intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

115
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn là phân tích làm rõ hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, qua đó làm nổi bật vai trò của thông tin đối ngoại và quản lý công tác này trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt<br /> Nam trong thời kỳ đổi mới<br /> Nguyễn Phương Lan<br /> Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br /> Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60.31.40<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Quang Minh<br /> Năm bảo vệ: 2010<br /> Abstract: Trình bày một số khái niệm về thông tin đối ngoại, vị trí và vai trò của<br /> thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá; trình bày khái quát về đội ngũ phóng<br /> viên nước ngoài tại Việt Nam. Phân tích những hoạt động chủ yếu của phóng viên<br /> nước ngoài tại Việt Nam trong hai giai đoạn trước và sau đổi mới thông qua các sản<br /> phẩm báo chí của họ; Các hoạt động của phóng viên nước ngoài được thể hiện trên<br /> một số lĩnh vực cụ thể như thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Việt<br /> Nam, về thành tựu đổi mới của Việt Nam cũng như lịch sử, đất nước, con người và<br /> văn hoá Việt Nam. Gắn liền với hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là<br /> công tác quản lý và hướng dẫn. Đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại<br /> Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của phóng viên nước ngoài cũng như hạn<br /> chế của họ. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét về triển vọng hoạt động của phóng<br /> viên nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất một số gợi ý nhằm đổi mới công tác quản lý<br /> hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam góp phần vào việc thực hiện mục<br /> tiêu chung của thông tin đối ngoại.<br /> Keywords: Quan hệ quốc tế; Phóng viên; Thời ký đổi mới; Việt Nam<br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài:<br /> Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập mạnh mẽ và hợp tác kinh tế cùng có lợi như<br /> hiện nay, quan niệm về sức mạnh tổng hợp quốc gia đã có nhiều thay đổi. Quốc gia nào có<br /> sức mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, quốc gia đó sẽ có được ưu thế<br /> vượt trội và lợi thế trong cuộc chạy đua “ai thắng ai”. Trong bối cảnh đó, hoạt động của đội<br /> ngũ phóng viên, đặc biệt là phóng viên quốc tế cũng có những thay đổi sâu sắc, bao gồm cả<br /> thuận lợi và khó khăn. Với sự phát triển của internet, hầu như mọi thông tin của một nước đều<br /> được cập nhật và phản ánh từng phút trên phạm vi toàn cầu. Ngay cả khi đi thực địa, bằng các<br /> thiết bị kỹ thuật hiện đại, phóng viên có thể truyền tin về văn phòng cách xa hàng vạn dặm chỉ<br /> trong vài phút. Ngoài mối quan tâm truyền thống của phóng viên là các vấn đề kinh tế - xã hội<br /> <br /> thì các vấn đề về bạo lực, biến động chính trị, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo… những đề tài<br /> thường hay thu hút sự quan tâm của người đọc, cũng được giới truyền thông đặc biệt chú ý.<br /> Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập sâu rộng vào nền<br /> kinh tế thế giới, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Trong quá trình đó,<br /> Việt Nam cũng mong muốn giới thiệu những hình ảnh của một đất nước đổi mới ra thế giới.<br /> Về kinh tế, đó là một đất nước năng động, cởi mở, nhiều tiềm năng và cơ hội, có môi trường<br /> kinh doanh thuận lợi, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Về chính trị, đó là hình ảnh một<br /> Việt Nam an toàn, hoà bình, thân thiện, có hệ thống chính trị ổn định, có đội ngũ lãnh đạo trẻ<br /> hoá, cởi mở, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân và nhà đầu tư nước ngoài. Về văn hoá<br /> xã hội, đó là hình ảnh một Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hoá bản địa, đậm chất châu Á, hoà<br /> quyện sự văn minh hiện đại, có sự kế thừa, tiếp nối và học tập giữa những giá trị truyền thống<br /> và hiện đại.<br /> Hệ thống báo chí của Việt Nam dù khá rộng rãi, đa dạng và phong phú với tất cả các<br /> loại hình, song khả năng vươn ra tầm thế giới đóng vai trò như một sứ giả thông tin toàn diện,<br /> khách quan, kịp thời cho Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, phóng viên nước ngoài<br /> không chỉ là đối tượng của công tác quản lý mà còn là lực lượng tham gia đóng góp vào công<br /> tác thông tin tuyên truyền đối ngoại. Lực lượng phóng viên nước ngoài thực sự là kênh quan<br /> trọng giúp chuyển tải những thông tin về đất nước, con người Việt Nam, cung cấp cho cộng<br /> đồng thế giới một bức tranh toàn cảnh về Việt Nam hiện nay.<br /> Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng và<br /> Nhà nước Việt Nam nhằm làm cho các nước, người nước ngoài, người Việt Nam đang sinh<br /> sống và làm việc tại nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chủ<br /> trương, chính sách và thành tựu đổi mới của Việt Nam, cũng như nền văn hoá đậm đà bản sắc<br /> và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của<br /> nhân dân thế giới và đấu tranh với những thế lực thù địch. Trong bối cảnh hiện nay, việc vừa<br /> quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, vừa kết hợp tranh thủ lực lượng<br /> này là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà<br /> nước Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định trong công tác quản lý và hướng dẫn hoạt động<br /> báo chí cho phóng viên nước ngoài tại Việt Nam chưa thực sự phù hợp trong tình hình mới.<br /> Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam để từ đó đổi mới<br /> cách thức quản lý và hướng dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên nước ngoài hoạt<br /> động tại Việt Nam một cách hiệu quả, vừa đảm bảo phục vụ tốt nhất công tác thông tin đối<br /> ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới là một nhu cầu cấp thiết. Đồng thời, việc<br /> <br /> 2<br /> <br /> tạo ấn tượng về một đất nước Việt Nam ngày càng cởi mở, tích cực hội nhập quốc tế trong bối<br /> cảnh toàn cầu hoá cũng là một việc làm hết sức cần thiết.<br /> Vì những lý do đó, em quyết định chọn: “Hoạt động của phóng viên nước ngoài tại<br /> Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:<br /> Nghiên cứu về hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam là một đề tài còn<br /> khá mới mẻ và ít được quan tâm. Cho đến nay, đề tài này mới được đề cập và đánh giá trong<br /> một số báo cáo tổng kết một số năm và một vài giai đoạn của các đơn vị chuyên trách, chủ<br /> yếu là các đơn vị trong Bộ Ngoại giao. Các báo cáo tổng kết này đã cung cấp một số thông tin<br /> cụ thể về hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam theo từng sự kiện hay theo<br /> những chủ đề mà phóng viên nước ngoài đưa tin tại Việt Nam đồng thời đưa ra một số<br /> khuyến nghị trong công tác quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam nhằm<br /> bảo đàm quyền tự do báo chí đồng thời quản lý và tranh thủ phóng viên nước ngoài góp phần<br /> thực hiện tốt thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, những báo cáo tổng kết<br /> này chỉ mới nêu bật được một số sự kiện cụ thể trong thời gian gần đây nên chưa đánh giá<br /> một cách toàn diện và chuyên sâu hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam kể từ<br /> khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đến nay.<br /> 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:<br /> Mục tiêu chính của luận văn là phân tích làm rõ hoạt động của phóng viên nước ngoài<br /> tại Việt Nam từ khi đất nước thực hiện cộng cuộc đổi mới, qua đó làm nổi bật vai trò của<br /> thông tin đối ngoại và quản lý công tác này trong thời kỳ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.<br /> Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ cụ thể sau:<br /> -<br /> <br /> Thứ nhất, làm rõ tầm quan trọng của thông tin đối ngoại và vai trò của<br /> phóng viên nước ngoài tại Việt Nam<br /> <br /> -<br /> <br /> Thứ hai, trình bày, phân tích những hoạt động cụ thể của phóng viên nước<br /> ngoài tại Việt Nam từ khi đổi mới.<br /> <br /> -<br /> <br /> Thứ ba, đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và đưa<br /> ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản<br /> lý.<br /> <br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br /> <br /> 3<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hoạt động của phóng viên nước ngoài tại<br /> Việt Nam. Phóng viên nước ngoài là những người làm báo chuyên nghiệp đang làm cho một<br /> hãng tin nước ngoài, hoạt động thông qua các loại hình báo viết, báo hình, báo nói, báo ảnh,<br /> báo điện tử… Phóng viên nước ngoài còn là nhà báo nước ngoài tự do tiến hành các hoạt<br /> động báo chí như thu thập thông tin, tư liệu, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, tiếp xúc phỏng vấn,<br /> đi thăm địa phương phục vụ cho việc viết tin, bài, phóng sự, phim tài liệu trong phạm vi lãnh<br /> thổ Việt Nam.<br /> Hoạt động của phóng viên nước ngoài là một quá trình phức tạp kể từ khi đặt chân đến<br /> Việt Nam cho đến khi kết quả được công bố. Vì lý do thời gian và khả năng nghiên cứu, luận<br /> văn chỉ tập trung vào nghiên cứu một số hoạt động báo chí tiêu biểu của phóng viên nước<br /> ngoài tại Việt Nam chủ yếu từ năm 1986 đến nay thông qua nội dung thông tin về Việt Nam<br /> mà các phóng viên nước ngoài đã truyền tải. Luận văn không đi vào phân tích cụ thể quá trình<br /> tác nghiệp của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu:<br /> Để hoàn thành nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng<br /> hợp, so sánh, logíc và phương pháp lịch sử có kết hợp với phương pháp nghiên cứu quốc tế để<br /> làm rõ hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam từ khi đổi mới. Ngoài ra, luận văn<br /> còn sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập tài liệu bổ sung cho nguồn tư liệu viết.<br /> 6. Nguồn tài liệu:<br /> Để hoàn thành luận văn này, em đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:<br /> 1. Các tài liệu gốc gồm các Văn kiện đại hội Đảng, Chỉ thị của Chính phủ, các tuyên<br /> bố và phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước<br /> 2. Các công trình nghiên cứu và các bài báo của các học giả trong và ngoài nước<br /> 3. Các kết quả của báo cáo tổng kết đánh giá hàng năm của Vụ Thông tin Báo chí và<br /> Trung tâm Báo chí Nước ngoài - Bộ Ngoại giao<br /> 4. Các tài liệu internet<br /> 5. Phỏng vấn một số nhà báo nước ngoài đã và đang làm việc tại Việt Nam<br /> 7. Cấu trúc của Luận văn:<br /> Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội<br /> dung của đề tài gồm 3 chương:<br /> <br /> 4<br /> <br /> Chương 1: Khái quát về thông tin đối ngoại và phóng viên nước ngoài hoạt động tại<br /> Việt Nam. Nội dung chính của chương này là trình bày một số khái niệm về thông tin đối<br /> ngoại, vị trí và vai trò của thông tin đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hoá. Ngoài ra, chương 1<br /> còn trình bày khái quát về đội ngũ phóng viên nước ngoài tại Việt Nam.<br /> Chương 2: Phân tích những hoạt động chủ yếu của phóng viên nước ngoài tại Việt<br /> Nam trong hai giai đoạn trước và sau đổi mới thông qua các sản phẩm báo chí của họ. Các<br /> hoạt động của phóng viên nước ngoài được thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể như thông tin<br /> về đường lối, chủ trương, chính sách của Việt Nam, về thành tựu đổi mới của Việt Nam cũng<br /> như lịch sử, đất nước, con người và văn hoá Việt Nam. Gắn liền với hoạt động của phóng<br /> viên nước ngoài tại Việt Nam là công tác quản lý và hướng dẫn, vì vậy chương 2 đồng thời<br /> cũng trình bày về tầm quan trọng và đặc thù của công tác này.<br /> Chương 3: Đánh giá hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam, trong đó<br /> nhấn mạnh đến vai trò của phóng viên nước ngoài cũng như hạn chế của họ. Trên cơ sở đó,<br /> luận văn đưa ra những nhận xét về triển vọng hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt<br /> Nam và đề xuất một số gợi ý nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động của phóng viên nước<br /> ngoài tại Việt Nam góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của thông tin đối ngoại.<br /> <br /> References<br /> 1.<br /> <br /> Albert Pierre (2003), Lịch sử báo chí (Dương Linh dịch), NXB Thế giới, Hà Nội<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Alejandro Reyes, Emerging Vietnam, Tạp chí Tuần Châu Á thường trú tại Hồng kông,<br /> <br /> 14/4/2000<br /> 3.<br /> <br /> Anya Schiffrin, Amer Bisat (2004), Đưa tin thời toàn cầu hoá (Nhóm phiên dịch Minh<br /> <br /> Vũ và Bồ Hồng Mai), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội<br /> 4.<br /> <br /> Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí xuất bản, NXB Chính trị Quốc<br /> <br /> gia, Hà Nội<br /> 5.<br /> <br /> Nguyễn Văn Bình, Đỗ Bích Ngọc (2010), Mùa xuân toàn thắng - Hồ sơ về cuộc tổng<br /> <br /> tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, NXB Lao động, Hà Nội<br /> 6.<br /> <br /> Bộ Ngoại giao, Đại hội X của Đảng với chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc<br /> <br /> tế,<br /> http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/nr040807104143/nr040807105039/ns060424103840#xST<br /> pVfrrdqUS<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2