intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

15
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông quận 9, thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp cán bộ quản lý, GVCN trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các HĐGD TD là giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực, biết cách tổ chức các HĐGD TD hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ TỈNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 9, TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC MÃ NGÀNH: 8140101 GVHD: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯƠNG Tp. Hồ Chí Minh, 2020
  2. i
  3. i
  4. ii
  5. iii
  6. iv
  7. v
  8. vi
  9. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ và tên: PHẠM THỊ TỈNH Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 09/01/1978 Nơi sinh: Thái Bình Quê quán: Thái Bình Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Phó Hiệu trưởng trường THPT Dương Văn Thì, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Căn hộ 8.10, chung cư Bình Minh số 706A, Xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại liên lạc: 0354624667 E-mail: tinhdvt2019@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy; Thời gian đào tạo: 9/1996-6/2000 Nơi học: Đại học Sư phạm Hà Nội Ngành học: Sư phạm Hóa học 2. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Chính quy; Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2020 Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo dục học Tên luận văn: Tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh . Ngày và nơi bảo vệ luận văn: Ngày 30 tháng 5 năm 2020 tại Viện Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn: PGS.TS.Trần Thị Hương 3. Trình độ ngoại ngữ: B1 Anh văn III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC vii
  10. Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, Từ tháng, năm đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, đến tháng, năm bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ... Giáo viên trường THPT An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh 9/2001 – 7/2011 Kiên Giang Giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Tăng, quận 9, thành 8/2011 – 7/2017 phố Hồ Chí Minh Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Tăng, quận 9, 8/2017 – 8/2019 thành phố Hồ Chí Minh Phó Hiệu trưởng trường THPT Dương Văn Thì, quận 9, 9/2019 đến nay thành phố Hồ Chí Minh viii
  11. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2020 Người nghiên cứu Phạm Thị Tỉnh ix
  12. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập lớp Cao học Giáo dục học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ những lời tri ân đến: Quý thầy cô trong Ban Lãnh đạo nhà trường, quý thầy cô giảng dạy lớp cao học Giáo dục học khóa 2018B trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, những người đã giảng dạy và truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa đào tạo sau đại học. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh cố vấn học tập của lớp, PGS. TS. Trần Thị Hương, người đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn, đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ, nhiệt tâm chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và quý thầy cô, học sinh các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghiên cứu của tôi và tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, đánh giá và thực nghiệm sư phạm. Ngoài ra, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã tạo mọi điều kiện, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2020 Người nghiên cứu Phạm Thị Tỉnh x
  13. TÓM TẮT LUẬN VĂN Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Để thực hiện mục đích giáo dục quan trọng ấy, đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục học sinh. Ở trường trung học phổ thông, giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp học, là tấm gương sáng cho học sinh, luôn gần gũi học sinh để hiểu học sinh, là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi và tổ chức các hoạt động giáo dục để phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Đề tài “Tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” tập trung nghiên cứu những nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông. Trong chương 1 đề tài đã tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước và ngoài nước, trình bày các khái niệm cơ bản của đề tài. Nội dung trọng tâm của chương 1 là hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục toàn diện của GVCN lớp ở trường THPT gồm: đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT, chức năng nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường THPT, đặc điểm hoạt động giáo dục toàn diện của GVCN lớp ở trường THPT và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục toàn diện của GVCN lớp ở trường THPT Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương 2, đề tài khảo sát, phân tích thực trạng tổ chức HĐGD TD của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, xác định nguyên nhân của thực trạng HĐGD TD của GVCN lớp, làm cơ sở đề xuất biện pháp tổ chức HĐGD TD của GVCN lớp ở các trường THPT trong chương 3. Chương 3: Biện pháp tổ chức HĐGD TD của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9 thành phố Hồ Chí Minh. Trong chương 3, đề tài đề xuất một số biện pháp, khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm biện pháp đề xuất gồm 6 biện pháp sau: xi
  14. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tổ chức HĐGD TD của GVCN lớp và học sinh. Biện pháp 2: Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Biện pháp 3: Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh lớp chủ nhiệm. Biện pháp 4: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp chủ nhiệm. Biện pháp 5: Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐGD TD của GVCN. Biện pháp 6: Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. xii
  15. ABSTRACT Education is a process of formation and comprehensive development of personality, organized with purpose, in a plan, through activities and relationships between educators and educated people. To accomplish this crucial educational purpose, teachers and homeroom teachers in schools are the decisive factors for the quality of student education. In high schools, the homeroom teachers are the soul of the classroom, an excellent example for students, always close to students to understand students, as a bridge between school, family, and society, creating favorable environment and organizing educational activities to develop student's personality comprehensively. The research topic “Organizing comprehensive education activities of homeroom teachers in high schools in district 9, Ho Chi Minh City” focuses on the following: Chapter 1: Theoretical basis for the comprehensive education activities of the homeroom teachers in the high schools. In chapter 1, the thesis gives an overview of the history of domestic and foreign-related researches, presents the basic concepts of the topic. The main content of chapter 1 is to systematize the theoretical basis of comprehensive educational activities of the homeroom teachers in high schools, including characteristics of high school students’ age, functions and duties of the homeroom teachers at the high schools, comprehensive educational activities of the homeroom teachers in the high schools and the factors affecting the comprehensive educational activities of the homeroom teachers in the high schools Chapter 2: Status quo of organizing comprehensive education activities of the homeroom teachers in the high schools in District 9, Ho Chi Minh City. In chapter 2, we make a survey, analyze of the status of organizing educational activities of the homeroom teachers in the high schools in District 9 in Ho Chi Minh City, identifies the cause of the current situation of comprehensive education activities of the homeroom teachers, as a basis for proposing solutions for organizing comprehensive educational activities for the homeroom teachers in high schools in Chapter 3. xiii
  16. Chapter 3: Solutions for organizing comprehensive educational activities of the homeroom teachers in the high schools in District 9 in Ho Chi Minh City. In chapter 3, the thesis proposes several solutions which assayed and experimented. Six solutions are as follows: Solution 1: Improving awareness about the organization of comprehensive educational activities of the homeroom teachers and students Solution 2: Promoting the self-governance role of the students Solution 3: Diversifying forms and methods of organizing learning activities for the students Solution 4: Designing and organizing experience activities for the students Solution 5: Fostering and self-fostering to improve the capacity of comprehensive educational activities of the homeroom teachers Solution 6: Taking resources inside and outside the schools. The assay results show that the proposed solutions are highly necessary and feasible xiv
  17. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt 1 BGH Ban Giám hiệu 2 GV Giáo viên 3 GVBM Giáo viên bộ môn 4 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 5 HĐ Hoạt động 6 HĐGD Hoạt động giáo dục 7 HĐGD TD Hoạt động giáo dục toàn diện 8 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 9 HS Học sinh 10 THCS Trung học cơ sở 11 THPT Trung học phổ thông 12 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh xv
  18. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .....................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................3 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................3 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................4 4.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................4 4.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................4 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................................4 6.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................4 6.2. Địa bàn nghiên cứu......................................................................................5 6.3. Thời gian nghiên cứu: Năm học: 2019 – 2020 ..........................................5 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................5 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ....................................................5 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................5 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..................................................5 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn...................................................................5 7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................5 7.3. Phương pháp thống kê toán học ................................................................6 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ......................................................6 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......................................................................................................................7 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ...............................7 1.1.1. Trên thế giới ..........................................................................................7 1.1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................11 xvi
  19. 1.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN..................................................................................13 1.2.1. Giáo dục ...........................................................................................13 1.2.2. Hoạt động giáo dục .............................................................................14 1.2.3. Hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm ..................15 1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.........................16 1.3.1. Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông .............................16 1.3.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT......................19 1.3.3. Tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông ....................................................................22 1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông ...................................................31 1.4.1. Yếu tố chủ quan ..................................................................................31 1.4.2. Yếu tố khách quan ..............................................................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .....................................35 2.1. Khái quát về giáo dục THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh ...............35 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử, kinh tế, xã hội của quận 9, thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................................................35 2.1.2. Khái quát về giáo dục THPT quận 9.................................................36 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................40 2.2.1. Mục tiêu khảo sát ................................................................................40 2.2.3. Cách thức tổ chức khảo sát thực trạng .........................................42 2.2.4. Cách thức và quy ước xử lý số liệu ....................................................43 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung HĐGD TD của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh .........................................46 2.3.4. Thực trạng phương pháp tổ chức HĐGD TD của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh .........................................51 xvii
  20. 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD TD của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh ..................................54 2.4.2. Hạn chế.................................................................................................57 2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng tổ chức HĐGD TD của GVCN lớp ở các trường THPT quận 9, thành phố Hồ Chí Minh ..................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................62 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông .............................63 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ....................................................63 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ...................................................63 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................63 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ......................................................64 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .....................................................64 3.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông .....................................................64 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tổ chức HĐGD TD của GVCN lớp và học sinh 64 3.2.2. Phát huy vai trò tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm ........71 3.2.3. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh lớp chủ nhiệm ..........................................................................79 3.2.4. Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp chủ nhiệm 85 3.2.5. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐGD TD của GVCN ......................................................................................................93 3.2.6. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của GVCN ...................................................96 3.3. Khảo nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông ...........................100 3.3.1. Mục tiêu và nội dung khảo nghiệm .................................................100 3.3.2. Phương pháp khảo nghiệm ..............................................................100 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................100 xviii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2