intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được thực trạng và ảnh hưởng của hạn hán đến việc sử dụng đất nông nghiệp. Xây dựng được bản đồ hiện trạng hạn hán và bản đồ dự báo hạn hán tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của hạn hán tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ HỮU NGỌC THANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ HỮU NGỌC THANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN HỮU NGỮ HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hữu Ngữ. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong nội dung hoặc phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả Lê Hữu Ngọc Thanh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này đã được hoàn thành tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế. Để có được bài luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới đến Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện Quế Sơn, Ủy ban nhân dân xã Quế Châu, Ủy ban nhân dân xã Quế Thuận, Ủy ban nhân dân xã Phú Thọ, Ủy ban nhân dân xã Quế Phú và phòng ban Sau đại học, và đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Ngữ đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi. Nhờ những sự chỉ bảo hường dẫn quý giá đó mà trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài được giao một cách tốt nhất. Cuối cùng, tôi rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét và phê bình của quý Thầy Cô và tất cả bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin được ghi nhận tại email: lehuungocthanh@huaf.edu.vn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” nhằm đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp thích ứng với hạn hán có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn địa phương. Dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu; Phương pháp tính chỉ số hạn hán; Phương pháp bản đồ; Phương pháp tham vấn cộng đồng. Đề tài đã đánh giá được thực trạng và ảnh hưởng của hạn hán đến việc sử dụng đất đối với cây lúa vụ Hè Thu, đánh giá được mối liên hệ giữa năng suất lúa Vụ Hè Thu với chỉ số hạn hán (SPI). Xây dựng bản đồ hiện trạng hạn hán giai đoạn 1988 – 2016 với 3 vùng gồm cực khô, khô nặng, tương đối khô tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Xây dựng được bản đồ dự báo hạn hán giai đoạn 2016 – 2035 với chỉ một vùng khô nặng trên toàn bộ địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất các giải pháp thích ứng với hạn hán thông qua hệ thống thủy lợi, giải pháp về phía chính quyền và giải pháp về phía người dân tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Và nghiên cứu đã chỉ ra được các nội dung sau: - Huyện Quế Sơn có 2 tiểu vùng sinh thái chính là đồng bằng và trung du, miền núi. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu kém thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, huyện có diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm đến 82% với cây trồng chính là cây lúa nước. . Hạn hán tác động đến toàn bộ diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện. Tuy nhiên mức độ tác động có khác nhau và chia thành 3 mức độ. Vùng cực khô chiếm 8% (251,4 ha) gồm 2 xã Phú Thọ và xã Quế Thuận. Vùng khô nặng chiếm 48% (1.447 ha) thuộc 5 xã và thị trấn gồm xã Quế Xuân 1, xã Quế Xuân 2, xã Quế Phú, xã Hương An và xã Quế Cường. Vùng tương đối khô chiếm 44% (1382,7 ha) thuộc 6 xã và 1 thị trấn gồm xã Quế Hiệp, xã Quế Châu, xã Quế Minh, xã Quế An, xã Quế Long, xã Quế Phong và thị trấn Đông Phú. - Trước những tác động của hạn hán, diện tích đất trồng lúa giảm dần qua các năm đến năm 2016 diện tích đất trồng lúa là 3.000 ha và có xu hướng giảm với hệ số là 20,2. Đồng thời diện tích lúa thuộc vùng khô nặng có năng suất lúa chịu ảnh hưởng của chỉ SPI tháng 8 lên đến 74% với r=0,86. - Nghiên cứu dự báo trong giai đoạn 2016 -2035, toàn bộ diện tích lúa sản xuất vụ Hè Thu huyện Quế Sơn sẽ ở mức độ hạn là khô nặng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................................ viii 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu .................................................................4 1.1.1. Khái quát chung về hạn hán ..................................................................................4 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu, đánh giá hạn hán ...................................................8 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ............................................................ 15 1.2.1. Tình hình hạn hán trên thế giới ...........................................................................15 1.2.2. Tình hình hạn hán ở Việt Nam ............................................................................16 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................18 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 20 2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...............................................................................20 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 20 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................20 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................20 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................20 2.3.2. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu ..............................................22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 2.3.3. Phương pháp tính chỉ số hạn hán.........................................................................22 2.3.4. Phương pháp bản đồ ............................................................................................ 23 2.3.5. Phương pháp tham vấn cộng đồng ......................................................................25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................26 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quế Sơn ........................26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 26 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................32 3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ...........................................................................40 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quế Sơn ...................................40 3.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Quế Sơn ................................................43 3.3. Ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ..........................................45 3.3.1. Diễn biến các yếu tố khí hậu ...............................................................................45 3.3.2. Thực trạng hế thống thủy lợi tại huyện Quế Sơn ................................................58 3.3.3. Sự phân bố không gian hạn hán tại huyện Quế Sơn............................................60 3.3.4. Ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất và năng suất lúa vụ Hè Thu tại huyện Quế Sơn .........................................................................................................................68 3.4. Xây dựng bản đồ dự báo hạn hán ...........................................................................79 3.4.1. Kịch bản biến đổi khí hậu ....................................................................................79 3.4.2. Xây dựng bản đồ dự báo hạn hán ........................................................................81 3.5. Đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng của hạn hán đối với sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới .............................................................................................. 83 3.5.1. Đối với hệ thống thủy lợi.....................................................................................83 3.5.2. Về phía chính quyền ............................................................................................ 84 3.5.3. Về phía người dân ............................................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................87 Kết luận..........................................................................................................................87 Đề nghị ..........................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 89 PHỤ LỤC ......................................................................................................................91 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT CN-TTCN : Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp CNQSD : Chứng nhận quyền sử dụng đất HTX : Hợp tác xã KH : Kế hoạch KHCN : Khoa học công nghệ KH HĐND : Kế hoạch hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế xã hội NSBQ : Năng suất bình quân NSNN : Ngân sách nhà nước PAI : Chỉ số khô cằn PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng PDSI : Chỉ số khắc nghiệt hạn SPI : Chỉ số chuẩn hoá giáng thủy (chỉ số hạn hán) TBNN : Trung bình nhiều năm THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân VH-TT : Văn hóa thông tin WMO : Tổ chức khí tượng thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân cấp hạn theo chỉ số PDSI .....................................................................11 Bảng 1.2. Phân cấp hạn theo chỉ số PAI........................................................................13 Bảng 1.3. Phân cấp hạn theo chỉ số Ped ........................................................................14 Bảng 1.4. Phân cấp hạn theo chỉ số K ...........................................................................15 Bảng 2.1. Phân ngưỡng mức độ hạn hán dựa vào chỉ số SPI ........................................23 Bảng 3.1. Lao động huyện Quế Sơn giai đoạn 2011 – 2015 .........................................39 Bảng 3.2. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Quế Sơn giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................................................................40 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quế Sơn năm 2016 .......................................41 Bảng 3.4. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 2015 huyện Quế Sơn41 Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 huyện Quế Sơn ..................42 Bảng 3.6. Hệ thống công trình thủy lợi huyện Quế Sơn ...............................................59 Bảng 3.7. Năng suất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu huyện Quế Sơn giai đoạn 2012-2016 ....71 Bảng 3.8. Diện tích và năng suất lúa vụ Hè Thu năm 2016 ..........................................73 Bảng 3.9. Diện tích trồng lúa phân vùng hạn hán huyện Quế Sơn ............................... 76 Bảng 3.10. Năng suất lúa vụ Hè Thu phân chia theo vùng ...........................................78 Bảng 3.11. Các mô hình được sử dụng trong tính toán cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu .................................................................................................................................79 Bảng 3.12. Kịch bản nhiệt độ trung bình mùa hè (oC) so với thời kỳ cơ sở .................80 Bảng 3.13. Biến đổi lượng mưa trung bình mùa hè (%) so với thời kỳ cơ sở ..............80 Bảng 3.14. Dự báo diện tích trồng lúa phân vùng hạn hán huyện Quế Sơn giai đoạn 2016 - 2035 ....................................................................................................................82 Bảng 3.15. Biến động diện tích lúa vụ Hè Thu giữa hiện trạng hạn hán với dự báo hạn hán .................................................................................................................................83 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các loại hạn hán ..............................................5 Hình 2.1. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng hạn hán .......................................24 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Quế Sơn ...........................................................................26 Hình 3.2. Mô hình số độ cao huyện Quế Sơn ............................................................... 27 Hình 3.3. Hồ Hố Giang..................................................................................................28 Hình 3.4. Bản đồ thổ nhưỡng huyện Quế Sơn .............................................................. 30 Hình 3.5. Diễn biến lượng mưa theo năm tại các trạm ở đồng bằngtừ năm 1986 đến năm 2015 .......................................................................................................................46 Hình 3.6. Diễn biến lượng mưa theo năm tại các trạm ở trung du và miền núi từ năm 1986 đến năm 2015 .......................................................................................................47 Hình 3.7. Diễn biến lượng mưa tháng 5 tại các trạm ở đồng bằng từ năm 1986 đến năm 2015 ............................................................................................................................... 48 Hình 3.8. Diễn biến lượng mưa tháng 5 tại các trạm ở trung du và miền núi từ năm 1986 đến năm 2015 .......................................................................................................48 Hình 3.9. Diễn biến lượng mưa tháng 6 tại các trạm ở đồng bằng từ năm 1986 đến năm 2015 ............................................................................................................................... 49 Hình 3.10. Diễn biến lượng mưa tháng 6 tại các trạm ở trung du và miền núi từ năm 1986 đến năm 2015 .......................................................................................................50 Hình 3.11. Diễn biến lượng mưa tháng 7 tại các trạm đồng bằng từ 1986 đến 2015 ...50 Hình 3.12. Diễn biến lượng mưa tháng 7 tại các trạm ở trung du và miền núi từ năm 1986 đến năm 2015 .......................................................................................................51 Hình 3.13. Diễn biến lượng mưa tháng 8 tại các trạm ở đồng bằng từ năm 1986 đến năm 2015 .......................................................................................................................52 Hình 3.14. Diễn biến lượng mưa tháng 8 tại các trạm ở trung du và miền núi từ năm 1986 đến năm 2015 .......................................................................................................52 Hình 3.15. Diễn biến nhiệt dộ trung bình mỗi tháng trong giai đoạn 1988 – 2015 ......53 Hình 3.16. Diễn biến nhiệt độ lớn nhất (a) và nhiệt độ trung bình (b) tháng 5,6,7,8 tại trạm Tam Kỳ và trạm Trà My .......................................................................................54 Hình 3.17. Diễn biến nhiệt độ trung bình vụ Hè Thu từ năm 1988 đến năm 2015 .......56 Hình 3.18. Diễn biến nhiệt độ lớn nhất vụ Hè Thu từ năm 1988 đến năm 2015 ..........56 Hình 3.19. Diễn biến độ ẩm tại trạm Tam Kỳ ............................................................... 57 Hình 3.20. Bản đồ thủy văn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ....................................58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix Hình 3.21. Đường tuyến tính giữa lượng mưa quan trắc trạm Giao Thủy với lượng mưa vệ tinh (TRMM2) ..................................................................................................60 Hình 3.22. Đường tuyến tính giữa lượng mưa quan trắc trạm Hội An với lượng mưa vệ tinh (TRMM 7) ..............................................................................................................61 Hình 3.23. Đường tuyến tính giữa lượng mưa quan trắc trạm Tam Kỳ với lượng mưa vệ tinh (TRMM 9) .........................................................................................................61 Hình 3.24. Diễn biến chỉ số SPI tháng 5 tại các trạm....................................................62 Hình 3.25. Diễn biến chỉ số SPI tháng 6 tại các trạm....................................................62 Hình 3.26. Diễn biến chỉ số SPI tháng 7 tại các trạm....................................................63 Hình 3.27. Diễn biến chỉ số SPI tháng 8 tại các trạm....................................................63 Hình 3.28. Bản đồ vị trí trạm quan trắc và trạm vệ tinh ................................................64 Hình 3.29. Bản đồ hiện trạng hạn hán theo phương pháp Kriging (a,b) .......................65 Hình 3.30. Sai số nội suy Kriging .................................................................................66 Hình 3.31. Bản đồ hiện trạng hạn hán huyện Quế Sơn .................................................67 Hình 3.32. Tỉ lệ thời điểm bắt đầu hạn hán theo người dân ..........................................68 Hình 3.33. Tỉ lệ thời điểm kết thúc hạn hán theo người dân .........................................69 Hình 3.34. Cơ cấu sử dụng nguồn nước tưới của người dân .........................................69 Hình 3.35. Cánh đồng thôn 3 tại xã Quế Thuận ............................................................ 70 Hình 3.36. Diện tích lúa vụ Hè Thu huyện Quế Sơn trong giai đoạn 2012 -2016 ........71 Hình 3.37. Năng suất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu huyện Quế Sơn giai đoạn 2012- 2016 ............................................................................................................................... 72 Hình 3.38. Bản đồ vùng trồng lúa Hè Thu huyện Quế Sơn ..........................................74 Hình 3.39. Bản đồ hạn hán vùng trồng lúa Hè Thu.......................................................75 Hình 3.40. Cơ cấu diện tích lúa vụ Hè Thu chịu tác động của hạn hán ........................76 Hình 3.41. Diện tích lúa giảm năng suất do hạn hán trong vụ Hè Thu giai đoạn 2012- 2016 ............................................................................................................................... 77 Hình 3.42. Bản đồ dự báo hạn hán giai đoạn 2016 – 2035 ...........................................81 Hình 3.43. Giống lúa mới tại xã Quế Châu ...................................................................85 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng và làm môi trường suy thoái gây đói nghèo, dịch bệnh…[5]. Trên thế giới, có nhiều ý kiến cho rằng hạn hán là do sự nóng lên toàn cầu gây ra. Tuy nhiên, ý kiến này chỉ là sự phỏng đoán chứ không có bất kỳ nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh được. Có thể sự nóng lên toàn cầu không gây ra hạn hán nhưng trong điều kiện đó, khi hạn hán xảy ra sẽ nhanh hơn và khốc liệt hơn [27]. Hạn hán được coi là một loại thiên tai và thiên tai này không có cách “phòng chống”. Chúng ta chỉ có thể thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra [6]. Trên thế giới, hạn hán là một mối nguy hiểm xảy ra ở khắp mọi nơi (cả ở những vùng khô và mưa). Theo thống kê trung bình mỗi năm có khoảng 21 triệu ha đất hạn hán biến thành đất không có năng suất kinh tế. Trong gần ¼ thế kỷ vừa qua, số dân gặp rủi ro vì hạn hán trên những vùng đất khô cằn đã tăng hơn 80%. Nguy cơ đói và khát do hạn hán uy hiếp 250 triệu con người trên trái đất, kèm theo đó còn ảnh hưởng tới môi trường khí hậu chung toàn cầu [12]. Trong 2 năm liên tiếp trở lại đây (2014 và 2015), các kỉ lục về năm nóng nhất trong lịch sử thế giới lần lượt bị phá vỡ, 2 năm với 2 kỉ lục liên tiếp. Năm 2015, các nước ở Tây Á, Nam Á và Đông Nam Á đã trải qua đợt nắng nóng khốc liệt trong hàng thế kỉ qua. Hạn hán và khô hạn diễn ra ở hầu khắp các nơi, nhiều khu vực rơi vào tình trạng nghèo đói và thiếu nước sinh hoạt trầm trọng [2]. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới. Trong đó, hạn hán được xem là một trong những thiên tai gây thiệt hại lớn đứng thứ 3 sau lũ lụt và bão [13]. Theo Viện phân tích rủi ro Maplecroft (England, 10/2010), Việt Nam đứng thứ 13/16 nước chịu tác động mạnh của sự gia tăng hạn hán. Còn theo thống kê của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thì trong vòng 50 năm qua, Việt Nam có tới 38 năm xảy ra hạn hán (chiếm 76%). Các khu vực thường xảy ra hạn hán là đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên [13]. Trong bối cảnh đó, Quảng Nam một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích 10,440 km2 và dân số trên 1.4 triệu người (2014) và ở đây luôn phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt là hiện tượng hạn hán. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa gồm 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Trong đó, mùa khô thì gay gắt và mùa mưa thì ít mưa tạo nên một vùng khô nắng khó khắc phục. Mỗi năm trung bình Quảng Nam có khoảng 3 tháng hạn, những năm hạn nhẹ chỉ tập trung từ tháng 2 - tháng 4 và kết thúc vào thời kỳ mưa tiểu mãn. Những PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 năm hạn nặng bắt đầu từ tháng 1 và kéo dài cho đến tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Năm 1976, hạn kéo dài suốt 7 tháng (từ tháng 2- tháng 8) và năm 2015 diện tích nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam bị khô hạn vào khoảng 14.000 ha (theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam). Huyện Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên của huyện là 25.117,15 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 18.486,38 ha, chiếm 73,6% tổng diện tích. Do đó, tại Quế Sơn ngành sản xuất nông nghiệp chiếm một vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, tình hình hạn hán tại đây lại diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Vụ Hè Thu 2014, huyện Quế Sơn xuống giống 3.200 ha lúa nhưng lại bị hạn 500 ha chiếm 15,6% tổng diện tích xuống giống, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Trong những năm tiếp theo 2015 và 2016 thì 8 hồ chứa nước phục vụ cho nông nghiệp tại địa phương luôn trong tình trạng khô hạn và tụt sâu từ 0,5 m – 3 m (theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quế Sơn). Trên cơ sở đó, cần nhanh chóng thực hiện việc đánh giá, dự báo hạn hán, đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp, hỗ trợ cho các bên liên quan trong quá trình ra quyết định quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất và đặc biệt là giúp cho người dân có thể chủ động, hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng hạn hán tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trước thực trạng đó, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được ảnh hưởng của hạn hán đến việc sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất được các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của hạn hán có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng và ảnh hưởng của hạn hán đến việc sử dụng đất nông nghiệp. - Xây dựng được bản đồ hiện trạng hạn hán và bản đồ dự báo hạn hán tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của hạn hán tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận về nghiên cứu ảnh hưởng của hạn hán đến việc sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng thời, còn là tài liệu cho việc học tập, đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Quản lý đất đai và một số ngành khác có liên quan. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã thể dự báo một cách khách quan thông qua việc xây dựng bản đồ những vùng có khả năng xảy ra hạn hán trên địa bàn.Từ đó, có thể chủ động thích ứng với hạn hán. Do đó, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn góp phần hoạch định các chính sách, phương án và mô hình nhằm hạn chế ảnh hưởng của hạn hán tại huyện Quế Sơn trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái quát chung về hạn hán 1.1.1.1. Khái niệm Hạn hán là một phần tự nhiên của khí hậu mặc dù nó vẫn bị nhầm lẫn là sự kiện hiếm và ngẫu nhiên. Hiện tượng hạn hán có thể xảy ra ở hầu hết các vùng khí hậu, với đặc tính của hạn biến đổi đáng kể từ vùng này sang vùng khác. Hạn hán là một sự sai khác theo thời gian, rất khác với sự khô hạn. Bởi khô hạn bị giới hạn trong những vùng lượng mưa thấp, nhiệt độ cao và là một đặc trưng lâu dài của khí hậu. So với các thảm họa tự nhiên như lốc xoáy, lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa và sóng thần thường có sự khởi đầu nhanh chóng, có ảnh hưởng trực tiếp và có cấu trúc thì hạn hán ngược lại. Hạn hán khác với các thảm họa tự nhiên khác ở các khía cạnh sau: - Không tồn tại một định nghĩa chung về hạn hán. - Hạn hán có sự khởi đầu chậm, là hiện tượng từ từ, dẫn đến khó có thể xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc một đợt hạn. - Thời gian hạn dao động từ vài tháng đến vài năm, vùng trung tâm hạn và vùng xung quanh bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể thay đổi theo thời gian. - Không có một chỉ thị hoặc chỉ số hạn hán đơn lẻ nào có thể xác định chính xác sự bắt đầu và mức độ khắc nghiệt của một sự kiện hạn cũng như các tác động tiềm năng của nó. - Phạm vi không gian của hạn hán thường lớn hơn nhiều so với các thảm họa khác, do đó các ảnh hưởng của hạn thường trải dài trên nhiều vùng địa lý hơn. - Các tác động của hạn nhìn chung không theo cấu trúc và khó định lượng. Các tác động tích lũy lại và mức độ ảnh hưởng của hạn sẽ mở rộng khi các sự kiện hạn tiếp tục kéo dài từ mùa này sang mùa khác hoặc năm này sang năm khác [29]. Mặt khác, hạn hán ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội nên các định nghĩa về hạn hán sẽ được đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: như các ngưỡng sử dụng, theo mục đích sử dụng, khu vực, địa phương… Hơn nữa, hạn xảy ra với tần suất thay đổi ở gần như các vùng trên toàn cầu, các tác động của hạn hán đến nhiều lĩnh vực cũng khác nhau theo không gian và thời gian. Như vậy để có một định nghĩa chung về hạn hán là rất khó. Theo các nhà khoa học, mặc dù các nhân tố khí hậu (nhiệt độ cao, gió mạnh, độ ẩm tương đối thấp) thường gắn liền với hạn hán ở nhiều vùng trên thế giới và có thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 làm nghiêm trọng thêm mức độ hạn, song lượng mưa vẫn là nhân tố ảnh hưởng chính gây ra hạn hán. Do đó, định nghĩa về hạn hán có thể hiểu như sau: “Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái, gây dịch bệnh, đói nghèo” [29]. Với các thời điểm xuất hiện hạn khác nhau sẽ dẫn đến các sự kiện hạn khác nhau về tác động, phạm vi ảnh hưởng cũng như các đặc tính khí hậu của hạn khác nhau [29]. 1.1.1.2. Phân loại Theo tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), hạn hán được phân ra làm 4 loại, hạn khí tượng, hạn thủy văn, hạn nông nghiệp và hạn kinh tế xã hội. Hình 1.1. Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các loại hạn hán Nguồn: Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) a. Hạn khí tượng Thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa, lượng bốc hơi, nhất là trong trường hợp liên tục mất mưa. Ở đây lượng mưa tiêu biểu cho phần thu và lượng bốc hơi tiêu biểu cho phần chi của cán cân nước. Nguyên nhân chính làdo lượng bốc hơi đồng biến PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với độ ẩm nên hạn hán gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khô ráo. Hạn khí tượng thường là biểu hiện về sự chênh lệch (thiếu hụt) lượng giáng thủy trong suốt một khoảng thời gian nào đó. Các ngưỡng đã đạt được (như 50% lượng mưa chuẩn của thời kỳ 6 tháng) sẽ biến đổi theo nhu cầu và ứng dụng của người sử dụng ở từng địa phương. Những trị số đo khí tượng là những chỉ số đầu tiên của hạn hán [26]. b. Hạn thủy văn Dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp. Ngoài lượng mưa ra, hạn thuỷ văn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác: dòng chảy mặt, nước ngầm tầng nông, nước ngầm tầng sâu. Hạn thủy văn liên quan đến sự thiếu hụt các nguồn nước mặt và các nguồn nước mặt phụ. Hạn thủy văn được lượng hóa bằng dòng chảy, tuyết, mực nước hồ, hồ chứa và nước ngầm. Thường có sự trễ thời gian giữa sự thiếu hụt mưa, tuyết hoặc ít nước trong dòng chảy, hồ, hồ chứa, làm cho các chỉ số đo đạc của thủy văn không phải là chỉ số hạn sớm nhất. Hạn thủy văn không chỉ ra được mối quan hệ rõ ràng giữa lượng mưa và trạng thái cung cấp nước bề mặt trong các hồ, bể chứa, tầng ngập nước, dòng suối. Bởi vì các thành phần của hệ thống thủy văn rất hữu ích cho những mục tiêu cạnh tranh và phức tạp như sự tưới tiêu, tái tạo lại, ngành du lịch, kiểm soát lũ lụt, vận chuyển, sản xuất năng lượng thủy điện, cung cấp nước trong nhà, bảo vệ các loài vật quý hiếm, quản lý cũng như bảo vệ môi trường xã hội [26]. c. Hạn nông nghiệp Thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích nghi hoặc không thích nghi của cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên... Ngoài lượng mưa ra, hạn nông nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất,...) và điều kiện xã hội (tưới, chế độ canh tác,...). Hạn nông nghiệp thường xảy ra ở nơi độ ẩm đất không đáp ứng đủ nhu cầu của một cây trồng cụ thể ở một thời gian nhất định và cũng ảnh hưởng đến vật nuôi và các hoạt động nông nghiệp khác. Mối quan hệ giữa lượng mưa và lượng mưa thấm vào đất thường không được chỉ rõ. Sự thẩm thấu lượng mưa vào trong đất sẽ phụ thuộc vào các điều kiện ẩm trước đó, độ dốc của đất, loại đất, cường độ của sự kiện mưa. Các đặc tính của đất cũng biến đổi [26]. d. Hạn kinh tế xã hội Hạn kinh tế xã hội là khi nước không đủ cung cấp cho các nhu cầu hoạt động kinh tế xã hội. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 Hạn kinh tế xã hội hoàn toàn khác với các loại hạn khác bởi nó phản ánh mối quan hệ giữa sự cung cấp và nhu cầu hàng hóa kinh tế (ví dụ như cấp nước, thủy điện), nó phụ thuộc vào lượng mưa. Sự cung cấp đó biến đổi hàng năm như một hàm của lượng mưa và nước. Nhu cầu nước cũng dao động và thường có xu thế tăng do sự gia tăng dân số, sự phát triển của đất nước và nhiều nhân tố khác nữa [26]. 1.1.1.3. Đặc trưng Sau khi so sánh các đợt hạn hán với nhau, các nhà khoa học thấy rằng các đợt hạn hán thường có các đặc trưng chung sau đây: - Cường độ hạn hán được định nghĩa là mức độ thiếu hụt lượng mưa hay mức độ ảnh hưởng hạn hán kết hợp với sự thiếu hụt đó. Và thường được xác định bởi sự trệch khỏi mức độ trung bình của các chỉ số khí hậu và liên quan mật thiết với thời gian xác định ảnh hưởng của hạn. - Thời gian hạn hán chỉ khoảng thời gian một đợt hạn hán kéo dài, thông thường nó kéo dài ít nhất là hai đến ba tháng để chắc chắn là hạn hán, sau đó có thể kéo dài hàng tháng hàng năm. - Hạn hán còn có sự khác nhau theo không gian. Hạn có thể xảy ra trên nhiều vùng với diện tích hàng trăm km2 nhưng với mức độ gần như không nghiêm trọng và thời gian tương đối ngắn. Hạn lục địa có thể trải rộng trên nhiều vùng với diện tích hàng trăm hàng nghìn km2, đặc biệt là các trường hợp nghiêm trọng hạn có thể trải rộng hàng triệu km2, có khi chiếm gần nửa đại lục. Diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể tăng dần lên khi hạn nghiêm trọng xảy ra và các vùng hạn hán có cường độ hạn cục đại cũng sẽ thay đổi từ mùa này sang mùa khác [23]. 1.1.1.4. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn hán là do không có mưa trong một thờì gian dài, (trong nhiều tuần, một mùa hoặc một năm). Hạn hán có quan hệ mật thiết với các nhân tố khí hậu cơ bản như lượng mưa, nhiệt độ và sự di chuyển của các khối không khí. Tần số xuất hiện các cơn mưa giảm và sự bất thường của các cơn mưa thường gắn liền với hiện tượng nhiệt độ cao hơn (hạn hán vào mùa hè) hoặc thấp hơn (hạn hán mùa đông) nhiệt độ thông thường của lớp không khí bề mặt. Nhìn chung, hạn hán xảy ra khi không có gió mùa hoặc gió mùa xuất hiện thất thường. Ảnh hưởng của hạn hán đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất có thể nặng nề hơn nếu có sự cộng hưởng của các nhân tố sau: - Sự khai thác quá mức nguồn nước trên mặt đất và nguồn nước ngầm; - Thiếu các biện pháp để bảo vệ và phục hồi nguồn nước; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 - Chặt phá rừng bừa bãi; - Bất hợp lý trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp (chuyển từ trồng những loại cây nhu cầu về nước ít sang trồng những loại cây có nhu cầu nước cao); - Cơ sở hạ tầng thuỷ lợi nghèo nàn; - Sử dụng nguồn nước kém hiệu quả ở trong các hộ gia đình và trong các nông trại; - Khí hậu bị biến đổi do hiệu ứng nhà kính của các loại khí tăng (như CO2, H2O, CH4, N2O, CFCs, O3...) làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên; - Sự xuất hiện của các hiện tượng khí hậu bất thường như El Nino hay La Nina; - Cạnh tranh gay gắt trong việc khai thác và sử dụng các nguồn nước do sự bùng nổ dân số, quy định về quyền khai thác nguồn nước không rõ ràng và do sự xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp nước ở đô thị [23]. 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu, đánh giá hạn hán Có nhiều nguyên nhân gây ra hạn hán và mức độ hạn nặng hay nhẹ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cho nên xác định chỉ tiêu hạn hán là một vấn đề phức tạp. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều loại chỉ tiêu hạn hán nhưng cho đến nay cũng chưa có một chỉ tiêu chung nào được mọi người thừa nhận và do đó cũng chưa có chỉ tiêu thống nhất. Những năm gần đây, trong giới khoa học thường sử dụng một số chỉ tiêu hạn hán dưới đây. a. Lượng mưa Hạn hán là một loại thiên tai khí tượng do mưa ít gây nên. Đối với một vùng nào đó có thể xác định được lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN). Sản xuất nông nghiệp, trước hết là lịch thời vụ được bố trí sao cho thích hợp với tình hình mưa hàng năm. Do vậy, nếu lượng mưa của một năm hay một thời kỳ nào đó nhỏ hơn một giới hạn nhất định thì hạn hán sẽ xảy ra. Do đó, có thể dùng giới hạn này làm chỉ tiêu hạn. Ở vùng đồng bằng Trung Quốc lượng mưa năm là 500 mm, mỗi năm trồng một vụ ngô và một vụ lúa mì. Nếu năm nào có lượng mưa năm nhỏ hơn 350 mm thì sẽ thiếu nước cho cây trồng, sản lượng cây trồng bị giảm; nếu lượng mưa năm nhỏ hơn 250 mm thì xảy ra hạn nghiêm trọng. Nếu hai năm có lượng mưa bằng nhau nhưng phân phối trong năm khác nhau thì mức độ hạn cũng có thể khác nhau, đặc biệt là đối với thời kỳ sinh trưởng tương đối dài. Để phản ánh tình hình này, xét đến sự phân phối của mưa có thể chia ra các thời vụ khác nhau và xác định chỉ tiêu tương ứng cho từng thời vụ [7]. b. Số ngày không mưa liên tục Ở những vùng không có hệ thống thuỷ nông (hệ thống tưới) nếu trong thời kỳ nào đó không mưa, sẽ không có nước thấm xuống đất. Đất không thu nhận được nước mưa, nhưng lượng bốc hơi từ đất và phát tán của cây trồng lớn cũng sẽ dẫn đến nước PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 trong đất mất cân bằng thu chi, lượng nước trong đất giảm dần. Số ngày liên tục không mưa càng dài thì mức độ thiếu nước càng nghiêm trọng. Đặc biệt là vào thời kỳ cây trồng phát triển mạnh, diện tích lá lớn, nước tiêu hao do phát tán nhiều, liên tục một số ngày không mưa sẽ gây ra hạn hán [7]. c. Tỷ số phần trăm so với lượng mưa trung bình nhiều năm Do lượng mưa năm giữa các vùng chênh lệch nhau khá lớn nên không thể dùng chỉ tiêu nêu trên (chỉ tiêu về tổng lượng mưa) để đánh giá mức độ hạn hán trong các vùng. Tuỳ theo lượng mưa năm trung bình nhiều năm mà bố trí cây trồng, và áp dụng phương thức canh tác khác nhau. Ở những vùng mưa rất ít thì trồng cỏ, lượng mưa tương đối ít thì trồng cây chịu hạn, lượng mưa tương đối nhiều thì trồng một vụ lúa, lượng mưa rất nhiều thì trồng hai vụ lúa nước. Đối với vùng trồng hai vụ lúa có thể phát sinh hạn. Đối với vùng bán hạn, cây chịu hạn có thể không bị hạn. Nhưng nếu lượng mưa năm nào đó xấp xỉ bằng lượng mưa trung bình nhiều năm và phân phối tương đối đều trong năm thì có thể sẽ không xảy ra hạn hán dù là đối với vùng mưa nhiều hay vùng mưa ít. Nếu lượng mưa năm của năm nào đó thiếu hụt khá nhiều so với lượng mưa trung bình nhiều năm thì dù lượng mưa năm là bao nhiêu cũng có thể xảy ra hạn hán. Do đó, có thể dùng chỉ số đo so với lượng mưa trung bình nhiều năm làm chỉ tiêu hạn. X−X̅ D= ̅ X Trong đó X: Lượng mưa thực tế của một thời kỳ nào đó (năm, mùa, tháng, tuần hay vài mùa, vài tháng, vài tuần). ̅: Lượng mưa trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. X Cục Khí Tượng Trung Quốc đã chia ra các cấp độ hạn như sau: - Lượng mưa từ 3 tháng liên tục trở lên nhỏ hơn 25-50% giá trị trung bình nhiều năm thì sẽ xảy ra hạn hán. - Lượng mưa từ 3 tháng trở lên liên tục nhỏ hơn 50% trở lên thì sẽ xảy ra hạn nghiêm trọng. - Lượng mưa từ 2 tháng liên tục trở lên nhỏ hơn 50-80% thì sẽ xảy ra hạn hán, nếu trên 80% thì sẽ xảy ra hạn nghiêm trọng [7]. d. Nước trong đất Cây trồng hút nước chủ yếu từ đất (thổ nhưỡng). Khi đất thiếu nước thì cây trồng không hút được đủ nước để bù cho lượng nước mất đi do phát tán, hạn hán sẽ xảy ra. Lượng nước trong các loại đất là khác nhau, lực hút nước cũng khác nhau, trạng thái vận động của nước cũng như tính hiệu quả của nó đối với cây trồng cũng khác biệt rõ rệt. Khi nước trong đất giảm đến một giới hạn nào đó, trạng thái liên kết PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0