intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá nhận thức của người dân tại 3 xã giáp ranh với khu bảo tồn và cơ hội tiếp cận của người dân địa phương với các chương trình giáo dục bảo tồn, góp phần bảo tồn loài Voọc Mũi hếch ở Khau Ca nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Hà Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ----------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NHÀI “ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ CƠ HỘI THAM GIA GIÁO DỤC BẢO TỒN CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VOỌC MŨI HẾCH KHAU CA – HÀ GIANG” LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI – 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ----------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NHÀI “ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ CƠ HỘI THAM GIA GIÁO DỤC BẢO TỒN CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VOOC MŨI HẾCH KHAU CA – HÀ GIANG” Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ rừng và môi trường Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS.ĐỒNG THANH HẢI HÀ NỘI – 2010
  3. 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, vai trò của giáo dục môi trường ngày càng được nhấn mạnh, đặc biệt trong phát triển bền vững. Nó được nhiều nước trên thế giới thừa nhận và nhiều tài liệu quan trọng đề cập đến (Chiến lược bảo tồn thế giới, Báo cáo của hội đồng Thế giới về môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự 21). Theo đó, giáo dục môi trường cung cấp cho người dân nhận thức, quan điểm về giá trị, thái độ, kỹ năng cùng những hành vi cần thiết để phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên nhiên nhiên và đa dạng sinh học. Trong chiến lược bảo tồn đồng vật hoang dã nói chung và bảo tồn các loài động vật quý hiếm nói riêng, giáo dục bảo tồn nhằm làm gia tăng kiến thức và sự tham gia sẽ giúp bảo tồn loài và sinh cảnh của chúng (Engels và Jacobson, 2007). Voọc Mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912), là một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [Mittermeier và cộng sự, 2007]. Kết quả điều tra cho thấy Voọc mũi hếch có số lượng quần thể lớn nhất ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang với số lượng khoảng 90 cá thể, tạo cho Khau Ca trở thành một trong những khu có giá trị bảo tồn cao và thu hút được nhiều sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước [Dong Thanh Hai, 2007]. Nhiều hoạt động bảo tồn đã được thiết lập tại Khu vực Khau Ca như thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc Mũi hếch, các tổ đội tuần rừng và nghiên cứu lâu dài về sinh thái và tập tính của loài,... tuy nhiên bảo tồn loài về lâu dài vẫn là một thách thức với các nhà bảo tồn nếu thiếu sự tham gia của người dân địa phương. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch được bao quanh bởi 3 xã: Tùng Bá, Yên Định và Minh Sơn. Theo số liệu thống kê tình hình dân sinh kinh tế năm 2004, có tới 34.9% số hộ trong ba xã nói trên nằm trong diện nghèo đói. Thu nhập từ lâm nghiệp ước tính chiếm tỉ lệ 28% so với thu nhập từ nông nghiệp [Nguyễn Hùng Mạnh và Phạm Hoàng Linh, 2005]. Các hoạt động có tác động xấu tới tài nguyên rừng vẫn diễn ra trong khu bảo tồn, người dân vẫn còn khai thác gỗ làm nhà, chăn thả gia súc, khai thác lâm sản ngoài gỗ, đặt bẫy trong rừng,...Những
  4. 2 hoạt động trên có tác động không nhỏ tới sinh cảnh sống của loài Voọc mũi hếch và ảnh hưởng lớn tới việc phục hồi quần thể loài trong tương lai [Nguyễn Hùng Mạnh và Phạm Hoàng Linh, 2005]. Chính vì vậy, để bảo tồn lâu dài quần thể voọc mũi hếch nơi đây ngoài việc tăng cường thực thi pháp luật, khuyến khích nghiên cứu cần nâng cao nhận thức cho người dân và khuyến khích họ tham vào các hoạt động bảo tồn. Cho tới thời điểm hiện tại, một số chương trình giáo dục bảo tồn đã được thực hiện ở đây bởi tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã FFI, tuy nhiên các chương trình này mới được thực hiện ở qui mô nhỏ: xã Tùng Bá và đối tượng là học sinh trường tiểu học. Trong khi đó các đối tượng tham gia vào các hoạt động gây tác động xấu đến khu bảo tồn nói trên thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau và trải rộng trên cả 3 xã giáp ranh với khu bảo tồn. Như vậy, việc đánh giá nhu cầu bảo tồn của người dân thuộc các xã nói trên làm cơ sở cho việc thiết kế và tiến hành các chương trình giáo dục bảo tồn là nhu cầu cấp thiết đối với sự thành công của công tác bảo tồn Voọc mũi hếch tại Khau Ca trong thời gian dài. Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá nhận thức và cơ hội tham gia giáo dục bảo tồn của người dân sống tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca – Hà Giang”. Mục tiêu của đề tài là đánh giá nhận thức của người dân của 3 xã giáp ranh với khu bảo tồn và các cơ hội tham gia của người dân vào các hoạt động bảo tồn tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm Khái niệm GDMT chính thức được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1972 tại Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường Nhân văn được tổ chức ở Stockholm (Thụy Điển) (Matarasso, 2004). Từ đó cho đến nay có rất nhiều định nghĩa và khái niệm liên quan đến cụm từ này, dưới đây là một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi. - Giáo dục môi trường - “GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và môi trường vật lý xung quanh, GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường” (IUCN, 1970). - “GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp người dạy và học tham gia giải quyết những vấn đề môi trường liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thông tin đầy đủ” (Wigley, 2000). Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về GDMT, tất cả đều có một số đặc điểm cơ bản sau: + GDMT là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian, ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau và bằng những phương thức khác nhau. + GDMT nhằm thay đổi hành vi + Môi trường học tập là chính môi trường và những vấn đề có trong thực tế. + GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách sống. + Trong GDMT, việc học phải tập trung vào người học và lấy hành động làm cơ sở. - Cộng đồng
  6. 4 Cộng đồng nói chung thường được hiểu là những nhóm người, được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp, theo huyết thống, theo khu vực địa lý, theo hệ thống quyền lực, theo tổ chức đoàn thể, theo sở thích,… (Matarasso, 2004). Tuy nhiên, cộng đồng trong đề tài này được xem xét như một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc sống hàng ngày của xã hội, của một nhóm người trong một khu vực địa lý xác định, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử (Matarasso, 2004). Cho đến nay, còn nhiều ý kiến về sự khác nhau giữa GDBT và giáo dục môi trường (GDMT). Nhiều người cho rằng, GDBT và GDMT là 2 khái niệm tương đồng với nhau, có thể thay khái niệm GDBT bằng GDMT và ngược lại. Trong khuôn khổ đề tài, khái niệm GDBT được dùng để chỉ các hoạt động GDMT có sự tham gia của cộng đồng dân địa phương nhằm thay đổi hành vi, hướng tới mục tiêu bảo tồn (Matarasso và cộng sự, 2004). Tuy vậy, một chương trình GDBT không chỉ dừng lại ở các hoạt động giáo dục như tập huấn nâng cao kỹ năng mà còn có thể là các chương trình truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức,… hoặc các chương trình vận động chính sách nhằm xóa bỏ những trở ngại về mặt chính sách đối với việc thực hiện các hành vi bảo tồn (cả hành vi tích cực hiện tại và các hành vi bảo tồn mới). Một chương trình GDBT cần làm rõ đâu là các hành vi gây ra các vấn đề bảo tồn/môi trường. Nguyên nhân của các hành vi đó là gì? Do thiếu nhận thức, kiến thức, kỹ năng, không có thái độ đúng đắn, thiếu lựa chọn hay bị cản trở bởi các yếu tố kinh tế, tài chính? Xuất phát từ những quan điểm trên đây, đề tài tiến hành đánh giá nhận thức và thái độ của người dân với vấn đề bảo tồn tại địa phương, xác định những hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên/môi trường của người dân, tìm ra những nguyên nhân của những hành động đó, từ đó tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của người dân khi tham gia công tác bảo tồn dựa vào cộng đồng bên cạnh những cơ hội tiếp cận, làm cơ sở xây dựng những chương trình giáo dục bảo tồn sau này. Những
  7. 5 nội dung này của đề tài sẽ xuyên suốt quá trình tổng quan vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá nhận thức và thái độ của cộng đồng Vào giữa các năm từ 1990 đến 1992, chương trình đánh giá nhận thức về sinh học bảo tồn và thái độ đối với tự nhiên theo giới tính được thực hiện đối với 51 người. Nghiên cứu đã sử dụng 45 câu hỏi tình huống và sử dụng thang chia thái độ của Kellerrt (1976, 1980, 1991), kết quả cho mỗi câu hỏi được xử lý bằng phương pháp hồi quy bậc thang với độ tin cậy cao (R>0.7). Kết quả cho thấy, có sự khác biệt trong nhận thức theo giới tính ở các bài kiểm tra đầu và cuối khóa học. Cụ thể, nữ có nhận thức ban đầu tốt hơn về các vấn đề với tự nhiên, tuy nhiên nam có thay đổi nhận thức nhanh hơn nữ. Vào cuối khóa học, khoảng cách về nhận thức theo giới tính cũng được thu hẹp. Tuy nhiên, khóa học chưa chỉ ra được sự I khác biệt về tuổi tác giữa hai giới trong nhận thức về sinh học và bảo tồn, điều này mở ra hướng cho nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo (Caro, Pelkey và Grigione; 1994). Mức độ nhận thức theo giới tính của những người tham gia trong cộng đồng về loài Sư tử vàng ở Tamarin, Braxin cũng được so sánh. Báo cáo của Engels và Jacobson (2001) đã một lần nữa khẳng định nam giới có nhận thức cao hơn nữ giới về loài động vật quý hiếm này trong cả 2 nghiên cứu vào năm 1986 và 2001 với cùng cộng đồng người. Theo các tác giả, có kết luận này là do nam giới có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin về sinh học và bảo tồn nói chung và về loài Sư tử nói riêng hơn nữ giới. Khác với kết quả nghiên cứu của Caro và cộng sự, Engels và Jacobson, Padua (1994) chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng không có sự khác biệt trong nhận thức bảo tồn giữa 2 giới tính nam và nữ. Kết quả được đưa ra sau khi tác giả sử dụng một loạt các tiêu chuẩn thống kê qua 3 bài kiểm tra nằm trong một chương trình giáo dục môi trường ở Brazil. Đề tài sẽ kiểm chứng các kết quả này thông qua nghiên cứu của mình cùng với những giải thích về sự khác nhau của các nhân tố ảnh hưởng.
  8. 6 Không chỉ đánh giá nhận thức theo giới tính, đánh giá nhận thức theo dân tộc hay nhóm cộng đồng thiểu số được thực hiện bởi Onon, Altantsetseg và Bayarkhuu vào năm 2006. Các hộ gia đình thuộc 6 cộng đồng cư trú ở gần khu vực loài Báo tuyết sinh sống được phỏng vấn và điền vào bảng câu hỏi về thái độ và hành vi liên quan đến loài. Khảo sát đã sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau như phỏng vấn, đưa ra những câu hỏi trực tiếp, phân tích mô tả và phân tích so sánh. Kết quả cho thấy, không chỉ có sự khác biệt trong việc cạnh tranh về sinh cảnh sống mà còn khác nhau về mức độ sử dụng các sản phẩm từ loài động vật này giữa các cộng đồng người. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng khi thiết kế các chương trình giáo dục bảo tồn và nâng cao nhận thức phù hợp đối với từng cộng đồng dân cư. Một nghiên cứu nữa đã được tiến hành nhằm đánh giá sự khác nhau về nhận thức với sinh học và bảo tồn giữa 10 cộng đồng người sống gần vườn quốc gia ở phía Đông châu Phi. Đối tượng tham gia là người dân, học sinh và điều phối viên chương trình bằng các cuộc khảo sát và phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có sự khác biệt về nhận thức giữa các nhóm đối tượng tham gia, tuy nhiên không có con số định lượng cụ thể mà ở mức độ tổng quát. Nghiên cứu chú trọng vào việc đánh giá những thành công và thách thức với chương trình giáo dục bảo tồn tại khu vực này và nhấn mạnh các nhân tố hoàn cảnh trong quá trình tham gia bảo tồn của cộng đồng (Johnson-Pynn và Johnson, 2005). Sự khác nhau về nhận thức, thái độ và mức độ tiêu thụ các sản phẩm Rùa biển giữa các làng được so sánh trong báo cáo của Rajakaruna, R.S. và cộng sự vào năm 2009. 600 người dân thuộc 6 làng ven biển Sri Lanka (nơi gần vùng cư trú và đẻ trứng của Rùa biển) được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Tác giả sử dụng phần mềm Stata 8.2 để phân tích các câu hỏi thông qua mô hình hồi quy logistic, nhằm so sánh 3 biến tập hợp là kiến thức, thái độ và mức độ tiêu thụ các sản phẩm giữa các làng. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, kiến thức và thái độ trong bảo tồn Rùa biển của người dân các làng có rùa đến đẻ trứng cao hơn hẳn so với của người dân làng không có rùa đến đẻ trứng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mức độ tiêu thụ các sản phẩm từ rùa biển ở các làng này cũng ít hơn so với các làng không có rùa đến đẻ
  9. 7 trứng. Các số liệu về giới tính, nghề nghiệp, tuổi, trình độ học vấn, thời gian cư ngụ, thu nhập và số thành viên trong gia đình cũng được thu thập, tuy nhiên không được đem ra so sánh trong nghiên cứu mà chỉ dùng để giải thích kết quả về sự khác nhau trong nhận thức, thái độ và mức độ tiêu thụ của người dân các làng. Bên cạnh đánh giá nhận thức theo giới tính theo dân tộc và theo khu vực sinh sống, Engels và Jacobson (1999) đã có chương trình đánh giá nhận thức của cộng đồng theo điều kiện sống của người dân sống quanh sinh cảnh của loài Sư tử vàng ở Tamarin, Braxin. 666 đối tượng được tham gia trả lời biểu câu hỏi phỏng vấn thuộc các vùng sống khác nhau quanh khu bảo tồn Poco das Antas ở Rio de Janeiro (xác định trong vòng bán kính 60km từ trung tâm của dự án). Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người sống ở những thị trấn lớn có hiểu biết và nhận thức cao hơn những người sống ở những vùng nông thôn hay thị trấn nhỏ. Các tác giả cho rằng, những người sống ở những thị trấn lớn có thu nhập cao hơn và có nhiều cơ hội tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng hơn những người sống ở những nơi kém phát triển. Tuy nhiên, không có con số chính xác về mức độ phát triển trong điều kiện sống như thu nhập, hay các chỉ số phát triển,… và các nghiên cứu tiếp theo nên có thêm những thông tin này. Nghề nghiệp của những người tham gia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của người dân trong các vấn đề về sinh học và bảo tồn. Các cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã đánh giá nhận thức của cộng đồng dân cư sống quanh khu vực Khau Ca (2001) với các nội dung như: nhận thức về việc thành lập khu bảo tồn, nhận thức và thái độ với việc bảo vệ rừng và nhận thức liên quan tới loài Voọc mũi hếch của cộng đồng dân địa phương. Các câu hỏi được nêu ra về các vấn đề này và hỏi với người dân theo từng nhóm nghề nghiệp, sau đó đánh giá nhận thức và thái độ thông qua tỷ lệ phần trăm. Kết quả cho thấy, chỉ có số ít người được biết về khu bảo tồn và việc thành lập, những người này chủ yếu là cán bộ, giáo viên trong làng, xã, là những người thường xuyên tham gia các cuộc họp ở các cấp chính quyền. Thêm vào đó, kết quả về nhận thức đối với Voọc mũi hếch cho thấy loài voọc này chỉ có ý nghĩa đối với các nhà bảo tồn, còn đối với người
  10. 8 dân làm nông nghiệp ở đây nó chẳng hề có giá trị gì khi mà họ chưa được giáo dục về tầm quan trọng của loài động vật quý hiếm này. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức và thái độ của người nông dân vẫn còn rất thấp đối với các vấn đề bảo tồn trong khu vực, tuy nhiên báo cáo cũng chưa nêu ra những lý do khiến nhận thức của người dân ở mức độ thấp trong khi họ sống rất gần với khu vực được bảo vệ. Những chương trình nghiên cứu tiếp theo nên chú trọng vào đối tượng là nông dân và những người ít có cơ hội tiếp cận với kiến thức bảo tồn. Hơn nữa, báo cáo này được thực hiện từ 2001 nên chưa chắc đã còn đúng trong thời điểm hiện tại, chính vì thế cần có một nghiên cứu tiếp theo đánh giá nhận thức của người dân trong thời gian hiện tại. Nghiên cứu của Padua (1994) cũng chỉ ra có sự khác biệt về nhận thức theo trình độ học vấn. Chương trình giáo dục môi trường diễn ra với 144 học sinh từ lớp 5 đến lớp 8, và sau khi phân tích các tiêu chuẩn thống kê, kết quả chỉ ra rằng, những học sinh lớp 8 có điểm số cao nhất trong các bài kiểm tra. Tác giả giải thích rằng, học sinh lớp 8 trưởng thành hơn, có kiến thức nhiều hơn do đó có thể dễ dàng hiểu và trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra hơn. 1.2.2. Các hoạt động gây ảnh hưởng tốt đến tài nguyên thiên nhiên và nguyên nhân Theo khảo sát mới đây, Lacombe (2009) đã cho rằng, các hoạt động liên quan đến sinh kế của người dân nhưng không làm ảnh hưởng đến tài nguyên trong khu vực được bảo vệ là những hoạt động gây ảnh hưởng tốt. Cụ thể như việc trồng cây keo, mỡ,…trong vườn rừng để phục vụ nhu cầu gỗ làm nhà và củi đốt cho các thế hệ tương lai, giúp sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và tránh tác động bất lợi đến khu vực được bảo vệ của người dân sống quanh khu vực Khau Ca. Cũng theo tác giả, người dân quanh khu vực Khau Ca đã bắt đầu trồng cỏ và sử dụng kiến thức bản địa để tích trữ thức ăn cho gia súc khi khu chăn thả trở lên khan hiếm. Tác giả đưa ra những hoạt động tác động tốt đến tài nguyên thiên nhiên tuy nhiên vẫn không có một tiêu chí cụ thể nào để đánh giá các hoạt động này.
  11. 9 Theo quan điểm của tổ chức Thiên nhiên và Con người (PanNature), các hoạt động gây ảnh hưởng tốt đến tài nguyên môi trường là nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch và giảm thiểu ô nhiễm. Cụ thể, các hoạt động đó là: vận động các hộ gia đình làm nhà vệ sinh hợp lý, đào hố rác và khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường thôn bản, vệ sinh bể nước công cộng, vận động vệ sinh ăn uống trong gia đình, ủ phân hữu cơ vi sinh cho từng hộ gia đình. Theo PanNature, các hoạt động này cần được duy trì lâu dài và thường xuyên nhằm bảo vệ các thành phần của môi trường. Cũng vì lý do này, người dân quanh khu vực Khau Ca đã được tham gia tập huấn các hoạt động này nhằm bảo vệ môi trường xung quanh. Chương trình truyền thông của PanNature đã thu được những kết quả khả quan, tuy nhiên không có báo cáo nào thực hiện sau khi chương trình kết thúc để biết rằng người dân còn duy trì những hoạt động như trên hay không. 1.2.3. Các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên thiên nhiên và nguyên nhân Đánh giá các hoạt động của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên là một việc làm không dễ khi không hề có tiêu chuẩn để đánh giá chúng. Vào năm 2006, các tác giả Onon, Altantsetseg và Bayarkhuu đã cho rằng, các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của loài Báo tuyết tại Mông Cổ bao gồm: cạnh tranh về môi trường sống giữa các mùa, đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè; các hoạt động săn bắn trái phép loài động vật này; hoạt động sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm lông, da và các bộ phận khác của cơ thể Báo tuyết. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, vẫn còn nhiều hoạt động khác của người dân gây ảnh hưởng xấu đến quần thể báo tuyết trong khu vực và cần được làm rõ ở những nghiên cứu tiếp theo. Hiện hay, canh tác nương rẫy vẫn được coi là hành động gây suy thoái tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là tài nguyên đất và rừng. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Dũng và các cộng sự (2007) đã có báo cáo cho rằng canh tác nương rẫy không phải là nguyên nhân chính hay phải chịu trách nhiệm chính cho việc mất rừng và suy thoái đất, bản thân canh tác nương rẫy có những tác động môi trường phức tạp và đa dạng. Không những thế, các tác giả còn khẳng định rằng, hoạt động canh tác nương
  12. 10 rẫy có một số tác động là tích cực và làm giàu có thêm đa dạng sinh học. Tuy nhiên, báo cáo nên có những dẫn chứng cụ thể nhằm chứng minh khía cạnh tốt của hoạt động canh tác nương rẫy. Khi nói đến các hoạt động ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi trường, không thể không kể đến hoạt động khai thác gỗ trái phép. Hoạt động này vẫn diễn ra khá mạnh mẽ ở khu vực xã Tùng Bá, Vị Xuyên, Hà Giang (Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2001). Việc khai thác lúc đầu tập trung vào những loại gỗ tốt và có giá trị kinh tế cao như lát, Pơ mu, nghiến,…Sau đó, khi những loài gỗ này trở nên khan hiếm, người dân địa phương tiếp tục khai thác gỗ tạp với số lượng lớn, giai đoạn diễn ra hoạt động khai thác gỗ mạnh vào những năm 1990. Theo báo cáo, sở dĩ có việc khai thác trái phép mạnh mẽ như thế là do các nguyên nhân sau: lợi nhuận quá cao, lực lượng kiểm lâm quá mỏng và có một số bất cập trong việc giao đất, giao rừng của Chính phủ,…Các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên ở Tùng Bá không chỉ có hoạt động khai thác gỗ trái phép, tuy nhiên không thấy nêu ra trong báo cáo. 1.2.4. Các cơ hội tham gia bảo tồn của cộng đồng Người dân tham gia bảo tồn được tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp giáo dục bảo tồn mang tính quốc tế kết hợp với các yếu tố địa phương. Điều này tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các vấn đề môi trường ở địa phương một cách thuận lợi, và thúc đẩy người dân tham gia các chương trình giáo dục bảo tồn một cách tích cực. Báo cáo của Richard và Barbara (2001) cũng chỉ ra rằng, việc tạo cho người dân cơ hội tiếp cận với kinh nghiệm bảo tồn trên thế giới sẽ đảm bảo chương trình thành công hơn là việc Chính phủ và các công ty áp đặt các kế hoạch bảo tồn mà không có sự tham gia của người dân. Kết quả cũng chỉ ra rằng, tất cả các chương trình giáo dục bảo tồn nên lấy cộng đồng làm trung tâm cùng với những vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, … tại địa phương làm nền tảng cho việc thiết kế các chương trình. Việc người dân tiếp cận các kiến thức bảo tồn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, ti vi,… cũng là một cách hữu ích giúp người dân
  13. 11 chủ động tiếp cận với công tác bảo tồn. Báo cáo của Engels và Jacobson (2007) đã chỉ ra rằng, năm 2001 người dân tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, cụ thể, các nguồn thông tin đó là: thông tin đại chúng, các tài liệu giáo dục, các hoạt động và từ những người xung quanh hơn năm 1986 với cùng số người được hỏi. Tuy nhiên, cách tiếp cận và hiệu quả tiếp cận có sự khác nhau giữa 2 giới và giữa 2 cộng đồng dân cư sống ở thị trấn lớn và các làng nhỏ. Điều này tạo ra hướng tiếp theo cho các nhà nghiên cứu khi tập trung các hoạt động giáo dục môi trường, các tài liệu và các chương trình truyền thông đại chúng để làm tăng sự tập trung vào nữ giới, làm cho kiến thức môi trường của họ ngày càng tăng lên, đồng thời những chương trình tiếp theo nên tạo nhiều cơ hội tiếp cận hơn cho những người dân sống ở những thị trấn nhỏ, nghèo nàn hơn. Một trong những cơ hội tiếp cận tốt nhất để cộng đồng tích cực tham gia vào công tác bảo tồn đó là để họ tự tiếp cận với các nguồn thông tin, từ đó tiếp nhận và bổ sung vào tài liệu những thông tin họ cho là cần thiết. Brewer (2002) đã cho rằng, sự tham gia nên được khuyến khích và trông đợi để thêm vào những câu hỏi, lựa chọn những thông tin có giá trị và giới thiệu những kết quả của họ cho những người khác kể cả các nhà khoa học, bên cạnh đó việc cộng tác với giáo viên và các chuyên gia giúp họ trau dồi rất nhiều về kiến thức chuyên môn trong quá trình dự án diễn ra và ngay cả trong những hoạt động sau khi dự án kết thúc. Đây là phương pháp tiếp cận rất chủ động và hiệu quả của cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động bảo tồn. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, cơ hội tiếp cận của cộng đồng với giáo dục bảo tồn không chỉ đến từ chính quyền địa phương hay các nhà bảo tồn mà còn đến từ những học sinh là con cái của họ được học về giáo dục bảo tồn trong trường học. Nghiên cứu này của Vaughan, Gack, Solorazano và Ray, (2005) đã được tiến hành về sự học tập, trao đổi của các thế hệ trong cộng đồng, cụ thể bao gồm các học sinh, bố mẹ của chúng và các thành viên trong cộng đồng. Giả thuyết được các nhà khoa học đặt ra rằng: các học sinh được học và nhớ được các yếu tố cơ bản về bảo tồn trong môi trường trường học và truyền đạt lại với bố mẹ của chúng. Kết quả chỉ
  14. 12 ra rằng bố mẹ học từ những đứa con và cả 2 nhóm này thường xuyên trao đổi thông tin với nhau và gợi ý rằng các chương trình giáo dục môi trường được thiết kế và tiến hành cho trẻ em có thể cho phép bố mẹ và các thành viên cộng đồng học và nhớ được các thông tin (Vaughan, Gack, Solorazano và Ray, 2005). Một vấn đề không thể không nhắc đến khi nói về cơ hội tiếp cận của cộng đồng với giáo dục bảo tồn đó là những thách thức và cơ hội của cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động bảo tồn. Decker, Raik, Carpenter, Organ và Schusler (2005) đã có bài viết thảo luận về những thách thức và cơ hội trong quản lý động vật hoang dã ở địa phương, mức độ quan tâm của cộng đồng trong sự hợp tác với quản lý động vật hoang dã. Kết quả làm nổi bật vai trò của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng trong việc tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia các vấn đề bảo tồn thông qua việc cung cấp thông tin và các tiến trình cần thiết để sự tham gia có hiệu quả hơn. Đây cũng là mức độ cần thiết của sự hợp tác: cộng đồng - cơ quan quản lý động vật hoang dã. Cơ hội này cho các nhà bảo tồn động vật hoang dã đảm bảo làm hài hoà lợi ích lâu dài của cộng đồng và lợi ích của việc quản lý động vật hoang dã. Các nhà quản lý động vật hoang dã cần được chỉ dẫn khi đưa ra các quyết định với việc quản lý động vật hoang dã trên cơ sở cộng đồng. Những khó khăn và thách thức của các chương trình giáo dục bảo tồn ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội tiếp cận của người dân và sự thành công của các chương trình này. Norris và Jacobson (1998) tổng kết trong báo cáo đánh giá sự thành công và thất bại của 56 chương trình giáo dục bảo tồn. Sau khi sử dụng một loạt các mục tiêu về phân tích ngôn ngữ, phân loại và khảo sát hệ thống, các nhân tố được cho là có thể ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình là: vùng địa lý nơi mà chương trình diễn ra, nguồn tài trợ chương trình, thời gian chương trình bắt đầu đến khi kết thúc, các loại ấn phẩm diễn đạt kết quả và các phương pháp đánh giá. Tuổi thọ của chương trình chính là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự thành công của chương trình, và gợi ý rằng đây là một yếu tố cần thiết khi đánh giá sự thành công và giá trị của chương trình giáo dục bảo tồn. Những thuộc tính của chương trình như địa điểm, người đỡ đầu, dạng ấn phẩm để xuất bản kết quả đã không liên quan
  15. 13 tới sự thành công của chương trình. Những thách thức khiến các chương trình không thành công như mong đợi là do chúng ít có tác động hoặc không có kỹ thuật trong việc thay đổi mục tiêu bảo tồn, hầu hết các báo cáo đều không có thông tin về biện pháp kỹ thuật đánh giá trước, trong và sau chương trình. Việc nâng cao các cơ hội giáo dục bảo tồn ở các khu bảo tồn thiên nhiên ở vùng nhiệt đới, cụ thể là ở Belize được Rome và Romero (1998) nghiên cứu. Đối tượng giáo dục của chương trình là các sinh viên và các khách thăm quan của khu bảo tồn. Những vị khách đến thăm quan khu bảo tồn và có cơ hội được tiếp cận với các hình thức giáo dục bảo tồn từ những nhà giáo dục bảo tồn trẻ và không chuyên nghiệp. Kết quả chỉ ra rằng, những người tham gia rất thích thú với hướng tiếp cận mới này hiệu quả nhận thức bảo tồn tăng lên rõ rệt. Các khu bảo tồn khác có thể cân nhắc các chương trình đơn giản để nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục bảo tồn. Nghiên cứu này mở ra một hướng đi mới cho công tác giáo dục bảo tồn tại các khu bảo tồn, với những đối tượng khác nhau nhưng vẫn đạt những hiệu quả nhất định. Trong nhiều trường hợp, cách tiếp cận của các nhà khoa học, các nhà giáo dục bảo tồn vẫn là những yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình. Jacobson (1991) đã có báo cáo về việc đánh giá mô hình phát triển, phương tiện và kết quả của các chương trình giáo dục bảo tồn ở Costa Rica và Belize. Theo bà, một trong những yếu tố giúp các nhà bảo tồn có hướng tiếp cận đúng đắn với cộng đồng địa phương trong các chương trình giáo dục bảo tồn đó là xây dựng và phân tích các báo cáo đánh giá chương trình. Kết quả cho rằng, việc phân tích báo cáo như một tài liệu tổng hợp giúp các nhà bảo tồn đưa ra những chương trình thích hợp nhất với người tham gia và cung cấp kinh nghiệm giúp các chương trình thành công.
  16. 14 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 2.1.1. Lý do lựa chọn khu vực nghiên cứu Đề tài lựa chọn khu vực nghiên cứu bao gồm: 2 xã thuộc huyện Bắc Mê là Yên Định và Minh Sơn và 1 xã thuộc huyện Vỵ Xuyên là Tùng Bá, vì những lý do sau đây: - Trong số các khu vực xuất hiện Voọc mũi hếch, khu vực Khau Ca được cho là có số lượng quần thể loài lớn nhất - Người dân quanh KBT vẫn còn những tác động xấu đến khu vực được bảo vệ như khai thác gỗ và các lâm sản phụ, thậm chí săn bắn trong Khu bảo tồn. - Khoảng cách từ nơi sinh sống của người dân đến KBT là khá gần - Chưa có một chương trình giáo dục bảo tồn nào giành cho người dân 3 xã nói trên về Voọc mũi hếch và Khu bảo tồn Khau Ca - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca mới được thành lập cách đây không lâu, không nhiều người biết về sự thành lập này. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thiết kế những chương trình giáo dục bảo tồn phù hợp và cần thiết với tất cả người dân sống tại KBT. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu của đề tài liền kề nhau và bao trùm khu bảo tồn Khau Ca và được gọi chung là khu vực Khau Ca. Vì vậy đề tài lấy điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế xã hội của khu vực Khau Ca là các điều kiện của khu vực nghiên cứu. 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên • Vị trí địa lý Khau Ca là khu vực núi đá, với diện tích 2024 ha, trong đó diện tích vùng lõi khoảng 1000 ha, cách thị xã Hà Giang khoảng 15 - 20 km về phía Đông và cách Hà
  17. 15 Nội 300km về phía Bắc. Khu vực Khau Ca nằm trọn trong địa giới hành chính của 3 xã: Yên Định và Minh Sơn (huyện Bắc Mê) và Tùng Bá (huyện Vỵ Xuyên) của tỉnh Hà Giang. Trong đó: Phía Bắc thuộc xã Tùng Bá Phía Nam thuộc xã Yên Định Phía Đông thuộc xã Minh Sơn Phía Tây thuộc xã Tùng Bá và Yên Định Hình 2.1: Sơ đồ KBT Khau Ca • Địa hình Theo tài liệu địa chất, khu vực Khau Ca là khu vực núi đá vôi điển hình. Địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh với nhiều thung lũng sâu và hẹp. Đỉnh núi cao nhất của khu vực là Đỉnh Cột mốc, cao 1339.9m so với mực nước biển. Độ cao giảm dần theo hướng Tây – Tây Bắc và Đông Bắc, thấp nhất 466m so với mực nước biển (trung tâm xã Tùng Bá). Độ dốc trung bình là 30o. Phía Bắc được bao bọc bởi vách đá dựng đứng đóng vai trò như bìa rừng và hàng rào di chuyển của các loài không biết bay. Ngoại trừ vách đá này, còn lại địa hình thấp hơn và ít hiểm trở hơn, đất đai ổn định và màu mỡ là nơi làm nông nghiệp tập trung của cộng đồng địa phương.
  18. 16 • Địa chất và thổ nhưỡng Khu vực Khau Ca nằm trong vùng có kiến tạo địa chất thuộc kỷ Đệ Tam, dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật và áp suất cùng với sự vận động của vỏ Trái đất, các sản phẩm phong hóa chia thành 2 dạng đá trầm tích sau: - Trầm tích hóa học: Đá phylit – phân bố rải rác, diện tích nhỏ - Trầm tích cơ học: Đá sa thạch – chiếm tỷ lệ lớn về diện tích >85%, đất hình thành từ đá sa thạch giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước. Rừng Khau Ca nằm trên núi đá vôi giữa các thôn bản và đất nông nghiệp ngắt quãng bởi các mô đất và núi. Xã Tùng Bá (kéo dài từ phía Bắc) có hàng loạt hang động và núi đá vôi. Hang động chứa nhiều loài động vật ưa tối, thực vật bậc thấp và trầm tích cần được bảo tồn và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sinh vật học. Giá trị sau cùng (theo chính quyền là cần phải điều tra kĩ hơn) là giá trị về văn hoá của các hang động ở đây. Các hang động đang bị tác động của người dân địa phương, do vậy cần phải có các chương trình giáo dục về giá trị của hang động đối với cộng đồng địa phương. • Khí hậu và thủy văn Khu bảo tồn nằm trong vùng cận nhiệt đới phía Bắc Việt Nam. Đặc điểm của vùng này là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè có gió Nam và Đông Nam, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tổng lượng mưa trung bình vào khoảng 2300mm/năm. Hầu hết lượng mưa tập trung vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8, và thường xảy ra lũ lụt. Nhiệt độ trung bình năm là khoảng 23,3C. Tháng 10 và 12 có độ ẩm trung bình thấp nhất (35,5%), tháng 2 và 3 có độ ẩm trung bình cao nhất (87 đến 100%). Mùa khô (lượng mưa
  19. 17 Khu vực là vùng rừng trên núi đá vôi biệt lập, không có các sông suối nước chảy thường xuyên do diện tích rừng nhỏ và địa hình đá vôi nhấp nhô hiểm trở. Khu rừng thuộc đầu nguồn sông Lô chảy vào sông Gâm gần thị xã Tuyên Quang từ đó chảy vào sông Hồng tại thành phố Việt Trì. 2.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Tổng quát Phần này tổng hợp các thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng tài nguyên bên trong và tiếp giáp khu bảo tồn dựa trên những đánh giá về sử dụng tài nguyên năm 2006 (Nguyễn Hùng Mạnh và Phạm Hoàng Linh, 2006) và kết quả lập bản đồ sử dụng đất có sự tham gia của người dân tháng 4 – 2008 (Trần Phùng, 2008). Báo cáo đánh giá sử dụng tài nguyên được thực hiện tại 16 thôn bản thuộc 3 xã xung quanh khu bảo tồn dự kiến với tổng số 1.791 hộ gia đình và 9.667 nhân khẩu. Người Tày với 7.503 nhân khẩu chiếm đa số, tiếp sau là người Dao 1.470 nhân khẩu và người Mông 640 nhân khẩu. Tổng diện tích đất nông nghiệp 784 ha và diện tích rừng 833 ha. * Thu nhập tiền mặt Theo đánh giá sử dụng tài nguyên, không có thôn bản nào có thu nhập nông nghiệp trên 200.000VND/người/tháng – mức để xếp hạng người nghèo (Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010), nhưng chỉ có 34,9% hộ được coi là nghèo. Do người dân địa phương lấy nguồn thu nhập từ nông nghiệp và tài nguyên rừng nên một số gia đình nghèo cho rằng phần lớn thu nhập của họ là từ rừng. Theo số liệu tính toán dựa vào câu hỏi ở 16 hộ gia đình, thu nhập trung bình của các hộ khá giả là 14,8 triệu đồng/năm, hộ trung bình là 8,7 triệu đồng/năm, và hộ nghèo khoảng 3 triệu đồng/năm. Khai thác rừng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho những hộ nghèo cho dù gỗ thường được lấy từ ngoài vùng lõi của rừng Khau Ca. Xét trên lĩnh vực tổng thu nhập tiền mặt, khoản thu nhập từ chăn nuôi gia súc và
  20. 18 dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhất đối với các hộ khá giả. Các hộ khá giả làm chủ những trang trại (tương đối) lớn nhất ở đây. Do đó, khả năng chăn nuôi gia súc phụ thuộc (một phần) vào lượng cỏ khô từ trồng trọt và làm cho khu vực này càng giàu có hơn và năng suất nông nghiệp ngày càng cao hơn. Hơn nữa, một số gia đình khá giả cũng kinh doanh các cửa hàng nhỏ trong thôn và chưng cất rượu để bán trong vùng và bán cho Thị xã Hà Giang (Trang Chí Trung và cộng sự, 2006). Nhìn chung, sự phân bố thu nhập tiền mặt của các hộ gia đình cho thấy người dân ở đây có phần phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên ở các mức độ khác nhau. Có khả năng thu nhập thực tế từ việc đốn gỗ và khai thác lâm sản phi gỗ cao hơn thu nhập tính toán trong báo cáo này do các sai sót khi lấy các hộ điển hình. Tuy nhiên, rõ ràng các hộ nghèo (hơn) và trung bình dành hầu hết thời gian để khai thác lâm sản. Điều này cũng cho thấy những thanh niên và những người đàn ông thường vào rừng đốn gỗ sẽ không đủ thời gian để chăm sóc vụ mùa của mình. Do đó, năng suất vụ mùa sẽ rất thấp (Trang Chí Trung và cộng sự, 2006). Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu hụt lương thực và nhu cầu tiếp tục tìm kiếm tài nguyên rừng để bán đi lấy tiền/lương thực. • Sản xuất nông nghiệp: Người dân địa phương thu nhập chủ yếu từ các hoạt động trồng trọt, bao gồm lúa, ngô và các loại hoa màu khác, và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm và các loại vật nuôi khác. Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên: địa hình đồi núi dốc, thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Kỹ thuật canh tác của dân địa phương còn thấp. Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch bệnh và dịch hại ở vật nuôi, cây trồng còn nhiều hạn chế. Chỉ trong năm 2005, 16 thôn trên đã thiệt hại trên 1 tỷ đồng do dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, sạt lở đất gây mất diện tích đất trồng lúa (Nguyễn Hùng Mạnh và Phạm Hoàng Linh, 2006). • Sản xuất lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp trong khu vực còn chưa được chú ý. Công tác giao đất, giao rừng đã được triển khai nhưng hiệu quả còn chưa rõ ràng, hiện chỉ có 832,6 ha
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2