intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè

Chia sẻ: Nguathienthan5 Nguathienthan5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

112
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở phân tích thực trạng tại công ty Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện các cấp độ văn hóa doanh nghiệp nhằm định hướng cho việc duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè

  1. i LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Phượng Giới tính: Nữ Ngày sinh: 29/12/1981 Nơi sinh: TP.Hồ Chí Minh Quê quán: TP.HCM Dân tộc: Kinh Địa chỉ: 23/1, Đường Nguyễn Tuyển, Phường Bình Trưng Tây, Q2 Điện thoại: 0909.387.160 E-mail: kim_phuong_nhi@yahoo.com 2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP - Từ năm 2002 đến năm 2004: Chuyên viên Công Nghệ Thông Tin tại Trung tâm phát triển Công nghệ thông tin Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh tại cơ sở 200 Võ Văn Tần, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.Chuyên ngành: Công nghệ thông tin , tốt nghiệp năm 2004. - Từ năm 2008 đến 2013: Học Đại học Công Nghê Thông Tin, ngành Công nghệ máy tính, tốt nghiệp năm 2013. 3. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC - Từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006 : Nhân viên Công ty Cấp nước Sài Gòn, số 1 Công Trường Quốc Tế, Quận 3, Tp. HCM. - Từ tháng 12 năm 2006 đến nay : Nhân viên Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè, H2 Nguyễn Văn Linh, P.Tân Phong, Q7, Tp.HCM. 4. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ Chưa có công trình nào hết. Tôi cam đoan khai đúng sự thật.
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp Công ty Cổ phần Cấp Nước Nhà Bè” ngoại trừ các nội dung tham khảo từ các công trình khác đã nêu rõ, các số liệu điều tra và kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng
  3. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Huỳnh Thanh Tú đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh và Viện Sau đại học đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng chức năng, các đồng nghiệp trong Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu luận văn trên. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng
  4. iv TÓM TẮT Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, vì phát triển kinh tế để phát triển con người. Văn hóa doanh nghiệp đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển, nâng cao vị thế, thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với công ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè thì văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển. Luận văn phân tích, làm rõ thực trạng các yếu tố văn hóa tại công ty, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu thông qua việc tổng hợp, khảo sát từ các chuyên gia đưa ra những yếu tố nhằm hoàn thiện văn hóa tại công ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè. Quy trình hoàn thiện văn hóa tại công ty được chia thành các bước sau : (1) cơ sở lý luận; (2) tầm nhìn; (3) sứ mệnh; (4) mục tiêu; (5) phân tích thực trạng văn hóa; (6) đưa ra giải pháp hoàn thiện; (7) kết luận. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích, khảo sát lấy ý kiến từ các chuyên gia bằng cách sử dụng câu hỏi để khảo sát đánh giá văn hóa hiện tại của công ty. Từ thực trạng đã có tác giả đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn văn hóa kinh doanh tại công ty.
  5. v TÓM TẮT Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, vì phát triển kinh tế để phát triển con người. Văn hóa doanh nghiệp đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển, nâng cao vị thế, thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với công ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè thì văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển. Luận văn phân tích, làm rõ thực trạng các yếu tố văn hóa tại công ty, chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu thông qua việc tổng hợp, khảo sát từ các chuyên gia đưa ra những yếu tố nhằm hoàn thiện văn hóa tại công ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè. Quy trình hoàn thiện văn hóa tại công ty được chia thành các bước sau : (1) cơ sở lý luận; (2) tầm nhìn; (3) sứ mệnh; (4) mục tiêu; (5) phân tích thực trạng văn hóa; (6) đưa ra giải pháp hoàn thiện; (7) kết luận. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích, khảo sát lấy ý kiến từ các chuyên gia bằng cách sử dụng câu hỏi để khảo sát đánh giá văn hóa hiện tại của công ty. Từ thực trạng đã có tác giả đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn văn hóa kinh doanh tại công ty. ABSTRACT Culture is the goal of the economy, because cultural development is to develop people. The enterprise culture have had important role in development, position, brand and image of business. NhaBe water supply Joint Stock Company (NhaBe Wasuco JSC), the culture have important role in the company development. The thesis analyze and evaluate cultural elements in the company, find out the strength and weakness based on collection and survey from experts. From that, providing solutions to improve culture at Nha Be Wasuco JSC. The procudure of cultural improvement at the company include the following steps: (1) argument basis; (2) vision; (3) mission; (4) Goal; (5) Cultural situation analysis; (6) Provinding solution; (7) Conclusion. The thesis uses qualitative methol, analysis and get options from expert by using questions
  6. vi to survey and evaluate te current culture at the company, Based on the actual situation, the writer provides solutions in order to improve the cultural business at the company.
  7. vii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ----  --- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- TP. HCM, ngày…….. tháng ……. năm 2016 Người hướng dẫn khoa học
  8. viii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1 ---- --- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- TP. HCM, ngày…..… tháng ……. năm 2016 GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1
  9. ix NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2 ---- --- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------- TP.HCM, ngày……. tháng ……. năm 2016 GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2
  10. x MỤC LỤC Trang LÝ LỊCH KHOA HỌC ..................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii TÓM TẮT ...................................................................................................... iv NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................... vii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1......................................... viii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2........................................... ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ xiv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. xv DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................... xvi Chương 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài: .................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ............................................................................. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:................................................................................... 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................ 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 1.6 Những đóng góp của đề tài ...................................................................... 5 1.7 Tình hình nghiên cứu trước đó................................................................. 5 1.8 Cấu trúc luận văn..................................................................................... 7 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................. 7 Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .......................................................................................................... 8
  11. xi 2.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ........................................................ 8 2.1.1 Khái niệm về văn hóa .......................................................................... 8 2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của văn hóa ....................................................... 9 2.1.2.1 Tính hệ thống của văn hóa................................................................... 9 2.1.2.2 Tính giá trị của văn hóa ....................................................................... 9 2.1.2.3 Tính nhân sinh của văn hóa ............................................................... 10 2.1.2.4 Tính lịch sử của văn hóa.................................................................... 10 2.2 Văn hóa kinh doanh ............................................................................... 10 2.2.1 Khái niệm về văn hóa kinh doanh...................................................... 11 2.3 Văn hóa doanh nghiệp ........................................................................... 13 2.3.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp .................................................. 13 2.3.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp...................................................... 15 2.3.3 Vai trò của VHDN tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh ...................... 16 2.3.4 Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp...................................................... 16 2.3.4.1 Cấp độ thứ nhất: Những giá trị văn hóa hữu hình .............................. 16 2.3.4.2 Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố ..................................... 18 2.3.4.3 Cấp độ thứ ba: Các giá trị ngầm ........................................................ 19 2.4 Mô hình văn hóa doanh nghiệp .............................................................. 21 2.4.1 Mô hình văn hóa gia đình (Clan) ....................................................... 21 2.4.2 Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy) ............................................. 22 2.4.3 Mô hình văn hóa thị trường (market)................................................. 23 2.4.4 Mô hình văn hóa cấp bậc (Hierarchy) ................................................ 23 Chương 3:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANHNGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC NHÀ BÈ................................................ 25 3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Cấp nước Nhà Bè.................................. 25 3.1.1 Lịch sử hình thành Công ty ............................................................... 25
  12. xii 3.1.2 Giới thiệu .......................................................................................... 25 3.1.3 Ngành nghề kinh doanh..................................................................... 26 3.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ..................................................... 26 3.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty...................................................... 27 3.1.6 Cơ cấu nguồn nhân lực và chuyên môn nghiệp vụ ............................. 28 3.1.6.1 Về nhân sự ........................................................................................ 28 3.1.6.2 Về trình độ chuyên môn .................................................................... 28 3.1.6.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................... 29 3.2 Phân tích thực trạng của công ty Cổ Phần Cấp nước Nhà Bè ................. 29 3.2.1 Cơ sở hình thành VHDN Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè ........... 29 3.2.2 Các yếu tố cấu thành VHDN của Công ty CPCN Nhà Bè .................. 30 3.2.2.1 Cấp độ thứ nhất: Những giá trị hữu hình ........................................... 30 3.2.2.2 Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố ..................................... 38 3.2.2.3 Cấp độ thứ ba: Các giá trị ngầm định ................................................ 40 3.3 Đánh giá về các cấp độ VHDN của Công ty CPCN Nhà Bè .................. 43 3.3.1 Ưu điểm ............................................................................................ 43 3.3.1.1 Về cấp độ thứ nhất: Những giá trị hữu hình ....................................... 43 3.3.1.2 Về cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố ................................ 44 3.3.1.3 Về cấp độ thứ ba: Những giá trị ngầm định ....................................... 44 3.3.2 Nhược điểm ...................................................................................... 45 3.3.2.1 Những giá trị hữu hình ...................................................................... 45 3.3.2.2 Những giá trị được tuyên bố .............................................................. 46 3.3.2.3 Các giá trị ngầm định ........................................................................ 47 3.4 Thiết kế nghiên cứu về VHDN tại Công ty CPCN Nhà Bè .................... 47 3.4.1 Mô tả nghiên cứu .............................................................................. 48
  13. xiii 3.4.1.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 49 3.4.1.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu .............................................. 51 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 52 4.1 Kết quả nghiên cứu................................................................................ 53 4.1.1 Của cán bộ công nhân viên ................................................................ 53 4.1.2 Của khách hàng ................................................................................. 54 4.2 Giải pháp hoàn thiện VHDN tại Công ty CPCN Nhà Bè........................ 55 4.2.1 Mục tiêu của giải pháp ...................................................................... 55 4.2.1.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 55 4.2.1.2 Mục tiêu riêng ................................................................................... 55 4.2.2 Định hướng ....................................................................................... 56 4.2.3 Giải pháp hoàn thiện các cấp độ VHDN của CPCN Nhà Bè .............. 56 4.2.3.1 Giải pháp về cấp độ thứ nhất: Các giá trị hữu hình ............................ 57 4.2.3.2 Giải pháp về cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố ................. 64 4.2.3.3 Giải pháp về cấp độ thứ ba: Các giá trị ngầm định ............................. 66 4.3 Tính khả thi của giải pháp ..................................................................... 70 4.4 Kiến nghị............................................................................................... 71 4.4.1 Đối với nhà nước............................................................................... 71 4.4.2 Đối với Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè ...................................... 72 Tóm tắt chương 4 ........................................................................................... 73 Chương 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................................................................................................... 74 5.1 Kết luận ................................................................................................. 74 5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC DANH MỤC PHỤ LỤC
  14. xiv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nội dung 1 CBCNV Cán bộ công nhân viên 2 CPCN Cổ phần Cấp nước 3 P.TCHC Phòng Tổ chức hoành chính 4 VHDN Văn hóa doanh nghiệp 5 VHKD Văn hóa kinh doanh
  15. xv DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2014 28 Kết quả khảo sát của CB.CNV về 3 cấp độ VHDN tại 2 Bảng 3.2 33 Công ty CPCN Nhà Bè Kết quả khảo sát của khách hàng về 3 cấp độ VHDN 3 Bảng 3.3 34 tại Công ty CPCN Nhà Bè
  16. xvi DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ TT Hình Tên hình Trang 1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty 26 2 Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu lao động theo thời gian 27 3 Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 28 4 Hình 3.4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 29 5 Hình 3.5 Biểu tượng logo công ty 39
  17. 1 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Sự hội nhập kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây đã mang lại cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Phần lớn các doanh nghiệp chưa tạo được bản sắc kinh doanh riêng cho mình. Để đứng vững các doanh nghiệp cần phải làm thế nào để hội nhập một cách vững chắc, hòa nhập nhưng không hòa tan, đổ vỡ… Văn hoá doanh nghiệp đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế và thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Xây dựng một thương hiệu, một hình ảnh, một bản sắc riêng, đó chính là nét văn hóa của doanh nghiệp.Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức - đó là Văn hóa doanh nghiệp (VHDN). Văn hóa doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, nó được xem như là một “thực thể sống” của doanh nghiệp, là tài sản của doanh nghiệp giúp gắn kết các thành viên, giảm xung đột, gắn kết tinh thần làm việc giữa các cá nhân trong một tổ chức, tạo động lực làm việc để nhân viên có thể cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Mặc khác nó còn điều phối kiểm soát và giúp doanh nghiệp ổn định, từng bước phát triển và tạo thế cạnh tranh vững chắc. Chính vì thế một doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh nào đó muốn tồn tại và phát triển không còn vì mục đích lợi nhuận mà còn cần phải có thêm yếu tố văn hóa gắn vào với mục đích kinh doanh đó. Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh bằng vốn và kỹ thuật, xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì nét văn hóa đặc thù, tất cả mọi người phải đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức. Chính vì lẽ đó các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng cho mình một nét
  18. 2 văn hóa doanh nghiệp độc đáo riêng. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp là tiêu chí hàng đầu đánh giá doanh nghiệp, góp phần lớn vào sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Hay nói cách khác văn hóa doanh nghiệp chính là nguồn lực nội sinh tạo nên sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp nếu biết khai thác, vận dụng các giá trị văn hóa cốt lõi vào hoạt động của mình. Nhưng thực tế nhìn chung cho thấy VHDN ở nước ta còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mang thế độc quyền như điện, nước…chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng nền kinh tế bao cấp nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, cản trở quá trình hội nhập. Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Do vậy, phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi hoạt động của phát triển, nhất là trong hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là văn hóa tổ chức trong công sở. Mọi vật chất có thể mất đi, cái còn đọng lại chính là văn hóa, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là việc làm cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Văn hoá danh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại lâu bền được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè tiền thân là một đơn vị doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa với 53.44% vốn Nhà nước với chức năng cung cấp nước sạch, một loại hàng hóa độc quyền, đã trãi qua hơn mười ba năm xây dựng và phát triển, bản thân VHDN trong Công ty CPCN Nhà Bè đã có, tuy nhiên vì nhiều lý do mà những nét văn hóa đó không được biểu hiện một cách
  19. 3 rõ nét và có hệ thống, vẫn còn mang nặng dáng vấp của một doanh nghiệp Nhà nước nên bộc lộ nhiều điều bất cập, chưa khai thác hết lợi thế đặc thù của đơn vị. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện các cấp độ Văn hóa doanh nghiệp Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè” là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn với mong muốn sẽ vận dụng được sức mạnh của VHDN nhằm tạo cho CB.CNV có sự thống nhất về nhận thức vấn đề, đánh giá, lựa chọn, định hướng hành động và gắn kết mọi thành viên trong một khối, liên kết thân thiết với khách hàng, đối tác, tạo một nguồn nội sinh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh phát triển doanh nghiệp cũng như ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở phân tích thực trạng tại công ty Công ty CPCN Nhà Bè từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện các cấp độ văn hóa doanh nghiệp nhằm định hướng cho việc duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể của luận văn này nghiên cứu như sau: Phân tích đánh giá thực trạng VHDN tại Công ty CPCN Nhà Bè đang triển khai theo ba cấp bậc để tìm ra những hạn chế mà Công ty đang mắc phải. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các cấp độ VHDN nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu trên. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần giải quyết các câu hỏi như: - Tầm quan trọng của VHDN tại Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè ? - Thực trạng VHDN tại Công ty CPCN Nhà Bè hiện nay ra sao? - Cần những giải pháp gì để hoàn thiện các cấp độ văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè ?
  20. 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu đối tượng giới hạn trong 3 cấp độ của Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè. - Đối tượng khảo sát:  Ban lãnh đạo, Trưởng Phó Phòng, Ban, Đội, Cán bộ nhân viên – người lao động của Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè.  Khách hàng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè. - Phạm vi thời gian:  Số liệu thứ cấp sử dụng các dữ liệu từ 2011->2014 để phân tích  Số liệu sơ cấp: thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 4/2015 đến tháng 9/2015 thông qua bảng câu hỏi khảo sát tại Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè. - Phạm vi nội dung: Vì văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù rộng và bao quát nên tác giả chỉ nghiên cứu đối tượng giới hạn trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè. Không đề cập các lĩnh vực khác. - Phạm vi ứng dụng: Đề tài áp dụng tại công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè và sử dụng đến năm 2020 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu để vận dụng trong nghiên cứu đề tài đó là: Phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh, khảo sát khách hàng và cán bộ công nhân viên trong Công ty CPCN Nhà Bè, phương pháp chuyên gia để phân tích thực trạng VHDN tại Công ty CPCN Nhà Bè, cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ các số liệu của các báo cáo, từ kết quả khảo sát thực tế để phản ánh thực trạng VHDN tại Công ty CPCN Nhà Bè. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tổng hợp ý kiến của lãnh đạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1