intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam" nhằm đánh giá việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng dệt may Việt Nam trong hiệp định thời gian qua, đưa ra các kiến nghị cụ thể đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng bộ quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM- EU VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Kinh doanh thương mại TỐNG THU THỦY HÀ NỘI - NĂM 2021
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM- EU VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 TỐNG THU THỦY NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN QUANG MINH HÀ NỘI - NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu liên quan đến hoạt động của các hãng hàng không tại Việt Nam. Các số liệu đưa vào bài viết là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2021 Tác giả Tống Thu Thủy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu “Quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam”, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình từ phía nhà trường và các thầy cô giáo bộ môn, đặc biệt là TS. Nguyễn Quang Minh, người đã tận tình chỉnh sửa và đưa ra những lời khuyên bổ ích để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian nghiên cứu, khóa luận không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong sự đánh giá và góp ý quý báu của quý thầy cô để bài luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Tống Thu Thủy
  5. iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA .................................................................6 1.1. Tổng quan về Hiệp định EVFTA.....................................................................6 1.1.1. Giới thiệu về Hiệp định EVFTA ..............................................................6 1.1.2. Các quy định liên quan đến thương mại hàng hóa trong hiệp định EVFTA ...............................................................................................................7 1.2. Khái quát về quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do ...................13 1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................13 1.2.2. Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa trong thương mại quốc tế ...........14 1.2.3. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa ................................................................20 1.3. Nội dung quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA ...21 1.3.1. Quy định liên quan đến xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA ..........................................................................................................................21 1.3.2. Quy định liên quan đến chứng nhận xuất xứ hàng dệt may ...................27 1.3.3. Một số điểm cần lưu ý về Quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA .............................................................................................................29 1.4. Những điểm khác biệt của quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA so với các hiệp định khác .......................................................................33 1.4.1. Quy tắc xuất xứ hàng dệt may tại Hiệp định VN-EAEU FTA ..............33 1.4.2. Quy tắc xuất xứ hàng dệt may tại Hiệp định CPTPP .............................34 1.4.3. Quy tắc xuất xứ hàng dệt may tại Hiệp định VKFTA ...........................35 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................37 CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG EU VÀ NỘI DUNG QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA ..................................................................................38 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU .........38 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU (2016-Quý I/2021) ............................................................................................38
  6. iv 2.1.2. Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường EU ......................41 2.1.3. Năng lực cạnh tranh của mặt hàng dệt may Việt Nam...........................43 2.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU .....................................................47 2.2.1. Thuận lợi.................................................................................................47 2.2.2. Khó khăn ................................................................................................50 2.3. Thực trạng khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong EVFTA của Việt Nam ..........................................................................................54 2.3.1. Thực trạng nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 .............................................................................54 2.3.2. Đánh giá khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA của Việt Nam .....................................................................57 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................59 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC ÁP DỤNG QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA..........................60 3.1. Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang EU ..................60 3.1.1 Bối cảnh ngành dệt may Việt Nam sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực ..........................................................................................................................60 3.1.2. Tình hình thị trường may mặc của EU ...................................................60 3.1.3. Dự báo xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang EU ................63 3.2. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Châu Âu trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ trong EVFTA ...............................................65 3.3. Một số kiến nghị đối với Việt Nam trong thực hiện quy tắc xuất xứ nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ...........................................................................67 3.3.1. Đối với doanh nghiệp .............................................................................67 3.3.2. Đối với nhà nước ....................................................................................71 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................77 KẾT LUẬN ...............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................80
  7. v DANH MỤC VIẾT TẮT Từ Viết Tắt Tiếng Anh Tiếng Việt C/O Certificate of Origin Chứng nhận xuất xứ CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership DN Doanh nghiệp EU European Union Liên minh Châu Âu EVFTA European-Vietnam Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Agreement Nam- Liên minh Châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ROO Rule of Origin Quy tắc xuất xứ RVC Regional Value Content Hàm lượng giá trị khu vực VITAS Vietnam Textile and Apparel Hiệp hội Dệt may Việt Nam Association VKFTA Vietnam Korean Free Trade Hiệp định thương mại tự do Việt Agreement Nam- Hàn Quốc VN-EAEU Vietnam-Eurasian Economic Hiệp định thương mại tự do Việt Union Free Trade Agreement Nam- Liên minh kinh tế Á Âu
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ lực của Việt Nam sang EU năm 2020 ....................................................................................................42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường châu Âu ............38 Biểu đồ 2.2. Diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU 2019-2020..................................................................................................................40 Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam (tỷ USD) ...................43 Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2020 .......................44
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài: “Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam” đã có những kết quả nghiên cứu đạt được: Thứ nhất, luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tư do cũng như nghiên cứu quy tắc này đối với mặt hàng dệt may. Đồng thời, luận văn giới thiệu về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) . Thứ hаi, luận văn đã đưa ra tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Châu Âu và nội dung quy tắc xuất xứ mặt hàng dệt may được quy định trong hiệp định EVFTA. Qua đó, luận văn đưa ra so sánh quy tắc xuất xứ hàng dệt may ở EVFTA với các hiệp định khác. Thứ bа, luận văn đề cập đến những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ. Tác giả cũng đưa ra dự báo cho ngành dệt may trong tương lai. Từ đó, luận văn trình bày về một số kiến nghị đối với doanh nghiệp và nhà nước nhằm đáp ứng bộ quy tắc xuất xứ của hiệp định EVFTA.
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang gia tăng các mối quan hệ thương mại thông qua các hiệp định thương mại ở cấp độ song phương hay đa phương. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, khi đã tham gia và ký kết rất nhiều hiệp định thương mại với nhiều đối tác trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết 13 hiệp định thương mại tự do và 2 hiệp định thương mại khác đang trong quá trình đàm phán. Trong đó, có thể kể đến, hiệp định thương mại tự do được ký kết với Liên minh Châu Âu đang đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển thương mại của Việt Nam trong những năm qua. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã chính thức ký kết ngày 30/06/2019, được Hội đồng châu Âu thông qua vào ngày 30/03/2020. Về phía Việt Nam, hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA được Quốc hội xem xét vào tháng 5/2020 và được thông qua ngày 08/06/2020. Hiệp định EVFTA đã đi vào thực thi từ tháng 8/2020, đánh dấu mốc lịch sự trong chặng đường 30 năm lịch sử quan hệ thương mại giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu. Do đó, Hiệp định sẽ giúp Việt Nam có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn thông qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới. Với vị trí là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, ngành xuất khẩu dệt may sẽ nhận được nhiều cơ hội lớn đồng thời cũng sẽ đối mặt với không ít thách thức khi hiệp định đi vào thực thi. Thời điểm hiện tại, ngành dệt may Việt Nam chưa có được sự chủ động cần thiết đối với các nguyên liệu đầu vào cũng như các sản phẩm hỗ trợ, khi hầu hết các sản phẩm đó được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc hay Đài Loan. Và khi đó, quy tắc “ từ vải trở đi” của hiệp định EVFTA trở thành một trở ngại vô cùng lớn đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam trong việc tiếp cận những ưu đãi về thuế quan trong khuôn khổ hiệp định này. Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA đóng một vị trí quan trọng, đây chính là hàng rào bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất tại các nước thành viên nói chung, cũng như Việt Nam nói riêng trước sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu của các nước ngoài, đồng thời là công cụ để
  11. 2 đảm bảo việc thực thi thuế quan ưu đãi được xác định đúng đối tượng, ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế quan ưu đãi trong EVFTA. Như vậy, áp lực về một quy tắc xuất xứ khắt khe đối với hàng dệt may sẽ trở thành một nguồn động lực lớn giúp Việt Nam có thể thay đổi và khắc phục những yếu điểm còn tồn đọng bấy lâu nay trong ngành dệt may, và để đưa ngành dệt may phát triển lên một tầm cao mới. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy hiện nay các nghiên cứu chủ yếu bàn về tác động của EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, làm thế nào để đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ sản phẩm may mặc Việt Nam sang thị trường Châu Âu lại chưa có nhiều các nghiên cứu, đề tài khoa học về vấn đề này. Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam, đã có một số luận văn nghiên cứu về quy tắc xuất xứ hàng dệt may Việt Nam trong hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu nhằm mục tiêu chỉ ra cơ hội, thuận lợi của doanh nghiệp Việt mà chưa đề cập đến tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam snag thị trường Châu Âu sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Luận văn Thạc sĩ: “Quy tắc xuất xứ hàng dệt may việt nam trong EVFTA và khả năng đáp ứng của Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Hương- Đại học Kinh tế Quốc dân – năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình thực thi quy tắc xuất xứ và khả năng đáp ứng của ngành dệt may Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của tình trạng doanh nghiệp dệt may chưa quan tâm nhiều đến hiệp định EVFTA. Luận văn Thạc sĩ: “Quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU(EVFTA): Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam” của tác giả Ngô Thanh Hải – Đại học Thương Mại– năm 2019 cho thấy hiệp định EVFTA là một hiệp định thương mại tự do toàn diện, mang đến nhiều cơ hội
  12. 3 cho Việt Nam cũng như đặt ra thách thức nhằm yêu cầu chính phủ và doanh nghiệp cần đổi mới, sáng tạo để tận dụng được hiệp định này Như vậy, có thể thấy hai nghiên cứu nêu trên nghiên cứu tại hai thời điểm, với góc nhìn khác nhau đã đưa ra kết luận riêng về Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong hiệp định EVFTA.Tuy nhiên, thời điểm năm 2021, sau khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, tình hình xuất khẩu hàng dệt may thực tế đã có nhiều chuyển biến khác so với dự báo. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam” trong bối cảnh Việt Nam sau hơn 1 năm thực thi hiệp định EVFTA. 3. Mục đích nghiên cứu Trước yêu cầu khách quan của việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng dệt may Việt Nam, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu đề tài luận án: “Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và những kiến nghị đối với Việt Nam” là: Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quy tắc xuất xứ hàng dệt may; phân tích việc áp dụng quy tắc xuất xứ nhằm xác định hàng hóa có xuất xứ khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu để được hưởng thuế quan ưu đãi; phân tích và đánh giá các biện pháp mà các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng nhằm xác định xuất xứ hàng hóa. Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt quy tắc xuất xứ hàng dệt may sau khi hiệp định EVFTA đi vào thực thi. Với mục tiêu nghiên cứu như trên, Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hoá. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực hiện quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước Châu Âu để
  13. 4 được hưởng thuế quan ưu đãi, bao gồm: việc xây dựng các quy định về xuất xứ hàng hoá, việc xác định, cấp chứng nhận xuất xứ hàng Việt Nam cho sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước Châu Âu; việc kiểm tra về xuất xứ hàng hoá để hưởng thuế quan ưu đãi của các cơ quan nhà nước Việt Nam đối với hàng hoá nhập khẩu của các nước Châu Âu vào Việt Nam. Chỉ ra những sự khác biệt giữa bộ quy tắc trong hiệp định EVFTA với các hiệp định thương mại tự do khác mà ngành dệt may thường áp dụng như VKFTA, CPTPP, VNEAEU... - Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng dệt may Việt Nam trong hiệp định thời gian qua, đưa ra các kiến nghị cụ thể đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng bộ quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là Quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EVFTA). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án tập trung trên các khía cạnh: việc áp dụng quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ Việt Nam đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu sang các nước Châu Âu để được hưởng thuế quan ưu đãi. Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá quá trình áp dụng quy tắc xuất xứ hàng dệt may từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020; thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 5 năm gần đây (2016-2020) và đề xuất các kiến nghị áp dụng gắn với định hướng phát triển đến năm 2025. Địa bàn nghiên cứu: Để có số liệu phục vụ nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu đánh giá chủ yếu về Quy tắc xuất xứ hàng dệt may gắn liền với hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Âu.
  14. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Với bài luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tổng hợp và phân tích tư liệu, nhất là các tư liệu sơ cấp. - Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được vận dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án. - Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thông qua phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề; các số liệu và dữ liệu thu thập sẽ được phân tích, khái quát hóa để xây dựng khung phân tích theo yêu cầu của luận án. - Phương pháp nghiên cứu luật so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các khái niệm, quy định pháp luật và các nội dung khác về xuất xứ hàng hoá được quy định trong hiệp định EVFTA với các hiệp định tiêu biểu khác như VKFTA, VN-EAEU, CPTPP... 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được chia thành ba chương sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quát về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng dệt may và Hiệp định EVFTA Chương 2: Tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang EU và nội dung quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định EVFTA Chương 3: Một số kiến nghị đối với Việt Nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may
  15. 6 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA 1.1. Tổng quan về Hiệp định EVFTA 1.1.1. Giới thiệu về Hiệp định EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA- (tiếng Anh: European-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt: EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Hiệp định EVFTA đã đi vào thực thi từ tháng 8/2020, đánh dấu mốc lịch sự trong chặng đường 30 năm lịch sử quan hệ thương mại giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế. Hiệp định EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, được coi là một trong những hiệp định thương mại toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một quốc gia đang phát triển. Sau Singapore, đây là hiệp định thứ hai EU ký kết trong khu vực ASEAN và được kỳ vọng sẽ tăng cường mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU. Hiệp định EVFTA tạo điều kiện cho Việt Nam nói chung, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng. Doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 15.000 tỷ
  16. 7 USD (chiếm 22% GDP toàn cầu). Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu từ EU cũng có nhiều cơ hội hơn để dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam, đồng thời nhanh chóng tiếp cận thị trường Châu Á. 1.1.2. Các quy định liên quan đến thương mại hàng hóa trong hiệp định EVFTA Các quy định đã được đàm phán trong Hiệp định EVFTA tương đối đầy đủ, toàn diện tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Các vấn đề trước đây vốn được coi là nhạy cảm, Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu hàng sang thị trường EU thì hiện nay được nêu ra để hai bên cùng đàm phán, trao đổi tìm phương án giải quyết. Đây có thể coi là cơ hội để phía Việt Nam được bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của mình về những quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Liên quan đến từng nội dung cụ thể, Hiệp định quy định các vấn đề như sau: 1.1.2.1. Thương mại hàng hóa: - Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU Trong đó, các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU: về cơ bản đa phần các dòng thuế đều được cam kết xóa bỏ có thể ngay hoặc theo lộ trình – trong vòng 7 năm, những mặt hàng nhạy cảm thì EU cam kết mở cửa theo hạn ngạch thuế quan, với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường, và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan. - Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam Theo nội dung đàm phán của Hiệp định, Việt Nam cũng phải cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của mình cụ thể như sau:
  17. 8 • Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa EU thuộc 48,5% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam; • Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ 91,8*% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam • Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ khoảng 98,3% số dòng thuế trong biểu thuế, chiếm 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam • Đối với 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam cam kết dành hạn ngạch thuế quan như cam kết WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt ( như thuốc lá, xăng dầu, bia, linh kiện ô tô, xe máy). - Cam kết về thuế xuất khẩu: Việt Nam và EU cam kết không áp dụng bất kỳ loại thuế, phí xuất khẩu nào trừ các trường hợp được bảo lưu rõ (theo kết quả cam kết thì chỉ có Việt Nam có bảo lưu về vấn đề này, EU không có bảo lưu nào). Theo nguyên tắc này, trừ các trường hợp có bảo lưu (của Việt Nam), Việt Nam và EU sẽ không áp dụng loại thuế, phí nào riêng đối với hàng xuất khẩu mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa, không áp dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa. Bảo lưu của Việt Nam về các thuế xuất khẩu được nêu trong Phụ lục 2d Chương 2 EVFTA, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU với các nội dung chủ yếu như sau: • Việt Nam duy trì đánh thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, gồm các sản phẩm như cát, đá phiến, đá granit, một số loại quặng và tinh quặng, dầu thô, than đá, than cốc, vàng... Trong số này, các dòng thuế hiện nay đang có mức thuế xuất khẩu cao sẽ được đưa về mức 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng măng-gan sẽ được giảm về 10%); các sản phẩm còn lại duy trì mức thuế xuất khẩu hiện hành;
  18. 9 • Với toàn bộ các sản phẩm khác, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 15 năm. - Cam kết về hàng rào phi thuế • Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT): Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình. Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ chứng nhận phù hợp về kỹ thuật đối với ô tô của EU theo các nguyên tắc của Hiệp định UNECE 1958 (hệ thống tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc) sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực; Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở một nước EU. • Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS): Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật. Đặc biệt, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với Việt Nam, chủ thể quản lý phía EU là cơ quan có thẩm quyền của từng nước thành viên EU cụ thể (nơi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam) chứ không phải là cơ quan chung cấp liên minh của EU. Ủy ban châu Âu chỉ chịu trách nhiệm về phối hợp chung, kiểm tra/thanh tra hệ thống kiểm soát và hệ thống pháp luật liên quan của các nước thành viên nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong toàn thị trường EU • Các biện pháp phi thuế quan khác
  19. 10 Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ về cam kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan…) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai Bên. 1.1.2.2. Quy tắc xuất xứ: - Các nguyên tắc xác định xuất xứ chung. - Các quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định Mỗi FTA đều có một quy định riêng về quy tắc xuất xứ. Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp muốn được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định cần phải đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ mà hai bên đã thống nhất.Trong EVFTA, Việt Nam và EU thống nhất tiêu chí xuất xứ cho nhóm hàng Dệt may là tiêu chí hai công đoạn, nghĩa là vải sử dụng để cắt may phải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU. Tuy nhiên, hai bên cũng thống nhất một cơ chế linh hoạt là các nhà sản xuất của Việt Nam và EU có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các nước mà cả Việt Nam và EU cùng ký kết FTA (ví dụ như Hàn Quốc) để sản xuất hàng dệt may và sản phẩm dệt may này vẫn được coi là có xuất xứ và do đó được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng ưu đãi về thuế suất cho hàng hóa xuất khẩu, thường doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa bằng việc cung cấp C/O (Certificate of Origin). Cụ thể, đối với hàng hóa xuất khẩu đi Châu Âu, doanh nghiệp phải xin C/O form EUR.1 do Bộ Công Thương cấp hoặc sử dụng Form C/O REX đối với trường hợp nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 1.1.2.3. Thương mại dịch vụ và đầu tư: - Các quy định chung (cam kết lời văn) - Các biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể - cam kết mở cửa thị trường) Cụ thể như sau: Các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư của hai bên chủ yếu nhằm mục đích tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của EU cho Việt Nam cao hơn cam kết của EU trong WTO và tương đương với mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây của EU. Cam kết
  20. 11 của Việt Nam cho EU cũng cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất mà Việt Nam cho các đối tác khác trong các đàm phán FTA hiện tại của Việt Nam (bao gồm cả TPP). Đối với lĩnh vực dịch vụ: Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU so với trong WTO trong các lĩnh vực cụ thể như: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính và chuyển phát, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận tải biển. Việt Nam cũng cam kết một loạt các quy tắc ràng buộc liên quan đến các lĩnh vực như dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải biển và bưu chính. Đặc biệt, EVFTA sẽ bao gồm một điều khoản cho phép các cam kết cao nhất của Việt Nam trong các FTA đang đàm phán tại thời điểm hiện tại sẽ được đưa vào trong EVFTA. 1.1.2.4. Thương mại và Phát triển bền vững EVFTA bao gồm một chương khá toàn diện về thương mại và phát triển bền vững, bao gồm một số nội dung quan trọng như: - Cam kết thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), các Công ước của ILO (không chỉ các Công ước cơ bản), các Hiệp định Đa phương về Môi trường mà mỗi Bên đã ký kết/gia nhập; - Cam kết gia nhập/ký kết các Công ước cơ bản của ILO mà mỗi Bên chưa tham gia; - Cam kết sẽ không vì mục tiêu thu hút thương mại và đầu tư mà giảm bớt các yêu cầu hoặc phương hại tới việc thực thi hiệu quả các luật về môi trường và lao động trong nước; - Thúc đẩy Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp, có dẫn chiếu tới các thông lệ quốc tế về vấn đề này; - Một điều khoản về biến đổi khí hậu và các cam kết bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng sinh học (bao gồm động thực vật hoang dã), rừng (bao gồm khai thác gỗ bất hợp pháp), và đánh bắt cá. - Các cơ chế tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự vào việc thực thi Chương này, cả từ góc độ nội địa (tham vấn các nhóm tư vấn nội địa) và song phương (các diễn đàn song phương);
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0