Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn
lượt xem 5
download
Đề tài nhằm mục tiêu góp phần bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng gắn liền với các cộng đồng ở miền núi để nâng cao đời sống một cách bền vững cho người dân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG -------------------------------------- HOÀNG NGUYỄN GIÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở NGÂN SƠN - BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội – 2010
- Mục lục Trang Lời cảm ơn……………………………………………………………………… i Lời cam đoan…………………………………………………………………… ii Mục lục…………………………………………………………………………. iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ……………...……………………...…….... iv Danh mục các bảng …………………………………………………………...... iv Danh mục các hình vẽ, đồ thị …………………………………………………... iv Mở đầu…………………………………………………………………………. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……………………….. 2 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài……………………….…………….……… 2 1.2 Hiện trạng về vấn đề nghiên cứu…………….…………………….. 5 CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP XXXXXXXXNGHIÊN CỨU………………………………………………….. 25 2.1 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………….. 2.2 Địa điểm nghiên cứu……………………………………….............. 25 2.3 Thời gian và kế hoạch nghiên cứu………………………….……… 29 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………….……….. 30 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………. 33 Tình hình kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất tại các thôn và 3.1 33 tiểu khu ở Nà Phặc……………………………….………………… 3.2 Thực trạng quản lý rừng ở Nà Phặc………………………………... 65 Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững rừng cộng 3.3 đồng………………………………………………………………... 71 Kết luận……………………………………………………………………......... 76 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………… 78 Phụ lục………………………………………………………………………….. 79 iii
- Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt BV&PTR Bảo vệ và Phát triển rừng FAO Tổ chức nông lƣơng quốc tế LNCĐ Lâm nghiệp công đồng LTQD Lâm trƣờng quốc doanh NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLRCĐ Quản lý rừng cộng đồng UBND Uỷ ban nhân dân iv
- Danh mục các bảng Bảng 1.1: Các hình thức quản lý rừng cộng đồng phổ biến…………………..… 9 Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại nhóm cộng đồng…………………………….…… 12 Bảng 1.3: Thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn…………………..…... 17 Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2010 của Nà Phặc…………………………………………………………………………. 64 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1.1: Sơ đồ tỷ lệ cộng đồng quản lý rừng và đất rừng 6 Hình 1.2: Sơ đồ cơ chế hƣởng lợi 21 Hình 1.3: Chu trình quản lý rừng cộng đồng 22 Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Tiểu Khu I 33 Hình 3.2: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động– Phân loại kinh tế hộ TK I 34 Hinh 3.3: Hiện trạng sử dụng đất Thôn Cốc Pái 35 Hình 3.4: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Phái 35 Hình 3.5: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Tò 36 Hình 3.6: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Tò 37 Hình 3.7: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Kèng 37 Hình 3.8:Thành phần dân tộc–Cơ cấu lao động–Phân loại kinh tế hộ Nà Kèng 38 Hình 3.9: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Làm 39 Hình 3.10: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà làm 39 Hình 3.11: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Duồng 40 Hình 3.12: Thành phần dân tộc–Cơ cấu lao động–Phân loại kinh tế hộ Nà Duồng 40 Hình 3.13: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Khuổi Tinh 41 Hình 3.14: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Khuổi Tinh 42 Hình 3.15: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Mạch 42 Hình 3.16: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bản Mạch 43 Hình 3.17: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Nọi 44 Hình 3.18: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Nọi 44 Hình 3.19: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Công Quản 45 Hình 3.20: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Công Quản 46 Hình 3.21: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Khoang 46 Hình 3.22: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Khoang 47 Hình 3.23: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Hùa 48 Hình 3.24: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bản Hùa 48 Hình 3.25: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Này 49 Hình 3.26: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Này 50 v
- Hình 3.27: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Nà Pán 50 Hình 3.28: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Nà Pán 51 Hình 3.29: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bó Danh 52 Hình 3.30: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bó Danh 52 Hình 3.31: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lùng Nhá 53 Hình 3.32: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Lùng Nhá 53 Hình 3.33: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Đắng 54 Hình 3.34: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Phe Đắng 54 Hình 3.35: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Chang 55 Hình 3.36: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Phe Chang 56 Hình 3.37: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Mảy Van 56 Hình 3.38: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Mảy Van 57 Hình 3.39: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lũng Lịa 58 Hình 3.40: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Lủng Lịa 58 Hình 3.41: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Xả 59 Hình 3.42: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Xả 59 Hình 3.43: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu III 60 Hình 3.44: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Tiểu Khu III 61 Hình 3.45: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II 61 Hình 3.46: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Tiểu Khu II 62 Hình 3.47: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Tào 62 Hình 3.48: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Cốc Tào 63 Hình 3.49: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Cầy 64 Hình 3.50: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Bản Cầy 64 vi
- MỞ ĐẦU Rừng là bộ phận quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường. Tài nguyên rừng trên Trái Đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và chất lượng, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất. Với vai trò không thể thay thế của rừng nên con người phải bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng trên quy mô toàn cầu cũng như ở các cấp độ địa phương. Ở Việt Nam, ngoài ý nghĩa chung thì rừng còn mang các ý nghĩa lịch sử, văn hoá và tâm linh của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau. Công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn từ việc thành công trong công tác định canh - định cư, thành lập các Vươn Quốc gia, khu bảo tồn cùng với việc ban hành luật Bảo vệ và phát triển rừng đã mang lại những thay đổi tích cực. Song một diện tích lớn rừng và đất rừng, đặc biệt là ở khu vực miền núi gắn liền với các cộng đồng người dân tộc thiểu số chưa thực sự được quản lý và sử dụng hợp lý để nâng cao đời sống cho người dân. Đề tài nhằm mục tiêu góp phần bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng gắn liền với các cộng đồng ở miền núi để nâng cao đời sống một cách bền vững cho người dân. Bao gồm các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích đặc điểm rừng cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. - Phân tích hiện trạng sử dụng và quản lý. - Phân tích SWOT đối với sử dụng và quản lý rừng cộng đồng. - Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý rừng cộng đồng. Nghiên cứu này sẽ là một cơ sở hữu ích cho công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu và làm phong phú những nghiên cứu thực tiễn trong công tác quản lý rừng cộng đồng. Đặc biệt, nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập và bước đầu trong công tác nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các giáo sư, tiến sĩ để làm nền tảng phát triển bản thân sau khi hoàn thành chương trình thạc sỹ về khoa học môi trường với chuyên ngành môi trường trong phát triển bền vững do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường tổ chức đào tạo. 1
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Các khái niệm Khái niệm về cộng đồng Theo FAO 2000, cộng đồng trong khái niệm về quản lý rừng cộng đồng được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn bản gần rừng, gắn bó chặt chẽ với nhau qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xã hội. Ở Việt Nam, khái niệm “cộng đồng” được dùng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng có thể khái quát thành hai quan điểm chính: - Thứ nhất, “cộng đồng” là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ có những quan điểm tương đồng về mặt văn hoá, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong đời sống và sản xuất gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian một thôn bản. - Thứ hai, “cộng đồng” không chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn bao gồm cả cộng đồng sắc tộc; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ trong thôn. Các loại hình cộng đồng chính: cộng đồng thôn bản; cộng đồng sắc tộc; cộng đồng tôn giáo và cộng đồng theo các dòng họ. Dân tộc thiểu số Là một thuật ngữ khoa học chỉ những dân tộc có dân số ít trong một quốc gia nhất định. Tại Việt Nam có 54 cộng đồng dân tộc thì có 53 cộng đồng là những cộng đồng dân tộc thiểu số. Cộng đồng dân tộc thiểu số được xác định trong phạm vi nghiên cứu nhóm người có cùng dân tộc, chung sống trên địa bàn thôn bản. Lâm nghiệp cộng đồng Theo Arnold 1992, đã đưa ra một định nghĩa tổng quát: LNCĐ là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động gắn kết người nông dân thôn bản với cây và rừng cũng như các sản phẩm và lợi ích thu được từ rừng. 2
- Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Tuy nhiên, mọi người đều cho rằng có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của Arnold là Quản lý rừng cộng đồng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) QLRCĐ là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Rừng cộng đồng là rừng của thôn bản đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã được giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho xã hoặc các thôn quản lý. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng Là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữa của các thành phần khác như có quan hệ trực tiếp tới đời sống,việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay lợi ích khác của cộng đồng. Như vậy, nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng tại Ngân Sơn - Bắc Kạn được xác định trên cơ sở rừng cộng đồng tại địa phương trên cơ sở tiếp cận LNCĐ. 1.1.2. Pháp luật và chính sách Hệ thống pháp luật quy định quyền sở hữu và sử dụng đối với rừng và đất rừng cho các thành phần kinh tế. Hệ thống chính sách xác định những biện pháp hỗ trợ và khuyến khích cho phát triển rừng từ phía chính phủ. Theo Nguyễn Bã Ngãi 2009, pháp luật và chính sách cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng được thể hiện trong Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản chính sách khác với những nội dung cụ thể như sau: 3
- - Cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và đối tượng rừng được giao hay nhận khoán. - Cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khu rừng hiện được cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng có hiệu quả; khu rừng giữ nguồn nước phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhận mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng. - Cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích cộng đồng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; Được sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp kết hợp; Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; Được hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi rừng. - Cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng; Định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng; Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Giao lại rừng khi nhà nước có quyết định thu hồi hoặc khi hết thời hạn giao rừng; Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; Không đươc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao. 4
- 1.2. Hiện trạng về vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Các công trình đã nghiên cứu Công tác nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu tiến hành trên nhiều phương diện và những quy mô khác nhau. Trong đó điểm hình là những công trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc”, “Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp” của TS. Nguyễn Bá Ngãi; nghiên cứu về “Xây dựng quy chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng” của TS. Bảo Huy hay nghiên cứu “Quản lý rừng cộng đồng ở Hoà Bình – Các giải pháp” của Trần Duy Rương - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và nghiên cứu “ Một số kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng từ dự án CEFM” của Nguyễn Văn Mạn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các nghiên cứu đã chỉ ra diện tích rừng và đất rừng mà các cộng đồng dân cư trên cả nước đang quản lý và sử dụng vào khoảng 2.792.946,3 ha chiếm 17,2% diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên toàn quốc, trong đó: 1.916.169,2 ha đất có rừng (chiếm 68,6%) và 876.777,1 ha đất trống đồi trọc (chiếm 31,4%) xem hình 1.1. Có 3 hình thức mà cộng đồng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp là: - Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng lâu dài ( có quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng) với 58,8% diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý và sử dụng xem hình 1.1. Trong đó, phần lớn cộng đồng được giao quản lý, bảo vệ nuôi dưỡng những khu rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác kiệt. Một số cộng đồng được giao đất trống đồi trọc để trồng rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, hiếm có trường hợp cộng đồng được giao nhưng diện tích rừng giàu để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài. - Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời nhưng chưa được Nhà nước giao với 8,9% xem hình 1.1. Đó là các loại rừng quản lý theo truyền thống của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tại các khu 5
- rừng này, về mặt pháp lý, các quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng chưa được xác lập, nhưng trên thực tế nó đang được điều tiết một cách không chính thức bởi các tập tục truyền thống. Trong xã hội cổ truyền của một số đồng bào dân tộc, thôn là đơn vị độc lập cao nhất, mỗi thôn đều có ranh giới lãnh địa nhất định bao gồm cả đất, rừng, nguồn nước, suối… Trong phạm vi của thôn, bản các nguồn tài nguyên trên thuộc quyền sở hữu của cộng đồng và được điều hành bởi một bộ máy tự quản. Các thành viên của làng được quyền tự do lựa chọn một mảnh rừng để canh tác nương rẫy. Khi phạm vi rừng bị thu hẹp, dân số tăng lên thì diện tích nương rẫy thuộc quyền sử dụng của dòng họ. Toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của cộng đồng được thực hiện thông qua các luật tục hay hương ước thôn và hiệu lực của các luật tục được thực hiện thông qua sự hợp lực gắn bó với nhau giữa xã hội và tâm linh. - Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ …) được các cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng theo hợp đồng khoán rừng lâu năm, 50 năm với 32,3% xem hình 1.1. Về thực chất với loại hình này cộng đồng chỉ là người làm thuê cho chủ rừng, ngoài công việc thực hiện theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng nhận khoán, cộng đồng không có quyền lợi hay nghĩa vụ gì khác. Hình1.1: Sơ đồ tỷ lệ cộng đồng quản lý rừng và đất rừng 6
- Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam đang dần hình thành theo 2 xu hường phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng vùng, đó là quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế và quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hoá. - Quản lý rừng cộng đồng đáp ứng nhu cầu sinh kế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát triển. Các sản phẩm lấy từ rừng chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng trong cộng đồng. Rừng được quản lý theo luật tục của cộng đồng. - Quản lý rừng cộng đồng cho sản xuất hàng hoá ở các vùng sản xuất và thị trường phát triển. Các hình thức quản lý đa dạng và phong phú ở trình độ cao và cộng đồng dân cư thôn sẽ tiến tới thực sự là chủ đầy đủ trong quản lý và sử dụng rừng. Về chính sách và pháp luật trong quản lý rừng cộng đồng được khái quát thành các giai đoạn như sau: - Trước năm 1954, thừa nhận về sự tồn tại của rừng cộng đồng: Lâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống. Quản lý rừng cộng đồng dựa trên các hương ước và luật tục truyền thống. - Từ năm 1954 đến năm 1975, không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn trọng cộng đồng đang quản lý những khu rừng theo truyền thống: Miền Bắc, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và hợp tác hoá, tập trung phát triển lâm nghiệp quốc doanh và lâm nghiệp tập thể và mặc dù không quan tâm đến lâm nghiệp hộ gia đình và LNCĐ, nhưng về cơ bản vẫn tôn trọng cộng đồng vùng cao quản lý rừng theo phong tục truyền thống và lâm nghiệp hộ gia đình được xác định là kinh tế phụ. Trong khi đó ở Miền Nam, giống thời kỳ trước năm 1954. - Từ năm 1976 đến năm 1985, tập trung vào kế hoạch hoá cao độ lâm nghiệp quốc doanh và tập thể, rừng do cộng đồng quản lý bị thu hẹp: LNCĐ và lâm nghiệp hộ gia đình không được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên một số 7
- nơi ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do cộng đồng tự công nhận. - Từ năm 1986 đến 1992, lần đầu tiên đề cập làng bản là một chủ rừng hợp pháp đối với rừng truyền thống của làng bản: Năm 1986 chính phủ thừa nhận 5 thành phần kinh tế; Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật đất đai và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. - Từ năm 1993 đến năm 2002, tăng cường quá trình phi tập trung hoá trong quá trình quản lý rừng, quan tâm đến xã hội hoá nghề rừng nhưng chính sách với QLRCĐ chưa rõ ràng: Ở các địa phương thực hiện nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng nhưng ở mức độ tự phát hoặc mang tính chất thí điểm; Luật đất đai sửa đổi năm 1993, Nghị định 02/CP năm 1994 và Nghị định 163/CP năm 1999 về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rõ cho đối tượng cộng đồng và Luật dân sự năm 1995 cũng không quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân. Trong giai đoạn này nhiều địa phương đã vận dụng một số văn bản của nhà Nước và của ngành cho phát triển rừng cộng đồng như Nghị định 01/CP năm 1995 về giao khoán đất lâm nghiệp, Nghị định 29/CP năm 1998 về quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm của nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT năm 1999 của Bộ NN&PTNN về hướng dẫn hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng trong cộng đồng, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg về quy chế quản lý 3 loại rừng, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng. - Từ năm 2003 đến nay, hình thành khung pháp lý cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng: Luật đất đai mới năm 2003, cộng đồng dân cư thôn đươc Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất; Luật BV&PTR mới năm 2004 có mục riêng quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân 8
- cư thôn được giao rừng; Luật dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng. Thực tiễn tại các cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số đều có tập quán quản lý đất đai và tài nguyên theo cộng đồng. Những tập quán ấy là một phần của luật tục cổ truyền của cộng đồng dân tộc giúp họ quản lý cộng đồng trong quá trình bảo tồn và pháp triển. Tập quán QLRCĐ cuả một số cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số điển hình ở nước ta: - Người Thái vùng Tây Bắc, rừng được phân loại thành từng khu vực nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người như: Rừng phòng hộ nằm trên khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm thai thác. Rừng khai thác để làm mới hoặc sửa chữa nhà và các nhu cầu khác của cộng đồng, tuyệt đối không được phát làm rẫy. Rừng phục vụ đời sống tâm linh, cấm chặt phá. - Người Tà Ôi, Vân Kiều vùng miền Trung: Luật tục quy định không được phát rẫy tại các khu Rừng đầu nguồn, Rừng thiêng, Rừng độc. - Người Raglai vùng Tây Nguyên: Có quan niệm là rừng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng (buôn). Do đó không một ai được vi phạm những quy định do cộng đồng đặt ra, không một ai được lấy làm tài sản riêng. Cụ thể tại Miền núi phía Bắc ở Điện Biên, Hoà Bình và Thanh Hoá cho thấy 4 hình thức QLRCĐ phổ biến. Cụ thể như bảng 1.1: Bảng 1.1: Các hình thức quản lý rừng cộng đồng phổ biến Hình thức Nguồn gốc hình Hiện trạng và TT Mục đích quản lý, sử dụng quản lý thành quy mô Bản Huổi Cày - Mùn Chung - Tuần Giáo - Điện Biên (Cộng đồng người H’Mông) Cộng đồng Bảo vệ nguồn nước, Lấy Tự công nhận Rừng tự nhiên 1 quản lý theo gỗ làm nhà, các lâm sản từ lâu đời. 81ha. truyền thống khác tiêu dùng hàng ngày. Thôn Cài – Vũ Lâm - Lạc Sơn – Hoà Bình (Cộng đồng người Mường) Rừng tự nhiên Nhóm hộ Xã hợp đồng Phủ xanh đất trống, lấy gỗ, 2 và rừng trồng, gia đình sử dụng. tre nứa bán ra thị trường. 31ha. Thôn Pháng – Phú Thanh – Quan Hoá – Thanh Hoá (Cộng đồng người Thái) Cộng đồng Giao và hợp Rừng tự nhiên Bảo vệ nguồn nước, lấy gỗ 3 quản lý đồng khoán 200ha (giao làm nhà, các lâm sản khác 9
- bảo vệ với khu 102ha, khoán tiêu dùng hàng ngày, thu bảo tồn Pù Hu. 98ha). nhập từ khoán bảo vệ. Giao cho hộ 120 ha do 10 Nhóm hộ tự quản lý và sử nhóm hộ tự Trồng rừng sản xuất cung 4 liên kết quản dụng, các hộ tự liên kết quản cấp luồng cho thị trường. lý liên kết. lý. (Nguồn: Tập chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tháng 5, kỳ 1 năm 2006,trang 78-80) Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thực tiễn trong QLRCĐ có 3 công cụ cơ bản được áp dụng là: Thứ nhất, hình thức tổ chức và quản lý, điều hành của cộng đồng dựa trên nguyên tắc dân bầu và tín nhiệm của cộng đồng với già làng, trưởng bản; Thứ hai, xây dựng quy ước quản lý rừng của cộng đồng dựa vào luật lệ của làng (hương ước), nhu cầu hiện tại và phù hợp với quy định của pháp luật; Thứ ba, Xây dựng cơ chế phân chia lợi ích căn cứ vào sự thống nhất chung của cộng đồng và quy định của nhà nước mà trước mắt là cụ thể hoá cơ chế hưởng lợi theo quyết định 178. Còn các bên liên quan trong QLRCĐ được xác định bao gồm các bên như sau: - Cộng đồng dân cư thôn là chủ thể chính bao gồm: trưởng, phó thôn, già làng trưởng bản, hộ gia đình và cá nhân, tổ quản lý và bảo vệ rừng, các đoàn thể và tổ chức quần chúng, nhóm hộ hay nhóm sở thích, khuyến nông viên thôn. - Tổ chức lâm nghiệp xã tuyên truyền pháp luật và chính sách, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, hướng dẫn bảo vệ rừng và phòng chống cháy, tham mưu và hỗ trợ UBND xã về giao đất giao rừng, quản lý rừng và ngăn chăn, xử lý vi phạm. - Các cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã thực hiện 8 nội dung quản lý Nhà Nước về Lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng chính phủ. - Các cơ quan chuyên ngành Lâm nghiệp cấp tỉnh và huyện có vai trò hỗ trợ, hướng dẫn và thúc đẩy cộng đồng quản lý rừng. - Các tổ chức Lâm nghiệp Nhà Nước chuyển giao công nghệ, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư vốn cho xây dựng và phát triển rừng. - Các tổ chức Lâm nghiệp ngoài nhà nước cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. 10
- Hiện nay, trong công tác QLRCĐ còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chính sách và pháp lý. Bên cạnh đó những vấn đề về kỹ thuật trong QLRCĐ mới chỉ là những thí điểm. Bao gồm những vấn đề sau: - Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn chưa thưc sự rõ ràng: Mặc dù Luật đất đai 2003, Luật BV&PTR 2004 và một số văn bản khác của Nhà Nước quy định cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng giao đất, giao rừng, có quyền quản lý và sử dụng rừng nhưng địa vị pháp lý của cộng đồng vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng. Bộ Luật dân sự 2005 quy định một tổ chức được công nhận là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: Được cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản, tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Cộng đồng dân cư thôn chưa hội đủ các điều kiện trên nên không phải là một pháp nhân. Nếu giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, khi có xẩy ra tranh chấp dân sự với chủ thể khác hoặc có hành vi phạm pháp luật thì cơ quan pháp luật không thể giải quyết được. - Những điểm thiếu trong cơ chế chính sách và thể hiện cụ thể ở những điểm sau đây: Quyết định 178 và Thông tư 80 không đề cấp tới hưởng lợi của cộng đồng và nghĩa vụ của họ khi tham gia quản lý rừng. Các yêu cầu về kỹ thuật như xác định tiêu chuẩn rừng khai thác, tỷ lệ hưởng lợi là rất phức tạp và cộng đồng không có khả năng xác định. Những thủ tục hành chính về khai thác gỗ thương mại đối với rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý chưa được quy định; Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Bộ NN&PTNT V/v ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn chỉ giới hạn cho Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng tại 40 xã của 10 tỉnh. Quyết định này cho phép cộng đồng khai thác gỗ gia dụng và khai thác thương mại theo 2 phương pháp trữ lượng hoặc cây theo cấp kính, Quyết định 2324/QĐ-BNN-LN ngày 21/8/2007 V/v hướng dẫn các chỉ tiêu khai thác và thủ tục khai thác rừng cộng đồng lại giới hạn cộng đồng khai thác gỗ cho gia dụng theo khối lượng. Cho thấy chính sách hiện nay chưa 11
- quy định riêng về cộng đồng hưởng lợi từ rừng mà đang vận dụng những quy định hưởng lợi và nghĩa vụ từ những quy định cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân và tổ chức chưa có quy định rõ về khai thác gỗ thương mại khi cộng đồng được giao và quản lý rừng tự nhiên, những thủ tục hành chính chưa rõ ràng và những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật khá phức tạp cộng đồng khó có thể tiếp cận. - Những vấn đề về kỹ thuật trong QLRCĐ: Một là, có những sự khác biệt giữa kỹ thuật lâm sinh truyền thống và kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng. Kỹ thuật lâm sinh truyền thống thường áp dụng đối với lâm trường quốc doanh, các công ty lâm nghiệp với quy mô diện tích rừng lớn. Còn rừng cộng đồng với quy mô nhỏ, nhu cầu đa dạng, kiến thức bản địa và đa số rừng cộng đồng lại là rừng nghèo sẽ không phù hợp khi áp dụng kỹ thuật lâm sinh truyền thống. Ngoài ra các phương pháp xác định trạng thái rừng, điều tra đánh giá tài nguyên rừng và tính toán trữ lượng rừng phức tạp; Hai là, kế hoạch QLRCĐ chưa được thừa nhận và thể chế hoá như một phương án kinh doanh rừng hay phương án quản trị rừng cộng đồng. Kế hoạch QLRCĐ 5 năm được UBND huyện phê duyệt và kế hoạch QLRCĐ hàng năm do UBND xã phê duyệt mang mục đích sử dụng nội bộ, phi thương mại. Một số khuyến nghị và giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng ở nước ta: - Phân nhóm cộng đồng cho quản lý rừng: Mỗi cộng đồng có các điều kiện khác nhau về tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng. Các cộng đồng có điều kiện kinh tế khác nhau, trình độ pháp triển khác nhau, khả năng tham gia quản lý rừng cũng như hưởng lợi khác nhau và mỗi địa phương (tỉnh, huyện, xã) cần phân loại cộng đồng thành 2 nhóm trên các tiêu chí cơ bản như bảng 1.2: 12
- Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại nhóm cộng đồng Nhóm Nhóm Tiêu chí cộng đồng I cộng đồng II Nhiều dân tộc Thành phần dân tộc Ít dân tộc thiểu số thiểu số Trình độ quản lý rừng của cộng đồng (trình độ về kỹ thuật, tổ chức và quản lý, trách Cao Thấp nhiệm của hộ gia đình và lãnh đạo thôn). Sự phụ thuộc vào rừng của cộng đồng Ít Nhiều Phát triển kinh tế hộ gia đình Cao Thấp Vị trí thuận lợi của cộng đồng cho các cơ hội Thuận lợi Ít thuận lợi pháp triển Vùng thị trường và tiêu thụ lâm sản Gần Xa Kết quả xếp loại cộng đồng - Quy hoạch rừng và đất rừng, cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch và pháp triển rừng cấp xã, thôn theo hướng: Quy hoạch diện tích rừng cung cấp gỗ cho làm nhà, cung cấp các lâm sản thiết yếu khác cho cộng đồng trên cơ sở tính nhu cầu tối thiểu hàng năm mà cộng đồng cần; Quy hoạch diện tích rừng bảo vệ nguồn nước và rừng thiêng của cộng đồng; Quy hoạch diện tích rừng cộng đồng cho sản xuất, kinh doanh thương mại; Quy hoạch diện tích đất nương rẫy tối thiểu mà cộng đồng cần để có thể đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu. - Giao rừng cho cộng đồng: UBND huyện ra quyết định giao rừng cho các cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộ nhưng đối tượng rừng do cộng đồng tự công nhận từ lâu đời, rừng cung cấp vật dụng cần thiết cho cộng đồng, rừng bảo vệ nguồn nước, “rừng thiêng”, “rừng ma”, rừng xa khu dân cư khó bảo vệ bởi các hộ gia đình cá thể, nơi hộ gia đình không nhận, rừng tự nhiên là rừng sản xuất. - Quyền lợi và nghĩa vụ đối với rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng phục vụ cho mục đích chung của cộng đồng như nhu cầu gỗ làm nhà và các lâm sản 13
- thiết yếu, bảo vệ nguồn nước và rừng thiêng của cộng đồng: Được sử dụng theo đúng phương án quản lý rừng và hương ước của cộng đồng quy định cho đối tượng rừng này đã được các cơ quan có thểm quyền phê duyệt; Cộng đồng cùng với xã và kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm xây dựng phương án quản lý và sử dụng cho từng đối tượng rừng trên, xây dựng hương ước quy định rõ loài và số lượng lâm sản được phép khai thác hàng năm; Các sản phẩm khai thác từ rừng chỉ được phục vụ tiêu dùng trong cộng đồng; Khai thác lâm sản theo kế hoạch do cộng đồng xây dựng, báo UBND xã, kiểm lâm địa bàn giám sát theo dõi; Nhà nước không đầu tư đối với đối tượng rừng này, cộng đồng tự đầu tư cho cây trồng, quản lý, bảo vệ. - Quyền lợi và nghĩa vụ đối với rừng tự nhiên có trữ lượng là rừng sản xuất giao cho cộng đồng: Cộng đồng cùng với xã và kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm xây dựng phương án quản lý và sử dụng rừng được giao và được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; Cơ chế hưởng lợi theo phương án điều chế rừng và kế hoạch khai thác hàng năm. - Quyền và nghĩa vụ đối với rừng non, phục hồi, rừng nghèo kiệt: Cộng đồng được nhà nước đầu tư để thực hiện các biện pháp chăm sóc, quản lý bảo vệ, phòng chống các tác động phá hoại rừng, phòng chống cháy rừng. Mức đầu tư và hưởng lợi theo suất đầu tư hiện hành của nhà nước. Thời gian đầu tư và hưởng lợi được tính từ thời điểm giao rừng cho đến thời điểm rừng sang trạng thái có trữ lượng. Sau đó sẽ áp dụng cơ chế hưởng lợi như đối với rừng tự nhiên có trữ lượng là rừng sản xuất giao cho cộng đồng. - Hỗ trợ các địa phương xác lập hai loại hình QLRCĐ đáp ứng nhu cầu sinh kế và QLRCĐ cho sản xuất hàng hoá: QLRCĐ đáp ứng nhu cầu sinh kế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tập quán truyền thống, điều kiện sản xuất và thị trường kém phát triển, trình độ quản lý còn thấp. Các sản phẩm từ rừng chủ yếu sử dụng cho nhu cầu trong cộng đồng; QLRCĐ cho sản xuất hàng hoá ở các vùng sản xuất và thị trường phát 14
- triển thì các hình thức quản lý sẽ đa dạng, phong phú và cộng đồng sẽ thực sự trở thành chủ thể đầy đủ trong quản lý và sử dụng rừng. - Hỗ trợ các địa phương về phương pháp thống kê tài nguyên rừng: Thống kê tài nguyên rừng là một cơ sở cho giao đất giao rừng, hợp đồng sử dụng rừng cho cộng đồng. Dựa vào kết quả thống kê tài nguyên rừng để xác lập tỷ lệ hưởng lợi từ rừng và để đánh giá kết quả quản lý rừng. Mặc dù nhiều nơi đã thử nghiệm một số phương pháp cộng đồng đánh giá tài nguyên rừng nhưng nhìn chung chưa phù hợp, khả năng áp dụng thấp cho nên nhà nước cần nghiên cứu, tổng kết để đưa ra phương pháp phù hợp để địa phương dễ dàng áp dụng. - Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và tổ chức cộng đồng: Bài học kinh nghiệm ở nhiều nơi khác nhau cho thấy hai điều kiện quan trọng để QLRCĐ thành công là lãnh đạo cộng đồng mạnh, rừng bắt buộc phải bảo vệ để chống xâm hại, ý chí, nguyện vọng của dân làng và nhận rừng phải là cơ hội giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân làng, hệ thống chính trị trong xã, thôn phải mạnh và có ý thức cao về bảo vệ rừng. Cả hai điều kiện trên là bài học kinh nghiệm đều liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và tổ chức của cộng đồng. - Tổng kết kinh nghiệm và tạo kiến thức mới cho phát triển LNCĐ: Tại mỗi địa phương cần tiến hành thống kê, đánh giá hiệu quả QLRCĐ để làm cơ sở quy hoạch rừng cộng đồng, hợp lý hoá các diện tích rừng do cộng đồng đang quản lý và sử dụng theo chính sách mới về đất đai và rừng. 1.2.2. Các chương trình/ Dự án đã triển khai Song song với công tác nghiên cứu, QLRCĐ còn được tiến hành những mô hình thí điểm tại nhiều vùng miền trên cả nước với sự tài trợ kinh phí từ các tổ chức quốc tế như TFF, Helvetas, GTZ, JICA, CARE… và chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như: Xây dựng các văn bản hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng; Giao đất, giao rừng cho cộng đồng; Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; Xây dựng quy ước 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn