intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới từ 2022-2027.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM UPAS L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI BÙI MINH ANH Hà Nội-2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM UPAS L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI Mã số:8340121 Họ và tên học viên: BÙI MINH ANH Người hướng dẫn: PGS, TS NGUYỄN VĂN HỒNG Hà Nội -2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ có tiêu đề: “ Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ” là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin được sử dụng trong luận văn đã được trích dẫn nguồn đầy đủ và trung thực. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Hà Nội, tháng 4 năm 2022 Tác giả đề tài Bùi Minh Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn Thầy đã hướng dẫn tôi là PGS, TS Nguyễn Văn Hồng, Thầy đã tận tình hướng dẫn, cho tôi những nhận xét quý báu, chỉnh sửa những sai sót cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh doanh Thương mại đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập. Xin cảm ơn các Thầy, Cô khoa Sau đại học đã hỗ trợ tôi nhiệt tình, cung cấp những thông tin vô cùng quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương cũng như các anh, chị đồng nghiệp đã hỗ trợ trong việc thu thập dữ liệu để hoàn thành luận văn. Do giới hạn kiến thức, khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế. Kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài luận văn này của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. i DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ii DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iv TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ....................................v LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C ) VÀ HÌNH THỨC L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY – UPAS L/C…………………………………………………………………………………..5 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế ......................................................................5 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế..................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế ............................................................6 1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế ................................................................6 1.1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng ...................................8 1.2. Tổng quan về phương thức Thư tín dụng chứng từ (L/C)...............................11 1.2.1. Khái niệm phương thức Thư tín dụng chứng từ ....................................11 1.2.2. Các loại hình của Thư tín dụng .............................................................13 1.2.3. Vai trò của phương thức Thư tín dụng chứng từ...................................16 1.2.4. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức Thư tín dụng chứng từ.……………………………………………………………………………………..17 1.3. Hình thức L/C trả chậm cho phép trả ngay .....................................................19 1.3.1. Khái niệm về L/C trả chậm cho phép trả ngay .....................................19 1.3.2. Đặc điểm của hình thức L/C trả chậm cho phép trả ngay ....................28 1.3.3. So sánh các hình thức thanh toán UPAS LC và các hình thức thanh toán L/C thông thường ....................................................................................30 1.4. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay đối với Ngân hàng, Doanh nghiệp và Nhà nước ...........................................33 1.4.1. Đối với Ngân hàng ................................................................................33 1.4.2. Đối với doanh nghiệp ............................................................................34
  6. 1.4.3. Đối với Nhà nước ..................................................................................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2021...........................................................................................37 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ...............................37 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................37 2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức .........................................................................40 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ..............................................................43 2.2. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Việt Nam ..................46 2.2.1. Doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại .............................46 2.2.2. Thị phần thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại ..............................50 2.2.3. Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại ...51 2.2.4. Kết quả thanh toán quốc tế theo sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay…………………………………………………………………………………..53 2.3. Phân tích thực trạng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay .....................60 2.3.1. Thực trạng sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại NHCT VN……………………………………………………………………………60 2.3.2. So sánh sản phẩm L/C UPAS của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và các NHTM Việt Nam ..........................................................................64 2.3.3. Các chính sách đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại NHCT VN .....................................................................................66 2.4. Đánh giá thực trạng sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại NHCT VN ..............................................................................................................68 2.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................68 2.4.2. Hạn chế, tồn tại .....................................................................................71 2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, tồn tại ........................................76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2022- 2027………………………………………………………………………………...80
  7. 3.1. Chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam ....................................................80 3.2. Định hướng đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay ...83 3.3. Các giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại NHCT VN giai đoạn 2022-2027 ................................................86 3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .........................................................................86 3.3.2. Các giải pháp đề xuất ............................................................................87 3.4. Một số kiến nghị ..............................................................................................91 3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .................................................................91 3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................94 3.4.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam..................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................99 PHỤ LỤC ................................................................................................................ vii
  8. i DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHCT VN trong giai đoạn 2016 - 2021 ...........................................................................................................................43 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT VN trong giai đoạn 2016 - 2021 ...................................................................................................................................46 Bảng 2.3: So sánh số món và phí từ UPAS L/C so với các sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại khác của NHCT VN giai đoạn 2016-2021 .........................59 Bảng 2.4: Biểu phí thanh toán ngay theo UPAS L/C của Vietinbank ......................62 Bảng 2.5: So sánh sản phẩm L/C UPAS Vietinbank và các NHTM Việt Nam .......64 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm UPAS L/C .............................................................................................................................73
  9. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại (TTQT&TTTM) của NHCT VN trong giai đoạn 2016 – 2021 ...................................................................47 Biểu đồ 2.2: Phí TTQT&TTTM của NHCT VN trong giai đoạn 2016 – 2021 ........48 Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán TTTM 4 tháng đầu năm 2022 ............................48 Biểu đồ 2.4: Phí TTQT&TTTM 4 tháng đầu năm 2022 ...........................................49 Biểu đồ 2.5: Thị phần thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của NHCT VN so với 1 số NHTM khác trong giai đoạn 2016 – 2021.........................................................50 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các sản phẩm TTQT&TTTM giai đoạn 2016-2021 ..............51 Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng các sản phẩm TTQT&TTTM 4 tháng đầu năm 2022 ............52 Biểu đồ 2.8: Doanh số UPAS L/C phát hành của NHCT VN trong giai đoạn 2016 – 2021 ...........................................................................................................................53 Biểu đồ 2.9: Phí thu từ sản phẩm UPAS L/C của NHCT VN trong giai đoạn 2016 – 2021 ...........................................................................................................................55 Biểu đồ 2.10: Nguồn huy động vốn theo kênh TTTM 4 tháng đầu năm 2022 .........56 Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng sử dụng sản phẩm UPAS L/C giai đoạn từ 2016-2022 .......57 Biểu đồ 2.12: Tổng thu phí TTTM 4 tháng đầu năm 2022 .......................................57 Biểu đồ 2.13: Doanh số UPAS L/C tại một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2016-2021 ...................................................................................................................................65
  10. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ .....................12 Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện Normal UPAS L/C ..................................................22 Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện Deffered UPAS L/C ................................................26 Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ...................................................................................................................................40
  11. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU GIẢI NGHĨA TIẾNG ANH GIẢI NGHĨA TIẾNG VIỆT BCT Bộ chứng từ HĐQT Hội đồng quản trị Quy tắc tập quán Ngân hàng International Standard tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra ISBP 745 Banking Practice Under chứng từ trong phương thức tín Documentary Credit 745 dụng chứng từ 745 Ngân hàng Công thương Việt NHCT VN Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NK Nhập khẩu Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài ROA Return on total Assets sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn ROE Return on Equity chủ sở hữu TDCT Tín dụng chứng từ TMCP Thương mại cổ phần TT Thanh toán TTQT Thanh toán quốc tế TTTM Tài trợ thương mại Society for Worldwide Hội Viễn Thông Tài Chính Liên Interbank Financial SWIFT Ngân Hàng Thế Giới Telecommunication The Uniform Customs and Quy tắc và Thực hành thống Practice for Documentary UCP nhất Tín dụng chứng từ Credits
  12. v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Quy trình giao thương đáp thông suốt và an toàn, tránh được nhiều rủi ro và đáp ứng được nguồn tiền linh hoạt và chủ động trong sản xuất kinh doanh là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các doanh nghiệp lựa chọn khi sử dụng các sản phẩm, các giải pháp tài chính do ngân hàng cung cấp. Chính vì vậy, sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay ( UPAS L/C ) đã ra đời như một giải pháp tài chính hiệu quả nhất nhằm giúp các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu của mình. Tuy ra đời đã lâu nhưng hiện sản phẩm chưa có khung pháp lý và đặc biệt ở Vietinbank, quy trình cho sản phẩm còn nhiều vướng mắt khiến cho các giao dịch . Hơn nữa. sản phẩm vẫn chưa thực sự khai thác và phát huy hết các hình thức sử dụng của sản phẩm để tăng tính ứng dụng. Để đáp ứng được tốt hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp, không ngừng cải tiến sản phẩm để cạnh tranh với các ngân hàng bạn khác, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp đẩy mạnh sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các giải pháp đẩy mạnh sử dụng UPAS L/C tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, trong luận văn, tác giả đã nêu được những vấn đề như sau: Chương 1: Tổng quan về phương thức Thư tín dụng chứng từ (L/C) và hình thức L/C trả chậm cho phép trả ngay -UPAS L/C . Cung cấp nhưng nội dung lý luận cơ bản về phương thức Thư tín dụng chứng từ (L/C) và những đặc điểm cụ thể của sản phẩm UPAS L/C. Từ đó, làm rõ được những ưu, nhược điểm mà UPAS L/C mang lại đối với các bên tham gia. Ngoài ra, chương 1 còn nêu ra những ảnh hưởng của việc sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay trong hoạt động thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng, Doanh nghiệp và Nhà nước. Chương 2: Thực trạng sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2016-2021.
  13. vi Trình bày thực trạng sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay (UPAS L/C) tại NHCT qua các số liệu nghiên cứu, thống kê; thêm vào đó, chương này cũng nêu ra những ưu nhược điểm của sản phẩm khi so sánh với sản phẩm L/C thông thường khác cùng với đó là trình bày những giải pháp đẩy mạnh mà NHCT đã sử dụng. Từ đó, phân tích và đưa ra những đánh giá về thực trạng sử dụng sản phẩm này tại NHCT cũng như rút ra bài học kinh nghiệm từ những khảo sát đánh giá của các khách hàng doanh nghiệp trong thực tế để cải tiến sản phẩm. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2022-2027. Sau khi phân tích và đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu về thực trạng sử dụng UPAS L/C tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chương 3 đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện toàn bộ các giải pháp đầy đủ và có hiệu quả nhất. Kết luận Luận văn còn có những hạn chế nhất định do thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài có hạn. Tuy nhiên, luận văn cũng có được những kết quả nhất định phục vụ cho định hướng nghiên cứu và từ đó, tìm ra dược những giải pháp hợp lý để phát triển đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn hơn nữa. Có thể nói, để phát triển sản phẩm UPAS L/C tốt hơn nữa, không chỉ có những giải pháp áp dụng cho Vietinbank hay là các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam mà còn cần có những hướng đẩy mạnh sản phẩm khác có thể khai thác mới cho đề tài như đề xuất hợp tác giữa các NHTM với nhau để có chính sách hợp tác, ưu đãi dành cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm UPAS L/C hợp tác giữa hai ngân hàng với nhau. Nguyên do chính là bởi tệp khách hàng của hai bên không giống nhau chính vì vậy việc hợp tác cũng là một hướng đi mới và đầy tiềm năng để phát triển sản phẩm UPAS L/C trong tương lai. Tuy nhiên hướng đi này đòi hỏi phải có hệ thống xử lý chuyên nghiệp và một quy trình được xây dựng, hoàn thiện và cam kết bởi hai bên một cách chuẩn mực và tinh gọn.
  14. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, doanh số xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng không ngừng. Trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại nhìn chung đã trở thành một phần quan trọng không thể tách rời đối với hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại càng phát triển thì càng đòi hỏi các sản phẩm mới về L/C phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với nhà xuất khẩu và nhập khẩu, việc chủ động nguồn tiền để đáp ứng linh hoạt cho hoạt động sản xuất kinh doanh quyết định sự thành công nhất định. Tuy các ngân hàng đã có nhiều giải pháp tài chính hiệu quả nhằm hỗ trợ khách hàng như: Chiết khấu hối phiếu, tài trợ trước xuất khẩu, bao thanh toán, chuỗi tín dụng liên hoàn dành cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu….nhưng các giải pháp này vẫn chưa có những tính năng vượt trội đem đến lợi ích cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Chính vì vậy, để giải quyết những vướng mắc và khó khăn này, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (NHCT VN) đã cho ra mắt sản phẩm thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay (UPAS L/C). Sản phẩm này không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có quy trình giao thương thông suốt và an toàn, tránh được nhiều rủi ro mà còn giúp cho khâu sản xuất của nhà xuất khẩu vận hành trơn chu do nguồn tiền được đáp ứng ngay mà không cần chờ trong thời gian dài. Hơn nữa, UPAS L/C cũng giải quyết được nhu cầu của nhà nhập khẩu về nguồn tiền thanh toán cho đối tác bán hàng của họ. Đây có thể xem như giải pháp tài chính hữu hiệu nhất dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu, giúp giảm áp lực thanh toán, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài các phí nằm trong biểu phí của quy trình nghiệp vụ L/C thông thường, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải trả một khoản phí thấp hơn nhiều so với việc đi vay để thanh toán cho L/C có điều khoản trả ngay. Bên cạnh đó, khi sản phẩm UPAS L/C được đẩy mạnh sử dụng, các ngân hàng sẽ có
  15. 2 nguồn thu dồi dào từ khoản phí dịch vụ, giúp thúc đẩy hoạt động tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và nhiều dịch vụ khác. Sản phẩm UPAS L/C tại NHCT VN ra đời từ 2013 và đến nay đã có nhiều điểm mới nhưng vẫn chưa thực sự khai thác và phát huy hết các hình thức sử dụng của sản phẩm để tăng tính ứng dụng, phù hợp với nhu cầu khác nhau của khách hàng về cả thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế. Thêm vào đó, về cơ bản, sản phẩm UPAS L/C vẫn chưa có khung pháp lý ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước dẫn tới có nhiều sự bất cập, mâu thuẫn trong quy trình xử lý giao dịch giữa các Ngân hàng với nhau khi khi thực hiện tài trợ thương mại cho khách hàng xuất – nhập khẩu. Chính vì vậy, để đáp ứng được tốt hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp cũng như không ngừng phát triển, cải tiến sản phẩm để cạnh tranh với các ngân hàng bạn khác, thiết nghĩ, cần phải có những giải pháp cụ thể, mang tính thực tế, hiệu quả đối với câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm này hơn nữa. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM UPAS L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Trong nước UPAS L/C là đề tài khá là mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu về đề tài này. Hơn nữa sản phẩm này chưa có khung pháp lý, đã có một số công trình nghiên cứu như sau: Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hà Thanh (2014) về “Phát triển UPAS L/C tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín”. Nghiên cứu này có đào sâu về sản phẩm nhưng chưa đưa ra được định hướng phát triển mới trong tương lai mà chỉ đưa ra các giải pháp cơ bản. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hiền Lương (2019) về “Phát triển sản phẩm mới cho dịch vụ tài trợ thương mại tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam”. Nghiên cứu này có đào sâu về sản
  16. 3 phẩm nhưng chưa đưa ra được định hướng phát triển mới trong tương lai mà chỉ đưa ra các giải pháp cơ bản. Ngoài nước Về mảng UPAS L/C, trên thế giới cũng đã có các công trình nghiên cứu về đặc điểm của sản phẩm này như: Nghiên cứu của tác giả Dong-Chun Kim (2020) về “ A study on the Problems and Countermeasures Relative to Negotiation Clause under L/C Transactions in the UCP 600” trên tạp chí Journal of Korea Trade. Nghiên cứu của tác giả có nhắc tới nhiều điều khoản trong UCP và các biện pháp liên quan tới các điều khoản thương lượng trong L/C và tìm hiểu về việc tài trợ trong UPAS L/C. Tuy tác giả đã chỉ ra được vấn đề nhưng các giải pháp vẫn chưa thực sự hiệu quả và đầy đủ. Nghiên cứu của tác giả Marcus Landford (2022) về “Usance letters of credit paid at sight – what are they? ” trên tạp chí Trade finance Global Ariticle. Nghiên cứu này đã chỉ ra các tính năng ưu việt cũng như so sánh UPAS L/C với các sản phẩm khác tuy nhiên cũng chưa đi sâu về việc thực hiện sử dụng sản phẩm ra sao. Tính tới thời điểm hiện tại, những công trình nghiên cứu này chưa bao quát cũng như chưa cập nhật được tình hình mới nhất về sản phẩm nói trên và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về sản phẩm này tại Vietinbank. 3. Mục đích của đề tài Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới từ 2022-2027. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính mà luận văn đi sâu nghiên cứu là sản phẩm UPAS L/C và thực trạng sử dụng sản phẩm này tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình sử dụng sản phẩm UPAS L/C tại
  17. 4 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong phạm vi từ khoảng thời gian 2016- 2021 cho đến thời điểm hiện tại. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh , nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra, quá trình nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp khảo sát bảng hỏi được tiến hành trên 30 khách hàng tại 10 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về về sản phẩm UPAS L/C. Tất cả các phương pháp nghiên cứu trên được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công thương từ năm 2016-2021. 6. Nội dung của luận văn Bên cạnh lời mở đầu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về phương thức Thư tín dụng chứng từ (L/C) và hình thức L/C trả chậm cho phép trả ngay -UPAS L/C Chương 2: Thực trạng sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2016-2021. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh sử dụng sản phẩm L/C trả chậm cho phép trả ngay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2022-2027.
  18. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C ) VÀ HÌNH THỨC L/C TRẢ CHẬM CHO PHÉP TRẢ NGAY – UPAS L/C 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Quá trình giao thương trong các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau đã hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. (Nguyễn Văn Tiến, 2011) Thanh toán quốc tế là nghĩa vụ thanh toán và tiền phát sinh từ các hoạt động kinh tế, phi kinh tế, quan hệ ngân hàng giữa các tổ chức, cá nhân ở nước này, giữa tổ chức với cá nhân ở nước khác, giữa các nước với tổ chức quốc tế, nghĩa là thực hiện lợi nhuận. Của các quốc gia có liên quan. (Nguyễn Văn Tiến, 2011) Như vậy thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực là: Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch) Trong thương mại quốc tế, thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế - các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu,
  19. 6 đảm bảo an toàn và quyền lợi của cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới. 1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế - Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động. - Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. - Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. - Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán. 1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế Giao dịch thanh toán quốc tế giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa tiền tệ và hàng hóa, tạo ra sự liên tục trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa quốc tế. Có thể nói đây là một khâu quan trọng trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức ở các quốc gia khác nhau. Đối với nền kinh tế Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Các quốc gia không thể phát triển khi chỉ dựa vào trao đổi trong nước và tích lũy, mà họ cần phát huy lợi thế bằng cách kết hợp thế mạnh trong nước
  20. 7 với môi trường kinh doanh quốc tế. Trong điều kiện hiện nay các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu và coi hoạt động kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức ở các quốc gia khác nhau, thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng. Giao dịch thanh toán quốc tế tạo ra sự liên tục trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa quốc tế từ đó giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa tiền tệ và hàng hóa. Khi các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện một cách nhanh chóng và an toàn, thì mối quan hệ lưu chuyển tiền tệ giữa người mua và người bán trở nên thông suốt và hiệu quả hơn. Thanh toán quốc tế làm cho quá trình thanh toán an toàn hơn, thuận tiện hơn, đồng thời giảm chi phí cho người tham gia. Với vai trò là trung gian thanh toán, các ngân hàng sẽ tư vấn cách giải quyết giao dịch để bảo vệ quyền lợi của bạn và tư vấn cho bạn, đồng thời giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo an toàn. Có thể nói, thanh toán quốc tế là một hoạt động thiết yếu đối với những nền kinh tế phát triển. Đối với ngân hàng Thanh toán quốc tế là một hoạt động bổ trợ và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng . Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng ngoại thương, tài trợ thương mại và kinh doanh ngân hàng quốc tế. Hoạt động TTQT giúp các ngân hàng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính liên quan đến TTQT. Dựa vào đó giúp ngân hàng tăng doanh số, nâng cao uy tín và tạo dựng lòng tin của khách hàng. Điều này không chỉ giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động mà còn có tác dụng tạo lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2