intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại thành phố Cà Mau

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:193

144
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cốt lõi của việc thực hiện luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại thành phố Cà Mau là nhằm thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của mô hình với mục tiêu chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện giáo dục mầm non tại thành phố Cà Mau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại thành phố Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lý Tuyết Ly THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VỚI TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Lý Tuyết Ly
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trường và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến: - TS. Phan Thị Thu Hiền đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. - Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh cùng toàn thể cán bộ, giáo viên Khoa Giáo dục Mầm non đã trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ dẫn tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. - Ban giám hiệu và giáo viên trường Mầm non Ánh Dương Tp. Cà Mau đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình thử nghiệm. - Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Gia đình và bạn bè luôn động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến tất cả mọi người Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2014 Tác giả Lý Tuyết Ly
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 8. Kế hoạch nghiên cứu.............................................................................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MÔ HÌNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ............. 6 1.1. Bối cảnh nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 7 1.1.1. Làn sóng cải cách giáo dục của thế giới .......................................................... 7 1.1.2. Giáo dục mầm non Việt Nam trước làn sóng cải cách giáo dục của thế giới 10 1.2. Cơ sở lí luận về việc thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................................................................................................ 14 1.2.1. Một số khái niệm công cụ .............................................................................. 14 1.2.2. Cấu trúc của mô hình dạy học theo dự án ...................................................... 22 1.2.3. Ưu điểm của dạy học theo dự án và những khó khăn khi dạy học theo cách tiếp cận dự án ................................................................................................. 31 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 37 Chương 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC MẦM NONTẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CÀ MAU .............................. 38
  5. 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tìm hiểu thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non tại một số trường mầm non thành phố Cà Mau ................................................................................... 38 2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non tại một số trường mầm non thành phố Cà Mau ................................................................................... 39 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 39 2.2.2. Các phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 39 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 41 2.3. Phân tích kết quả điều tra thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non thành phố Cà Mau .................................................................................................................... 41 2.3.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 41 2.3.2. Phân tích kết quả điều tra ............................................................................... 43 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 68 Chương 3. THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁNVỚI TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU .................................... 70 3.1. Bối cảnh thử nghiệm............................................................................................... 70 3.2. Các bước tiến hành thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Ánh Dương ..................................................................... 71 3.2.1. Xây dựng các phương án thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Ánh Dương .................................................... 71 3.2.2. Tổ chức thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Ánh Dương ..................................................................................... 83 3.2.3. Kết quả thử nghiệm ........................................................................................ 97 3.3. Kết luận................................................................................................................. 107 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 108 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 109 ĐỀ XUẤT .................................................................................................................... 111 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................ 113
  6. PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... 6 PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................... 9 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................... 11 PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................... 12 PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................... 22 PHỤ LỤC 7 ................................................................................................................... 49 PHỤ LỤC 8 ................................................................................................................... 50 PHỤ LỤC 9 ................................................................................................................... 54 PHỤ LỤC 10 ................................................................................................................. 62 PHỤ LỤC 11 ................................................................................................................. 65
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về dạy học theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non 2009………………………………………………………… 44 Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lí về dạy học theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non 2009………………………………………………... 46 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về sự khác nhau giữa cách dạy học trong chương trình 2009 và cách dạy học trước đây………………………… 47 Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lí về sự khác nhau giữa cách dạy học trong chương trình mới 2009 và cách dạy học trước đây……………………. 50 Bảng 2.5. Cách hiểu của giáo viên về giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non……. 52 Bảng 2.6. Cách hiểu của cán bộ quản lí về giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non. 53 Bảng 2.7. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong tổ chức các hoạt động tại trường mầm non…………………………………………………….. 57 Bảng 2.8. Mức độ sử dụng hình thức tổ chức các hoạt động học…………………. 58 Bảng 2.9. Nhận thức của giáo viên về phương pháp dạy học tích cực……………. 61 Bảng 2.10. Mức độ hiểu biết của giáo viên và ban giám hiệu trường mầm non về mô hình dạy học theo dự án của Lilian G. Katz (Mỹ)…………………. 64 Bảng 2.11. Hình thức giáo viên mầm non và ban giám hiệu trường mầm non tiếp cận mô hình dạy học theo dự án của Lilian Katz (Mỹ)………………... 65
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 3.1. Cấu tạo ngoài của Ốc ...................................................................................90 Hình 3.2. Cấu tạo lưỡi và răng Ốc .................................................................... ........ 92
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, thế giới đang bước vào kỉ nguyên mới với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại, những thành tựu của nó có tác động mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội. Khoa học tiên tiến đòi hỏi con người không ngừng học hỏi, nâng cao tri thức và kỹ năng của mình. Sứ mệnh đó đặt lên vai ngành giáo dục, một trọng trách lớn lao: đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều thay đổi trong toàn bộ quá trình dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học rất được quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII đã chỉ rõ một nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của người học” [18]. Và điều này tiếp tục được khẳng định tại khoản 2 điều 5 Luật giáo dục: “Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [3]. Nói đến đổi mới giáo dục nghĩa là phải đổi mới toàn diện ngay từ bậc học mầm non, đặt nó là trọng tâm và ưu tiên hàng đầu trong công cuộc đổi mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và được xác định là bậc học giữ vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng nhân cách cho trẻ. L. N. Tônxtôi từng nhận định: “Tất cả những gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được từ thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi”, đồng thời ông còn đưa ra một phép so sánh “Nếu từ đứa trẻ năm tuổi đến người lớn, khoảng cách chỉ là một bước thì từ đứa trẻ sơ sinh đến đứa trẻ năm tuổi là một khoảng dài kinh khủng” [30, tr. 337]. Điều này cho thấy lứa tuổi mầm non là giai đoạn vàng của sự phát triển và không thể tìm thấy ở bất kì giai đoạn nào. Nhận thức được vai trò của giáo dục mầm non cùng với nhu cầu đổi mới giáo dục, chương trình giáo dục mầm non 2009 ra đời với triết lý “dạy học lấy trẻ làm trung tâm” và “dạy học theo hướng tích hợp”, nhằm mục đích phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, khả năng học suốt đời của
  10. 2 trẻ. Nhưng quan điểm “dạy học lấy trẻ làm trung tâm” và “dạy học tích hợp” đã khiến giáo viên không khỏi lúng túng khi lựa chọn và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Việc cố gắng thực hiện vô tình làm cho tiết học trở nên khô khan, gượng gạo, trẻ học một cách nhồi nhét mọi thứ khi giáo viên cho rằng “Tích hợp” là tích hợp tất cả những gì có thể vào một hoạt động và lớp học trở nên khó quản lí khi cho rằng “Lấy trẻ làm trung tâm” là cho trẻ tự do vui chơi hay được vận động thể chất nhiều trong mọi hoạt động [43]. Trước thực tế đó, việc lựa chọn một mô hình hay phương pháp dạy học phù hợp được đặt ra. Đứng ở góc độ một giáo viên mầm non, chúng tôi luôn mong muốn tìm thấy những mô hình hay phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp giáo viên khắc phục khó khăn của mình và hướng đến mục tiêu đổi mới. Ngoài những phương pháp dạy học tích cực hiện nay, chúng tôi cũng rất quan tâm đến các mô hình dạy học hiện đại trên thế giới, đầu tiên cần nhắc đến đó là “Mô hình dạy học theo dự án của Lilian G. Katz (Mỹ)”, đây là một trong những mô hình dạy học tiến tiến và đang được thế giới quan tâm.Với mô hình dạy học theo dự án trẻ sẽ học được nhiều hơn những gì giáo viên cung cấp và chuẩn kiến thức sẽ không còn là điểm cuối cùng mà điểm cuối cùng là khi nào trẻ tự giải quyết được những thắc mắc của mình đối với môi trường xung quanh. Đặc trưng của dạy học theo dự án là tất cả các hoạt động khám phá đều do trẻ khởi xướng, trẻ tự đưa ra vấn đề và cũng chính trẻ là người giải quyết vấn đề đó, điều này sẽ khắc phục được hạn chế của dạy học truyền thống và giúp giáo viên thực hiện tinh thần “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” và “Dạy học tích hợp” của chương trình mới, lúc này dạy học không còn là truyền thụ một chiều mà dạy học giống như châm một ngọn lửa nhằm tạo ra sự tương tác hiệu quả giữa mỗi đứa trẻ với môi trường xung quanh. Để minh họa cho dạy học theo dự án, chúng tôi tạm dẫn lời một nhà sư phạm dân chủ người Nga K.Đ.Usinxki: “Khi cần dạy trẻ điều gì, chỉ cần trẻ tự quan sát, tự phát biểu ý kiến của mình, tưởng tượng, nhớ lại những gì quan sát được và rút ra kết luận là có hiệu quả nhất” [22]; và một nhà triết học người Pháp J. J. Rutxô: “Trẻ tích cực dành lấy kiến thức bằng con đường tự tìm hiểu, tự khám phá, không nên học thuộc lòng mà phải sáng tạo. Giáo dục không được áp đặt, người thầy phải đáp ứng mọi yêu cầu, mong muốn của trẻ” [2].
  11. 3 Mô hình dạy học theo dự án của Lilian G. Katz là cách tiếp cận hiện đại rất được thế giới quan tâm nhưng lại khá mới mẻ đối với giáo dục mầm non Việt Nam, cho nên cần thiết phải cập nhật đặc biệt là chúng ta đang trong giai đoạn đổi mới giáo dục hướng đến “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” và “Dạy học tích hợp”. Đồng thời, đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về dạy học theo dự án của Lilian G. Katz tại Việt Nam, nhất là các thành phố trẻ như Cà Mau. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Cà Mau”. Điều chúng tôi mong muốn là giúp trẻ chủ động hơn trong quá trình học và biết nghĩ về những gì các em được học. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu cốt lõi của luận văn là thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của mô hình với mục tiêu chương trình giáo dục mầm non trong điều kiện giáo dục mầm non tại thành phố Cà Mau. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong điều kiện Cà Mau. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình hoạt động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Mô hình dạy học theo dự án có thể phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục mầm non, phù hợp với tinh thần dạy học hướng vào người học và phù hợp với điều kiện giáo dục mầm non tại thành phố Cà Mau. 5. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình dạy học theo dự án. - Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về đổi mới giáo dục mầm non; việc sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hiểu biết của giáo viên mầm non về mô hình dạy học theo dự án. - Đề xuất phương án thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Ánh Dương thành phố Cà Mau.
  12. 4 6. Phạm vi nghiên cứu Thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian và thử nghiệm trên diện rộng. Từ đó mới có thể đánh giá một cách sâu sắc hơn về tính khả thi của mô hình dạy học này. Tuy nhiên, với quy mô của một luận văn thạc sĩ và sự hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ thử nghiệm một dự án với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Ánh Dương thành phố Cà Mau. Ngoài ra, nói đến dạy học theo dự án thì có rất nhiều mô hình khác nhau cho nên chúng tôi lựa chọn chỉ nghiên cứu và thử nghiệm mô hình dạy học dự án của Lilian Katz (Mỹ). 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu anket, phương pháp phỏng vấn và đặc biệt là phương pháp thử nghiệm. - Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát các tất cả các hoạt động hàng ngày của cô và trẻ (từ thứ 2 đến thứ 6) để khảo sát thực trạng áp dụngcác phương pháp, hình thức dạy học tích cực của giáo viên mầm non. Ngoài ra, phương pháp quan sát còn dùng để quan sát đánh giá quá trình và kết quả thử nghiệm mô hình dạy học theo dự án tại trường mầm non. - Phương pháp điều tra bằng phiếu anket: Nhằm thu thập thông tin về các phương pháp dạy học tích cực và hình thức tổ chức mà giáo viên thường áp dụng trong dạy học, chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra dành cho giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường mầm non khác nhau thuộc thành phố Cà Mau, chúng tôi có các nhóm câu hỏi sau: + Nhận thức của giáo viên về đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. + Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tại các trường mầm non. + Hiểu biết của giáo viên về mô hình dạy học theo dự án. - Phương pháp phỏng vấn: Bên cạnh quan sát và sử dụng phiếu anket, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn giáo viên nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đồng thời phỏng
  13. 5 vấn cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo về hình thức giáo viên tiếp cận mô hình dạy học theo dự án của Lilian Katz. - Phương pháp thử nghiệm: Phương pháp thử nghiệm được chúng tôi sử dụng để giải quyết nhiệm vụ thứ ba của đề tài. Sau khi đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng của việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình tại trường mầm non, chúng tôi tiến hành thử nghiệm khoa học mô hình dạy học theo dự án với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non để đánh giá tính khả thi và hiệu quả mô hình này. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi còn kết hợp sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được qua phần mềm Excel trong quá trình nghiên cứu. 8. Kế hoạch nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Từ 1/9/2013 đến 30/12/2013 - Khảo sát thực trạng: Từ 1/1/3014 đến 30/2/2014 - Thử nghiệm khoa học: Từ 1/3/2014 đến 30/5/2014 - Hoàn thành đề tài: 1/6/2014 đến 30/9/2014
  14. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MÔ HÌNH DẠY HỌC THEO DỰ ÁN “Dạy học giống như châm một ngọn lửa: Ta đưa mồi lửa tới gần tờ giấy và giúp nó bốc cháy, kết hợp với oxygen có sẵn trong không khí. Ở trong lớp học chức năng của người thầy giáo cũng giống như vậy: chúng ta sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tạo ra những tia sáng giữa mỗi đứa trẻ với một phần của môi trường xung quanh chúng”. (Hughes) Dạy học và đổi mới hình thức, cách thức dạy học là một vấn đề luôn được đặt ra, không chỉ ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam mà cả những quốc gia phát triển như Anh, Úc, Mỹ,… Dạy học giống như vẽ một bức tranh, điều quan trọng là chúng ta vẽ cho trẻ hay để trẻ tự vẽ và chúng ta chỉ là người hướng dẫn. Ngày nay, kiến thức trong xã hội thay đổi hằng ngày hằng giờ, cho nên không ai biết rằng năm hay mười năm nữa xã hội cần gì ở đứa trẻ và lúc đó chúng ta có bên cạnh để dạy những đứa trẻ của năm hay mười năm trước không. Trẻ sẽ ngơ ngác với thế giới hay thích nghi với chúng và điều này được ảnh hưởng từ cách dạy của chúng ta ngay khi trẻ còn ở tuổi mầm non. Như vậy, để sau này trẻ không ngơ ngác hay lung túng với những thay đổi của xã hội, ngay từ bậc mầm non hãy dạy trẻ biết tự học, tự nghiên cứu, tự tìm cách giải quyết vấn đề liên quan đến trẻ. Khi trẻ được học qua tự giải quyết vấn đề thì một số kỹ năng khác cũng được phát triển kèm theo như: kỹ năng hợp tác nhóm, biết chia sẻ, trao đổi, sự mạnh dạn, tự tin, sáng tạo,… tất cả đều rất cần cho một đứa trẻ ở tương lai nhất là trong một xã hội mà lượng thông tin thay đổi chỉ còn tính bằng giây. Ngay chương đầu tiên của đề tài chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một mô hình dạy học mới“Dạy học theo dự án”, với cách tiếp cận dự án trẻ có nhiều cơ hội để rèn năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cho trẻ. Dạy học theo dự án là mô hình dạy học hiện đại với quan điểm “dạy học hướng vào người học”, “dạy học tích hợp” mà chúng tôi lựa chọn sẽ thử nghiệm về tính khả thi và sự phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục mầm non tại Việt Nam. Nội dung chính của chương mộtlà phần cơ sở lí luận về dạy học theo dự án và đây cũng là cơ sở lí luận cho cả quá trình nghiên
  15. 7 cứu của chúng tôi. Trong chương một chúng tôi nghiên cứu về làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới kéo theo sự đổi mới giáo dục mầm non tại Việt Nam, sau đó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến mô hình dạy học theo dự án như: khái niệm, mục đích, đặc trưng, môi trường giáo dục, ưu điểm - hạn chế và cấu trúc của dạy học theo dự án. Những vấn đề trên sẽ được phân tích rất chi tiết nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi, đồng thời đây cũng sẽ là nguồn tài liệu để các bạn tham khảo về một mô hình dạy học mới nếu các bạn mong muốn “Dạy học giống như châm một ngọn lửa…”. 1.1. Bối cảnh nghiên cứu đề tài 1.1.1. Làn sóng cải cách giáo dục của thế giới Làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới diễn ra từ những năm 80 - 90 của thế kỉ XX với công cuộc “Cải cách bên trong” đến “Cải cách toàn diện”[25] đã ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đặc biệt là phong trào “Cải cách hướng tới tương lai - Future Improvement” [25], nội dung của làn sóng cải cách giáo dụclà tập trung tạo ra những “kết quả” có thể chưa phát huy tác dụng tức thì nhưng nhất thiết giúp trẻ sống tự tin, mạnh mẽ hơn trong môi trường đầy xung đột ở tương lai. Mục đích giáo dục và chức năng giáo dục cũng đổi mới, đó là người học tự trang bị những hiểu biết đa dạng về xã hội, những kỹ năng cần thiết theo chuẩn mực văn hóa của địa phương, nơi người học sống và học tập, để có thể ứng phó và giải quyết vấn đề trong mọi tình huống [25]. Tinh thần của cuộc cải cách này tiến bộ hơn các cuộc cải cách trước đó, học không còn là quá trình gói gọn trong khuôn khổ nhà trường, mà là quá trình cá nhân tự tạo ra những cơ hội không có giới hạn nhằm đạt đến khả năng ứng biến linh hoạt, ổn định trong môi trường luôn biến đổi không ngừng. Dạy học phải hướng vào người học, quá trình học của trẻ không bị giới hạn cả không gian và thời gian, việc học có thể diễn ra bất cứ ở đâu, bất cứ thời điểm nào [25, tr. 62]. Môi trường giáo dục từ hai thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX cho đến thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI cũng đã thay đổi một cách nhanh chóng bởi các tác động của làn sóng cải cách giáo dục và xu hướng tái cấu trúc nhà trường không chỉ ở các nước phương Tây như Canada, Mỹ, Anh, Đức, Pháp,… mà cả các quốc gia và vùng lãnh thổ
  16. 8 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như: Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Hồng Kông [25, tr. 62 – 64]. Điển hình cho công cuộc cải cách giáo dục theo xu hướng chung của thế giới, một số nền giáo dục tiên tiến đóng vai trò là người đi đầu cho công cuộc đổi mới này trước tiên phải kể đến là nền giáo dục Hoa Kì [1]. Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phong trào cải cách giáo dục của nước Mỹ diễn ra mạnh mẽ, trong đó tư tưởng giáo dục căn bản của cuộc cải cách này là dạy học lấy người học làm trung tâm, ngày nay còn gọi là dạy học định hướng vào người học [1, tr. 64; 27, tr. 22]. Cũng trong giai đoạn này, nền giáo dục mầm non của CHLB Nga đã tiến hành đổi mới giáo dục mầm non, với quan điểm nâng cao chất lượng phát triển của trẻ, nâng cao khả năng độc lập sáng tạo của trẻ, đặt đứa trẻ vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục và năm 1999 trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW3 tại CHLB Nga đã tiến hành một hội thảo khoa học với chủ đề “Đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và đào tạo giáo viên mầm non” [5, tr. 29]. Riêng Australia đã thực hiện cả một cuộc cách mạng về giáo dục mầm non. Tháng 7 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ liên bang phê duyệt chiến lược quốc gia về phát triển trẻ thơ (National Early Childhood Development Stralegy – NECDS) [24, tr. 58]. Những năm trước đây Australia chưa thực sự quan tâm đúng mức đến giáo dục mầm non, ngày nay khi các nhà giáo dục xác định rằng những gì xảy ra ở tuổi thơ đều sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ, cho nên Giáo dục Australia đã đẩy mạnh triển khai “Chiến lược quốc gia, tầm nhìn về trẻ thơ Australia đến năm 2020”. Với mục tiêu “Đến năm 2020 tất cả trẻ em đều có sự bắt đầu tốt nhất của cuộc đời để tạo ra tương lai tốt nhất cho bản thân và cho quốc gia” [24, tr. 58]. Song song chiến lược phát triển giáo dục, chương trình “khung” cũng ra đời, với triết lí chung là “vừa học vừa chơi”, ở trường trẻ được chơi theo sở thích riêng, tự do tưởng tượng và sáng tạo với trò chơi, người dạy chỉ đóng vai trò theo dõi, hướng dẫn và định hướng [24]. Thiết bị dạy học an toàn, gần gũi với đời sống thực của trẻ, có sức gợi mở trí tưởng tượng cho trẻ. Ngoài ban hành chương trình mới, Chính phủ liên bang cũng ban hành chuẩn chất lượng quốc gia về giáo dục trẻ thơ gồm 7 lĩnh vực và 57 yếu tố [24, tr. 58]. Xu hướng đổi mới tiếp tục lan rộng đến một đất nước còn khá non trẻ về giáo dục mầm non đó là Indonesia, chính phủ bắt đầu quan tâm và đầu tư phát triển chương trình giáo dục mầm non theo
  17. 9 hướng tiếp cận toàn diện và tích hợp với mục tiêu “Thực hiện hệ thống giáo dục mầm non toàn diện và tích hợp để phát triển đa trí tuệ và chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng bước vào giáo dục tiểu học” [27, tr. 63]. Làn sóng cải cách giáo dục đã châm lửa cho các nhà giáo dục khắp mọi nơi mạnh dạn thể hiện những quan điểm của mình về đổi mới giáo dục, trong giai đoạn này các mô hình giáo dục hiện đại là trung tâm cho những nghiên cứu để áp dụng rộng rãi vào thực tế giáo dục mầm non: phương pháp Montessori, cách tiếp cận HighScope, Reggio Emilia và dạy học theo dự án của Lilian Katz,… Một trong những mô hình trên, dạy học theo dự án cũng rất được quan tâm, dạy học theo dự án đã được các nhà sư phạm Mỹ xây dựng cơ sở lý luận từ cuối thế kỷ XIX và coi đó là mô hình dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống [29]. Đối với bậc mầm non thì dạy học theo dự án được biết đến bởi Lilian Katz, một nhà lãnh đạo quốc tế trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ. Mô hình dạy học theo dự án được Lilian Katz đúc kết qua một thời gian dài nghiên cứu về giáo dục mầm non ở nhiều quốc gia trên thế giới [33], [38], [39]. Vào khoảng những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, Lilian Katz đã cho ra đời hàng loạt những tác phẩm nói về dạy học theo dự án và những ấn phẩm nổi tiếng của Lilian Katz trước tiên phải được kể đến là: quyển“Engaging Children’s Mind: The Project Approach” xuất bản năm 1989 với cộng sự S.C.Chard [35]; năm 2000 ấn phẩm thứ hai“Engaging Children’s Mind” được xuất bản [36]; năm 2001 một tác phẩm lớn về dạy học theo dự án của Lilian Katz và J.H.Helm được ra mắt “Young Investigators the project approach in the early years”, trong những tác phẩm của Lilian Katz đã thể hiện rõ tinh thần của dạy học theo dự án ở bậc học mầm non và những thành công của mô hình dạy học này tại Mỹ [33], [38], [39]. Dạy học theo dự án còn được Chard quan tâm qua hai tác phẩm “The project approach: Managing successful projects” và “The project approach: curriculum come alive” (1998) [45], [46]. Trong khi các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm nghiên cứu và có những đánh giá cao về mô hình dạy học này thì tại Việt Nam lại thiếu sự quan tâm đúng mức, điều này thể hiện sự thiếu cập nhật có chọn lọc những tiến bộ của thế giới về giáo dục mầm non.
  18. 10 1.1.2. Giáo dục mầm non Việt Nam trước làn sóng cải cách giáo dục của thế giới Cải cách giáo dục không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào, đặc biệt là cải cách giáo dục mầm non. Đã từ rất lâu thế giới đánh giá rất cao vai trò và tầm quan trọng của bậc học mầm non với sự phát triển toàn diện một đứa trẻ, hàng loạt những mô hình tiên tiến có lịch sử lâu đời cũng đã xuất hiện và tồn tại đến ngày nay (mô hình giáo dục Montessori - 1897, cách tiếp cận Reggio Emilia - 1945, dạy học theo dự án của Lilian Katz…) [26]. Từ những năm 80 – 90 của thế kỷ XX giáo dục mầm non trên thế giới đã dạy học theo hình thức “lấy người học làm trung tâm” [25, tr. 62 – 65], trong khi đó đến đầu thế kỉ XXI thì Việt Nam mới thực sự quan tâm đến đổi mới giáo dục mầm non [4]. Cuộc cách mạng của ngành mầm non được bắt đầu từ năm 2005 khi Dự thảo Chương trình Giáo dục mầm non được hội đồng cấp quốc gia thẩm định và cho phép triển khai thực nghiệm, thí điểm từ năm 2005 đến 2009 trên 20 tỉnh thành [11]. Sau thời gian thí điểm và tổ chức đánh giá tính khả thi của chương trình, năm 2009 chương trình được chính thức ra đời đánh dấu bước phát triển mới của ngành học mầm non Việt Nam. Với triết lý giáo dục “Sự phát triển là vòng tròn đồng tâm đi theo hướng xoáy trôn ốc, thể hiện tính kế thừa và thống hợp” và hình thức giáo dục là “dạy học hướng vào người học”, “dạy học tích hợp”, chương trình giáo dục mầm non 2009 đã thể hiện được tính mới trong quan điểm dạy học so với chương trình trước đây. Dạy học không còn chú trọng vào kiến thức cần cung cấp để trẻ nhớ, trẻ thuộc mà quan trọng là tạo điều kiện để trẻ tự tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh; dạy học không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, mà là nhiệm vụ của gia đình và toàn xã hội; trong môi trường học không chỉ trong lớp mà được mở rộng ra thế giới xung quanh trẻ; dạy học không còn phân từng môn riêng lẻ mà là dạy học tích hợp theo chủ đề; dạy học không còn là một sự cứng nhắc, rập khuôn, áp đặt từ phía cô lên trẻ mà trở nên linh hoạt hơn trong lựa chọn chủ đề, môi trường, hình thức và phương pháp dạy học. Trong những điểm khác biệt nêu trên giữa chương trình đổi mới và chương trình giáo dục mầm non cũ thì phương pháp dạy học tích cực được xem là điểm mới của chương trình 2009, đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của giáo viên mầm non, theo Jean Vial (1968) phương pháp dạy học tích cực có ba tiêu chuẩn chủ yếu: hoạt động, tự do, tự giáo dục [7]. Để có kiến thức mới, trẻ phải được tự hoạt động,
  19. 11 được quan sát trên đối tượng, tự do phát huy sáng kiến, tự lựa chọn con đường đi tới kiến thức. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới đáp ứng các nhu cầu đó, đồng thời phát huy tinh thần chủ động, tăng cường tính tự chủ, sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Phương pháp dạy học tích cực là công cụ để hướng đến thực hiện quan điểm “dạy học lấy trẻ làm trung tâm”, bởi vì đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là: dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ, chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tăng cường học tập cá thể và phối hợp với học tập hợp tác nhóm. Với cách học này, vai trò của giáo viên không hề giảm nhẹ, trái lại nó đòi hỏi ở giáo viên trình độ lành nghề, óc sáng tạo, sự linh hoạt,… để đóng vai người khởi xướng, động viên, xúc tác, trợ giúp, cố vấn [4]. Điều này thể hiện ngay ở việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên, bởi vì chính phương pháp dạy học sẽ quyết định sự say mê, hứng thú, tò mò, tích cực tìm hiểu, chủ động đưa ra vấn đề và cách giải quyết vấn đề, phát triển tối đa năng lực khám phá cho trẻ trên cơ sở cho trẻ tự học trên trải nghiệm của chính mình, bằng thử và sai,… [4]. Nói như Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam khi trả lời tư vấn trực tuyến về “Phương pháp Giáo Dục Vượt Trội cho trẻ từ 0 – 11 tuổi”, ngày 13/6/2013: “Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0 -11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ…” [47]. Nhìn chung, dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm” của chương trình trước đây đã được kế thừa và phát triển thành chương trình học với quan điểm tích cực hơn “lấy người học làm trung tâm”. Với cách tiếp cận của chương trình giáo dục mầm non mới, giáo dục không chỉ hướng đến mục tiêu gần là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một [4], mà còn nhằm đến một mục tiêu xa hơn là hình thành ở trẻ khả năng thích ứng và luôn biết cách tự làm mới kiến thức, kỹ năng của bản thân trong quá trình học tập và phát triển [13]. Sự thay đổi của giáo dục mầm non Việt Nam là một biểu hiện tích cực trong nhận thức, các nhà giáo dục nhận thức được sự tất yếu phải thay đổi cách học, phương pháp dạy học để cho ra
  20. 12 đời thế hệ trẻ năng động của thế kỷ XIX, kịp thời đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, quan điểm “dạy học lấy trẻ làm trung tâm” và “dạy học tích hợp” trong chương trình giáo dục mầm non mới đã khiến cho giáo viên và cán bộ quản lí ngành mầm non không khỏi lung túng, hiểu chương trình là một vấn đề không đơn giản và vận dụng vào thực thế càng gặp nhiều khó khăn hơn. Theo kết quả nghiên cứu của TS. Lê Thu Hương - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chất lượng & Phát triển chương trình Giáo dục Mầm non: Từ 11,4% đến 30% giáo viên thấy khó khăn khi lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo viên mầm non mới; 11,1% đến 27% giáo viên thấy khó khăn khi xây dựng và tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động như: tổ chức môi trường hoạt động an toàn cho trẻ, tổ chức môi trường hoạt động mang tính mở, kích thích trẻ tích cực hoạt động và sáng tạo,… [11]. Trần Thị Kim Thoa - Hiệu trưởng Trường mầm non 11, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Việc áp dụng chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo, phải biết xây dựng các hoạt động phù hợp với trẻ. Và các hoạt động đó phải khơi gợi được hứng thú và kích thích trẻ hoạt động tích cực. Tuy nhiên khi giáo viên, nhất là giáo sinh thực tập soạn một đề tài cho hoạt động một ngày hay một tuần theo chủ đề thường có hai xu hướng. Nếu giáo viên thiên về khám phá khoa học thì bỏ sót kỹ năng sống cho trẻ, ít dạy xúc cảm và tình cảm. Nếu giáo viên dạy theo tăng cường tính thoải mái, tự do cho trẻ thì bỏ sót tính kỹ năng bộ môn [48]. Đồng thời, hiệu trưởng của một số trường mầm non thực hiện chương trình giáo viên mầm non mới cũng thừa nhận là chương trình rất hay nhưng khi áp dụng vào thực tế thì không đơn giản chút nào. Áp lực vì sĩ số học sinh, cơ sở vật chất chưa tương xứng và đặc biệt là phương pháp dạy của giáo viên vẫn không thoát ra được kiểu dạy truyền thụ một chiều. Nhiều giáo viên vẫn hay áp đặt trẻ phải làm theo ý mình mà không hề quan tâm đến tình cảm của trẻ, vô tình giáo viên đã làm tổn thương trẻ… [48]. Nguyên nhân của vấn đề trên có thể lí giải với một số lý do sau: giáo viên có trình độ chuyên môn kém nên chưa bắt kịp tinh thần của chương trình, hay từ rất lâu giáo viên đã hình thành cho bản thân một lối mòn trong tư duy, suy nghĩ và cả cách làm, cho nên xuất hiện quan điểm bảo thủ, khó chấp nhận sự thay đổi,…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2