1.4. Thực trạng sử dụng tài liệu bồi dưỡng HSTBY môn Hóa học ở THPT ...............25 1.4.1. Mục đích điều tra................................................................................................... 25 1.4.2. Đối tượng điều tra ................................................................................................. 26 1.4.3. Tiến hành điều tra .................................................................................................. 26 1.4.4. Kết quả điều tra ..................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾU PHẦN HOÁ HỌC VÔ CƠ LỚP 11 THPT .................................................... 34 2
  5. 2.1. Tổng quan về phần vô cơ hóa học lớp 11 cơ bản ....................................................34 2.1.1. Mục tiêu dạy học [45], [48]................................................................................... 34 2.1.2. Cấu trúc, nội dung ................................................................................................. 35 2.1.3. Phương pháp dạy học phần vô cơ Hoá học lớp 11 cơ bản [45] ............................ 36 2.2. Những định hướng khi thiết kế tài liệu ....................................................................37 2.2.1. Định hướng đến việc thực hiện tốt nhất mục tiêu dạy học.................................... 37 2.2.2. Định hướng về cấu trúc và nội dung của tài liệu bồi dưỡng HSTBY ................... 38 2.2.3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học ........................................................................ 39 2.2.4. Đảm bảo tính hệ thống và hoàn chỉnh ................................................................... 39 2.2.5. Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng ................................................................................ 39 2.2.6. Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng HSTBY........................................ 39 2.2.7. Gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của HSTBY................................... 40 2.2.8. Đảm bảo tính thẩm mỹ, đa dạng về hình thức trình bày ....................................... 40 2.3. Qui trình thiết kế tài liệu bồi dưỡng HSTBY phần Hóa vô cơ lớp 11 ..................40 2.3.1. Xác định mục đích của tài liệu .............................................................................. 40 2.3.2. Xác định nội dung của tài liệu ............................................................................... 40 2.3.3. Thu thập thông tin để thiết kế................................................................................ 41 2.3.4. Tiến hành thiết kế tài liệu ...................................................................................... 41 2.3.5. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp ............................................................................. 41 2.3.6. Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ xung ..................................................................... 42 2.4. Tổng quan về tài liệu bồi dưỡng HSTBY phần hoá vô cơ lớp 11 ..........................42 2.4.1. Nội dung của tài liệu ............................................................................................. 42 2.4.2. Điểm mới của tài liệu ............................................................................................ 43 2.5. Hệ thống lí thuyết tóm tắt phần hóa vô cơ lớp 11 ...................................................44 2.5.1. Hệ thống lí thuyết tóm tắt chương “Nitơ - Photpho” ............................................ 44 2.5.2. Hệ thống lí thuyết tóm tắt chương “Cacbon - Silic” (Lưu trong CD) ................... 47 2.6. Hệ thống bài tập dùng cho HSTBY môn Hoá học lớp 11 THPT ..........................47 2.6.1. Hệ thống bài tập chương “Nitơ - Photpho” ........................................................... 47 2.6.2. Hệ thống bài tập chương “Cacbon - Silic” (Lưu trong CD) ................................. 92 2.7. Một số đề tự kiểm tra, đánh giá................................................................................92 2.7.1. Đề tự luận .............................................................................................................. 92 2.7.2. Đề trắc nghiệm ...................................................................................................... 94 2.8. Tư liệu hóa học ...........................................................................................................99 2.8.1. Tư liệu chương Nitơ - photpho.............................................................................. 99 2.8.2. Tư liệu chương Cacbon – silic ( lưu trong CD) .................................................. 102 3
  6. 2.9. Sử dụng tài liệu đã thiết kế bồi dưỡng HSTBY môn Hoá học.............................102 2.9.1. Hướng dẫn sử dụng tài liệu ................................................................................. 102 2.9.2. Thiết kế một số giáo án có sử dụng nội dung trong tài liệu ................................ 104 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................... 117 3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................................117 3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................................117 3.3. Tiến hành thực nghiệm............................................................................................117 3.4. Kết quả thực nghiệm ...............................................................................................119 3.4.1. Kết quả đánh giá về mặt định lượng ................................................................... 119 3.4.2. Kết quả đánh giá về mặt định tính....................................................................... 128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 131 1. Kết luận ........................................................................................................................131 2. Kiến nghị ......................................................................................................................134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 136 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 140 4
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BT : bài tập BTHH : bài tập hóa học CTPT : công thức phân tử CTCT : công thức cấu tạo dd : dung dịch ĐC : đối chứng ĐHSP : Đại học Sư phạm ĐHGD : Đại học Giáo dục ĐHQG : Đại học Quốc gia Hà nội GV : giáo viên HS : học sinh HSTBY : học sinh trung bình yếu KT : kiểm tra Nxb : nhà xuất bản PP : phương pháp PT : phương trình PTHH : phương trình hóa học SGV : sách giáo viên SGK : sách giáo khoa STT : số thứ tự TN : thực nghiệm TNSP : thực nghiệm sư phạm THPT : trung học phổ thông TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh VD : ví dụ 5
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Theo điều 28 luật Giáo dục (2005) đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nhưng hiện nay, tình trạng học sinh trung bình yếu (HSTBY) ở các trường THPT vẫn chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, học sinh không đủ kiến thức, kỹ năng, mà cách tiếp thu nguồn tri thức kém dẫn đến mất kiến thức căn bản tương đối nhiều. Dạy HSTBY là dạy các kiến thức lí thuyết trọng tâm, bài tập đưa ra cũng là những bài tập đơn giản, trình bày dễ hiểu. Giáo viên phải có một hệ thống lí thuyết trọng tâm nhưng đơn giản và hệ thống bài tập tương tự cho mỗi dạng, đôi khi chỉ khác nhau về số liệu để cung cấp kiến thức và giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Bản thân là giáo viên, chúng ta cần định hướng cho HSTBY cách học đúng cũng như có phương pháp dạy phù hợp thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay việc đổi mới trong cách dạy nhằm giúp đỡ các em HSTBY chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để và mang lại hiệu quả một cách cao nhất vì nhiều lí do khác nhau. Trong đó, một thực trạng khá phổ biến là nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc phân hóa học sinh, chưa có biện pháp giúp đỡ các em HSTBY, chưa có một hệ thống lí thuyết và bài tập riêng cho đối tượng này nhằm bồi dưỡng cho các em. Trong khi đó tài liệu tham khảo môn Hóa học ngày càng được xuất bản nhiều trên thị trường, cũng như tài liệu trên internet, nhưng đa số dành cho đối tượng học sinh khá giỏi, mà không chú ý đến đối tượng HSTBY. Với mong muốn thiết kế được một tài liệu có giá trị để phục vụ cho hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HSTBY, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần hoá học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần vô cơ Hóa học lớp 11 6
  9. THPT, nhằm gây hứng thú và nâng cao kết quả dạy và học môn Hóa học. 3. Nhiệm vụ của đề tài − Nghiên cứu cơ sở lý luận: + Tìm hiểu tổng quan về hướng nghiên cứu của đề tài. + Tầm quan trọng của tài liệu đối với việc dạy và học môn Hoá học. + Một số vấn đề về học sinh trung bình yếu. − Tìm hiểu thực trạng về tài liệu dạy học môn Hóa học ở THPT. − Nghiên cứu tổng quan phần Hoá học vô cơ lớp 11: mục tiêu, cấu trúc, nội dung, phương pháp dạy học. − Hệ thống hoá lí thuyết phần Hoá học vô cơ lớp 11 cơ bản. − Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần Hoá học vô cơ lớp 11 cơ bản. − Xây dựng các đề kiểm tra. − Tuyển chọn các tư liệu dạy học. − Thiết kế một số giáo án có sử dụng hệ thống lí thuyết và bài tập đã xây dựng. − Đề xuất biện pháp sử dụng tài liệu đã thiết kế. − Thực nghiệm sư phạm đối với học sinh lớp 11 ban cơ bản, để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tài liệu đã thiết kế. 4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu − Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hoá học ở trường THPT. − Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần vô cơ Hoá học lớp 11 THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu − Nội dung: phần hóa học vô cơ lớp 11 ban cơ bản. − Địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT ở Tp.HCM, Bạc Liêu. − Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được một tài liệu để bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần Hoá học vô cơ lớp 11 có chất lượng, và sử dụng một cách khoa học thì giáo viên sẽ giúp học sinh giải quyết được những khó khăn trong việc học, gây sự hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả 7
  10. dạy học môn Hóa học. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận − Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. − Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn − Trò chuyện, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh. − Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. − Phương pháp phân tích và tổng hợp. − Phương pháp phân loại, hệ thống hóa. − Phương pháp điều tra. − Phương pháp chuyên gia. − Phương pháp thực nghiệm (Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn của các kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng của những đề xuất). 7.3. Các phương pháp toán học − Phương pháp phân tích số liệu. − Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu. 7.4. Phương tiện nghiên cứu − Các loại tài liệu tham khảo. − Bộ câu hỏi điều tra. − Phần mềm xử lí số liệu. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu − Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh trung bình yếu phần vô cơ Hoá học lớp 11 trung học phổ thông. + Hệ thống hoá lí thuyết phần vô cơ Hóa học lớp 11 cơ bản. + Xây dựng hệ thống bài tập phần vô cơ Hóa học lớp 11cơ bản, trong đó có 18 bài tập gây hứng thú, 48 bài tập mới theo từng chương, từng bài, trình bày phân dạng theo chủ đề (trong đó có 10 dạng bài tập chương Nitơ – photpho, 8 dạng bài tập chương Cacbon – silic) và có phương pháp hướng dẫn giải cho từng dạng chủ đề, đối với mỗi bài tập có tóm tắt đề, phân tích đề, đồng thời có nhận xét để các em 8
  11. tránh sai lầm khi làm một số dạng bài. + Xây dựng 85 hệ thống câu hỏi lí thuyết của từng bài, cùng với 13 công thức giải nhanh với các dạng bài, giúp học sinh kiểm tra kết quả cũng như trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm. + Xây dựng 10 đề kiểm tra để học sinh tự đánh giá kết quả học tập. + Tuyển chọn những tư liệu dạy học nhằm giúp giáo viên có tư liệu khi giảng dạy, giúp học sinh biết những kiến thức đã học có nguồn gốc cũng như ứng dụng trong thực tiễn. − Đề xuất 8 biện pháp, phương pháp dạy học sử dụng hệ thống lí thuyết và bài tập bồi dưỡng học sinh trung bình yếu. 9
  12. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vấn đề bồi dưỡng cho HSTBY hiện nay được các trường THPT quan tâm, xu hướng sử dụng hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập, các biện pháp bồi dưỡng cho HSTBY đã được nhiều người nghiên cứu và thực hiện, các đề tài đó cũng đã đạt được những thành công nhất định, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học. Các luận văn, sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu trong những năm gần đây cụ thể là: 1.1.1. Các đề tài nghiên cứu về HSTBY môn Hóa học − Trịnh Văn Thịnh (2005), “Những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập môn Hóa học ở các trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP Hà Nội. − Trần Thị Thu Thủy (2012), “Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn Hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản,trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. − Hoàng Sơn Hải (2012), “Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh yếu kém thông qua dạy học phần vô cơ lớp 11 trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. − Nguyễn Thị Oanh (2012), “Nâng cao khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong dạy học hóa học chương 2 và 4 lớp 10 chương trình cơ bản – Trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. − Nguyễn Thị Thùy Liên, “Một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa học lớp 10 trường THPT Cao Lãnh 2”. Sáng kiến kinh nghiệm, THPT Cao Lãnh 2, Đồng Tháp. − Lâm Thanh Cúc (2011), “Phương pháp rèn luyện học sinh yếu kém môn Hóa học”. Sáng kiến kinh nghiệm,THCS Long Thạnh. − Nguyễn Anh Duy (2010), “Những biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Hóa lớp 10 THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Đặng Thị Duyên (2011), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương Sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình – yếu”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Lương Thị Hương (2011), “Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập cho học sinh 10
  13. trung bình – yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Dương Thị Y Linh (2011), “Các biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn Hóa học lớp 11 ban cơ bản ở trường trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Phan Thị Lan Phương (2011), “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Hóa học lớp 11 ban cơ bản THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Lê Thị Phương Thúy (2011), “Xây dựng hệ thống bài tập hóa hữu cơ 12 nhằm rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh yếu môn Hóa ở trường THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2011), “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Nguyễn Thị Đẹp (2012), “Một số biện pháp nâng cao kết quả học tập phần kim loại Hóa học lớp 12 ban cơ bản với đối tượng học sinh trung bình-yếu”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Nguyễn Thị Tuyết Trang (2012), “Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn Hóa học phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Nguyễn Thị Xuân Nguyên (2012), “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh trung bình - yếu môn Hóa phần Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Nguyễn Thị Hoài Hương (2012), “Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học dùng cho học sinh trung bình, yếu lớp 10 THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. 1.1.2. Các đề tài về thiết kế tài liệu hỗ trợ học tập môn Hóa học − Đỗ Thị Thùy Trang (2010), “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông phần phi kim – Hóa học lớp 10 nâng cao”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. − Phạm Thị Ngọc Hà (2010), “Xây dựng hệ thống lí thuyết, bài tập phần hữu cơ dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa trung học phổ thông không chuyên”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHGD – ĐHQG Hà Nội. − Nguyễn Ngọc Mai Chi (2011), “Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học phần hóa học hữu 11
  14. cơ lớp 11 THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Trần Thị Minh Tình (2012), Thiết kế tài liệu hỗ trợ tự học có hướng dẫn môn Hóa học cho học sinh lớp 12 ban cơ bản, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Nguyễn Thị Nguyệt Minh (2012), “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn môn Hóa học lớp 10 ban cơ bản”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Võ Sỹ Hiện (2012), “Thiết kế tài liệu tự học phần Hóa hữu cơ lớp 11 dùng cho học sinh khá giỏi”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Nguyễn Phụng Hiếu (2012), “Thiết kế và sử dụng tài liệu hỗ trợ học sinh tự học phần Hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Lê Thị Hữu Huyền (2012), “Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 10 THPT chuyên”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Bùi Thị Nga (2012), “Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn Hóa học lớp 11 THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Phạm Thị Bích Thuận (2012), “Thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần kim loại Hóa học 12 THPT”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Chu Lan Trinh (2012), “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa vô cơ lớp 11 theo chuẩn kiến thức kĩ năng”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. − Trần Thị Thúy Nga (2012), “Thiết kế tài liệu hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa phi kim lớp 10 với đối tượng học sinh trung bình-yếu”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TPHCM. Nội dung các luận văn nghiên cứu về đối tượng học sinh trung bình yếu, đa số tìm hiểu về nguyên nhân học sinh học yếu kém, từ đó đề xuất các biện pháp giúp học sinh yếu kém đạt yêu cầu và kết quả cao trong học tập môn Hóa học THPT. Nội dung các luận văn nghiên cứu về thiết kế tài liệu đa số tóm tắt lí thuyết ở dạng tóm lược, bài tập của một số luận văn không hướng dẫn bài giải mẫu, không có phần tóm tắt đề, phân tích đề và nhận xét bài tập mẫu để tránh tình trạng sai lầm của học sinh khi giả bài. Nội dung các luận văn đa số tập trung vào đối tượng học sinh khá giỏi, trong khi đó đối tượng HSTBY thì chưa được nhiều sự quan tâm. 1.1.3. Một số sách, bài báo, bài viết trong tạp chí, hội thảo, mạng internet − Adam Khoo, “Tôi tài giỏi bạn cũng thế”, NXB Phụ nữ. Quyển sách viết về chính cuộc đời ông, từ một đứa trẻ từng bị coi là đần độn, một HS kém, liên tục thi trượt và không có tương lai, nhưng ông đã thay đổi trong một thời gian 12
  15. ngắn và đã trở thành một tài năng thực thụ, ông thi đậu vào một trường trung học và đại học có tiếng nhất ở Singapore. Trong đó ông đã thực hiện nhiều phương pháp hiệu quả trong đó phương pháp mà chúng tôi tâm đắc nhất là phương pháp đọc để nắm bắt thông tin và nghệ thuật ứng dụng lí thuyết vào thực hành. − Báo Dân trí, “ Học sinh yếu kém do đâu”, http://dantri.com.vn/ban-doc/hoc-sinh- yeu-kem-do-dau-422101.htm Trình bày nhiều góc độ nguyên nhân học sinh học yếu trong khi đó thống kê của từng trường cũng như của ngành giáo dục thì số lượng học sinh thuộc loại yếu kém là không đáng kể, chỉ khoảng 5-10% mà thôi. Nhưng đó là con số “ảo” bởi căn bệnh thành tích. − Hội thảo giảm tỉ lệ học sinh yếu kém trong trường phổ thông năm 2012, phòng giáo dục và đào tạo quận 1 – Tp.HCM. Hội thảo nghiên cứu phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, GV cần phải quan tâm các em, ngoài công tác bồi dưỡng HS giỏi thì viêc giảm tỉ lệ HS yếu kém không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người GV. − Trương Thị Kim Oanh, “ Một số kinh nghiệm ôn tập cho HS yếu kém”, http://haugiang.edu.vn/ver2/portal Trình bày 7 phương pháp để dạy học sinh yếu kém nắm được bài học, trong đó hướng dẫn học sinh cách học có hiệu quả, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức thì người giáo viên nên hướng dẫn cho học những kinh nghiệm hoặc những cách học sao cho có hiệu quả nhất, khoa học nhất mà không tốn quá nhiều thời gian và năng lực. 1.2. Một số vấn đề về học sinh trung bình yếu môn hóa học 1.2.1. Khái niệm học sinh trung bình yếu Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh THPT (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì tiêu chuẩn để xếp loại HSTBY như sau: − Loại trung bình: Điểm trung bình các môn học từ 5,0 đến 6,5, trong đó một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn phải từ 5,0 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5. − Loại yếu: điểm trung bình các môn học từ 3,5 đến dưới 5,0 và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0. 13
  16. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, chúng tôi dùng khái niệm “học sinh trung bình – yếu môn Hóa học” để chỉ những học sinh có điểm trung môn Hóa học nhỏ hơn 6,5. 1.2.2. Một số đặc điểm học sinh trung bình yếu [29], [30], [31] Trong khi tiến hành dạy học cho các HS học yếu và nghiên cứu tư duy của chúng trong những tình huống thực nghiệm đặc biệt, nhóm các nhà nghiên cứu trên đã đi đến kết luận rằng: − Những HS yếu không biết suy lí diễn dịch. Đối với chúng, sự khái quát hóa trên cơ sở tương tác ra những dấu hiệu bản chất được thực hiện một cách khó khăn. Người ta cũng nhận thấy có những khó khăn khi tiến hành sự phân tích tương quan; mức độ trừu tượng hóa và khái quát hóa thường là thấp hơn mức độ mà sự giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả cao đòi hỏi phải có. − Về nhận thức, dễ thấy nhất là các em rất hay quên. Khối lượng ghi nhớ, các thuộc tính và quá trình ghi nhớ đều có chỉ số thấp hơn so với tuổi. Trí nhớ máy móc khá phát triển nên HS thường hay học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức. − Tiếp thu bài rất lâu nhưng lại rất nhanh quên, song những điều đã ghi nhớ được thì lại nhớ rất bền lâu. − Tư duy của các em chỉ đạt ở mức trực quan - hình ảnh. Kiến thức thu được dễ dàng nhất trên cơ sở vật thể cụ thể hoặc hình ảnh các sự vật. − Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. − Yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết. − Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. − Khả năng tự điều chỉnh hành vi, lập chương trình hành động, hoạch định công việc kém. Vì thế học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. Để các em đạt được một chút thành tích nào đó trong học tập thì phải nhờ sự kèm cặp, theo dõi sát sao của người lớn. Vì thế giáo viên và phụ huynh phải luôn theo sát để kiểm tra, đôn đốc kịp thời. − Khi làm việc, các em nhanh chóng mệt mỏi. Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng không bền. − Đặc điểm khá nổi bật là các em rất thích được khen. Đồng thời với thích khen, các em rất hay nản chí khi gặp khó khăn và “phản ứng” ra mặt như không nhìn lên bảng, không nhìn vào bài để nghe giảng lại hoặc nghe giáo viên nói về cái không đúng mà mình mắc 14
  17. phải. Xu hướng của những học sinh này là thích lặp lại những gì đã biết, đã quen làm. − Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuần chỉ được 2 – 3 buổi. Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một độ tuổi về trình độ chung các em có thể chênh nhau 1 lớp. − Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình. Những đặc điểm nêu trên của các quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với khả năng yếu trong khâu tự tổ chức, với việc không biết điều khiển sự chú ý có chủ định, với sự không muốn và không biết nỗ lực để tập trung chú ý của những HS này. Trong khi muốn tránh khỏi hoạt động trí óc, các em tìm kiếm những con đường vòng vo, giải thoát chúng khỏi sự cần thiết phải tư duy. Hậu quả của điều này là tải trọng trí tuệ thấp một cách có hệ thống sẽ dẫn đến sự hạ thấp rõ rệt mức độ phát triển trí tuệ. Nếu không được tiếp nhận những biện pháp sư phạm có hiệu quả, thì những học sinh có lực học thấp sẽ ngày càng tụt lại so với bạn bè. Dần dần sẽ hình thành một thái độ nhất định của tập thể đối với chúng, hình thành sự định kiến của GV và điều quan trọng nhất có thể xảy ra là bản thân học sinh mất đi niềm tin ở mình, ở sức lực của mình, ở khả năng thực hiện các nhiệm vụ, ngay cả trong những trường hợp mà thực tế có thể đảm đương được, nghĩa là xảy ra sự hạ thấp việc tự đánh giá. Một trong những động lực quan trọng của việc học là động cơ thành đạt ở loại HS này cũng dần biến mất. Chúng quen với những sự đánh giá xấu và bắt đầu tiếp nhận nó như một cái gì đó phải như vậy vì không thể tránh khỏi. Vậy phải làm gì với những học sinh như thế ? Lập ra cho chúng những trường học đặc biệt ư ? Nhưng những đặc điểm của các quá trình tâm lí mà chúng ta vừa nói đến lại không phải là những đặc điểm bệnh lí. Đại đa số những trường hợp lực học yếu được giải thích hoặc là bởi những lệch lạc trong giới hạn chuẩn hoặc là bởi sự kìm hãm phát triển tâm lí nhất thời. Điều này cũng là tự nhiên như là một học sinh lớn lên tạm thời chậm đôi chút so với những em khác, khi tụt lại so với chuẩn trung bình của lứa tuổi. 1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu môn Hóa học [13], [51], [52], [53] 1.2.3.1. Về phía học sinh − Hạn chế về năng lực trí tuệ, dễ phân tán tư tưởng hoặc sức khỏe, tâm lí nên tiếp thu bài chậm. − Thiếu tự tin, không tin vào nỗ lực của bản thân. 15
  18. − Tác phong sinh hoạt chậm chạp, lề mề. Tác phong này đã hạn chế phần nào sự thích ứng với nhà trường và với hoạt động học tập. − HS ngồi nhầm lớp do bệnh thành tích. − HS mất kiến thức căn bản nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới, dễ rơi vào tâm lí chán nản, lười học, bỏ học. − Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, không có khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập. − HS không có tính kiên nhẫn, thiếu cẩn thận khi làm bài. − HS chưa có động cơ và mục đích học tập đúng đắn, chưa có phương pháp học tập, khả năng tự học kém,… − HS không thích môn học. − Không chịu đi học phụ đạo khi không hiểu bài, mất kiến thức căn bản. 1.2.3.2. Về phía giáo viên − Một số GV còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng bài lên lớp chưa tốt, chưa gây hứng thú, kích thích tính tích cực, khả năng tự học của học sinh, còn thiếu nghệ thuật sư phạm để cảm hoá học sinh yếu, lôi cuốn giúp học sinh yêu thích môn học. − Không có phương pháp dạy học cũng như biên soạn tài liệu giảng dạy cho phù hợp (hệ thống lý thuyết, bài tập, phương pháp giải bài tập,…) với đối tượng HSTBY. − Một số giáo viên chưa dạy đúng chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng và trọng tâm của từng bài dạy. Tốc độ giảng bài nhanh khiến cho HSTBY không theo kịp. − GV chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế. − Một số GV chưa thực sự chú ý, quan tâm đúng mức đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là HSTBY, chưa có biện pháp dạy học phân hóa đúng trình độ HS. − Chưa hoặc ít động viên, khen ngợi kịp thời những biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù rất nhỏ của HSTBY. − Một số GV đối xử không công bằng, trù dập HS để lại những dấu ấn không tốt trong lòng HS, khiến HS không yêu thích môn học. − Một số GV còn có hiện tượng chạy theo thành tích, chưa coi trọng việc đánh giá chất lượng thực của HS. − Hoạt động của trường, lớp, đoàn, hội có tính tích cực nhưng chưa đủ sức hấp 16
  19. dẫn, thu hút với học sinh yếu. − Sự phối hợp giữa GV bộ môn – GV chủ nhiệm – Phụ huynh học sinh và các đoàn thể khác chưa tốt. 1.2.3.3. Về phía nhà trường − Thiết bị dạy học, điều kiện thí nghiệm ở một số trường phổ thông hạn chế nên giờ học thiếu sinh động dẫn đến việc học sinh không có hứng thú học tập. − Xuất phát từ bệnh thành tích của người trong ngành giáo dục. Cũng do áp lực của thành tích, các nhà trường chỉ lo đầu tư bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học mà bỏ qua hoặc coi nhẹ việc phụ đạo, kèm cặp những HSTBY. − Hiện nay đa số các lớp học đều có sĩ số học sinh đông vượt qua mức qui định, với trình độ học tập không đồng đều. Vì vậy GV khó có thể áp dụng phương pháp dạy học chung cho mọi đối tượng HS. − Kế hoạch phụ đạo HSTBY của nhà trường còn chưa được thực hiện hoặc triển khai còn chậm. − Chưa thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh. − Cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm ở một số trường còn thiếu thốn, không có điều kiện để thực hiện các thí nghiệm. − Tài liệu giảng dạy cho đối tượng HSTBY còn rất hạn chế. 1.2.3.4. Về phía gia đình và xã hội − Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc cho nhà trường. − Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập. − Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào con, bao che cho con, không hợp tác với nhà trường. − Sự quan tâm của gia đình ít, một số gia đình có quan tâm nhưng chưa có phương pháp phù hợp. − Sự tác động tiêu cực của bạn bè, xã hội, học sinh yếu không có khả năng làm chủ bản thân, dễ bị bạn bè rủ rê, vui chơi đàn đúm như: đua đòi, hút thuốc, đua xe, bỏ học, trò chơi điện tử, bạo lực học đường... 17
  20. 1.2.4. Một số biện pháp hỗ trợ học sinh học yếu môn hóa [27], [54], [55] • Biện pháp 1: Tạo tiền đề xuất phát Việc học tập có kết quả trong một tiết học thường đòi hỏi những tiền đề nhất định về trình độ kiến thức, kĩ năng sẵn có của học sinh. Thế nhưng với học sinh yếu kém nhiều khi chưa có đủ những tiền đề này và giáo viên phải giúp các em tạo tiền đề xuất phát cho những tiết trên lớp. Đối với diện học sinh yếu kém, trong hai hình thức tái hiện: tái hiện tường minh và tái hiện ẩn tàng, nên dùng nhiều hình thức thứ nhất, tức là nói rõ kiến thức, kĩ năng cần ôn luyện là nhằm chuẩn bị cho việc học nội dung nào trong buổi học chính khóa sắp tới. Làm như vậy là để tăng cường tính hướng đích và gợi động cơ, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với bài học. • Biện pháp 2: Lấp lỗ hổng kiến thức Kiến thức có nhiều lỗ hổng là một bệnh thường gặp của HSTBY. Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến thức và kỹ năng nhưng chỉ để phục vụ cho một số nội dung mới của bài học.Trong quá trình dạy học trên lớp, chúng ta nên quan tâm, tìm hiểu, phát hiện những lỗ hổng kiến thức của HS. Những lỗ hổng nào điển hình, cơ bản đối với HSTBY. Từ đó, chúng ta có kế hoạch cụ thể giải quyết riêng trong nhóm HSTBY. − Không nhớ hóa trị và viết công thức hóa học sai. − Không nhớ tính chất hóa học để viết phương trình hóa học. − Không thuộc các công thức tính toán. − Không nắm được các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học. − Lúng túng khi đổi đơn vị trong bài toán. Hay nhầm lẫn giữa tính % nguyên tố và nồng độ %, thể tích dung dịch và thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn,…. HSTBY khả năng tiếp thu và nắm bắt kiến thức chậm, nên GV cần giảm tải quá trình nhận thức của HS bằng cách giản lược hóa nội dung bài học, rút gọn lại dưới dạng trọng tâm, truyền tải súc tích dưới dạng hình ảnh trực quan, dễ hiểu dễ quan sát. Đối với bài tập thì cố gắng đưa ra các bước càng cụ thể, rõ ràng càng tốt. Ngoài ra, thông qua quá trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh trên lớp, GV nên tập cho HS có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng kiến thức của bản thân và biết cách tra cứu sách vở, tài liệu để tự lấp những lỗ hổng kiến thức đó. • Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập − Sau mỗi bài học, học sinh nên lập ra các ý chính của bài (nếu cần có thể nhờ đến sự 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2