Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
lượt xem 6
download
Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu là đánh giá được thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu thành phần và khối lượng của chất thải sinh hoạt phát sinh. Nghiên cứu phương thức phân loại, mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Hào. Đề xuất được các giải pháp phù hợp và thiết thực để nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn của huyện Mỹ Hào.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------------------------------ ĐỖ TRUNG ĐỨC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - Năm 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------------------------------ ĐỖ TRUNG ĐỨC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.Trần Yêm Hà Nội - Năm 2016
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, của các tập thể, các nhân trong suốt quá trình thực hiện. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trần Yêm – Khoa Môi Trƣờng, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi tận tình, cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, có những góp ý quan trọng cho nội dung đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài Nguyên & Môi trƣờng tỉnh Hƣng Yên, Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Mỹ Hào, Công ty Thị Chính Hƣng Yên, UBND các phƣờng, xã đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc nghiên cứu, cung cấp những nguồn thông tin thực tiễn bổ ích để hoàn thành luận văn đúng thời hạn Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những ngƣời đã khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện. Xin chân thành cảm ơn! . i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung nghiên cứu của Luận văn này đƣợc hình thành và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS.TrầnYêm. Các số liệu và kết quả có đƣợc trong Luận văn là trung thực; không sử dụng số liệu của các tác giả khác chƣa đƣợc công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2016. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Trung Đức ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT, CHỮ VIẾT TẮT..........................................v DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ vii MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT ................4 1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt ...............................................................4 1.1.2. Nguồn gốc hình thành chất thải rắn sinh hoạt ............................................5 1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.............................................................6 1.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...................................................7 1.2.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới.............................7 1.2.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam .....................11 1.2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Hƣng Yên .................21 CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................................25 2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên ..........................25 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên ...............27 2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................30 2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................30 2.3.1. Phƣơng pháp luận .....................................................................................30 2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................31 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................36 3.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Hào..36 iii
- 3.1.1. Thực trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt huyện Mỹ Hào....................36 3.1.2 Tình hình phát sinh CTR sinh hoạt huyện Mỹ Hào ..................................38 3.1.3 Dự báo khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020 .........48 3.1.4. Thực trạng thu gom và xử lý CTR sinh hoạt của huyện Mỹ Hào ............49 3.1.5. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác quản lý CTR sinh hoạt huyện Mỹ Hào .............................................................................................................55 3.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................57 3.2.1. Giải pháp về chính sách............................................................................57 3.2.2. Giải pháp về quản lý .................................................................................58 3.2.3. Đề xuất mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. .........................................................................61 KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ ........................................................................................70 1. Kết luận ..............................................................................................................70 2. Kiến nghị............................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................72 PHỤ LỤC...........................................................................................................................74 PHỤ LỤC 1 ...........................................................................................................74 PHỤ LỤC 2. ..........................................................................................................77 PHỤ LỤC 3 ...........................................................................................................79 iv
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT, CHỮ VIẾT TẮT BCL: Bãi chôn lấp CS: Cộng sự CTNH: Chất thải nguy hại CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt MT: Môi trƣờng TCMT: Tổng cục môi trƣờng TT: Thị trấn UBND: Ủy ban nhân dân v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải sinh hoạt ..............................................5 Bảng 1.2: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ...........................................6 Bảng 1.3: Lƣợng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nƣớc .........................................8 Bảng 1.4: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phƣơng pháp khác nhau ở một số nƣớc...............11 Bảng 1.5: Các loại CTR đô thị của Hà Nội năm 2011 .....................................................12 Bảng 1.6: Chất thải rắn đô thị phát sinh các năm 2007 - 2010 ........................................13 Bảng 1.7: Chỉ số phát sinh CTRSH bình quân đầu ngƣời của các đô thị 2009..............15 Bảng 1.8: Khối lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các thị trấn...........................................21 Bảng 1.9: Thành phần chất thải rắn đô thị tỉnh Hƣng Yên ..............................................22 Bảng 1.10: Thành phần chất thải rắn nông thôn tỉnh Hƣng Yên.....................................23 Bảng 2.1: Điều tra cán bộ phụ trách CTR.........................................................................32 Bảng 2.2: Điều tra các tổ thu gom CTR............................................................................33 Bảng 3.1: Tổng hợp tỷ lệ phát thải chất thải rắn tại các xã ..............................................39 Bảng 3.2: Kết quả điều tra lƣợng CTR sinh hoạt các hộ trong xã Ngọc Lâm................40 Bảng 3.3: Kết quả điều tra lƣợng CTR sinh hoạt các hộ trong xã Dị Sử ........................42 Bảng 3.4: Kết quả điều tra lƣợng CTR sinh hoạt các hộ trong TT Bần Yên Nhân .......44 Bảng 3.5: Tổng kết kết quả điều tra CTR sinh hoạt .........................................................46 Bảng 3.6: Thành phần CTR sinh hoạt huyện Mỹ Hào.....................................................47 Bảng 3.7: Dự báo khối lƣợng chất thải sinh hoạt của huyện Mỹ Hào đến năm 2020 ...48 Bảng 3.8: Kinh phí cho nhân công thu gom trong 1 năm sử dụng..................................68 Bảng 3.9: Dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của mô hình .......................................69 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các đô thị Việt Nam 2007 ....................................14 Hình 1.2: Biểu đồ dự báo lƣợng CTR nông thôn phát sinh trong tỉnh............................23 Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Mỹ Hào – tỉnh Hƣng Yên ......................................25 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý CTR sinh hoạt huyện Mỹ Hào ..................................37 Hình 3.2: Bãi rác thôn Nho Lâm xã Dị Sử và hiện trạng đốt rác ....................................51 Hình 3.3: Xe ngựa tự chế và ủng lao động .......................................................................51 Hình 3.4: Phƣơng pháp xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Hào ................52 Hình 3.5: Bãi rác thôn Phúc Bố, xã Ngọc Lâm ................................................................55 Hình 3.6: Đánh giá thực trạng môi trƣờng tại các bãi chôn lấp rác thải .........................55 Hình 3.7: Bãi đất trũng dự tính làm BCL tập trung của xã Ngọc Lâm ...........................62 Hình 3.8: Sơ đồ quy trình phân loại rác thải .....................................................................64 Hình 3.9: Sơ đồ Quy trình hoạt động của lò đốt LOSIHO ..............................................65 Hình 3.10: Sơ đồ công nghệ máy nghiền ..........................................................................67 vii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Trong xu thế đổi mới và hội nhập, những năm qua đất nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, vƣợt qua đƣợc cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, duy trì đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế cao hằng năm. Tuy nhiên quá trình sản xuất, sinh hoạt của con ngƣời gắn liền với sự tiêu thụ vật chất và phát sinh chất thải. Hệ quả của việc đó là những thách thức khó khăn cần đối mặt trong đó có vấn đề suy thoái môi trƣờng gay gắt và hậu quả của việc biến đổi khí hậu khôn lƣờng. Ô nhiễm môi trƣờng tại các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, các lƣu vực sông trên cả nƣớc và nhiều vấn đề môi trƣờng bức xúc khác đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Thực tế cho thấy, cơ chế quản lý ở các địa phƣơng cụ thể là trong các khâu phân loại, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều yếu kém, chƣa đồng bộ cho nên công tác vệ sinh môi trƣờng chƣa đi vào nề nếp. Do đó, rác thải sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc không chỉ ở riêng thành phố, nơi tập trung đông dân cƣ mà còn ở cả khu vực nông thôn. Hơn thế nữa, theo yêu cầu của thời cuộc, Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới , với tiêu chí hiện đại hóa nông thôn, càng đặt ra nhiều thách thức về chất thải, đặc biệt là chất thải rắn. Huyện Mỹ Hào tỉnh Hƣng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng mang đậm nét đặc trƣng của vùng nông thôn Việt Nam. Phát triển nông thôn mới là một cơ hội đi lên của huyện nói riêng cũng nhƣ của toàn thể nông thôn Việt Nam nói chung, tuy nhiên việc quản lý chất thải rắn đang ngày một phức tạp. Từ thực tế trên luận văn lựa chọn đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên” để tiến hành nghiên cứu với mong muốn đƣa ra đƣợc những khó khăn trong công tác quản lý , xử lý và từ đó đề xuất kế hoạch, giải pháp cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Mỹ Hào nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung một cách có hiệu quả nhất. 1
- 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. - Nghiên cứu thành phần và khối lƣợng của chất thải sinh hoạt phát sinh. - Nghiên cứu phƣơng thức phân loại, mạng lƣới thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Hào. - Đề xuất đƣợc các giải pháp phù hợp và thiết thực để nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải rắn của huyện Mỹ Hào. 3. Nội dung nghiên cứu -Tổng quan về khái niệm và khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt. - Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam - Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên + Hiện trạng cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt . + Hiện trạng về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH: Nguồn phát sinh, thành phần và khối lƣợng, phƣơng tiện thu gom và biện pháp xử lý, dự báo khối lƣợng phát sinh đến năm 2020. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên + Giải pháp chung: về cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức quản lý. + Đề xuất mô hình thí điểm về thu gom và xử lý CTRSH tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. Cụ thể bao gồm : 1) Nguồn phát sinh, thành phần, khối lƣợng CTR phát sinh 2) Mô hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn 3) Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt. 2
- * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chọn 3/11 xã trên địa bàn huyện làm thí điểm để điều tra về lƣợng và thành phần CTR sinh hoạt. Cụ thể là thị trấn Bần Yên Nhân, xã Dị Sử và xã Ngọc Lâm, là 03 xã theo chiều dài của huyện từ Tây sang Đông, dọc theo chiều dài quốc lộ 05. Tại mỗi xã, đề tài chọn thí điểm 30 hộ gia đình để tiến hành nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp phƣơng pháp luận trong nghiên cứu quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời có thể mở rộng để nghiên cứu quản lý cho các thành phần chất thải khác nhƣ chất thải y tế, chất thải xây dựng… -Góp phần cung cấp tƣ liệu tham khảo trong đào tạo, tập huấn cũng nhƣ cho các nghiên cứu khác liên quan đến chất thải rắn. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp thông tin cần thiết và những số liệu cơ bản về thành phần, tính chất của chất thải sinh hoạt tại địa bàn huyện Mỹ Hào nói riêng và khu vực nông thôn nói chung. - Cung cấp cho huyện Mỹ Hào biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khả thi để có thể áp dụng vào thực tiễn trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 6. Bố cục của luận văn Luận văn đƣợc trình bày trong 80 trang với 21 bảng và 13 hình. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau: 1) Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 2) Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu. 3) Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu 3
- CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt Theo quan điểm của thế giới: Chất thải là những vật và chất mà ngƣời dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với ngƣời này nhƣng lại là lợi ích của ngƣời khác. Trong cuộc sống, chất thải đƣợc hình dung là những chất không còn đƣợc sử dụng cùng với những chất độc đƣợc xuất ra từ chúng . Chất thải rắn là toàn bộ loại vật chất do con ngƣời loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng), trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất, đƣợc con ngƣời và động vật thải bỏ trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động và sản xuất. Theo nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đƣa ra định nghĩa về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt và các hoạt động liên quan đến việc xử lý chất thải cụ thể nhƣ sau: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng đƣợc gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tƣ xây dựng cở sở, phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lƣu trữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp nhận. 4
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, thu gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ , kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 1.1.2. Nguồn gốc hình thành chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng nhƣ trong các hoạt động xã hội từ các khu dân cƣ, chợ, nhà hàng, văn phòng và từ các nhà máy sản xuất .. Nguồn gốc phát sinh của chất thải sinh hoạt đƣợc thống kê cụ thể tại Bảng 1 dƣới đây Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải sinh hoạt Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải Khu dân cƣ Nhà dân, khu chung cƣ, Thức ăn thừa, rau quả đô thị hỏng, giấy vụn, bìa carton Cơ quan Trƣờng học, bệnh viện, cơ Thực phẩm thừa, giấy sở y tế, nhà máy, xí vụn, nhựa phế, chất thải nghiệp nguy hại,, Dịch vụ công cộng Khu vui chơi giải trí, bãi Thức ăn thừa, rau quả tắm, hoạt động thu gom rác hỏng; giấy vụn, bìa thải, nhà ga, bến xe bus carton.. Công nghiệp Dệt may, cơ khí…công Rác thải sinh hoạt và rác nghiệp nhẹ và công thải công nghiệp từ quá nghiệp nặng trình sản xuất; chất thải nguy hại Nông nghiệp Khu trang trại chăn nuôi, Vỏ thuốc trừ sâu, chất thải đồng ruộng, vƣờn cây ăn nguy hại quả 5
- Xử lý chất thải Khu xử lý rác thải, bãi rác Bùn thải, tro thải thải tập trung, khu xử lý nƣớc thải Xây dựng Xây dựng mới nhà ở, khu Gạch vỡ, vỏ bao xi măng.. chung cƣ, cải tạo và nâng cấp đƣờng giao thông Khu công nghiệp, cụm Các cơ sở sản xuất kinh công nghiệp doanh trong KCN, CCN [Phạm Thị Trang, 2015, tr. 6] 1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phƣơng vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau nhƣ: Khu dân cƣ và thƣơng mại có thành phần chất thải đặc trƣng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vƣờn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ nhƣ rửa đƣờng và hẻm phố chƣa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng..., chất thải thực phẩm nhƣ can sữa, nhựa hỗn hợp... Bảng 1.2: Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1.Các chất cháy được a.Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa, giấy giấy vệ sinh b.Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon... c.Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực Cọng rau, vỏ quả, thân cây, phẩm lõi ngô... d.Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu đƣợc Đồ dùng bằng gỗ nhƣ bàn, chế tạo từ tre, gỗ, rơm... ghế, đồ chơi, vỏ dừa... e.Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, chế tạo từ chất dẻo lọ. Chất dẻo, đầu vòi, dây điện... 6
- f.Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Bóng, giày, ví, băng cao su... chế tạo từ da và cao su 2.Các chất không cháy a.Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, chế tạo từ sắt mà dễ bị nam dao, nắp lọ... châm hút b.Các kim loại phi Các vật liệu không bị nam châm Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ sắt hút đựng... c.Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Chai lọ, đồ đựng bằng thủy chế tạo từ thủy tinh tinh, bóng đèn... d.Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy Vỏ chai, ốc, xƣơng, gạch, đá, ngoài kim loại và thủy tinh gốm... 3.Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, tóc... phân loại trong bảng này. Loại này có thể chƣa thành hai phần: kích thƣớc lớn hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm [Phạm Thị Trang, 2015, tr. 8] 1.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt 1.2.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới Lƣợng rác thải sinh hoạt phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số và thói quen tiêu dùng của con ngƣời. Ở mỗi quốc gia có tỷ lệ phát sinh rác thải khác nhau, đô thị hóa và phát triển kinh tế thƣờng đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên. Mức đô thị hóa cao thì lƣợng chất thải tăng lên theo đầu ngƣời, ví dụ cụ thể một số nƣớc hiện nay nhƣ sau: Canada là 1,7kg/ngƣời/ngày; Australia là 1,6 kg/ngƣời/ngày; Thụy Sỹ là 1,3 kg/ngƣời/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/ngƣời/ngày. Dân thành thị ở các nƣớc phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nƣớc đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nƣớc phát triển là 2,8 kg/ngƣời/ngày; Ở các nƣớc đang phát triển là 0,5 kg/ngƣời/ngày. [Nguyễn Thị Anh Hoa, 2010, tr. 22-23] 7
- Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu ngƣời đối với từng loại chất thải mang tính đặc thù của từng địa phƣơng và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân cƣ ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hƣớng chung của thế giới là mức sống càng cao thì lƣợng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB ,2004), tại các thành phố lớn nhƣ New York tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/ngƣời/ngày, Singapore, Hồng Kông là 0,8 - 10 kg/ngƣời/ngày. Bảng 1.3: Lƣợng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nƣớc Dân số đô thị hiện nay LPSCTRĐT hiện nay Tên nƣớc (% tổng số) (kg/ngƣời/ngày) Nước thu nhập thấp 15,92 0,40 Nepal 13,70 0,50 Bangladesh 18,30 0,49 Việt Nam 20,80 0,55 Ấn Độ 26,80 0,46 Nước thu nhập trung bình 40,80 0,79 Indonesia 35,40 0,76 Philippines 54,00 0,52 Thái Lan 20,00 1,10 Malaysia 53,70 0,81 Nước có thu nhập cao 86,3 1,39 Hàn Quốc 81,30 1,59 Singapore 100,00 1,10 Nhật Bản 77,60 1,47 (Nguồn: Bộ môn Sức khỏe Môi trường, 2010) 8
- Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải nhƣ: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin, các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải rất hiệu quả. California – Mỹ : Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ đƣợc thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác đƣợc thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác nhau nhƣ: Khối lƣợng rác tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Phí thu gom rác đƣợc tính dựa trên khối lƣợng rác, kích thƣớc rác, theo cách này có thể hạn chế đƣợc đáng kể lƣợng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn đƣợc chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác. Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,... đều đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng nƣớc có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa. Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn. Tính bình quân mỗi ngƣời dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu nhƣ thành phần các loại rác thải trên đất nƣớc Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ nhƣ các nƣớc khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của ngƣời Mỹ là việc thƣờng xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh 9
- hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Nhƣ vậy rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải đƣợc nhƣ kim loại, thủy tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%) [Phạm Thị Trang, 2015]. Pháp: Ở nƣớc này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lƣợng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phƣơng pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trƣờng hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thƣơng lƣợng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này. Singapore: Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đƣợc thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc, đƣợc đƣa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác đƣợc đƣa về nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ và công ty, hơn 300 công ty tƣ nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thƣơng mại. Tất cả các công ty này đều đƣợc cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore đƣợc khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cƣ chỉ phải trả phí 7 đôla Singapore/tháng. Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để xử lý rác thải. Tỷ lệ rác thải đƣợc xử lý theo phƣơng pháp khác nhau của một số nƣớc trên thế giới đƣợc giới thiệu ở bảng sau 10
- Bảng 1.4: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phƣơng pháp khác nhau ở một số nƣớc (ĐVT:%) STT Nƣớc Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt 1 Canada 10 2 80 8 2 Đan Mạch 19 4 29 48 3 Phần Lan 15 0 83 2 4 Pháp 3 1 54 42 5 Đức 16 2 46 36 6 Ý 3 3 74 20 7 Thụy Điển 16 34 47 3 8 Thụy Sĩ 22 2 17 59 9 Mỹ 15 2 67 16 [Đỗ Thị Lan và cs, 2006] Từ Bảng 1.4. trên nhận thấy phƣơng pháp chôn lấp rác vẫn đƣợc nhiều quốc gia lựa chọn nhất, ngay cả những nƣớc phát triển nhƣ Canada, Phần Lan, Mỹ, cũng lựa chọn phƣơng pháp này. Phƣơng pháp chế biến phân vi sinh chƣa đƣợc áp dụng nhiều, tái chế rác thải đã đƣợc các nƣớc chú trọng, đặc biệt vẫn là ở các nƣớc phát triển nhƣ Đức, Mỹ, Thụy Điển.. 1.2.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 1.2.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và phát triển không bền vững. Lƣợng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị ngày càng gia tăng với các thành phần phức tạp. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn