intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 – 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

124
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với nền xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 - 2025, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 – 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 – 2025

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại TRẦN BÍCH THỦY Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 Ngành: Kinh doanh thương mại Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Họ và tên học viên: Trần Bích Thủy Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Thị Lý Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Những quan điểm được trình bày trong luận văn là quan điểm cá nhân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Bích Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Bùi Thị Lý, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoại Thương, đến quý thầy cô trong Khoa Sau Đại học. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nôi, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trần Bích Thủy
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN, KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG NÔNG SẢN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN LIÊN QUAN TỚI NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) .................................................................................................. 7 1.1. Cơ sở lý luận về hàng nông sản, xuất khẩu hàng nông sản ......................7 1.1.1. Khái quát về hàng nông sản..................................................................7 1.1.2. Khái quát về xuất khẩu hàng nông sản .................................................9 1.2. Khái quát về thị trường hàng nông sản của Liên minh Châu Âu (EU) ..13 1.2.1. Quy mô thị trường ...............................................................................13 1.2.2. Đặc điểm thị trường ............................................................................14 1.2.3. Kênh phân phối ...................................................................................16 1.3. Những quy định cơ bản của thị trường Liên minh châu Âu (EU) về thương mại hàng nông sản .................................................................................18 1.3.1. Những yêu cầu cơ bản của thị trường Liên minh Châu Âu đối với hàng nông sản nhập khẩu ..............................................................................18 1.3.2. Những quy định chung của Hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường Châu Âu ..............................................................................................21 1.3.3. Những quy định chung của EVFTA áp dụng đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường Châu Âu ................................................................26 1.4. Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Liên minh châu Âu (EU)............................................................................................. 40 1.4.1.Kinh nghiệm của Thái Lan ....................................................................40
  6. 1.4.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc ...............................................................41 1.4.3.Kinh nghiệm của Brasil .........................................................................42 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 ........................................................................................... 43 2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU) .......................................................................43 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong giai đoạn 2010 – 2019 .........................................43 2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo mặt hàng .................................45 2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo quốc gia .................................52 2.2. Cơ hội đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 – 2025 ...................................59 2.2.1. Cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng, rộng lớn ..................................59 2.2.2. Cơ hội giảm thiểu các hàng rào kỹ thuật thương mại bất hợp lý sau khi các hiệp định thương mại được ký kết .....................................................60 2.2.3. Cơ hội cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi các hiệp định thương mại được ký kết ..................................................................................63 2.3. Thách thức ..............................................................................................65 2.3.1. Thách thức đối diện với những đòi hỏi khắt khe về sở hữu trí tuệ, đảm bảo quy tắc xuất xứ, cam kết lao động và vấn đề bảo vệ môi trường ............65 2.3.2. Thách thức từ các rào cản kỹ thuật, bảo quản sau thu hoạch và vấn đề vệ sinh thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ 67 2.3.3. Thách thức về các thủ tục, chính sách nâng cao khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU còn nhiều bất cập ...........69 2.3.4. Thách thức từ sự kiện Brexit và thị trường tiêu thụ bị giảm dần ........70 2.3.5. Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh .................................................71 2.3.6. Thách thức từ dịch bệnh Covid-19......................................................72
  7. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 ......................................................................................................... 75 3.1. Chiến lược, mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đến năm 2025............................................................................................................75 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đến năm 2025 .................................................................................................75 3.1.2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam đến năm 2025 ... 76 3.2. Quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ....................77 3.3. Các giải pháp cho ngành nông nghiệp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) .....................................................................................................78 3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách để phù hợp với EVFTA...............................................................................................79 3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất sản phẩm nông sản ...............................................................................................85 3.3.3. Nhóm giải pháp tăng cường tổ chức hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU ..................................................................89 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 95
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 1.1: Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với một số sản phẩm nông nghiệp .............. 32 Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU so với Thế giới giai đoạn giai đoạn năm 2010 – 2019 ......................................................... 44 Bảng 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 ........................................................................ 46 Bảng 2.3: Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 ................................................................ 48 Bảng 2.4: Bảng tỷ trọng xuất khẩu chè sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 ........................................................................ 50 Bảng 2.5: Tỷ trọng xuất khẩu rau quả sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 ................................................................ 52 Bảng 2.6: Thị phần cà phê Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranh chính tại thị trường EU giai đoạn 2010 – 2019 ......................................................................................... 53 Bảng 2.7: Thị phần hạt điều Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranh chính tại thị trường EU giai đoạn 2010 – 2019 ............................................................................. 54 Bảng 2.8: Thị phần chè Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranh chính tại thị trường EU giai đoạn 2010 – 2019 ......................................................................................... 56
  9. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn năm 2010 – 2019 ....................................................................................... 43 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của cà phê Việt Nam sang thị trường sang thị trường EU giai đoạn 2010 – 2019 .............................................. 45 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của sản phẩm hạt điều Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010 - 2019 ...................................................... 47 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng mặt hàng chè của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010 - 2019 ............................................................... 49 Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của sản phẩm hạt điều Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010 - 2019 ...................................................... 51 Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam theo một số các thị trường thuộc EU giai đoạn 2010 – 2019 ......................................................................................... 53 Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam theo một số các thị trường thuộc EU giai đoạn 2010 – 2019 ......................................................................................... 55 Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam theo các thị trường thuộc EU giai đoạn 2010 – 2019 ...................................................................................................... 57 Biểu đồ 2.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam theo một số các thị trường thuộc EU giai đoạn 2010 – 2019 ............................................................................... 58
  10. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải Ý nghĩa Association of South ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á East Asian Nations Vietnam – Eu Free Trade Hiệp định Thương mại tự do Việt EVFTA Agreement Nam - Liên minh Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu EURO Đồng tiền chung Châu Âu Food And Agriculture Tổ chức lương thực và Nông nghiệp FAO Organization of the Liên hợp quốc United Nations Foreign Direct FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do General Agreement on Hiệp định chung về thương mại dịch GATS Trade in Services vụ GI Geographical Indication Chỉ dẫn địa lý MFN Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc Multilateral Trade Policy Dự án hỗ trợ chính sách thương mại MUTRAP Assistance Project đa biên Research and R&D Nghiên cứu và phát triển Development SHTT Sở hữu trí tuệ Sanitary and Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm SPS Phytosanitary Measure và kiểm dịch động, thực vật Technical Barriers to TBT Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại Trade
  11. Chữ viết tắt Diễn giải Ý nghĩa Trade-Related Hiệp định về khía cạnh thương mại TRIPS Intellectual Property của quyền sở hữu trí tuệ Rights Agreement UN United Nations Liên hợp quốc USD US DOLLARS Đồng đô la Mỹ World Trade WTO Tổ chức thương mại thế giới Organization ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BVTV Bảo vệ thực vật Tổ chức Hỗ trợ nhập khẩu từ các CBI nước đang phát triển DN Doanh nghiệp Good Agricultural Quy trình thực hành sản xuất nông GAP Practices nghiệp tốt Hazard Analysis and Nguyên tắc Phân tích mối nguy và HACCP Critical Control Points điểm kiểm soát tới hạn Mức dư lượng thuốc trừ sâu tối đa MRLs Maximum Residue Limit cho phép NK Nhập khẩu TCTK Tổng cục thống kê TMQT Thương mại quốc tế XK Xuất khẩu XKNS Xuất khẩu nông sản
  12. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tự nhiên ban tặng cho Việt Nam các điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Và nông nghiệp từ lâu đã là nền tảng của nền kinh tế nước ta. Do đó, đứng trước cơ hội cần phải biết tận dụng, đứng trước khó khăn cần phải có những nhận định và giải pháp để đưa hàng nông sản Việt Nam ngày càng phát triển mạnh hơn nữa, đưa thương hiệu nông sản Việt Nam đến với người tiêu dùng ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, đặc biệt là thị trường tiềm năng như Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, việc ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do EVFTA là một bước đi không thể thiếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU). Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa các nội dung, yêu cầu đối với hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU một cách tổng quát và liệt kê chi tiết các cam kết liên quan trực tiếp đến xuất khẩu hàng nông sản trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO, trong các quy định của Liên minh châu Âu về nhập khẩu hàng nông sản và trong Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Đồng thời, tác giả cũng tổng hợp ngắn gọn về thị trường và đặc điểm thị trường Liên minh Châu Âu. Thứ hai, tác giả đã nêu lên thực trạng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 qua một số mặt hàng nông sản chính, và mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU hiện nay. Từ việc tổng hợp và các phân tích, suy luận, tác giả đã chỉ ra các cơ hội của Việt Nam giai đoạn 2020 -2025 khi xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Liên minh châu Âu trong thời gian. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra hàng nông sản Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức khi xuất khẩu sang thị trường khó tính như EU giai đoạn 2020 – 2025. Thứ ba, từ bối cảnh thực trạng cũng như các cơ hội và thách thức gặp phải được đề cập trong Chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp đối với Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp nông sản và Hiệp hội. Theo đó, bên cạnh nỗ lực cải tổ, hạn chế các vấn đề nội tại của doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp thì Hiệp hội ngành hàng cần làm tốt vai trò hỗ trợ và đại diện cho doanh nghiệp
  13. khi trong bối cảnh hội nhập, các can thiệp về trợ cấp của Chính phủ đã bị hạn chế. Về phía mình, các bộ ngành liên quan và Chính phủ Việt Nam cũng cần có những động thái kiến tạo một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hỗ trợ cho hội nhập, cùng với đó là thực thi các chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU một cách toàn diện và hiệu quả.
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới hiện nay, việc hội nhập kinh tế quốc tế khu vực là điều tất yếu và được coi như yêu cầu tiên quyết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế sôi động đó thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực giao thương giữ vai trò vô cùng quan trọng, tạo ra tiền đề cơ sở vật chất thúc đẩy nhanh chóng và quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, các nước có thể khai thác được những lợi thế của mình trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần nâng cao GDP nước nhà. Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, theo phương châm chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế nước ta phát triển giai đoạn tới 2025 cơ bản trở thành nước công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu hướng về xuất khẩu. Chính phủ ta đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của lĩnh vực xuất nhập khẩu và coi xuất nhập khẩu là bước đi mới, quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Xuất phát là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào sản xuất nông lâm, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo ra nguồn thu cần thiết cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, Nhà nước ta đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Nhờ sự giúp đỡ cuẩ chính phủ, các doanh nghiệp đã chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản - thế mạnh của Việt Nam và gặt hái được thành công đáng kể tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu,… Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, một thị trường đầy tiềm năng được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã và đang vươn tới. Với tư cách là thành viên của WTO và Hiệp định Thương mại tự do
  15. 2 giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được thông qua, do đó Việt Nam sẽ có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, chính sách nhập khẩu của Liên minh châu Âu đã được điều chỉnh, các rào cản thương mại tăng cường được áp dụng đã gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, tuy tổng kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhưng cũng có nhiều mặt hàng sự tăng trưởng lại không đều, có năm tăng có năm giảm, do biến động kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu khác. Trước tình hình những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng phát triển xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu tác giả quyết định chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 – 2025” làm đề tài luận văn thạc sỹ ngành Kinh doanh Thương mại của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài các cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu là cà phê, chè, rau quả, hạt tiêu, hạt điều. Về mặt không gian: hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU). Về mặt thời gian: luận văn tập trung chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) giai đoạn 2020 – 2025.
  16. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với nền xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 - 2025, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 – 2025. Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về hàng nông sản, xuất khẩu hàng nông sản và các quy định của Liên minh châu Âu về nhập khẩu hàng nông sản và trong Hiệp định thương mại tự do EVFTA; đồng thời khái quát thị trường Liên minh châu Âu, đặc điểm tiêu dùng để từ đó khai thác các cơ hội từ thị trường này; - Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu mà hàng nông sản Việt Nam phải đối mặt trong giai đoạn 2020 - 2025; - Một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu giai đoạn 2020 - 2025. 4. Tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu về Hiệp định EVFTA đã xuất hiện ngay từ khi Việt Nam và EU khởi động các vòng đàm phán đầu tiên. Cho đến nay có thể liệt kê một số các nghiên cứu như sau: Công trình nghiên cứu: “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu: thực trạng và triển vọng” của Nguyễn Quang Thuấn (2009). Phân tích “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến xuất nhập khẩu của các ngành công nghiệp Việt Nam” của Phạm Ngọc Phong, Đặng Thùy Linh và Nguyễn Thị Ánh Ngọc trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập (12/2016). “Kiến nghị chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Triển vọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu” của Ủy ban tư vấn chính sách Thương mại quốc tế - VCCI (2013). Bài viết “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Sử dụng các chỉ số thương mại” của Vũ
  17. 4 Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương trên Tạp chí ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3 (2016). Báo cáo “Vietnam - EU free trade agreement: Impact and policy implications for Việt Nam” (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: Tác động và những kiến nghị về chính sách cho Việt Nam) của tác giả Nguyễn Bình Dương, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Các nghiên cứu ở trên đề cập mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam và EU, bên cạnh đó đề cập đến triển vọng phát triển mối quan hệ này ở góc nhìn vĩ mô của toàn bộ nền kinh tế. Ở một số nghiên cứu đã có đề cập đến xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam - EU và tập trung vào một số ngành công nghiệp chủ đạo. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các cơ hội khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do EVFTA, đề cập đến các điểm cần phải cân nhắc của Việt Nam nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục cũng như đề cập đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, về các kỳ vọng và quan ngại, các tác động đến thương mại, các cơ hội thách thức đặt ra và từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị về mặt chính sách. Như vậy các nghiên cứu trên đã đưa ra những cái nhìn tổng thể nhất về tình hình xuất nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu giai đoạn 2020 - 2025. Bên cạnh đó là báo cáo “The free trade agreement between Vietnam and the European Union: Quantitative and qualitative impact analysis” (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu: Phân tích tác động về định lượng và định tính) của Mutrap (2011). Báo cáo “Sustainable impact assessment EU - Vietnam FTA”(Đánh giá tác động dài hạn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu) của Mutrap (2014). Các nghiên cứu nước ngoài chủ yếu là các báo cáo của Mutrap phân tích về Hiệp định thương mại tự do EVFTA. Trong đó, giới thiệu mối quan hệ Thương mại và Đầu tư Việt Nam - EU, đánh giá tác động về định lượng dựa trên mô hình cân bằng tổng thể và đánh giá chi tiết các ảnh hưởng đến từng ngành, đặc biệt phân tích
  18. 5 các tác động với một số ngành chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, ô tô, ngân hàng và lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh đó cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể để Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. Như có thể thấy ở trên, có khá nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian qua, tuy nhiên các nghiên cứu này phần lớn còn ở góc độ tổng quan, nghiên cứu vĩ mô cả nền kinh tế. Một số nghiên cứu chỉ ra tác động trực tiếp của Hiệp định đến các hoạt động thương mại và đầu tư nói chung ở trên tất cả lĩnh vực, ở các nghiên cứu khác tập trung vào nghiên cứu các ngành hàng quan trọng như dệt may, da giày, ô tô, điện tử, các ngành công nghiệp khác, chứ chưa có một nghiên cứu sâu sắc toàn diện nào về cơ hội và thách thức khi xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2020 - 2025. Do đó luận văn sẽ đi sâu vào phân tích và đưa ra những giải pháp về hoạt động này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tác giả sẽ dựa trên cơ sở lý luận, sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá lý thuyết và thực tiễn, suy luận, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu để phân tích các cơ hội và thách thức khi xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, với nhiệm vụ 1, để tổng hợp cơ sở lý luận, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu, thông tin. Với nhiệm vụ 2, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu, thống kê ngoài ra áp dụng phân tích, so sánh, đánh giá, suy luận để tìm ra các vấn đề. Với nhiệm vụ 3, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu, suy luận, so sánh để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhất. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài Lời mở đầu, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng nông sản khái quát về thị trường hàng nông sản của liên minh châu Âu (EU) và những quy định cơ bản liên quan tới nhập khẩu hàng nông sản vào thị trường liên minh châu Âu (EU).
  19. 6 Chương 2: Phân tích một số cơ hội, thách thức đối với việc xuất khẩu hàng nông sản của việt nam trong giai đoạn 2020 – 2025. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt nam sang thị trường liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2020 – 2025. Do những hạn chế về thời gian, về tài liệu và khả năng của người viết, nội dung của luận văn khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô cũng như những góp ý của đông đảo bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!
  20. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN, KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG NÔNG SẢN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN LIÊN QUAN TỚI NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 1.1. Cơ sở lý luận về hàng nông sản, xuất khẩu hàng nông sản 1.1.1. Khái quát về hàng nông sản Trong phần này, luận văn sẽ trình bày các khái niệm về hàng nông sản của một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Lương thực, Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Liên minh châu Âu (EU), quan điểm của Việt Nam và cách tiếp cận của tác giả. Vì “nông sản” tuy là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế nhưng lại được định nghĩa khác nhau trong các tài liệu khoa học. a. Quan điểm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Theo WTO, sản phẩm nông sản là một trong hai loại hàng hoá bao gồm: hàng hoá nông sản và hàng hoá phi nông sản. Theo Hiệp định Nông nghiệp, sản phẩm nông sản là tất cả các sản phẩm được liệt kê từ Chương 1 đến Chương 24 (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống hài hoà mô tả và mã hàng hoá (HS). Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp. Do đó, nông sản là một phạm vi khá rộng bao gồm các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp nếu được theo định nghĩa trên. Cụ thể là: - Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…; - Các sản phẩm phái sinh: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…; - Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, da động vật thô,… b. Quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) FAO cho rằng sản phẩm nông sản là nhiều nhóm sản phẩm khác nhau gồm: nhóm các sản phẩm nhiệt đới (chè, ca cao, cà phê, tiêu….), nhóm sản phẩm ngũ cốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2