intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu hiệu quả giảm nhiệt của không gian xanh đô thị tại thành phố Hà Nội sử dụng công nghệ viễn thám

Chia sẻ: Elysale25 Elysale25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà quy hoạch trong việc xây dựng các quy hoạch không gian xanh đô thị tại thành phố Hà Nội và trong các đô thị của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu hiệu quả giảm nhiệt của không gian xanh đô thị tại thành phố Hà Nội sử dụng công nghệ viễn thám

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN QUANG HUY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM NHIỆT CỦA KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN QUANG HUY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM NHIỆT CỦA KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHÙNG VĂN KHOA Hà Nội, 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2017 Học viên Nguyễn Quang Huy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện và hoàn thành theo Chương trình đào tạo thạc sỹ Khoa học môi trường của Trường Đại học Lâm nghiệp, Thị Trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, từ năm 2015 đến nay. Nhân dịp Luận văn hoàn thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phùng Văn Khoa, người đã dành tình cảm tốt đẹp cho tác giả từ khi hình thành, phát triển ý tưởng, xây dựng đề cương nghiên cứu, đến những lời động viên, những Email khích lệ tinh thần trong thời gian tác giả thực hiện luận văn này. Tác giả trân trọng cảm ơn tập thể thầy (cô) Trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Đại học Công nghệ Hà Nội, Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội và các cán bộ Phòng Sau đại trường Đại học Lâm nghiệp vì đã giúp tác giả hoàn thành các môn học trong chương trình. Đối với Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp, tác giả chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện và các đồng nghiệp vì đã quan tâm và ủng hộ để tác giả hoàn thành chương trình học thạc sĩ của mình. Xin cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp xa gần đã khuyến khích và giúp đỡ tác giả, nhờ đó Luận văn này được hoàn thiện hơn. Do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu và những hạn chế về trình độ chuyên môn của tác gỉa nên luận văn này sẽ còn những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những lời đóng góp và phê bình của các nhà khoa học và xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp đó. Tác giả xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Quang Huy
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỀU ĐỒ ................................................ vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. Định nghĩa, phân loại, lợi ích của không gian xanh đô thị ........................ 3 1.1.1. Định nghĩa không gian xanh ................................................................... 3 1.1.2. Phân loại không gian xanh ..................................................................... 4 1.1.3. Lợi ích của không gian xanh ................................................................. 19 1.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trên thế giới ...................................... 23 1.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ....................................... 26 1.3.1. Khái niệm và phân loại không gian xanh ............................................. 26 1.3.2. Danh mục các nghiên cứu về sử dụng ảnh viễn thám để xác định nhiệt độ bề mặt đất ................................................................................................... 29 Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 32 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 32 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 32 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33 2.4.1. Phương pháp tiếp cận ........................................................................... 33 2.4.2. Phương pháp cụ thể .............................................................................. 34 2.4.3. Các công cụ sử dụng để tính toán xử lý dữ liệu.................................... 40 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƢỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................................... 41
  6. iv 3.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 41 3.1.1. Vị trí, địa hình ....................................................................................... 41 3.1.2. Thủy văn ................................................................................................ 42 3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 44 3.1.4. Tài nguyên đất ....................................................................................... 44 3.1.5. Tài nguyên rừng .................................................................................... 45 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội – môi trường ................................................... 46 3.2.1. Diện tích và dân số................................................................................ 46 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất ......................................................................... 46 3.2.3. Không gian xanh đô thị Hà Nội ............................................................ 47 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 55 4.1. Kết quả giải đoán hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu................ 55 4.2. Kết quả tính toán nhiệt độ khu vực nghiên cứu từ ảnh vệ tinh Landsat 8...... 58 4.3. Kết quả so sánh nhiệt độ quan trắc và nhiệt độ tính toán từ ảnh vệ tinh..... 58 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ không gian xanh đến nhiệt độ đô thị ..................................................................................................................... 60 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố kích thước và hình dạng đến cường độ và phạm vi giảm nhiệt của không gian xanh ................................. 62 4.6. Kết quả xác định tỷ lệ không gian xanh hợp lý cho 9 quận nội thành thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 68 4.7. So sánh kết quả của nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác........... 70 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 72 1. Kết luận ....................................................................................................... 72 2. Tồn tại ......................................................................................................... 72 3. Kiến nghị ..................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................... 73 PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT United States Environmental Protection Agency: Cơ quan bảo EPA vệ môi trường Hoa Kỳ GE Google Earth GIS Geography Infomation System: Hệ thống thông tin địa lý GPS Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu KGX Không gian xanh LST Land Surface Temperature: Nhiệt độ bề mặt đất LS8 Landsat 8 MTV Một thành viên Normalized Difference Vegetation Index: Chỉ số khác biệt NDVI thực vật PCI Park Cool Intensity: Cường độ giảm nhiệt QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam SI Shape Index: Chỉ số hình dạng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VQG Vườn quốc gia
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1 Tiêu chuẩn tối thiểu cho các không gian xanh đô thị Châu Âu 5 1.2 Phân loại không gian xanh tại thành phố Aalborg – Đan Mạch 6 1.3 Phân loại không gian xanh ở Mỹ 7 1.4 Phân loại không gian xanh tại Trung Quốc 8 1.5 Mô tả 44 kiểu không gian xanh và hình ảnh minh họa 9 Tổng hợp các công trình nghiên cứu về cường độ giảm nhiệt của 1.6 24 không gian xanh Tổng hợp các công trình nghiên cứu về phạm vi giảm nhiệt của 1.7 26 không gian xanh 1.8 Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng 28 2.1 Tham số phân mảnh ảnh vệ tinh GE khu vực nghiên cứu 34 2.2 Các loại hình sử dụng đất khu vực nghiên cứu 35 3.1 Diện tích tự nhiên và dân số 9 quận nội thành Hà Nội 46 3.2 Hiện trạng sử dụng đất 9 quận nội thành Hà Nội 47 3.3 Tỷ lệ các loài cây bóng mát trồng tại 9 quận nội thành Hà Nội 48 3.4 Một số hồ khu vực nội thành Hà Nội 50 4.1 Nhiệt độ tại các trạm quan trắc và tính toán từ ảnh vệ tinh 59 Phân tích tương quan của tỷ lệ cây xanh, mặt nước và tỷ lệ tổng 4.2 60 hợp (cây xanh và mặt nước) với nhiệt độ đô thị tại các ô mẫu Phân tích hiệu quả giảm nhiệt theo tỷ lệ diện tích cây xanh, mặt 4.3 62 nước và tỷ lệ tổng hợp lớn nhất tại các ô mẫu 4.4 Cường độ giảm nhiệt theo khoảng cách vào mùa hè 63 4.5 Cường độ giảm nhiệt theo khoảng cách vào mùa đông 64 Thống kê cường độ giảm nhiệt (Max) và khoảng cách giảm nhiệt 4.6 65 (Max) tại mùa hè và mùa đồng ở 21 khu vực không gian xanh
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỀU ĐỒ TT Tên hình ảnh, biểu đồ Trang 2.1 Sơ đồ vị trí 9 quận nội thành Hà Nội 32 Quy trình xác định nhiệt độ tại vệ tinh của kênh 10 và 11 ảnh 2.2 36 LS8 2.3 Quy trình tính toán nhiệt độ bề mặt đất từ Band 10 và Band 11 37 2.4 Sơ đồ minh họa thiết kế ô mẫu nghiên cứu 38 2.5 Sơ đồ thiết kế minh họa cách xác định phạm vi ảnh hưởng 39 Sơ đồ độ cao địa hình thành phố Hà Nội được tạo từ Aster 3.1 41 GDEM 30 m x 30 m 3.2 Sơ đồ hệ thống thủy văn thành phố Hà Nội 43 4.1 Tham số phân loại ảnh trong phần mềm eCognition 8.7 55 4.2 Kết quả phân mảnh ảnh trong phần mềm eCognition 8.7 56 Bản đồ và biểu đồ diện tích các loại loại hình sử dụng đất khu 4.3 57 vực nghiên cứu 4.4 Nhiệt độ khu vực nghiên cứu mùa hè (1/7/2015) 58 4.5 Nhiệt độ khu vực nghiên cứu vào mùa đông (18/12/2013) 58 Phân tích tương quan của cường độ giảm nhiệt (PCI) và kích 4.6 66 thước (diện tích) không gian xanh Phân tích tương quan của kích thước không gian xanh và 4.7 67 khoảng cách giảm nhiệt đến các vùng xung quanh Phân tích tương quan của cường độ giảm nhiệt và chỉ số hình 4.8 68 dạng không gian xanh
  10. 1 MỞ ĐẦU Trên thế giới vấn đề ảnh hưởng của không gian xanh đô thị đến môi trường đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu một cách có hệ thống. Theo Tara Zupancic (2015)[20], để trả lời được cho câu hỏi: bằng chứng nào khẳng định không gian xanh có vai trò cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng người dân trong đô thị? Các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu theo 5 hướng chính: (1) kiểu và phạm vi của không gian xanh phù hợp với việc giảm nhiệt đô thị và giảm ô nhiễm không khí (phát triển kiểu cây xanh phân tán, cây xanh trong công viên, rừng trong đô thị; phạm vi ảnh hưởng trong khu vực có cây xanh, ngoài khu vực có cây xanh, ảnh hưởng đến một phần của đô thị hay toàn vùng); (2) loại cây xanh phù hợp cho các đô thị (so sánh hiệu quả của các loại cây xanh khác nhau); (3) các đặc trưng của không gian xanh như mật độ cây, cách bố trí (phân tán, tập trung) ảnh hưởng đến chức năng của đô thị; (4) các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến mối quan hệ của không gian xanh trong việc làm mát đô thị và giảm ô nhiễm môi trường như: chế độ gió, mùa, thời gian trong ngày, hạ tầng xung quanh…); (5) các tác động tiêu cực của không gian xanh (phát thải các chất hữu cơ dễ bay hơi, giảm tầm nhìn…). Về lĩnh vực nghiên cứu ảnh hưởng của không gian xanh đến hiệu quả giảm nhiệt đô thị, theo Theo Lucy Taylor et al. (2017)[12], từ năm 1975 đến 2014 đã có 367 công trình khoa học về không gian xanh được công bố trên các tạp chí chuyên ngành (sinh thái học, khoa học trái đất, khoa học môi trường, kiến trúc và môi trường đô thị, khoa học sức khỏe và y tế, khoa học xã hội). Trong số các công trình đã công bố nghiên cứu về không gian xanh thì đã có những công trình của một số tác giả nghiên cứu về hiệu quả giảm nhiệt của không gian xanh đô thị. Nội dung của các nghiên cứu đó có thể chia
  11. 2 thành 2 thành phần: xác định cường độ giảm nhiệt và xác định phạm vi giảm nhiệt của không gian xanh. Mỗi thành phần này lại bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau, nhưng có thể chia thành 2 nhóm nhân tố chính: nhân tố bên trong (kích thước, hình dạng, độ che phủ, thành phần loài thực vật của không gian xanh) và nhân tố bên ngoài (chế độ gió, độ ẩm, mật độ giao thông, loại hình sử dụng đất…của không gian xanh). Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về không gian xanh còn rất hạn chế. Đặc biệt, các nghiên cứu theo hướng ảnh hưởng của không gian xanh đến môi trường còn chưa thực sự nổi bật và chưa có đủ các căn cứ cho việc sử dụng vào lập các kế hoạch, quy hoạch. Do thiếu các nghiên cứu có tính hệ thống nên trong quy chuẩn về lựa chọn không gian xanh quy hoạch cho các đô thị của Việt Nam, các nhà quy hoạch thường sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài để tham khảo và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của nước ta. Xuất phát từ những hạn chế về các nghiên cứu theo hướng này ở nước ta như đã nêu, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiệu quả giảm nhiệt của không gian xanh đô thị tại thành phố Hà Nội sử dụng công nghệ viễn thám” nhằm góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà quy hoạch trong việc xây dựng các quy hoạch không gian xanh đô thị tại thành phố Hà Nội và trong các đô thị của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.
  12. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Định nghĩa, phân loại, lợi ích của không gian xanh đô thị 1.1.1. Định nghĩa không gian xanh Không gian xanh đô thị là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ các phong trào bảo tồn thiên nhiên đô thị và các ý tưởng quy hoạch không gian xanh (Swanwick, Dunnett và Woolley, 2003). Định nghĩa về không gian xanh đô thị là một vấn đề vẫn đang được các nhà khoa học trên thế giới tranh luận và chưa có sự thống nhất. Trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra. Mỗi chuyên ngành khác nhau đã đề xuất các thuật ngữ khác nhau từ góc độ chuyên môn của họ, chẳng hạn như: không gian xanh đô thị, không gian mở đô thị, hệ thống vườn đô thị, hệ thống vườn sinh thái (Manlun, 2003). George Wu (1999) cho rằng, không gian xanh ám chỉ những khu đất được bao phủ bởi thảm thực vật tự nhiên hoặc nhân tạo trong khu vực xây dựng và các khu vực quy hoạch. Theo Bayram Cemil Bilgili and Ercan Gökyer (2012), không gian xanh được định nghĩa là những khu vực đô thị nơi xảy ra sự chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên hoặc bán tự nhiên thành không gian đô thị dưới các hoạt động của con người. Từ góc độ quy hoạch cảnh quan và thiết kế đô thị, Ling Zhang (2001) đã định nghĩa không gian xanh gần như là tất cả các khu vực trong thành phố và các khu vực xung quanh nó, cho phép mọi người hòa mình vào với thiên nhiên. Theo tổ chức Greenspace Scotland, không gian xanh là "lá phổi xanh " của các thị trấn và thành phố. Về cơ bản không gian xanh là bất kỳ diện tích thảm thực vật nào trong đô thị. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) định nghĩa không gian xanh là diện tích tích đất mà một phần hoặc toàn bộ diện tích đó được bao phủ bởi cỏ, cây bụi, hoặc thảm thực vật khác.
  13. 4 Đề cập đến một số định nghĩa từ các nước khác như: Anh, Mỹ, Nhật Bản thì đinh nghĩa về không gian xanh được ưu tiên với ý nghĩa không gian. Ở Anh, người ta định nghĩa không gian xanh là đất ở các khu dân cư nơi mà các diện tích kiến trúc hạ tầng thấp hơn 1/20 của toàn bộ khu vực (không bao gồm đất hoang). Ở Mỹ, người ta định nghĩa không gian xanh là đất trong môi trường tự nhiên phục vụ cho mục đích giải trí hay quy hoạch xây dựng đô thị. Ở Nhật Bản, người ta đưa ra định nghĩa về không gian xanh như sau: không gian xanh là đất không có các kiến trúc hạ tầng ví dụ như: Công viên, quảng trường, sân thể dục, vườn thú, khu vườn thực vật (Gaoyuan Rongzhong, Yang Zhengzhi, 1983). 1.1.2. Phân loại không gian xanh Các nước khác nhau đã đề xuất phân loại các kiểu không gian xanh khác nhau dựa vào chức năng, kích thước và các đặc tính vật lý của hệ thống không gian xanh. Theo Kong et al. (2007), Saphores và Li (2012) thì việc phân loại không gian xanh có thể dựa vào việc mô tả các đặc tính của từng loại không gian xanh thông qua việc đánh giá "khách quan" các đặc điểm như: mật độ cây, kích thước, đặc điểm địa hình. Khi tính đến các yếu tố về địa hình, nó có thể được phân loại thành núi, mặt nước, rừng, đất nông nghiệp và đường. Hệ thống không gian xanh cũng có thể được phân loại thành các kiểu như: đám, vùng, điểm và đường (Yang Manlun, 2003). Tuy nhiên, phương pháp thiết thực và có hiệu quả nhất để phân loại hệ thống không gian xanh là dựa vào chức năng của chúng. Trung Quốc, Đan Mạch và một số nước khác đã áp dụng phương pháp này để phân loại hệ thống không gian xanh quốc gia của họ. a. Phân loại không gian xanh tại Châu Âu Phân loại không gian xanh tại Châu Âu được đề cập trong nghiên cứu “Không gian xanh đô thị: một cách tiếp cận môi trường bền vững” của Shah Md. Atiqul Haq (2011). Nghiên cứu được thực hiện tại 26 thành phố của 15
  14. 5 nước châu Âu với kết quả đã chỉ ra rằng không gian xanh đô thị như là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững. Định nghĩa về không gian xanh đô thị đã được thống nhất bởi các nhà sinh thái học, kinh tế, khoa học xã hội là không gian mở công cộng hoặc tư nhân tại các khu vực đô thị, chủ yếu được bao phủ bởi thảm thực vật có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho con người. Các nhà nghiên cứu tại Châu Âu đã đưa ra một số hướng để phân loại không gian xanh. Thứ nhất, một trong những yếu tố chính trong việc xác định bản chất của không gian xanh là số lượng của chúng ở trong thành phố. Thứ hai, không gian xanh cho phép con người có thể tiếp cận và sử dụng các lợi ích mà chúng đem lại. Thứ ba, chức năng của những không gian xanh là như nhau đối với toàn bộ thành phố, vai trò của chúng vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua đối với sự phát triển bền vững. Cuối cùng, kích thước không gian xanh là tiêu chí được xem xét để phân loại không gian xanh. Bảng 1.1 thể hiện các tiêu chuẩn về kích thước tối thiểu của các loại không gian xanh đô thị ở Châu Âu. Bảng 1.1. Tiêu chuẩn tối thiểu cho các không gian xanh đô thị Châu Âu Chức năng Khoảng cách tối đa Bề mặt tối thiểu (ha) không gian xanh từ nhà (m) Không gian xanh khu dân cư 150 Vườn cộng đồng 400 1 Khu phố xanh 80 10 (công viên: 5) Khu vực quận huyện xanh 1600 30 (công viên: 10) Thành phố xanh 3200 60 Rừng đô thị 5000 ≥ 200 thị trấn nhỏ ≥ 300 thành phố lớn (Nguồn: Herzele and Wiedemann, 2003) b. Phân loại không gian xanh tại thành phố Aalborg – Đan Mạch Trong nghiên cứu của Toke Emil Panduro và Kathrine Lausted Veie (2013) , không gian xanh được xem xét trên năm hướng tiếp cận. Đầu tiên là
  15. 6 "tiếp cận từ bên ngoài", các cách tiếp cận vào không gian xanh đô thị như: lối vào, các con đường mòn và đường chính vào không gian xanh đô thị. "Tiếp cận nội bộ", các cách tiếp cập trong nội bộ không gian xanh đô thị như: các đường mòn và các con đường mở ra khu vực xung quanh và cung cấp khả năng tiếp cận trên toàn khu vực. "Tiếp cận xã hội", tiếp cận với nhận thức xã hội và pháp lý của khu vực. Cách tiếp cận thứ tư của không gian xanh là mức độ "bảo dưỡng". Một khu vực đòi hỏi một mức độ bảo dưỡng cao thường cung cấp nhiều dịch vụ tốt và thu hút hơn so với những khu vực có mức độ bảo dưỡng thấp hơn. Hướng tiếp cận cuối cung là xem xét việc sử dụng đất của khu vực xung quanh. Một số cách sử dụng đất của khu vực xung quanh các không gian xanh có thể làm giảm đáng kể sự hấp dẫn của chúng, ví dụ: ngành công nghiệp, đường sắt, đường cao tốc. Dựa trên các cách tiếp cận đó để xác định các dịch vụ tiềm năng mà mỗi không gian xanh đem lại, từ đó làm cơ sở để phân loại không gian xanh trong khu vực. Kết quả nghiên cứu đã chia không gian xanh tại thành phố thành tám loại, được thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2. Phân loại không gian xanh tại thành phố Aalborg – Đan Mạch Cách tiếp cận Công Hồ Thiên Nghĩa Sân Khu Đất Vùng viên nhiên trang thể vực nông đệm thao chung nghiệp xanh Bên ngoài H H H H H M L L Nội bộ H M M M H M L L Xã hội H H H M H M L L Duy trì H M L H M H/M M L Sử dụng đất R R R R R R (R) I xung quanh Chú thích: H: mức độ cao; M: mức độ trung bình; L mức độ thấp; R: buôn bán; I: công nghiệp
  16. 7 c. Phân loại không gian xanh tại Mỹ Ở Mỹ, người ta sử dụng tiêu chí kích thước để phân loại không gian xanh. Dựa vào diện tích và bán kính phục vụ, người ta chia không gian xanh thành sáu loại như sau: Bảng 1.3. Phân loại không gian xanh ở Mỹ Phân loại Diện tích Phục vụ Bán kính phục vụ (người) Công viên 200 – 400 500 - 2500 Xung quanh thiếu nhi m2 Vườn nhỏ 200 – 400 500 - 2500 Xung quanh m2 Công viên 2 – 8 ha 2.000 – 10.000 400 – 800 m cộng đồng Công viên 8 – 40 ha 10.000 – 800 – 5000 m huyện 50.000 Công viên khu ≥ 40 ha ≥ 50.000 Khoảng cách trong vòng vực đô thị lớn nửa giờ lái xe (xe ô tô) Công viên ≥ 100 ha Phục vụ một Khoảng cách trong vòng vùng khu vực lớn nửa giờ lái xe (xe ô tô) hơn Cơ sở cụ thể Bao gồm đường, bờ biển, khu di tích lịch sử, đất ngập nước, công viên nhỏ, bãi cỏ, đất lâm nghiệp… d. Phân loại không gian xanh tại Trung Quốc Tại Trung Quốc, không gian xanh được phân loại khác nhau theo các thời điểm lịch sử. Theo tài liệu Quy hoạch đô thị và nông thôn (1961) không gian xanh được phân loại thành bốn lớp: không gian xanh công cộng, không gian xanh khu vực đường phố, không gian xanh cảnh quan và không gian xanh phục hồi sức khoẻ. Năm 1973, Ủy ban xây dựng quốc gia phân loại hệ thống không gian xanh thành năm loại: không gian xanh công cộng, không gian xanh sân vườn, cây đường phố, không gian xanh đô thị và không gian xanh phòng hộ. Theo tài liệu Quy hoạch không gian xanh vườn đô thị (1981), phân không gian xanh thành có sáu loại: không gian xanh công cộng, không
  17. 8 gian xanh khu dân cư, không gian xanh liên kết, không gian xanh giao thông, không gian xanh khu vực cảnh quan và không gian xanh phòng hộ. Những năm gần đây, tại Trung Quốc có nhiều học giả đã phân loại hệ thống không gian xanh đô thị thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu của công trình xây dựng đô thị. Trong đó tiêu biểu là nghiên cứu của Jia Jian Zhong (2001), đã phân loại không gian xanh thành chín loại như sau: Công viên; không gian xanh đường phố; nhà ở; không gian xanh thuộc sở hữu; hành lang xanh; không gian xanh phòng hộ; không gian xanh sản xuất; cảnh quan và không gian xanh sinh thái ngoại ô (bảng 1.4). Bảng 1.4. Phân loại không gian xanh tại Trung Quốc TT Phân loại Định nghĩa 1 Công viên Công viên toàn thành phố, công viên toàn quận, vườn thú, công viên thiếu nhi… 2 Đường bộ Vườn nhỏ, đại lộ, vành đai sân vườn… 3 Nhà ở Không gian xanh trong khu dân cư, không gian xanh trong khu vực đường phố… 4 Sở hữu Không gian xanh liên kết trong các nhà máy, trường học, bệnh viện, khách sạn, … 5 Hành lang xanh Cây xanh bên đường, không gian xanh có liên quan đến hệ thống đường sá. 6 Phòng hộ Đất lâm nghiệp chắn gió, bảo vệ nước, bảo vệ đất… 7 Sản xuất Vườn hoa, bãi cỏ… 8 Cảnh quan Hệ thống cảnh quan, rừng,.. 9 Sinh thái ngoại Khu vực cảnh quan, sân vườn, bảo tồn thiên nhiên, ô bảo tồn nguồn nước, đất nông nghiệp, vườn cây ăn trái và đất lâm nghiệp khác. e. Hệ thống phân loại không gian xanh khác Theo kết quả nghiên cứu của C.Braquinho et al. (2015)[16] thực hiện tại 301 khu vực đô thị tại các nước châu Âu, nhóm nghiên cứu đã phân loại và mô tả không gian xanh thành 44 kiểu như trong bảng 1.5.
  18. 9 Bảng 1.5. Mô tả 44 kiểu không gian xanh và hình ảnh minh họa TT Kiểu Mô tả Ảnh minh họa 01 Balcony green Thực vật được trồng ở ban công và trong chậu 02 Ground based Thực vật leo green wall trên tường 03 Facade-bound Thực vật green wall được trồng trên một nền gắn kết 04 Extensive green Thực vật roof được trồng trên nền đất mỏng, có hoặc không có hệ thống tưới, quản lý
  19. 10 TT Kiểu Mô tả Ảnh minh họa 05 Intensive green Thực vật roof được trồng trên nền đất dày và có hệ thống tưới, quản lý 06 Atrium Cây cảnh trồng trong nhà 07 Bioswale Thảm thực vật được trồng để ngăn cản dòng chảy mặt 08 Tree alley and Cây xanh street tree hedge được trồng dọc bên đường 09 Street green and Cỏ hoặc bụi green verge cây được trồng bên đường
  20. 11 TT Kiểu Mô tả Ảnh minh họa 10 House garden Thực vật được trồng trong vườn nhà chủ yếu để trang trí 11 Railroad bank Thực vật ở 2 bên đường sắt 12 Green Khu vực cây playground, xanh phục vụ shool ground vui chơi và học ngoài trời 13 Riverbank green Cây xanh dọc bên sông, suối thường có đường đi bộ 14 Large urban park Công viên trong đô thị bao gồm cây xanh, cỏ, sân chơi, hồ nước, …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2