intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và đánh giá được tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu và đánh giá được khối lượng và thành phần chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu và đánh giá các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CƢ́U TÀ I NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ------------------------------------- NGUYỄN MINH PHƢƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội, năm 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ********* NGUYỄN MINH PHƢƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Trần Yêm Hà Nội, năm 2012
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 5 DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................. 7 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 12 1.1. Tổng quan chung về chất thải rắn ............................................................ 12 1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn .................................................................... 12 1.1.2. Phân loại chất thải rắn ......................................................................... 12 1.2. Tổng quan về nguồn phát sinh các loại CTR ........................................... 13 1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ............................................... 13 1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp ........................................... 17 1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại ................................................ 17 1.3. Tổng quan về tình hình phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn trên thế giới .................................................................................................................... 19 1.3.1. Tổng quan chung .................................................................................. 19 1.3.2. Tình hình quản lý CTR tại một số nước trên thế giới ............................. 21 1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn.. 24 1.5. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng ............................................................ 27 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 29 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 29 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 29 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34 3.1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng .......................................................................................... 34 3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................... 34 3.1.2. Chất thải rắn công nghiệp .................................................................... 40 3.1.3. Chất thải rắn y tế .................................................................................. 45 3
  4. 3.2. Hạn chế trong thu gom, xử lý CTR hiện nay ở thành phố Đà Nẵng....... 49 3.3. Dự báo lƣợng phát sinh chất thải rắn đến năm 2020 .............................. 50 3.3.1. Cơ sở dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng .................................................................................................. 50 3.3.2. Kết quả dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn ....................................... 54 3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn đến năm 2020 .......................................................................................................... 60 3.4.1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn:.................................................................................................. 60 3.4.2. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác phân loại CTR tại nguồn ............................................................................................................. 63 3.4.3. Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng .................. 65 3.4.4. Xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện công tác thu gom và vận chuyển chất thải tại thành phố Đà Nẵng......................................................... 66 3.4.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ..................................................... 66 3.4.6. Đầu tư tài chính cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng ................................................................................... 67 3.4.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý CTR ...................... 68 3.4.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra một cách toàn diện .............................. 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 69 1. Kết luận ....................................................................................................... 69 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 72 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3R : Giảm thiểu – Tái chế - Tái sử dụng; CTR : Chất thải rắn; CTRCN : Chất thải rắn công nghiệp; CTRNH : Chất thải rắn nguy hại; CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt; CTRYT : Chất thải rắn y tế; QLCTR : Quản lý chất thải rắn; UBND : Ủy ban nhân dân. 5
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các nguồn phát sinh các loại chất thải rắn ............................................. 15 Bảng 3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng ......... 34 Bảng 3.2: Thành phần rác thải sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng .............................. 36 Bảng 3.3. Thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư .................................................. 39 Bảng 3.4: Thành phần của chất thải công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng ................. 43 Bảng 3.5: Số lượng cơ sở y tế Đà Nẵng ................................................................. 45 Bảng 3.6: Lượng rác thải y tế tính toán được ở Đà Nẵng ....................................... 46 Bảng 3.7: Thành phần chất thải rắn y tế ở Đà Nẵng ............................................... 47 Bảng 3.8. Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh (kg/người/ngàyđêm) .................. 51 Bảng 3.9. Khối lượng CTR phát sinh theo Quyết định số 04/2008 của Bộ Xây Dựng .............................................................................................................................. 51 Bảng 3.10. Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom CTR đô thị ...................................... 51 Bảng 3.11. Tình hình phát triển cơ sở y tế TP. Đà Nẵng ........................................ 54 Bảng 3.12. Lượng phát thải CTRSH của TP. Đà Nẵng đến năm 2020 ................... 55 Bảng 3.13. Lượng phát thải CTR công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 ................. 57 Bảng 3.14: Khối lượng CTRYT phát sinh Đà Nẵng đến năm 2020 ........................ 58 6
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải............................... 13 Hình 1.2. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng .................................................. 28 Hình 3.1: Phương tiện thu gom trong ngõ, hẻm ..................................................... 35 Hình 3.2. Thùng rác cỡ lớn .................................................................................... 37 Hình 3.3. Xe chuyên dụng ..................................................................................... 37 Hình 3.4. Thùng rác Đà Nẵng ................................................................................ 37 Hình 3.5: Quy trình thu gom rác thải bãi biển, sông hồ .......................................... 38 Hình 3.6. Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ............................... 39 Hình 3.7: Chất thải rắn công nghiệp, 2007 ............................................................. 41 Hình 3.8: Biểu đồ lượng CTR công nghiệp được thu gom ..................................... 41 Hình 3.9: Quy trình thu gom rác thải công nghiệp ................................................. 44 Hình 3.10: Quy trình thu gom rác thải thủy sản ..................................................... 45 Hình 3.11: Quy trình thu gom rác thải y tế............................................................. 47 Hình 3.12: Các loại chất thải y tế ........................................................................... 48 Hình 3.13. Sơ đồ nguyên tắc dự báo nguy cơ ô nhiễm ........................................... 50 Hình 3.14: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTRSH trên TP. Đà Nẵng đến năm2020 .............................................................................................................................. 56 Hình 3.15: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTR sinh hoạt thông thường và CTR sinh hoạt nguy hại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 ........................................... 56 Hình 3.16: Dự báo xu thế phát sinh CTR công nghiệp không nguy hại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 ......................................................................... 57 Hình 3.17: Dự báo lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng ................... 59 Hình 3.18: Dự báo lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng ......... 60 7
  8. MỞ ĐẦU Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu mang tính toàn cầu, ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách và trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong các năm qua kinh tế và xã hội nước ta phát triển với tốc độ cao . Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao một bước, song người dân cũng đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường rất bức xúc diễn ra hàng ngày hàng giờ. Tại Việt Nam, sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của các loại chất thải rắn phát sinh như: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ở các địa phương đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29/2005/L-CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đã có hẳn một chương với 17 điều (từ Điều 66 đến Điều 82) quy định về quản lý chất thải. Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến quản lý chất thải rắn như: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại ...đây là các khung pháp lý cơ bản để đảm bảo cho việc quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ môi trường được thực thi một cách có hiệu quả, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay nói chung 8
  9. và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề quản lý, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống trước mắt. Một phần là do công tác dự báo xu hướng và tình hình phát sinh chất thải chưa được quan tâm đúng mức. Các ngành chức năng trong công tác BVMT không theo kịp xu hướng biến đổi nhanh chóng của môi trường. Thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn của khu vực miền Trung, có 6 quận và 02 huyện. Diện tích tự nhiên 1.256,2km2, trong đó diện tích đất liền là 951,2km2. Hiện nay, dân số Đà Nẵng khoảng 930.000 người. Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị đã tạo cho thành phố có sự thay đổi lớn về diện mạo đô thị và nền kinh tế phát triển. Ngày 08/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1866/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; trong đó cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp; dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: Dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6% và tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13%/năm. Một trong những mục tiêu về bảo vệ môi trường trong Quyết định này là trong giai đoạn 2011-2015 phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Phân loại chất thải tại nguồn và phấn đấu 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Đề án Xây dựng Đà Nẵng-thành phố Môi trường được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 cũng có cùng mục tiêu đối với công tác quản lý chất thải rắn. Cùng với sự phát triển của thành phố, lượng chất thải rắn sinh hoạt không ngừng tăng lên (tăng 10%/năm). Năm 2011, trung bình một ngày có khoảng 650- 670 tấn. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần giúp cho thành phố ngày càng sạch đẹp, được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng Giải thưởng môi trường Việt Nam năm 2011, Cộng đồng Khối ASEAN tặng giải thưởng “thành phố bền vững về 9
  10. môi trường ASEAN”. Tuy nhiên, công tác thu gom, vận chuyển đã bắt đầu xuất hiện những bất cập, xuất hiện các điểm nóng môi trường do chất thải rắn mà nguyên nhân chính là: thùng rác xuống cấp hư hỏng, gây mùi hôi thối, phản cảm, mất mỹ quan đô thị; người dân đổ chất thải rắn bừa bãi không đúng nơi quy định; ô nhiễm mùi hôi từ các trạm trung chuyển,... Để đạt được thành phố thân thiện với môi trường vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong những năm tới, việc đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng góp phần phát triển bền vững và phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố Môi trường tiêu biểu của cả nước là một việc hết sức có ý nghĩa. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn cao học. Đề tài này tập trung vào đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng với các mục đích cụ thể sau: - Nghiên cứu và đánh giá được tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Nghiên cứu và đánh giá được khối lượng và thành phần chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Nghiên cứu và đánh giá các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Đề xuất được các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; - Đề xuất một số định hướng cho thành phố Đà Nẵng trong vấn đề quản lý chất thải rắn. Kết quả nghiên cứu của luâ ̣n văn này sẽ đề xuất được các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau: 10
  11. - Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu; - Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu; - Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận; - Kết luận và kiến nghị; - Tài liệu tham khảo. 11
  12. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan chung về chất thải rắn 1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn CTR được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa. (theo Giáo trình Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại). 1.1.2. Phân loại chất thải rắn Các lại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. a) Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ. b) Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da , giẻ vụn, cao su, chất dẻo... c) Theo bản chất nguồn tạo thành - CTR được phân thành các loại: - CTR sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. - CTR công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp. d) Theo mức độ nguy hại - CTR được phân thành các loại: - Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người , động vật và cây cỏ. 12
  13. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. - Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải được trình bày ở hình 1.1 Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải 1.2. Tổng quan về nguồn phát sinh các loại CTR 1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt CTRSH phát sinh từ các nguồn chính sau: - CTRSH từ các hộ gia đình: Phát sinh từ các hộ gia đình dân cư, các biệt thự và căn hộ chung cư. Thành phần chất thải thường bao gồm: thực phẩm thừa hỏng, 13
  14. giấy, cacton, plastic, gỗ, thủy tinh, lon, hộp, can nhựa, các kim loại, tro, đồ điện tử gia dụng bị hỏng, rác vườn, xăm lốp xe... Ngoài ra CTR từ các hộ dân cư còn có thể chứa một lượng không lớn các chất độc hại như pin, ắc qui, kim tiêm, chất tẩy rửa... - Chất thải rắn đường phố: Chất thải từ các đường phố phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn gốc của loại CTR này từ người đi đường và cả những hộ dân sống dọc 2 bên đường vứt thải, đổ xả bừa bãi. Mỗi đô thị tùy theo qui mô, cấp độ khác nhau mà có tới hàng chục, hàng trăm km đường phố, mặt khác hiện nay hầu hết các đô thị của Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng, nên lượng chất thải đường phố rất lớn, đặc biệt ở những khu vực có nhiều công trình đang xây dựng. Trong chất thải đường phố thì tỷ lệ chất thải xây dựng chiếm tới 70-80%, chất thải sinh hoạt chỉ chiếm trên 15%, còn lại là các loại khác như cành cây, lá cây, bao nylon, xác động vật chết. - Chất thải từ các khu vực chợ: Có thể nói một đặc điểm nổi bật của đô thị Việt Nam là phát triển rất nhiều loại hình chợ: chợ cóc, chợ đêm, chợ bán buôn, chợ đầu mối, chợ thực phẩm... họp ở bất cứ nơi nào tiện lợi cho người bán và người mua. Ví dụ như ở Hà Nội có tới hơn 30 chợ lớn và khoảng hơn 300 chợ nhỏ, chợ cóc. Lượng chất thải phát sinh từ các chợ hàng ngày đạt tới 400 tấn (chiếm gần 1/6 lượng chất thải của thành phố phát sinh hàng ngày). - CTRSH phát sinh từ các trung tâm thương mại, khách sạn, trung tâm dịch vụ: Các loại chất thải từ các khu này thường chủ yếu là: giấy, cacton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, đồ điện tử, đồ điện gia dụng bị hỏng..., ngoài ra còn có thể có một số loại chứa thành phần chất độc hại. - Chất thải từ các cơ quan, công sở: Phát sinh từ các cơ quan xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Thành phần chất thải loại này tương tự như các trung tâm thương mại. Các nguồn phát sinh các loại chất thải rắn cơ bản có thể được phân loại ở bảng 1.1 như sau: 14
  15. Bảng 1.1. Các nguồn phát sinh các loại chất thải rắn Nguồn phát Các cơ sở, hoạt động hoặc vị trí Các loại chất thải thải các chất thải phát sinh Thực phẩm, giấy, bìa, vải, cao Các hộ gia đình đơn lẻ, các khu su và da, chất dẻo, gỗ, kim loại, Sinh hoạt tập thể, khu đô thị cao tầng v.v. thuỷ tinh, các chất độc hại và các chất khác. Giấy, bìa, chất dẻo, gỗ, thực Các cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất Thương mại thị, khách sạn, các trung tâm dịch thải nguy hại và các chất thải vụ v.v. khác Giấy, bìa, chất dẻo, gỗ, thực Trường học, bệnh viện, các cơ phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất Văn phòng quan và văn phòng của chính phủ thải nguy hại và các chất thải khác Các địa điểm công trường xây Gỗ, sứ, gạch, đá, cát, sỏi, thép, Xây dựng dựng, các địa điểm làm mới và bê tông, thủy tinh, chất dẻo, bụi và phá huỷ sửa chữa đường, nơi phs huỷ các và các chất thải khác v.v. toà nhà và đường Các nhà Hoạt động sản xuất, tổn hao trên Các chất thải từ nhà máy, tro, máy và lò dây chuyền, các điểm xả thải, vị dư đọng chất thải đốt trí tập kết CTR,... Chất thải Tất cả các nguồn như trên Tất cả các loại chất thải như trên rắn đô thị Chất thải chế biến công nghiệp, Xây dựng, chế tạo, công nghiệp bao bì, v.v. Chất thải ngoài công Công nặng và nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nghiệp như thực phẩm, CTR, nghiệp nhà máy điện, v.v. tro, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại và các chất thải khác. Các loại chất thải thực phẩm, Nông Các cánh đồng, trang trại, vườn chất thải nông nghiệp, chất thải nghiệp cây v.v. nguy hại và các chất thải khác. Qua thống kê bảng 1.1 cho thấy, có rất nhiều loại CTR khác nhau, rất nhiều nguồn phát sinh CTR, rất nhiều hoạt động phát sinh CTR, số lượng và thành phần cũng phụ thuộc một loạt các yếu tố mang tính đáp ứng. Từ đó có thể cho thấy rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát sinh CTR, cụ thể như sau: - Quy mô dân số, tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ dân số đô thị, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số; 15
  16. - Phát triển GDP hàng năm, tỉ lệ phát triển nông nghiệp, nuôi trồng chế biến thủy sản, tỉ lệ phát triển các loại hình công nghiệp, khai thác khoáng sản, hoạt động xây dựng, tỉ lệ phát triển dịch vụ, du lịch; - Phong tục tập quán trong việc sử dụng hàng hóa, trong sinh hoạt các hộ gia đình, nhận thức môi trường của cộng đồng, các hành động hướng tới ứng dụng 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) trong quản lý chất thải rắn; - Việc thực thi các quy định, các tiêu chuẩn môi trường, các chính sách môi trường để đạt được mục tiêu của quốc gia, các chính sách đối với từng ngành sản xuất, dịch vụ (các giới hạn và kiểm soát sự tăng trưởng của ngành nhằm làm giảm hoặc thay đổi các hoạt động hay các áp lực mà các hoạt động này gây ra), quy hoạch quản lý CTR và đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường; - Cơ sở hạ tầng, các kế hoạch phát triển nhà ở, sự thay đổi nông thôn/thành thị, các chương trình xây dựng đường xá, cải thiện cho các khu dân cư nghèo; - Điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường. Trong đó: Dân số là một yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến số lượng CTR, cơ cấu kinh tế liên quan đến cơ cấu CTR của sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện... Các thông tin dự báo về số lượng và thành phần CTR sinh hoạt, thương mại và dịch vụ sẽ được tính toán dựa trên việc sử dụng các nguồn thông tin đã được xuất bản về ước tính và hoạch định dân số từ các Bộ và các cơ quan thống kê. Số lượng và thành phần CTR công nghiệp từ các cơ sở công nghiệp, khu cụm công nghiệp sẽ được dự báo dựa theo tốc độ phát triển công nghiệp, quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển của từng loại hình công nghiệp. Số lượng và thành phần CTRYT từ các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm y tế sẽ được dự báo dựa theo số giường bệnh, tốc độ phát triển, quy mô của từng cơ sở y tế. Một cách tổng quan, số lượng và đặc tính của các cất thải sinh ra cũng có quan hệ rất mật thiết đến các điều kiện kinh tế trong tỉnh và có xu hướng diễn biến theo sự tăng trưởng kinh tế và dân số từng vùng. Mức độ phát sinh chất thải rắn tính 16
  17. theo đầu người cũng sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng mức sống. Để đánh giá và dự báo tương đối chính xác tình hình phát sinh CTR trên địa bàn tỉnh, cần xem xét nhiều yếu tố. Tuy nhiên sẽ làm phức tạp vấn đề và cũng không đảm bảo chắc chắn số liệu dự báo. Dựa trên việc tham khảo các ý kiến của các chuyên gia về dự báo cũng như về môi trường. Trong luận văn này, việc dự báo số lượng và thành phần CTR phát sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dựa chủ yếu vào các yếu tố sau: - Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỉ lệ dân số đô thị, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số; - Các điều kiện kinh tế - xã hội, bao gồm cơ cấu kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ); Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế; Mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của thành phố; - Điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường. 1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp CTRCN là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp… và được chia thành hai loại: chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn nguy hại. Chất thải nguy hại dễ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người và dễ ăn mòn nhiều vật liệu. Chất thải trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: bao gồm các phế phẩm, phế liệu trong quá trình sản xuất, tro xỉ từ quá trình đốt cháy nguyên liệu… Chất thải trong xây dựng: chất thải từ các công trình xây dựng bao gồm xà bần, bao bì và gỗ… Nguồn phát sinh CTRCN đa dạng về chủng loại (sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ,…), tính chất chất thải rất khác nhau (nguy hại, không nguy hại) gây khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. 1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại 1.2.3.1. Chất thải rắn y tế nguy hại 17
  18. Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các hoạt động khác nhau trong ngành y tế để phục vụ cho việc khám chữa bệnh, điều trị bệnh, chăm sóc bệnh nhân, nghiên cứu, đào tạo… Hiện nay ở một số nước khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), chất thải rắn y tế được chia làm 5 loại sau: chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải hóa học, chất thải bình chứa khí có áp suất, chất thải sinh hoạt. Trong đó, chất thải lâm sàng là loại chất thải nhiễm khuẩn, có nguy cơ lây nhiễm cao và được chia làm 5 nhóm nhỏ: nhóm A, nhóm B, nhóm C, chóm D, nhóm E. - Nhóm A: Là loại chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm vật liệu bị thấm máu, dịch và các chất bài tiết của người bệnh: bông băng, gạc, găng tay, bột bó, đồ vải, ống truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu… - Nhóm B: bao gồm các vật sắc nhọm: kim tiêm, bơm tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, ca, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể nhiễm khuẩn hay không. - Nhóm C: Là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết, xét nghiệm, nuôi cấy, túi đựng bệnh phẩm v.v… - Nhóm D: Là chất thải dược phẩm bao gồm: Các loại dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị vấy đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây độc tế bào. - Nhóm E: Là chất thải lâm sàng bao gồm: các mô cơ quan người, động vật, các bộ phận cắt bỏ của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn) như: chân tay, rau thai, bào thai, xác súc vật v.v… 1.2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại Quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam đã gia tăng rất nhanh vào những năm gần đây và nó được định hướng gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển kinh tế này là vấn đề gia tăng ô nhiễm do công nghiệp gây ra bao gồm cả chất thải công nghiệp nguy hại. 18
  19. Theo báo cáo của JICA, tổng lượng chất thải phát sinh tại Việt Nam năm 2010 là trên 31,5 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp là 5,5 triệu tấn và chất thải nguy hại là 0,86 triệu tấn. Theo dự báo, tổng lượng chất thải phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 43.6 triệu tấn (1,55 triệu tấn chất thải nguy hại); dự báo lên đến 67,6 triệu tấn năm 2020 (2,8 triệu tấn chất thải nguy hại); và khoảng 91 triệu tấn năm 2025 (27,8 triệu tấn chất thải công nghiệp). Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng 13% đến 20% tổng lượng chất thải. Phần trăm chất thải công nghiệp nguy hại vào năm 2008 là khoảng 18% trong tổng số chất thải công nghiệp. Việc phát sinh chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp và ở miền Nam. Gần một nửa số chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương. Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm tỉ lệ 30%. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm hơn 70% lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại Việt Nam. 1.3. Tổng quan về tình hình phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn trên thế giới 1.3.1. Tổng quan chung Việc gia tăng về số lượng và các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại do kết quả của việc tăng trưởng kinh tế liên tục, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang trở thành vấn đề gánh nặng đối với các quốc gia và chính quyền địa phương trong việc đảm bảo việc quản lý chất thải một cách hiệu quả và bền vững. Tổng lượng chất thải rắn đô thị (MSW) năm 2006 phát sinh trên toàn cầu ước tính đạt 2,02 tỷ tấn, tăng 7% hàng năm từ năm 2003 (Báo cáo Thị trường về Quản lý chất thải toàn cầu năm 2007). Nó cũng ước tính rằng giữa năm 2007 và 2011, lượng chất thải toàn cầu phát sinh sẽ tăng 37,3%, tương đương với khoảng 8% tăng mỗi năm. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các bên tham gia, Công ước Basel ước tính rằng có tương ứng khoảng 318 và 338 tấn chất thải nguy hại và chất thải khác được thải ra trong năm 2000 và năm 2001. Tại nhiều quốc gia chất thải y tế được phân loại như là chất thải nguy hại. 19
  20. Theo ước tính của WHO tổng lượng chất thải y tế của mỗi một người trong mỗi một năm ở hầu hết các nước thu nhập thấp phát sinh từ 0.5 đến 3kg. Không có ước tính về lượng chất thải công nghiệp. Cục Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) ước tính các cơ sở công nghiệp của Mỹ mỗi năm tạo ra và thải bỏ khoảng 7.6 tỉ tấn chất thải rắn công nghiệp không nguy hại. EU ước tính 25 quốc gia thành viên sản xuất ra 700 triệu tấn chất thải nông nghiệp hàng năm. Chất thải điện và thiết bị điện tử hoặc chất thải điện tử cũng là một trong những loại chất thải gia tăng nhanh nhất và bằng 1% tổng lượng chất thải rắn trung bình mỗi năm tại các nước đang phát triển. Dự kiến tăng lên 2% trong năm 2010. Cho dù các Chính phủ và các tổ chức khác trên thế giới đã và đang nỗ lực đáng kể để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải nhưng vẫn còn nhiều điểm thiếu cần được bổ sung trong vấn đề này. Ngân hàng thế giới ước tính tại các nước đang phát triển các thành phố thường chỉ dùng 20 đến 50 phần trăm ngân sách hiện có của họ cho việc quản lý chất thải rắn (đổ trực tiếp và đốt không xử lý khí thải là bình thường) mặc dù còn khoảng 30-60 phần trăm chất thải rắn đô thị còn chưa được thu gom và có khoảng ít hơn 50% dân số được phục vụ trong việc thu gom chất thải rắn. Ở các nước thu nhập thấp, việc tự thu gom đã chiếm đến 80-90% ngân sách cho việc quản lý chất thải rắn đô thị. Ở các nước có thu nhập trung bình chi phí thu gom chất thải chiếm 50- 80% tổng ngân sách. Ở các nước có thu nhập cao, việc thu gom chỉ chiếm chưa đến 10 % ngân sách, điều này có nghĩa kinh phí còn lại dành cho các cơ sở xử lý chất thải. Ở những nước tiên tiến sự tham gia của cộng đồng làm giảm bớt chi phí thu gom chất thải và tạo điều kiện cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải. Do vậy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý chất thải với nỗ lực hết sức để giảm khối lượng chất thải và giành kinh phí cho việc quản lý chất thải. Nếu hầu hết các chất thải có thể chuyển thành nguyên vật liệu và tài nguyên được phục hồi thì sẽ giảm được đáng kể khối lượng chất thải cuối cùng và những nguyên vật liệu được phục hồi và nguồn tài nguyên tận dụng được này sẽ tạo ra doanh thu để phục vụ cho việc quản lý chất thải. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2