Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng một số giải pháp để nâng cao tính tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên trường đại học kiến trúc TP.HCM
lượt xem 4
download
Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn này là: Thứ nhất, đánh giá thực trạng thái độ học tập môn GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc Tp.HCM. Thứ hai, nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số giải pháp để nâng cao tính tích cực học tập môn GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc Tp.HCM. Thứ ba, đánh giá hiệu quả sử dụng một số giải pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng một số giải pháp để nâng cao tính tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên trường đại học kiến trúc TP.HCM
- 1 LỜI MỞ ĐẦU GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lựcthểchất, bảođảmhoànthiệnthểhình, củngcốsứckhoẻ, hìnhthànhtheohệthốngvà tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống. Đồng thời chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên. Những năm gần đây, giáo dục và đào tạo nói chung, GDTC nói riêng của Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ. Song nhìn chung, vẫn còn nhiều bất cập về đội ngũ giảng viên còn thiếu và chưa chuẩn hóa, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, ý thức tự giác của sinh viên đối với rèn luyện thể chất còn kém, sự quan tâm của xã hội với công tác thể dục thể thao còn chưa tương xứng…. TrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMcũngnằmtrongtìnhtrạngchung đó. Mặc dù thời gian qua nhà trường đã có nhiều cố gắng thay đổi hình thức, phương pháp giảng dạy, trang bị phương tiện, điều kiện học tập, cách đánh giá…, nhưng việc giảng dạy và học tập GDTC của sinh viên tại trường vẫn còn nhiều hạn chế. Sinh viên chỉ tập trung vào các môn học liên quan trực tiếp đến chuyên ngành mà thờ ơ, xem nhẹ việc học GDTC . Vì vậy, làm thế nào để nâng cao tính tích cực của sinh viên trong việc học các môn GDTC là vấn đề hết sức cấp thiết nhằm đạt được mục tiêu phát triển con người toàn diện.với mong muốn góp phần nâng cao chấtlượnghọctập GDTC ở trườngĐạihọcKiếnTrúc Tp.HCM . Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng một số giải pháp để nâng cao tính tích cực trong giờ học giáo dục thể chất của sinh viên trường đại học kiến trúc TP.HCM”, Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạngtínhtíchcựccủasinhviêntrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMđốivớiviệ
- 2 chọcmôn GDTC. Qua đó, đềxuấtmộtsốgiảiphápvàkiếnnghịnhẳmnângcaotínhtíchcựctrong giờ học của sinh viên góp phần vào phát triển mộtthếhệkiếntrúcsư, kỹsưxâydựng, cửnhânmỹthuậtgiỏichuyênmôn, tốtđạo đức, cường tráng về thể lực. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đã đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, đánh giá thực trạng thái độ học tậpmôn GDTC củasinhviêntrườngĐạihọcKiếnTrúc Tp.HCM. Thứ hai, nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số giải pháp để nâng cao tính tích cực học tậpmôn GDTC củasinhviêntrườngĐạihọcKiếnTrúc Tp.HCM. Thứ ba, đánh giá hiệu quả sử dụng một số giải pháp. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC cho học sinh, sinh viên. 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC Tháng 12/2011, Bộ Chính trị ban hành NQ số 08/NQ-TW về côngtác TDTT , trongđó xácđịnhmụctiêuvà giảiphápnângcaochấtlượngcôngtác GDTC và thể thaotrongnhà trườngđếnnăm 2020: “... phấn đấu 90% học sinh , sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ... Cần quan tâm đầu tư đúng mức TDTT trường học, với vị trí là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT” 1.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật về GDTC trong nhà trường Tháng 12/2010, Thủ tướngChínhphủ ban hành QĐ số 2198/QĐ- TTgphêduyệtChiếnlượcpháttriển TDTT Việt Nam đến 2020, trongđó xácđịnhnhiệm vụ và giảipháppháttriển TDTT trườnghọcchỉđạo điều hành hoạt động GDTC và thể thao trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân theo xu hướng xã hội hóa vàcảicáchhànhchính mà trongđóđiểmmấuchốtlà: Cáccơquanquảnlýnhànước xây dựng ban hành
- 3 và kiểm tra, giám sát các chuẩn mực về GDTC và thể thao trong mỗi cấp học, bậc học 1.2. Tầm quan trọng của GDTC cho sinh viên 1.2.1. Nhiệm vụ của GDTC cho sinh viên - Nângcaothểchấtvàsứckhoẻchosinhviên. - Thúc đẩy phát triển thể hình lành mạnh. - Phát triển toàn diện các năng lực thể chất. - Nâng cao năng lực thể chất của cơ thể. - Thể dục thể thao góp phần làm phong phú đời sống văn hoá và giáo dục con người mới. 1.2.2 Những nguyên tắc giáo dục thể chất cho sinh viên - Khi thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong TDTT (hình thành các kỹ năng vận động, phát triển các tố chất cận động…) phải chú ý bảo đảm sự thống nhất giữa các mặt giáo dục. - Phải cố gắng sử dụng đồng bộ các nhân tốphươngtiện,hình thức hoạt động thể dục thể thao, năng lực vận động và có một “vốn” kỹ năng, kỹ xảo rộng rãi, phong phú, cần thiết cho sự sống nói chung. 1.3. Lý luận và phương pháp TDTT là một môn học: GDTC là một trong những môn học cơ sở, chủ yếu trong chương trình đào tạo học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và cả cho cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành về TDTT; thường được xếp dạy sau các môn khoa học cơ bản như triết học, giải phẫu học, sinh lý học... 1.4. Nguyên tắcđảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học dưới tác dụng vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học [26]. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực của người học 1.5.1. Thái độ Trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độ tồn tại như là một trạng thái, một tâm thế chủ quan, nó điều khiển
- 4 những hành vi lựa chọn, phản ứng của cá nhân. 1.5.2. Nhu cầu Nhu cầu là một trạng thái tâm lý cá nhân phản ánh một mong muốn được thỏa mãn, một đòi hỏi nào đó liên quan đến sự tồn tại và phát triển. Nhu cầu xuất hiện đồng nghĩa với sự phá vỡ mối cân bằng tạm thời giữa cơ thể và môi trường. CÁC NHÂN TỐ DUY TRÌ CÁC NHÂN TỐ ĐỘNG VIÊN Liên quan đến quan hệ giữa cá nhân Liên quan đến nội dung, tính chất và tổ chức, phạm vi công việc công việc và những tưởng thưởng - Phân phối thu nhập: lương, phúc lợi.... - Sự thử thách, thú vị trong công - Điều kiện làm việc việc - Ổn định công việc - Cơ hội thăng tiến - Chính sách công ty - Ý nghĩa của các trách nhiệm.. - Quan hệ giữa các cá nhân - Sự công nhận - Sự thành đạt Mức độ ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Khi đúng Khi sai Khi đúng Khi sai Không có sự bất Bất mãn Thỏa mãn Không thỏa mãn mãn Không tạo ra sự Ảnh hưởng tiêu cực: Hưng phấn Không có sự bất mãn hưng phấn hơn chán nản, thờ ơ..... trong quá trình (vẫn giữ được mức làm việc (hăng bình thường) hái, có trách nhiệm hơn...) 1.5.3. Hứng thú Hứng thú có thể bền vững và ngự trị trong con người thời gian dài, các hứng thú được nhận thức sẽ chuẩn bị cơ sở để hình thành nhu cầu mới. Cái hôm nay chỉ là thú vị thì ngày mai có thể trở thành cái cấp bách làm nảy sinh động cơ và mục đích của một hoạt động mới. 1.5.4. Mối liên hệ giữa thái độ và nhu cầu Trong quá trình hoạt động, nhu cầu được biểu hiện ra bằng thái độ.Thái độ phản ánh tính chất, cường độ, mức độ thỏa mãn, động thái của nhu cầu.Nhu cầu là nguồn gốc, là cơ sở bên trong của thái độ.Vì vậy, nhu cầu và thái độ có mối quan hệ khăng khít nên có thể sử
- 5 dụng các biểu hiện của nhu cầu để dự báo về thái độ cá nhân và ngược lại [6]. 1.5.5. Mối quan hệ giữa thái độ và hứng thú Nhờ hứng thú, con người có thái độ lựa chọn, có các cảm xúc khác nhau trước đối tượng và biểu hiện mức tích cực trong hoạt động chiếm lĩnh đối tượng đó. 1.5.6. Động cơ Động cơ có thể là hứng thú, ước vọng, mục đích, lý tưởng nào đó… Chính những hiện tượng tâm lý này tích cực hóa hành động, kích thích con người khắc phục những khó khăn trở ngại để đạt mục đích, điều hòa ý chí, hành vi của con người. Động cơ luôn gắn với nhu cầu nên nó có thuộc tính cảm xúc. Mối quan hệ giữa nhu cầu, động cơ và hành động thể hiện dưới sơ đồ sau: Nhu cầu Căng thẳng tâm lý Ham muốn Động cơ Hành động 1.6. Các biện pháp nâng cao tính tích cực của người học 1.6.1. Xác định mục đích, mục tiêu Đối với người dạy:phải hết sức tâm huyết, nhiệt tình với nghề, đam mê chuyên môn, vận dụng đồng thời nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, luôn nâng cao nghiệp vụ tay nghề Đối với người học: Cần phải xác định rõ lợi ích của việc rèn luyện thể chất trong nhà trường. Từ đó tham gia luyện tập một cách tự giác, tích cực, nhiệt tình, khoa học 1.6.2. Bồi dưỡng hứng thú - Trang bị cho họ những kiến thức cần thiết ban đầu của môn học. - Tổ chức cho họ tập luyện, hoạt động vận động thực tiễn theo đúng những phương pháp và nguyên tắc khoa học, thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tập luyện. 1.6.3. Giáo dục nhu cầu - Làm cho nội dung hoạt động phù hợp mới nhu cầu của đối tượng.
- 6 - Chuyển hóa nhu cầu của đối tượng phù hợp với yêu cầu, hình thức hoạt động. 1.6.3.1. Tìm hiểu nhu cầu Quan sát người học khi họ tập luyện. Điều gì khiến học tiếp tục hoặc ngừng tập luyện?Họ thích tập như thế nào? 1.6.3.2. Đáp ứng nhu cầu - Đáp ứng những nhu cầu mang tính vật chất, sinh lý trong tập luyện. - Đáp ứng những nhu cầu về xã hội trong tập luyện. - Đáp ứng nhu cầu của bản thân người học trong tập luyện. - Đáp ứng nhu cầu hoàn thiện bản thân. 1.6.4. Kích thích động cơ Mức độ tham vọng thấp sẽ không kích thích ở con người một sự cố gắng đáng kể nào. Còn mức độ tham vọng quá cao, cũng thường dẫn đến những hậu quả không hay.Khimụcđíchkhôngđạtđượcthìcáchyvọngliênquanđếncácmụcđích đó sẽ bị phá sản và con người sẽ có trạng thái nặng nề [7]. 1.6.5. Xây dựng bầu không khí lành mạnh nơi tập luyện Con người không thể hoàn thành công việc với chất lượng cao bằng một trạng thái tâm lý căng thẳng, gượng ép. Chỉ có ai làm việc với một tinh thần phấn chấn, sáng suốt, chỉ có ai nhận biết môi trường xung quanh bằng một sự tỉnh táo thoải mái thì mới có thể tiến tới mục tiêu mà không hao tổn sức lực một cách vô ích. Bí quyết của thành công là làm cho nghề nghiệp trở thành niềm vui giải trí của bản thân [7]. 1.6.6. Tạo niềm vui trong tập luyện - Bản thân hoạt động TDTT đã bao gồm cả những niềm vui, niềm phấn khích và sự gian khổ. - Mỗi người bằng kinh nghiệm sống và tính cách của mình sẽ có cách để tạo ra niềm vui trong quá trình giảng dạy. 1.6.7. Phong cách lãnh đạo tập thể Môi trường hoạt động GDTC, phần lớn là những môi trường mang tính tập thể, trong đó người dạy đóng vai trò lãnh đạo.Đặc điểm
- 7 của mối quan hệ tương tác giữa người lãnh đạo tập thể và tập thể được lãnh đạo, hay nói cách khác là phong cách lãnh đạo của người dạy đối với người học có ảnh hưởng không nhỏ đến bầu không khí học tập [7]. 1.6.8. Phản hồi của nhà sư phạm - Phản hồi tiêu cực là những lời phê bình, nhắc nhở nhằm sửa chữa, uốn nắn những lệch lạc trong tập luyện, thi đấu và sinh hoạt. Phản hồi tiêu cực là cần thiết bởi những ý kiến phê bình, nhắc nhở có giá trị xây dựng, sửa chữa làm cho người học phát triển đúng hướng và hoàn thiện hơn. - Phản hồi tích cực bao gồm những lời bình luận tích cực, biểu dương, khen thưởng…Các nhà tâm lý đã khẳng định rằng: một trong những nhu cầu sâu xa nhất của con người là được thừa nhận là người quan trọng, được khen tụng. 1.6.9. Đặt niềm tin vào người học Nếu có niềm tin vào người học, nhà sư phạm sẽ có một công cụ mạnh mẽ để cải tiến bầu không khí nơi luyện tập. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy trong một tổ chức, niềm tin của chúng ta vào người khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, tình cảm, hành vi của họ và tới thành công của toàn bộ tổ chức. 1.7. Giới thiệu sơ nét về lịchsửhìnhthànhvàpháttriểntrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCM 1.7.1. Lịch sử phát triển TrườngMỹthuậtĐôngDươngđượcthànhlập năm 1924 tại Hà Nội. Ban KiếntrúctrườngMỹthuậtĐôngDươnglà cơ sở đào tạo kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam.Năm 1942, trườngMỹthuậtĐôngdươngphânrathànhtrườngMỹnghệthựchànhHàNội vàtrường Cao đẳngMỹthuậtĐôngdương.Theo nghị định ngày 02/02/1942, Ban Kiến Trúc được nânglênthànhtrườngKiếnTrúcvẫntrựcthuộctrường Cao đẳngMỹthuậtĐôngdương. Tháng 4/1975: Ban QuânQuảntiếpnhậntrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMSàiGòn.Tháng 10/1976:
- 8 BộraquyếtđịnhthànhlậptrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCM.Ngày 14/12/1976: trườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMđượcchuyểnvềBộXâydựng. ĐH KiếntrúcTp.HCMđãkỷniệm 35 năm thành lập (1976 - 2011). Nếu coi việc thành lập ban Kiến trúc (hay còngọilàkhoaKiếntrúc) năm 1926 củatrườngMỹthuậtĐôngDươnglàkhởiđầucôngcuôcđàotạo KTS ở Việt Nam, thìtính đến nay đã là tròn 85 năm đào tạo ngành Kiến trúc. Về cơ sở đào tạo hiện nay của trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM: - Cơ sở đào tạo chính tại địa chỉ 196 Pasteur, quận 3-một địa chỉ không thay đổi hơn 60 năm qua. - Tại TP. Cần Thơ: cơ sở đào tạo cho 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ở địa chỉ Khu 201, đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. - Tại TP. Đà Lạt: cơ sở đào tạo cho 5 tỉnh vùng Tây Nguyên ở địa chỉ số 20 đường Hùng Vương, phường 10, TP. Đà Lạt, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng cho 05 tỉnh Tây Nguyên. - Tại TP. PhnômPênh- VươngquốcCampuchia (đang triển khai). 1.7.2. Tư duyvềđàotạonghềkiếntrúctạiĐạihọcKiếntrúcTp.HCM - Đào tạo chuyên nghiệp. - Lý thuyết làm nền tảng. - Dạy từ thực tiễn cuộc sống. - Tư duy sáng tạo. 1.8. Những công trình nghiên cứu có liên quan Theo tìm hiểu của tác giả, hiện tại chưa có bất kỳ đề tài nghiên cứu chính thông nào về nghiên cứu các giải pháp nâng cao tính tích cực trong học tậpmôn GDTC chosinhviêntrường ĐH KiếnTrúcTp.HCM. Tuy nhiên, liên quan đến nội dung này, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện. Một số công trình tiêu biểu như là:
- 9 - Công trình “Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC” củaHuỳnh Thị Phương Duyên (2013). - Công trình “Giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên ở học viện cảnh sát nhân dân” của Lê Văn Long (2012). - Công trình “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học GDTC củasinhviênkhôngchuyêntrườngĐạihọcBạcliêu” củaNguyễnHùngVĩ (2007). - Công trình “Thực trạng pháttriểnthểchấtcủahọcsinh, sinhviêntrướcthềmthếkỷ 21”củaLêVănLẫm,VũĐức Thu, NguyễnTrọngHải, NguyễnBíchHuệ (2007). - Công trình “Tổng quan về GDTC ở một số nước phương Tây và Đông Âu” của Lê Văn Lẫm, Phạm Trọng Thanh (2000). CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, đề tài sử dụng các phương pháp sau đây: 2.1.1 Phương pháp đọc và phân tích tài liệu 2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm 2.1.3 Phươngphápphỏngvấn( Anket). 2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm. 2.1.5 Phương pháp toán thống kê 2.2. Tổ chức nghiên cứu đề tài 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu - TrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMtại 3 cơgồm: Cơsở 1 – 196 Pastuer, Quận 3 , Tp.HCM; Cơsở 2 – Phânhiệu 2 trườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMtạiCầnThơ; Cơsở 3 – Phânhiệu 3 trườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMtạiĐàLạt. - TrườngĐạihọcThểdụcThểthaoTp.HCM. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
- 10 Xây dựng một số giải pháp để nâng cao tính tích cực trong giờ học giáodụcthểchấtcủasinhviêntrườngđạihọckiếntrúcTp.HCM 2.2.3. Khách thể nghiên cứu Đối với khách thể nghiên cứu khi khảo sát lấn 1: đề tài khảo sát 500 sinh viên học năm thứ 1, 2, 3, 4 thuộc các Khoa Kiến Trúc; Khoa Xây Dựng; KhoaQuyHoạch; KhoaKỹThuậtHạTầngđôThịvàKhoaMỹThuậtCôngnghiệp, KhoaThiếtkế Nội Thất. Đối với khách thể nghiên cứu khi khảo sát lần 2:đề tài tiến hành khảo sát các sinh viên đang theo học các lớp có ứng dụng các giải pháp đặt ra và sinh viên theo học các lớp không có ứng dụng các giải pháp đặt ra để so sánh, đối chiếu nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải pháp. Cụ thể, đề tài đã khảo sát 100/271 sinh viên thuộc nhóm có ứng dụng các giải pháp và 110/326 sinh viên thuộc nhóm không ứng dụng các giải pháp. 2.2.4. Tiến độ nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2012 đến tháng 11/2014 và được chia làm bốn giai đoạn sau: Giai đoạn 1: (từ 11/2012 đến 01/2013) Giai đoạn 2: (từ 02/2013 đến tháng 09/2013) Giai đoạn 3: (từ tháng 10/2013 đến tháng 09/2014) Giai đoạn 4: (từ tháng 09/2014 đến 11/2014) CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Đánh giá thực trạng thái độ học tậpmôn GDTC của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM. 3.1.1. Thực trạng chung Thứ nhất, về độingũgiảngviên:Hiện naytạitrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMchỉcó 02 giảngviêncơhữu phụ trách môn GDTC. Trong khi đó, tổng số lớphọc GDTC
- 11 trongmộtnămtạitrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMlà 60 lớp.Với sự chênh lệch quá lớn về số giảng viên và sinh viên như vậy dẫn đến sự quá tải trong việc giảng dạy tại trường trong thời gian qua. Thứ hai, về số lượng sinh viên. Tổng số sinh viên trường hiện nay gần 5.000 sinh viên thuộc 6 khoa đào tạo.Trung bình mỗi học kỳ nhà trường tổ chức khoảng 30 lớp GDTC.Thời lượng giảng dạy của mỗi lớp được thực hiện trong 30 tiết.Số lượng sinh viên lớn và phân bổ ở nhiều cơ sở khác nhau đã gây những khó khăn nhất định cho công tác giảng dạy của giảng viên trong thời gian qua. Thứ ba, cơ sở vật chất. Hiện nay, do khó khăn về không gian và diện tíchđấtnêntạicơsởchínhTrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMkhôngcósânb ãi. Do vậy, trường phải đi thuê mướn hoàn toàn bên ngoài. Thứ tư, tổ chức giảng dạy. Hiện nay, tạitrườngĐạihọcKiếnTrúcTp.HCMtổchức 05 họckỳchomỗikhóa học.Một học kỳ kéo dài 30 tiết.Học kỳ 1, 2, 3 học môn bóng chuyền; học kỳ 4 và 5 học môn bóng đá. So vớicáctrườngĐạihọctrênđịabànTp.HCMhiện nay, chươngtrìnhgiảngdạyvới 2 môntrêndườngnhưcònrấtnghèonàn, chưađápứngđược nhu cầu của sinh viên về rèn luyện thể dục thể chất của sinh viên. 3.1.2 Thực trạng sinh viên phân theo năm học: Để có cơ sở đánh giá, đề tài xây dựng mẫu khảo sát điều tra, phỏng vấn trên khách thể nghiên cứu. Tổng số phiếu thu về hợp lệ là 482 phiếu, cơ cấu mẫu điều tra bao gồm: Bảng 3.1: Số phiếu khảo sát phân theo năm học sinh viên Stt NĂM Số phiếu Tỷlệ 1 Năm 1 151 32,32% 2 Năm 2 128 26,55% 3 Năm 3 143 29,66% 4 Năm 4 60 11,74%
- 12 Tổng cộng 482 100%
- 13 3.1.3. Thực trạng sinh viên phân theo chuyên ngành đào tạo: Bảng 3.2: Số phiếu khảo sát sinh viên phân theo Khoa đào tạo STT KHOA Số phiếu Tỷlệ 1 Khoa Kiến Trúc 92 19% 2 Khoa Xây Dựng 87 18,1% 3 Khoa Quy Hoạch 61 12,6% 4 Khoa Kỹ Thuật Hạ Tầng đô Thị 78 16,2% 5 Khoa Kiến Trúc Nội Thất 80 16,6% 6 KhoaMỹThuậtCôngnghiệp, 84 17,5% TỔNG CỘNG 482 100% 3.1.4. Thực trạng về giảng dạy, học tập và thái độ của sinh viên đối với môn GDTC thông qua kết quả khảo sát: 3.1.4.1. Mức độ hứng thú của sinh viên đối với nhóm môn học Bảng 3.3: Mức độ hứng thú của sinh viên đối với các nhóm môn học Nhóm môn học Điểm trung bình NhómmônhọcMác – Lênin 2,48 GDTC 2,96 Nhóm môn cơ bản 3,46 Các môn cơ sở ngành 3,97 Các môn chuyên ngành 4,31 • Sự hứng thú đối với môn GDTC Mức độ hứng thú của sinh viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tích cực trong học tập. Đặc biệt đối với sự đặc thù của môn GDTC, sự tích cực khi học tập sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. So sánh tương quan với các nhóm môn học khác cho thấy mức độ hứng thú của sinh viên đối với môn học GDTC là 2,96/5 điểm.
- 14 Biểu đồ 3.1: Sự hứng thú của sinh viên đối với môn GDTC 3.1.4.2. Mức độ thích thú của sinh viên đối với từng môn thể thao Bảng 3.4: Mức độ thích thú của sinh viên đối với từng môn thể thao Môn học Điểm trung bình Bóng bàn 3,12 Bóng đá 3,32 Võ 3,82 Bóng chuyền 3,84 Aerobic 3,94 Cầulong 3,97 Khiêu vũ 4,02 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014 Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên thích thú cao nhất với môn khiêu vũ với số điểm trung bình là 4,02/5 điểm. Các môn Aerobic, cầu lông cũng được thích thú cao với mức điểm lần lượt là 3,94 và 3,97 điểm, cao hơn so với môn bóng chuyền và bóng đá.
- 15 5.00 3.82 3.84 3.94 3.97 4.02 4.00 3.12 3.32 3.00 2.00 1.00 0.00 Biểuđồ 3.2: Mức độ thích thú của sinh viên đối với các môn thể thao Bảng 3.5: Mức độ ưu tiên trong lựa chọn học tập các môn thể thao Các môn thể thao Mức độ ưu tiên Thứ tự Cầu lông 2,47 1 Khiêu vũ 2,90 2 Aerobic 2,94 3 Bóng chuyền 4,19 4 Võ 4,63 5 Bóng bàn 5,36 6 Bóng đá 5,52 7 • Mức độ thích thú các môn thể thao đối với từng nhóm sinh viên Bảng 3.6: Sự thích thú của sinh viên nhóm 1 đối với từng môn thể thao Mônhọc Điểm trung bình Bóng bàn 3,10 Bóng đá 3,22 Khiêu vũ 3,82 Võ 3,91 Aerobic 3,94 Cầu lông 3,97 Bóng chuyền 4,01
- 16 3.1.4.3. Mức độ tích cực của sinh viên trong các hình thức rèn luyện TDTT Bảng 3.7: Sự thích thú của sinh viên nhóm 2 đối với từng môn thể thao Mônhọc Điểmtrungbình Bóngbàn 3,14 Bóngđá 3,42 Bóngchuyền 3,67 Võ 3,73 Aerobic 3,91 Cầulông 3,95 Khiêuvũ 4,22 Nguồn: Kết quả khảo sát 2014 Bảng 3.8: Mức độ tích cực của sinh viên trong các hình thức rèn luyện TDTT Cáchìnhthức Điểm trung bình Ôn tập động tác cũ 3,33 Giúp đỡ bạn cùng học thực hành 3,49 Tham gia tập huấn và thi đấu phong trào TDTT 3,68 ở trường Luyện tập động tác mới 3,69 Giờ học ngoại khóa 3,87 Giờ học thực hành ở sân bãi 4,16 3.1.4.4. Mức độ hài lòng của sinh viên với các điều kiện học tập TDTD của trường
- 17 Bảng 3.9: Mứcđộ hài lòng của sinh viên với các điều kiện học tập Điều kiện Điểm trung bình Sân tập 3,01 Dụng cụ tập luyện 3,07 Thời gian một buổi học là 5 tiết 3,08 Thời gian một buổi học là 3 tiết 3,96 Năng lực và khả năng sư phạm của giảng viên 4,14 Thái độ và sự quan tâm của giảng viên 4,16 3.1.4.5. Đánh giá về mức độ phù hợp của sĩ số lớp học của sinh viên Bảng 3.10: Đánh giá về mức độ phù hợp của sỉ số lớp học Các yếu tố Điểm trung bình Quy mô lớp học trên 60 sinh viên 2,51 Quy mô lớp học từ 40 – 60 sinh viên 3,71 Quy mô lớp học dưới 40 sinh viên 4,02 3.1.4.6. Sự yêu thích của sinh viên đối với thể dục thể thao Bảng 3.11: Ý kiến của sinh viên về thể dục thể thao Có Không Tiêu chí (%) (%) Thích tập TDTT 91,18 8,82 Thích sinh viên thi đấu TDTT 86,76 13,24 TDTT là một phần không thể thiếu trong đời 79,41 20,59 sống Thường xuyên tập TDTT không 69,12 30,88 Có thời gian tự luyện tập TDTT 71,32 28,68
- 18 3.1.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực của sinh viên Bảng 3.12: Mứcđộđộquantrọngcủacácyếutốtrong việc thúc đẩy tính tích cực Các yếu tố Điểm trung bình Chế độ ăn uống 3,59 Thời tiết 3,63 Thời lượng luyện tập 3,70 Sự giúp đỡ bạn bè 3,71 Nhận thức về lợi ích của môn học 3,80 Nội dung của môn học 3,85 Cơ sở vật chất 3,99 Phương pháp giảng dạy 4,08 Thái độ của người dạy 4,08 3.2. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số giải pháp để nâng cao tính tích cực học tập môn GDTC của sinh viên 3.2.1. Một số giải pháp để nâng cao tính tích cực học tập môn GDTC của sinh viên 3.2.1.1. Tăngcườngđầutưtrangthiếtbị, cơsởsởvậtchấtluyệntập Để nâng cao chất lượng GDTC và hoạt động TDTT cho sinh viên, phải đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho việc giảng dạy môn học thể dục nội khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa và tự tập luyện thể thao của sinh viên. 3.2.1.2. Nâng cao khả năng chuyên môn và sư phạm của giảng viên Nhà trường thực hiện kế hoạch tạo nguồn đào tạo, quy hoạch chuẩn hóa đội ngũ, nâng cao trình độ học vấn cho giảng viên giảng dạy GDTC.
- 19 3.2.1.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giảng dạy tích cực Thứ nhất, áp dụng triệt để và phù hợp các nguyên tắc giảng dạy thể dục thể thao Thứ hai, sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy thể dục, phù hợp với nội dung, động tác Thứ ba, có kế hoạch giảng dạy và phương pháp tiến hành giờ thể dục cụ thể và hợp lý đối với từng đối tượng sinh viên. Thứ tư, chú trọng áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ thông tin vào giảng dạy. 3.2.1.4. Giảm quy mô lớp học Hiện nay sĩ số 01 lớp khoảng 80-120 sinh viên cần phải giảm số lượng sinh viên trong một lớp học là từ 40-60 sinh viên. Như vậy giảng viên có thểtheo dõi và sửa chữa các động tácsaicủasinhviên, tránhđượcnhữngchấnthươngcóthểxãyrakhitậpsaikỹthuật động tác. 3.2.1.5. Mở rộng các thể loại trong chương trình giáo dục Chương trình hiện tại (Bóngđávàbóngchuyền) chỉphùhợpvớikhốikỹthuât, chưathựcthụtạođươcsựthíchthúđốivớikhốimỹthuật. Theo sựkhảosát, nhàtrườngnênbổ sung thêmthêm 02 mônhọc Aerobic vàcầu lông. 3.2.1.6. Thiết kế chương trình giảng dạy theo hướng tăng cường sự hứng thú Theo chương trình mới sinh viên trường có thể chọn 01 trong 04 môn trong suốt quá trình học môn GDTC tại trường. Theo chương trình này, thì sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về chấn thương, đề phòng chấn thương, sơ cứu tại chỗ những chấn thương nhẹ và tự đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân mình. Ngoài ra sinh viên tự chọn 01 môn mình yêu thích để học trong suốt 04 học kỳ sẽ tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết tiềm năng, sở thích đối với môn mình yêu thích. Điều này giúp cho sinh viên tiếp tục tập luyện môn này đề rèn luyện sức khỏe sau khi ra trường.
- 20 3.2.1.7. Tổ chức các phòng trào, cuộc thi TDTT trong nhà trường - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập của giờ học chính khóa và các tiêu chuẩn rèn luyện thể thao. - Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ thể thao, các hoạt động thể thao quần chúng. - Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao trong sinh viên. - Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thể thao. - Đề nghị môn GDTC là môn học được cộng điểm vào điểm trung bình chung mở rộng để tránh tâm lý học cho qua môn vì hiện nay môn GDTC chỉ được coi là môn điều kiện xét tốt nghiệp. 3.2.1.8. Nâng cao sự hứng thú của sinh viên đối với GDTC - Cần hình thành động cơ học tập môn học cho sinh viên. - Cầntìmhiểuđặcđiểmsứckhoẻ, tâmsinhlýđốivới từng đối tượng khác nhau. Với việc làm này,sinh viên sẽ thay đổi được nhận thức, tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn thể dục nếu có được những môn học đúng với khả năng. 3.2.2. Ứng dụng một số giải pháp để nâng cao tính tích cực học tập môn GDTC của sinh viên Trong số tám giải pháp đề xuất nhằm nâng cao tính tích cực của sinh viên khi học tập môn GDTC có bốn giải pháp đã được tổ chức thực hiện ngay là: - Nâng cao khả năng chuyên môn và sư phạm của giảng viên. -Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giảng dạy tích cực. -Giảm quy mô lớp học. -Nâng cao sự hứng thú của sinh viên đối với GDTC. 3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp Thứnhất, vềtỷlệbỏhọc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ giáo dục: Bồ dưỡng phương pháp thực nghiệm Vật lý cho học sinh khi dạy học một số kiến thức chương "chất khí" Vật lý 10, chương trình chuẩn
134 p | 593 | 134
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 794 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 702 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 491 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
145 p | 294 | 67
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 453 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 350 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 338 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 368 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh
201 p | 175 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 47 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
70 p | 129 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn