Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng
lượt xem 8
download
Mục tiêu của luận văn nhằm xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong đề xuất giải pháp phát triển KTXH và BVMT theo định hướng tổ chức không gian phục vụ TTX tại các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu định hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng
- MỞ ĐẦU6 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi toàn cầu. Để đạt được sự phát triển bền vững, nhiều quốc gia và khu vực đã thực hiện chuyển đổi từ tăng trưởng nóng, tăng trưởng theo chiều rộng sang các mô hình tăng trưởng bền vững. Trong đó, tăng trưởng xanh là một mô hình phổ biến, tập trung vào “...quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội”. Nằm ở dải ven biển thuộc TP. Hải Phòng, các quận Hải An, Dương Kinh, Hồng Bàng, Ngô Quyền và Đồ Sơn là đầu mối giao thông của thành phố, bao gồm các tuyến đường quan trọng: đường bộ (điển hình là Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội với Hải Phòng), đường thuỷ (với mật độ cảng lớn như cảng Đình Vũ, Chùa Vẽ, cảng Cửa Cấm, cảng Quân sự và một số cảng chuyên dùng khác), đường sắt (từ ga Lạc Viên đến cảng Chùa Vẽ), đường hàng không (sân bay Cát Bi). Bên cạnh đó, khu vực còn có một số tài nguyên như khoáng sản và đất mặn, đất ngập nước ven sông, ven biển. Yếu tố biển – hải đảo đã tạo cho khu vực các quận ven biển này vị thế địa chính trị địa kinh tế địa quân sự trọng yếu của miền Bắc và cả nước. Khai thác hợp lý lợi thế cạnh tranh từ các không gian biển là định hướng quan trọng nhằm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế biển Hải Phòng. Mặc dù có những lợi thế và đã có sự phát triển KTXH, tuy nhiên hiện nay Hải Phòng nói chung và các quận ven biển đang phải đương đầu với nhiều thách thức. Quy mô nền kinh tế trong 10 năm qua (2003 – 2012) phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có (GDP Hải Phòng tuy đứng thứ 2 các tỉnh phía Bắc nhưng chỉ bằng 1/4 so với thủ đô Hà Nội và không hơn nhiều so với các tỉnh còn lại). Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, chuyển đổi phương thức phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng để trở thành trung tâm thành phố lớn chưa rõ nét và còn chậm. Công tác quản lý sử dụng đất đai, quy hoạch, BVMT có hiệu quả, nhưng còn thiếu đồng bộ; môi trường chưa thực sự phát triển bền vững, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiềm năng phát triển kinh tế biển và sử dụng hợp lý không gian biển chưa được phát huy, do đó TP. Hải Phòng chưa thể hiện 1
- được vai trò trung tâm tăng trưởng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng duyên hải Bắc Bộ, trong Chiến lược biển Việt Nam. Một vấn đề quan trọng nữa là phát triển kinh tế hiện chưa song hành với BVMT, làm cho chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bảo đảm tính bền vững. Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các vấn đề an ninh và chủ quyền biển đảo trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, việc nhận diện đúng thực trạng phát triển của các quận ven biển, đánh giá đúng tiềm năng, xác định rõ các thách thức, tận dụng được cơ hội để phát triển,... là cần thiết. Nhiệm vụ này sẽ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh là việc quan trọng và cần thiết cơ cấu lại nền kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cưu đ ́ ịnh hướng tổ chức không gian phục vụ tăng trưởng xanh tại cac quân ven biên thuôc TP. ́ ̣ ̉ ̣ Hải Phòng” đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU a) Mục tiêu Xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong đề xuất giải pháp phát triển KTXH và BVMT theo định hướng tổ chức không gian phục vụ TTX tại cać ̣ ̉ ̣ quân ven biên thuôc TP. Hải Phòng. b) Nhiệm vụ Để hoàn thành mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau: Tổng luận các công trình và lý luận về hướng nghiên cứu, cách tiếp cận phân vùng chức năng và tổ chức không gian lồng ghép TTX. Phân tích hiện trạng, diễn biến KTXH và chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu. Phân tích, đánh giá thực trạng quy hoạch, phân vùng chức năng phát triển KTXH và quản lý môi trường dưới góc độ TTX. Phân vùng chức năng và đánh giá các vấn đề về KTXH và môi trường nổi cộm tại các tiểu vùng chức năng. Đề xuất phương án tổ chức không gian lồng ghép TTX cho khu vực các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng. 2
- 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi ranh giới hành chính của 5 quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng được xác định trong đề án “Quy hoach không gian ̣ ̉ ̉ ̉ biên cua TP.Hai Phong năm 2012, bao g ̀ ồm quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An, Dương Kinh và Đồ Sơn. b) Phạm vi khoa học Trong phạm vi của đề tài luận văn, một số vấn đề nghiên cứu khoa học được giới hạn ở những nội dung cần giải quyết như sau: Phân tích thực trạng, biến đổi KTXH và môi trường trong giai đoạn 2003 2012. Trong đó năm 2003 là mốc thời điểm TP. Hải Phòng bắt đầu thực hiện Nghị quyết 32NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng trong thời kỳ CNHHĐH đất nước”. Năm 2012 là thời điểm gần nhất có thể thu thập số liệu đồng bộ về KTXH và MT cho toàn bộ khu vực nghiên cứu. Phân tích, đánh giá hiện trạng, xu thế biến đổi KTXH và môi trường khu vực nghiên cứu dưới góc độ TTX. Dự báo xu thế phát triển KTXH và MT căn cứ vào số liệu dự báo cho toàn TP. Hải Phòng, được điều chỉnh cụ thể cho khu vực nghiên cứu. Định hướng tổ chức không gian phục vụ TTX trên cơ sở phân vùng chức năng và lồng ghép các tiêu chí TTX tại từng không gian. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN a) Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hướng nghiên cứu địa lý ứng dụng trong quản lý môi trường, tổ chức không gian phục vụ TTX. b) Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giup các nhà qu ́ ản lý ra quyết ̣ ̀ ịnh hướng, phương án phat triên KTXH và BVMT theo các tiêu chí c đinh vê đ ́ ̉ ủ a TTX tại các không gian cụ thể của TP. Hải Phòng. 5. CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN a) Tài liệu, số liệu của trung ương và địa phương 3
- Các tài liệu, văn bản pháp lý, đề án quy hoạch kế hoạch phát triển: Nghị quyết, Quyết định quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP. Hải Phòng, bao gồm: Nghị quyết của Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng trong thời kỳ CNHHĐH đất nước”; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng TP. Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”; Các quy hoạch, đề án phát triển ngành và lĩnh vực của cả nước và vùng có liên quan; Các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy về phương hướng phát triển KTXH TP. Hải Phòng, các quận ven biển thuộc TP. Hải Phòng; Các đề án, quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực trên địa bàn. Các số liệu thống kê, báo cáo tổng hợp, báo cáo KTXH, môi trường, định hướng phát triển của cac quân ven biên thuôc TP. H ́ ̣ ̉ ̣ ải Phòng. Niên giám thống kê TP. Hải Phòng đến năm 2012. b) Tài liệu bản đồ, sơ đồ Đề tài sử dụng các tư liệu bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch tổng thể và quy hoạch không gian cùng môt số bản đồ chuyên đề (bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, bản đồ du lịch) được xây dựng cho TP. Hải Phòng và các quận ven biển. c) Các công trình nghiên cứu khoa học Tài liệu sách, bài báo, báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, dự án,… liên quan đến TTX và khu vực nghiên cứu được sử dụng và trích dẫn rõ ràng trong luận văn. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được trình bày trong 3 chương gồm 91 trang, được minh họa bởi 07 bản đồ, 04 biểu đồ và 16 bảng số liệu. Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu tổ chức không gian lồng ghép TTX tai khu v ̣ ực ven biên. ̉ Chương 2: Phân tích hiện trạng và diễn biến về kinh tế xã hội và môi trường tại cac quân ven biên thuôc TP. H ́ ̣ ̉ ̣ ải Phòng. Chương 3: Phân vùng chức năng và đề xuất phương án tổ chức không gian lồng ghép TTX tại cac quân ven biên thuôc TP. H ́ ̣ ̉ ̣ ải Phòng. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LỒNG GHÉP TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI KHU VỰC VEN BIỂN 1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Nghiên cứu khoa học và thực tiễn triển khai tăng trưởng xanh trên thế giới và Việt Nam a) Trên thế giới * Các công trình nghiên cứu khoa học Tăng trưởng xanh trên thế giới và các vấn đề liên quan được đề cập tới trong một số công trình khoa học tiêu biểu gần đây. Trong tài liệu “Hướng tới nền kinh tế xanh” do Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố năm 2011, mô hình kịch bản đầu tư xanh với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (khoảng 1300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tư của tổng số (0,5% GDP) được đề xuất đầu tư cho các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn tự nhiên như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nước sạch và thủy sản. Trong mô hình kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đã tính toán và chỉ ra rằng, xét trong dài hạn, đầu tư vào nền kinh tế xanh sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu. Xây dựng một nền kinh tế xanh được khẳng định không thay thế và mâu thuẫn với phát triển bền vững. Nguyên nhân do phát triển bền vững nhằm đạt được các 5
- mục tiêu dài hạn (mục tiêu thiên niên kỷ), còn xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa tới đích của phát triển bền vững. ̣ Sterner va Damon (2011) trong môt nghiên c ̀ ưu vê chi ́ ̀ ến lược khí hậu toàn cầu đa nhân manh đên c ̃ ́ ̣ ́ ơ chế sử dung hiêu qua năng l ̣ ̣ ̉ ượng hoa thach nhăm h ́ ̣ ̀ ướng tới một thị trường cacbon thâp c ́ ộng với việc giải quyết các vấn đề vê biên đôi khi ̀ ́ ̉ ́ ̣ hâu. Tăng trưởng xanh được lựa chon là đ ̣ ịnh hướng, con đường thay thế duy nhât́ ́ ơi s đôi v ́ ự phat triên bên v ́ ̉ ̀ ững. Nền kinh tế thế giới sẽ cần công cụ chính sách rõ ràng và hà khắc hơn đối với tăng trưởng hướng tới bền vững và sẽ ngây thơ nếu nghĩ còn con đường khác để đi. Tăng trưởng xanh sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Nhiều thách thức sẽ nảy sinh nếu các vấn đề liên quan đến sử dụng hợp lý năng lượng không được xem xét cẩn trọng. Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức nền kinh tế công nghiệp cacbon thấp của Shaohong và Sipeng (2011) cho thấy mô hình doanh nghiệp hiệu quả được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố kinh tế và kỹ thuật cũng như các yếu tố tài nguyên sinh thái cho phép tối ưu hóa thống nhất các lợi ích kinh tế và sinh thái, do đó, là tiếp cận tốt nhất để thực hiện TTX. Một nghiên cứu tương tự của Schmalensee (2012) về chính sách năng lượng đa cung c ̃ ấp một cái nhìn tổng quan về một số tác động cua chính sach năng l ̉ ́ ượng đên môi tr ́ ường, đặc biệt là chính sách năng lượng sach se cung c ̣ ̃ ấp nhưng l ̃ ợi ích to lớn đôi v ́ ới môi trường như thê nao. ́ ̀ Trong công trình “TTX, từ sáng kiến đến triển khai”, hai tác giả Jouvet và ̃ ̉ ̀ TTX liên quan đến việc chuyển đổi quy trình sản Perthuis (2013) đa chi ra răng: xuất và tiêu thụ để duy trì hoặc khôi phục lại các chức năng quan trọng của nguồn vốn tự nhiên trên hành tinh. Qua trinh đo đòi h ́ ̀ ́ ỏi các nhân tố môi trường phai đ ̉ ược xem xét là một yếu tố thiết yếu của sản xuất và không chỉ đơn thuần là một yếu tố tác động từ bên ngoài. Trong thực tế, quá trình chuyển đổi này phụ thuộc vào công nghệ hiện đại đang được thực hiện theo bốn lĩnh vực: mở rộng khái niệm về hiệu quả; chuyển đổi năng lượng; kết hợp các giá trị của vốn tự nhiên trong đời sống kinh tế... Nghiên cứu tổng luận của Bartelmus (2013) đã đưa bức tranh tổng thể về thực trạng của TTX trên toàn thế giới. Theo đó, TTX hay phát triển bền vững là phep đo cua s ́ ̉ ự phat triên toan diên, nó bao g ́ ̉ ̀ ̣ ồm sự tăng trưởng kinh tế, bên v ̀ ưng vê môi tr ̃ ̀ ường va ch ̀ ất lượng cuộc sống con người. Gần đây nhất, khi nghiên cưu vê “ ́ ̀ Năng lượng tái tạo, sản xuất và TTX”, tác giả Mathews (2014) đã đưa ra nhưng nhân đinh: năng l ̃ ̣ ̣ ượng tái tạo, công nghệ sạch có thể đóng góp rât l ́ ơn vao viêc gi ́ ̀ ̣ ảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, 6
- cũng như bảo vệ môi trường và giảm phát thải cacbon. Trong nghiên cứu này, tać ̉ ̃ gia đa so sánh lợi nhuân gi ̣ ưa viêc khai thác năng l ̃ ̣ ượng (dạng nhiên liệu) với việc khai thác năng lượng tái tạo của thiên nhiên, theo đó viêc khai thác các nhiên li ̣ ệu hóa thạch so vơi viêc chuy ́ ̣ ển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ là một lĩnh vực nghiên cứu có hiệu quả trong tương lai cho môi trương bên v ̀ ̀ ững. Một nghiên cứu đáng chú ý khác của Wong và các cộng sự (2014) đã phân tích vai trò, nền tảng của khoa học công nghệ và tác động mạnh mẽ đến xu thế TTX của các nền kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng các sáng chế khoa học và công nghệ, và các phân tích với ba phần chính: xu hướng sản xuất, bắt kịp xu hướng và mô hình hội tụ qua đó đã phát hiện bốn điểm nổi bật cần được xem xét bởi các nhà hoạch định chính sách: (i) ASEAN4 có độ trễ đáng kể đằng sau các nền kinh tế tiên tiến hơn (Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc) mặc dù hiệu suất của các quốc gia này giống hệt nhau trong đầu những năm 1990. Trung Quốc đã tiến lên phía trước về các sáng chế khoa học và sản xuất, nhưng bị tụt hậu trong các sáng chế chất lượng; (ii) so với mức trung bình của thế giới, khu vực nói chung có tiềm năng lớn trong sản xuất năng lượng cacbon thấp; (iii) các nền kinh tế phát triển ở châu Á đã khởi động phát triển khoa học và công nghệ năng lượng cacbon thấp hơn từ công nghệ sản xuất, điều này cho thấy sự cần thiết cho một nền tảng cơ sở khoa học công nghệ mạnh mẽ và một mức độ cao trong sự phát triển công nghệ năng động đối với ngành năng lượng cacbon thấp; và (iv) các nền kinh tế đã chứng minh các xu thế trái ngược trong phát triển, tập trung giữa cung và cầu của công nghệ năng lượng. Nói tóm lại, các công trình nghiên cứu đã được tổng quan ở trên đều phản ánh TTX là xu thế chủ đạo của khoa học công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. * Xu hướng quốc tế và một số nội dung chính về tăng trưởng xanh Đến nay, thực tế cho thấy TTX đã được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáng chú ý nhất là khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản) và Liên minh châu Âu (EU). Các quốc gia thuộc khu vực này đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy TTX với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh. Trung Qu ốc cũng đã có kế hoạch phát triển quốc gia nhấn mạnh vào nền kinh tế tuần hoàn. Tại khu vực ASEAN, Lào, Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch 7
- hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình TTX quốc gia; Thái Lan nhấn mạnh vào nền kinh tế đầy đủ với những đặc điểm chính của nền kinh tế xanh. TTX và kinh tế biển xanh đang trở thành mối quan tâm toàn cầu và được xem là động lực để phục hồi, thúc đẩy kinh tế toàn cầu và là công cụ để PTBV. Các nỗ lực quốc tế đã thể hiện rõ quan điểm và các bài học chia sẻ trong các Tuyên bố Đại dương Manađô, Tuyên bố Manila về Biến đổi khí hậu và Quản lý tổng hợp vùng bờ biển (2009), Tuyên bố Đại dương Rio+20, Chương trình Nghị sự Đại dương đến 2030 (2012), các Hội nghị thượng đỉnh Khu vực và Thế giới về Kinh tế Đại dương và TTX vào cuối các năm 2012 và 2013 lần lượt ở Bali và Washington D.C. Tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tháng 11/2011 tại đảo Hawaii, Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố Honolulu, trong đó, APEC xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, cacbon thấp, nâng cao an ninh năng lượng và tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Để thúc đẩy các mục tiêu TTX, APEC sẽ thực hiện các biện pháp như giảm 45% mức độ sử dụng năng lượng của APEC vào năm 2035 so với năm 2005, kết hợp các chiến lược phát triển về thải cacbon thấp vào các kế hoạch tăng trưởng kinh tế. Đầu tháng 12/2011, hội nghị quốc tế về Biến đổi Khí hậu tại Nam Phi với 194 nước tham dự đã nhất trí thành lập quỹ Khí hậu xanh và các bước đi mới nhằm thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau năm 2020. Theo thoả thuận mới đạt được, tất cả các nước đều phải thực hiện cam kết kiểm soát khí thải theo cùng một khuôn khổ pháp lý. Các đại biểu cũng nhất trí gia hạn Nghị định thư Kyoto thêm 5 năm nữa trong điều kiện hiện tại chỉ có các nước công nghiệp phát triển phải thực hiện các chỉ tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về cắt giảm khí thải. Kết quả của hội nghị cho thấy thế giới đang đi tới sự nhất trí cao trong việc giảm phát thải khí nhà kính, một trong những yếu tố cơ bản để có được nền kinh tế cacbon thấp hay còn gọi là kinh tế xanh. * Thực tiễn triển khai TTX tại một số quốc gia Ớ cấp độ quốc gia, Hàn Quốc là nước đầu tiên xây dựng và ban hành Chiến lược TTX, ít cácbon, làm định hướng phát triển trong 60 năm tới. TTX cacbonđược Tổng thống Lee Myung Bak chính thức công bố trong bài phát biểu ngày 15/8/2008, nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập nước Đại Hàn Dân quốc. 8
- Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu và năng lượng quốc gia của Hàn Quốc được thông qua ngày 20/08/2008 đã đưa ra mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái sinh lên đến 11% trong tổng mức năng lượng sử dụng vào năm 2030. Chiến lược quốc gia về TTX của Hàn Quốc với trọng tâm: Duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi giảm đến mức tối đa việc sử dụng năng lượng và tài nguyên; Hạn chế tối đa các tác động lên môi trường với việc sử dụng năng lượng và tài nguyên; Dùng công nghệ xanh và năng lượng sạch làm động lực phát triển. Các hành động cụ thể bao gồm: (i) Giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả; (ii) Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch; (iii) Thích ứng với BĐKH; (iv) Phát triển công nghệ xanh; (v) Xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có; (vi) Phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến; (vii) Xây dựng nền tảng cho kinh tế xanh; (iix) Xây dựng không gian xanh và giao thông vận tải xanh; (ix) Thực hiện cuộc cách mạng xanh về lối sống; (x) Hỗ trợ quốc tế cho TTX. Hàn Quốc cũng là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật cơ bản về TTX, cacbon thấp, có hiệu lực từ ngày 14/4/2010, nhằm giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho đến năm 2020 so với hiện nay . Tại Trung Quốc, từ năm 2010, Chính phủ đã và đang thực hiện Chiến lược phát triển mới: chuyển từ phương thức phát triển kinh tế tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức phát triển kinh tế sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT. Các hành động cụ thể bao gồm: (i) ưu tiên tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả sản xuất trong phát triển nền kinh tế quốc dân; (ii) phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sản sinh lượng cacbon thấp; (iii) tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm đất; (iv) Tại Hoa Kỳ, tiếp cận kinh tế cacbon thấp lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ. Thực thi bảo vệ môi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực Trong nông nghiệp, khuyến khích sản xuất nông sản hữu cơ, phát triển trang trại không sử dụng hoá chất diệt côn trùng và các dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác. Trong công nghiệp, vấn đề được chú trọng nhất là tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch. cacbonĐối với phát triển đô thị, nhà được thiết kế theo dạng kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng nước mưa tự nhiên, tận dụng chất thải và nhiều sáng kiến khác. 9
- Các nước đang phát triển có trình độ công nghệ thấp hơn các nước phát triển, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu thô tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ. Định hướng phát triển nền kinh tế xanh, sẽ là cơ hội cho các nước tham gia để khôi phục nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và BVMT, tăng phúc lợi và giảm nghèo. Như vậy, những bài học thực tiễn được phân tích ở trên cho thấy, TTX là con đường tất yếu và là trọng tâm hiện nay trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới, tăng trưởng xanh vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh, tăng cường phúc lợi xã hội vừa duy trì BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu. b) Ở Việt Nam Ở Việt Nam, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 và Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội Đảng lần thứ VII thông qua Chiến lược Phát triển KTXH giai đoạn 1991 2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội Đảng lần thứ VIII nêu bài học “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Chiến lược Phát triển KTXH giai đoạn 2001 2010 thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” . Đại hội Đảng lần thứ X nêu bài học về phát triển nhanh và bền vững, trong đó ngoài các nội dung phát triển KT, XH, MT còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển 5 năm 2006 2010 là “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người”. Như vậy, quan điểm phát triển bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. Nhà nước ta cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững. Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội 10
- phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và sau đó là Kết luận Hội nghị Trung ương 3 (khoá XI) đã xác định nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Từ các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Ðảng, Chính phủ đã ban hành ba văn bản quan trọng có tính chất chiến lược: Quyết định số 432/QÐTTg ngày 1242012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 20112020; Quyết định số 1393/QÐTTg ngày 2592012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về TTX thời kỳ 20112020 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 339/QÐTTg ngày 1922013 phê duyệt Ðề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 20132020. Nội dung ba văn bản này hầu như đã bao quát hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện,... là cơ sở pháp lý thúc đẩy TTX ở Việt Nam. Bên cạnh những định hướng phát triển, tăng trưởng xanh cũng được đề cập tới trong một số công trình nghiên cứu gần đây ở Việt Nam. Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (2014) về “TTX và chính sách tài khoá về nhiên liệu hoá thạch ở Việt Nam” nhấn mạnh rằng những nỗ lực cải cách gần đây cần được thúc đẩy đáng kể để đáp ứng các mục tiêu tham vọng của Chiến lược TTX và để Việt Nam tiến tới một quỹ đạo tăng trưởng bền vững và bao trùm hơn. Cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch đòi hỏi phải cải cách ngành năng lượng tổng thể, cải cách giá và một chiến lược truyền thông và tham vấn để kêu gọi sự ủng hộ trên diện rộng đối với cải cách, dựa trên các công trình nghiên cứu của nhiều đối tác nghiên cứu trong nước và các chuyên gia quốc tế, cũng như thông qua đối thoại rộng khắp với các bên liên quan chính bao gồm các hộ, doanh nghiệp, các đối tác phát triển và các nhà hoạch định chính sách. Nguyễn Chu Hồi, Trung tâm Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Ðại học Quốc gia Hà Nội trong tác phẩm “Quy hoạch không gian biển và ven biển” nhận định: Quản lý tổng hợp biển theo không gian đòi hỏi xác lập một cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý biển và giải quyết dồng bộ các quan hệ phát triển khác nhau, trong đó quan hệ giữa các mảng không gian cho phát triển kinh tế biển và tổ chức không gian biển hợp lý cho phát triển kinh tế biển bền vững là một trong những 11
- nhiệm vụ quan trọng. Công cụ cơ bản giúp tổ chức hợp lý không gian biển cho phát triển bền vững chính là quy hoạch không gian biển. Phạm Ngọc Đăng và các cộng sự (2013) trong xuất bản phẩm “các giải pháp thiết kế công trình xanh ở Việt Nam” đã đưa ra nhận định: “Phát triển công trình xây dựng xanh, chính là phát triển ngành xây dựng thích ứng với BĐKH, cũng là sự cam kết thực hiện PTBV có hiệu quả nhất của ngành xây dựng đối với sự nghiệp PTBV của quốc gia”. Phát triển công trình xây dựng xanh mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho bản thân chủ đầu tư công trình, cũng như cho xã hội và quốc gia. Giá đầu tư xây dựng công trình xanh có thể ít hơn hoặc nhiều hơn từ 5 10% tùy theo công trình cụ thể so với công trình thông thường, tuy nhiên chi phí vận hành thấp hơn; do đó, tổng chi phí đầu tư và chi phí sử dụng công trình xanh về lâu dài luôn luôn nhỏ hơn so với công trình thông thường. 1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu Để triển khai Kết luận số 72 của Bộ Chính trị về xây dựng Hải Phòng trở thành “Thành phố cảng xanh” trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, TP. Hải Phòng đã và đang nghiên cứu, triển khai nhiều đề án, dự án: Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố đến năm 2025; Kế hoạch hành động đa dạng sinh học TP. Hải Phòng đến năm 2020; Đẩy mạnh tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường TP. Hải Phòng; Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng TP. Hải Phòng đến năm 2025; Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn TP. Hải Phòng đến năm 2025; Phân loại cơ sở ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2015, kế hoạch tới năm 2020; Quy hoạch chung môi trường đô thị TP. Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Điều tra, thống kê, đánh giá nguồn thải, phân loại chất lượng và BVMT nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố; Phân vùng sử dụng không gian vùng bờ phục vụ quy hoạch không gian biển Quảng NinhHải Phòng (20112013); Nghị Quyết số 44/NQCP của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) của TP. Hải Phòng, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Đồ Sơn, Hải An, Hồng Bàng, Dương Kinh, Ngô Quyền đến năm 2020 ; Quy hoạch cải tạo, xây dựng Bến tàu thủy nội địa khu vực Bến Bính; Quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2011 2020; Quy hoạch Đô thị theo hướng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế 12
- Đình Vũ Cát Hải, TP. Hải Phòng đến năm 2025; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy,... Việc ưu tiên xây dựng các đề án, dự án nghiên cứu triển khai theo định hướng kinh tế biển xanh, TTX hướng tới PTBV biển, hải đảo và vùng ven biển có vai trò quan trọng và ý nghĩa cần thiết cho khu vực trong hiện tại và tương lai. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI KHU VỰC VEN BIỂN 1.2.1. Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế Trên quan điểm địa lý đổi mới và phát triển, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động dịa lý học có chủ ý nhằm hướng tới sự công bằng về mặt không gian. Xét dưới khía cạnh quản lí đất nước, lãnh thổ đó là bề mặt lãnh thổ thuộc quyền tài phán của một quốc gia, bao gồm phần đất liền, nội thuỷ, lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế, lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền. Giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc gia (trên đất liền và vùng lãnh hải). Lãnh thổ còn được quan niệm đầy đủ hơn, đó là thể thống nhất, hay nói chung là một thực thể được tổ chức bởi các cộng đồng xã hội. Ðó là nơi sinh sống của cộng đồng xã hội, được cộng đồng này chiếm giữ để đảm bảo sự cung cấp các nhu cầu thiết yếu của nó, và sự tái sinh sản của chính nó. Tổ chức lãnh thổ được hiểu như toàn bộ quá trình hay hành động của con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên, có tính đến các mối quan hệ, liên hệ của chúng, các sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hành động này được thực hiện phù hợp với các mục tiêu của xã hội trên cơ sở các quy luật kinh tế trong hình thái KTXH tương ứng. Mục tiêu cơ bản của tổ chức lãnh thổ là nhằm tiết kiệm lao động xã hội nhờ cải thiện cơ cấu sản xuất lãnh thổ của nền kinh tế và cải thiện cơ cấu tổ chức sản xuất của đất nước hay của từng vùng cụ thể theo hướng phát triển tổng hợp nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và BVMT sinh thái. Tổ chức lãnh thổ KTXH còn được hiểu như sự kết hợp của các tổ chức lãnh thổ đang hoạt động: cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc không gian xã hội, cấu trúc không gian sử dụng tự nhiên v.v... Ở đây, không thể bỏ qua nội dung phân vùng và quy hoạch vùng, đó là việc xác định các tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển KTXH giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng nhỏ trong vùng lớn, giữa các vùng lớn trong một quốc gia và trên mức độ nào đó có xét đến các mối liên kết khu vực và quốc tế. Cấu trúc này được thống nhất bởi 13
- các cơ cấu quản lý quá trình tái sản xuất xã hội, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ KTXH của một vùng nhất định, bao gồm các điểm, các ‘cực’, các nút, và các dải, các tuyến lực và một không gian bề mặt. Các yếu tố đó có quan hệ, sức hút lan toả và ảnh huởng lẫn nhau. Ðể tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích những phân dị địa lý nhằm xác định các cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ), các mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại với các cấu trúc không gian thành phần để nhận dạng một không gian tổng quát mà ta gọi là không gian chiến lược. Theo nghĩa mở rộng, để làm việc này, cộng đồng và xã hội phải quyết định hành động can thiệp nhằm tổ chức lại không gian cho phù hợp với chiến lược phát triển, điều kiện kỹ thuật và công nghệ, kể cả văn hoá, tâm lý và khiếu thẩm mỹ không gian vốn có nữa. 1.2.2 Lý thuyết và các mô hình tăng trưởng xanh a) Các quan điểm về tăng trưởng xanh trên thế giới TTX hiện là một trong những vấn đề lý luận mang tính thời sự trên thế giới và là trọng tâm được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia, khu vực, vì sự phát triển bền vững. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn về TTX trong các cuộc bàn luận chính sách và trong công chúng. Khái niệm TTX lần đầu tiên được đưa ra cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2005 trong bối cảnh đây là khu vực được coi là dễ bị tổn thương nhất trước các biến cố về môi trường. Có nhiều nguyên nhân khiến khu vực này cần phải nhanh chóng chuyển sang TTX. Trước hết ở đây có những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề do thường sử dụng công nghệ lạc hậu và hoạt động dưới một chế độ kiểm soát ô nhiễm yếu, sản xuất công nghiệp trong khu vực giai đoạn 1995 2002 đã tăng 40%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 23% của thế giới. Thứ hai là sản xuất nông nghiệp từ năm 1992 đến 2002 đã tăng 62% mà phần lớn là do sử dụng nhiều hoá chất nông nghiệp vượt xa mức trung bình của thế giới. Thứ ba là sự tăng trưởng của cư dân đô thị với 600 đến 800 triệu người trong khu vực được cho là không được cung cấp đầy đủ về vệ sinh. Thứ tư, sự phát triển trong xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và hạ tầng giao thông không theo kịp với sự tăng dân số đô thị. Cuối cùng là nhu cầu về nước tăng đã gây áp lực đáng kể lên môi trường. Đây là khu vực chiếm tới 2/3 số người nghèo của thế giới. UNESCAP đã gợi mở xu hướng TTX để giúp các nước Châu Á và Thái Bình Dương hướng tới phát triển bền vững, tìm kiếm sự hoà hợp giữa hai nhu cầu 14
- “tăng trưởng kinh tế” và “bền vững về môi trường”, tạo ra sự phối hợp cùng thắng (win win) giữa môi trường và kinh tế và để cho môi trường được coi như một cơ hội hơn là chi phí và gánh nặng đối với nền kinh tế. Uỷ ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) định nghĩa: “TTX là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hoá trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hoá gánh nặng sinh thái. Cách tiếp cận mới tìm kiếm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tính bền vững môi trường bằng việc thúc đẩy những thay đổi cơ bản trong sản xuất và tiêu dùng xã hội”. TTX khác với tăng trưởng truyền thống là không lấy phương châm "phát triển trước, BVMT sau", mà lấy việc phòng ngừa, lồng ghép BVMT, giảm phát thải cácbon trong sản xuất, kinh doanh làm động lực để tăng trưởng. Có 6 nội dung chính của tăng trưởng xanh, bao gồm: (i) Sản xuất và tiêu dùng bền vững; (ii) Xanh hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh doanh; (iii) Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; (iv) Cải tổ thuế và ngân sách xanh; (v) Đầu tư/bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; (vi) Xây dựng và thực hiện các chỉ số hiệu quả về sinh thái. Các nguyên tắc mà UNESCAP đề ra đối với TTX là: (i) Chất lượng của tăng trưởng kinh tế: TTX phải đảm bảo sự tăng trưởng về kinh tế, thể hiện qua chỉ tiêu về sự gia tăng của GDP. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo phúc lợi cho xã hội giải quyết việc làm, mang đến sự thịnh vượng cho tất cả mọi người, phân phối công bằng giữa các tầng lóp dân cư, sản xuất và tiêu dùng bền vững; (ii) Hiệu quả sinh thái của tăng trưởng kinh tế: TTX phải đảm bảo hiệu quả sinh thái của tăng trưởng kinh tế, đây là một trong những chìa khóa quan trọng, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững. Các quốc gia cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên, tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên và tối thiểu hóa ô nhiễm do quá trình sản xuất, kinh doanh; (iii) Thực hiện bền vững về môi trường: TTX phải kiểm soát ô nhiễm, đạt được các mục tiêu môi trường, thông qua tập trung cải thiện sản xuất và tiêu dùng để giảm thiểu những tác động đến môi trường. Một số định nghĩa đáng lưu ý khác về TTX được các tổ chức quốc tế đưa ra: “quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái, đồng thời giảm đáng kể các chất thải và giảm sự mất công bằng trong xã hội” (Tổ chức Sáng kiến của Liên Hợp Quốc), “... quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này” (Ngân hàng Thế giới), “... cách tiếp cận để đạt được mục 15
- tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong BVMT, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên”. Chiến lược TTX của các nước OECD bao gồm các nội dung đáng lưu ý sau: (i) Loại bỏ các rào cản cho TTX: Tăng cường kết nối chính sách, loại bỏ các rào cản đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường, loại bỏ các khoản trợ cấp có hại; (ii) Thúc đẩy sự thay đổi: Xây dựng các chính sách tổng họp, bao gồm các chính sách dựa vào thị trường và công cụ phi thị trường; Đẩy mạnh phổ biến và tăng cường công nghệ xanh; Khuyến khích các phương pháp sản xuất và tiêu dùng sạch hơn, đổi mới các chính sách tài chính; (iii) Hỗ trợ cho sự chuyển đổi: Hỗ trợ cho sự phân bổ lại lực lượng lao động thông qua thị trường lao động và các chính sách lao động, nâng cao kỹ năng cho người lao động...; (iv) Tăng cường họp tác quốc tế: Tăng cường cơ chế tài chính cho các hàng hóa công cộng toàn cầu, hỗ trợ đối tượng cận nghèo cho TTX, nhấn mạnh vào những vấn đề cạnh tranh, tăng cường chuyển đổi công nghệ. (v) Phương pháp đạt được TTX: Phát triển một khung hạch toán mới và thiết lập các chỉ số của TTX, phát triển phương pháp đo lường các tác động chính sách đặc thù,... Như vậy, để tiến tới TTX đòi hỏi sự can thiệp của Chính phủ thông qua các chính sách để thúc đẩy đổi mới, quản lý quá trình chuyển đổi sang phát triển nền kinh tế xanh. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm ba nội dung ưu tiên có quan hệ bổ sung cho nhau: (i) Tăng trưởng thông minh: Phát triển kinh tế dựa vào tri thức và nghiên cứu đột phá cải tiến công nghệ; (ii) Tăng trưởng bền vững: Thúc đẩy nền kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên, xanh hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn; (iii) Tăng trưởng bình đẳng: Khuyến khích nền kinh tế với nhiều việc làm, tạo sự gắn bó trong xã hội và bình đẳng giữa các vùng miền. Các hành động cụ thể bao gồm xây dựng một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tận dụng vị thế tiên phong của châu Âu trong công cuộc phát triển những quy trình, công nghệ mới, bao gồm công nghệ xanh, áp dụng sâu rộng lưới điện thông minh, sử dụng công nghệ thông tin, tận dụng mạng lưới toàn EU và củng cố tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh doanh, cũng như hỗ trợ khách hàng đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên. Nói tóm lại, kinh nghiệm tăng trưởng xanh ở nhiều nước và tổ chức kinh tế trên thế giới cho thấy, chuyển đổi phương thức phát triển, thúc đẩy TTX để hướng tới nền kinh tế xanh được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển 16
- quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Hơn thế nữa, TTX được xác định là con đường tất yếu của sự phát triển nền kinh tế. b) Quan điêm vê tăng tr ̉ ̀ ưởng xanh tại Việt Nam Tại Việt Nam, TTX được xác định là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Định hướng TTX đã được đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều văn bản quan trọng. Chiến lược phát triển KTXH 20112020 thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã xác định: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược,... Gắn phát triển kinh tế với BVMT, phát triển kinh tế xanh” . Chiến lược BVMT quốc gia đến 2020 tầm nhin 2030, Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 năm 2004), Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20) “Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (2012) và gần đây nhất là Quyết định số 1393/QĐTTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược quốc gia về TTX thời kỳ 2011 2020 và tầm nhìn đến 2050” đã xác định: TTX là một nội dung của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. TTX phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. TTX dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. TTX phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế. 17
- TTX là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân”. Từ những quan điểm nêu trên, nội hàm của TTX cân có s ̀ ự đồng thuận giữa các nước đang phát triển để cùng thực hiện từ sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài nguyên, BVMT, xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho bảo tồn và phát triển, giảm thiểu phát thải khí nhà kính đến sự nỗ lực của toàn xã hội, không chỉ các tổ chức chính quyền mà còn cả người dân và doanh nghiệp cùng phải nhận thức đầy đủ và thực hiện,... c) Nội dung cơ bản của chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và những vấn đề áp dụng Chiến lược quốc gia về TTX ở Việt Nam thời kỳ 2011 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu tổng quát. Theo đó, TTX nhằm tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển KTXH. Để thực hiên các m ̣ ục tiêu như trên, Chiến lược TTX tập trung vào 03 nhiệm vụ chủ yếu: (i) Xanh hóa sản xuất; (ii) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch năng lượng tái tạo; (iii) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. d) Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 2020 Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế xanh, thành phố Hải Phòng đã định hướng nhằm thu hút, quản lý đầu tư khi quy hoạch xây dựng đã quan tâm dành tỷ lệ đất cho các mảng xanh, mặt nước, giao thông tĩnh, quy hoạch các khu công nghiệp tập trung bảo đảm xử lý ô nhiễm môi trường. Trong thời gian vừa qua, thành phố Hải Phòng đã xây dựng danh mục các dự án, đề án, ưu tiên bố trí kinh phí, nâng cao năng lực phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, trong đó tập trung cho các dự án quản lý và xử lý chất thải rắn, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đô thị và nông thôn. Mô hình tăng trưởng kinh tế tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2050 của thành phố Hải Phòng được điều chỉnh, trong đó định hướng phát triển nền kinh tế xanh giữ vai trò chủ đạo. Một số dự án cấp thành phố đã được lập, 18
- bao gồm; quy hoạch không gian biển (MSP) và quy hoạch tổng hợp vùng bờ biển (ICOM); xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của các ngành kinh tế xanh,… Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Tp.Hải Phòng được cụ thể hóa tại nhiều hội thảo quốc tế. Tại hội thảo “Diễn đàn chính sách tăng trưởng xanh đô thị Châu Á năng động” do thành phố Hải Phòng và Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) phối hợp tổ chức, Hải Phòng được xác định là 1 trong 3 thành phố, cùng Bangkok (Thái Lan), Joho Rans (Malaixia), được OECD lựa chọn hỗ trợ về chính sách và kinh phí 200.000 EUR triển khai trong hai năm 2014 2015. Trong bối cảnh phát triển mới, định hướng tăng trưởng xanh của TP.Hải Phòng nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển KTXH và BVMT. 1.2.3. Lý luận về tổ chức không gian theo định hướng tăng trưởng xanh áp dụng cho khu vực ven biên ̉ Tổ chức không gian theo định hướng tăng trưởng xanh cho khu vực ven biển trong phạm vi đề tài luận văn được dựa trên các cơ sở khoa học và pháp lý sau đây: Không gian biển và quy hoạch không gian biển: Khác với trên đất liền, không gian kinh tế biển rộng mở, khá đa dạng và luôn tác động tương hỗ nhau cả về mặt tự nhiên và phát triển theo các cấp độ khác nhau. Trên cơ sở bình đồ tổ chức không gian biển ven biển, việc quy hoạch không gian cho từng khu vực biển, vùng ven biển thông qua tính toán đầy đủ các nguồn lực (nội lực, ngoại lực), đặc biệt là các giá trị sinh thái của vùng quy hoạch, xác định thế mạnh phát triển, hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển theo không gian và thời gian, quy hoạch không gian biển để phân bổ không gian cho các hoạt động của con nguời trong vùng quy hoạch, đạt được các mục tiêu KTXH và sinh thái. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng không gian, cần tiến hành xác định “chế độ pháp lý” cho các mảng không gian phân chia cho các ngành, nguời sử dụng để bảo đảm mức độ tuân thủ quy hoạch cao nhất, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng đa ngành và tối ưu hóa lợi ích kinh tế trong khi vẫn bảo toàn được chức năng sinh thái và BVMT theo huớng phát triển bền vững ở vùng quy hoạch. Luật BVMT năm 2014: Luật này quy định quy hoạch BVMT phải đảm bảo các nguyên tắc phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH; và vì vậy phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh, 19
- quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch BVMT và phải đảm bảo nguyên tắc BVMT dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải,... Với những nguyên tắc này, việc xây dựng quy hoạch BVMT không làm đảo lộn các quy hoạch cơ bản hiện có bởi vì nếu làm đảo lộn các quy hoạch cơ bản hiện có, quy hoạch BVMT sẽ không có tính thực thi. Quy hoạch BVMT phải dựa trên hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội để phân vùng môi trường, bảo tồn ĐDSH, quản lý môi trường, quản lý chất thải, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT. Ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều nội dung, các quy định ứng phó với BĐKH trong Luật BVMT có tính cơ bản và tính nguyên tắc, làm cơ sở pháp lý để xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu trong mối liên quan với BVMT, các quy định về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH; quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các chất làm suy giảm tầng ôzôn; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trường; thu hồi năng lượng từ chất thải; quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy định chung về BVMT biển và hải đào quy định nguyên tắc BVMT biển, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển, kiểm soát xử lý ô nhiễm môi trường biển và tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố trên biển, “ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến biển và hải đảo phải có nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Nghị quyết số 09/NQTW của Trung ương Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ của phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển: "Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTXH với an ninh quốc phòng, để vừa bảo vệ chủ quyền, vừa phát triển kinh tế; xây dựng ở vùng duyên hải các trung tâm kinh tế, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất lớn gắn với các hoạt động kinh tế biển để làm động lực quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước", “... tổ chức phát triển không gian biển một cách tối ưu khoa học, trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế và nguồn lợi từ biển để phát triển KTXH trên từng vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng trong phát triển gắn với bảo vệ quốc phòng, an ninh chủ quyền quốc gia”. Chương trình Hợp tác Việt Nam Thụy Điển về “Tăng cường Năng lực Quản lý Đất đai và Môi trường” nêu cách tiếp cận lồng ghép các yếu tố môi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn