intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp" nhằm đánh giá thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong 5 năm qua, đưa ra được những cơ hội, thách thức của ngành và đề xuất giải pháp thúc đẩy các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh doanh thương mại NGUYỄN TUẤN ANH Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Họ và tên học viên: Nguyễn Tuấn Anh Người hướng dẫn: TS. Vũ Thành Toàn Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Vũ Thành Toàn. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các số liệu, bảng biểu được sự dụng để nghiên cứu, phân tích, nhận xét, đánh giá luận văn đều được lấy từ các nguồn chính thống như đã trích dẫn trong bài và trong danh mục tài liệu tham khảo. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng và kết quả luận văn của mình.
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các Thầy cô Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội nói chung và Khoa Sau Đại học nói riêng đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thành Toàn - người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn chỉnh luận văn. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm bạn bè, đồng nghiệp và gia đình tôi đã luôn hỗ trợ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn Thạc sĩ. Nếu không có sự hỗ trợ của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, tôi tin rằng sẽ không thể hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả những người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................................ ix LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VÀ GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA ...................................................................... 5 1.1. Khái quát về mặt hàng xuất khẩu chủ lực ........................................................... 5 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực............................. 5 1.1.2. Vai trò của mặt hàng xuất khẩu chủ lực đối với phát triển kinh tế ................... 6 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU .............................................................................................................. 8 1.2. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU ............................ 12 1.3. Giới thiệu về Hiệp định EVFTA .......................................................................... 13 1.3.1. Tiến trình đàm phán......................................................................................... 13 1.3.2. Những quy định của Hiệp định EVFTA có ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU ................................................................................. 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG EU .................................................................. 16 2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU................................... 16 2.1.1. Tình hình chung............................................................................................... 16 2.1.2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017-2021 .................................................................................................. 25 2.1.3. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ................ 46 2.2. Những cơ hội đối với xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hiện nay ........................................................................................ 53
  6. iv 2.2.1. Những cơ hội chung ........................................................................................ 53 2.2.2. Cơ hội đối với từng nhóm hàng....................................................................... 54 2.3. Những thách thức đối với xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hiện nay................................................................................ 58 2.3.1. Những thách thức chung ................................................................................. 58 2.3.2. Thách thức đối với từng nhóm hàng ............................................................... 60 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .................................................................................................................. 63 3.1. Triển vọng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU trong thời gian tới ........................................................................................................ 63 3.1.1. Nông sản .......................................................................................................... 63 3.1.2. Thuỷ sản .......................................................................................................... 64 3.1.3. Dệt may ........................................................................................................... 64 3.1.4. Giày dép........................................................................................................... 65 3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU ........................................................................................................................ 65 3.2.1. Giải pháp vĩ mô ............................................................................................... 65 3.2.2. Giải pháp vi mô ............................................................................................... 68 3.2.3. Giải pháp đối với từng ngành hàng ................................................................. 70 KẾT LUẬN................................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 73
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt Aquaculture Stewardship Hội đồng quản lý nuôi trồng 1 ASC Council thuỷ sản Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông 2 ASEAN Nations Nam Á 3 C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện 4 CPTPP Progressive Agreement for và Tiến bộ xuyên Thái Bình Trans-Pacific Partnership Dương Trách nhiệm xã hội của 5 CSR Corporate social responsibility doanh nghiệp 6 EC European Commission Ủy ban châu Âu 7 EU The European Union Liên minh châu Âu The European Market Cơ quan quan sát thị trường 8 EUMOFA Observatory for fisheries and thủy sản châu Âu aquaculture The European Union - Vietnam Hiệp định thương mại tự do 9 EVFTA Free Trade Agreement Việt Nam - EU 10 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về thuế 12 GATT and Trade quan và mậu dịch Generalized System of Hệ thống ưu đãi thuế quan 13 GSP Preferences phổ cập Hệ thống hài hòa mô tả và mã 14 HS Harmonized System hóa hàng hóa Khai thác hải sản bất hợp Illegal, unreported and 15 IUU pháp, không khai báo và unregulated fishing không theo quy định 16 MFN Most Favored Nation Quy chế tối huệ quốc Sanitary and Phyto-Sanitary Các biện pháp kiểm dịch 17 SPS Measures động thực vật
  8. vi Hàng rào kỹ thuật trong 18 TBT Technical Barriers to Trade thương mại Vietnam National Single Cổng thông tin một cửa quốc 19 VNSW Window gia 20 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017 - 2021 .......................................................................................................... 17 Bảng 2.2. Cơ cấu xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2017 - 2021 ................................................................................................... 19 Bảng 2.3. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất trong EU năm 2017 - 2021 ................. 23 Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu hàng Nông sản của Việt Nam sang EU và tổng kim ngạch xuất khẩu Nông sản giai đoạn 2017 - 2021 .................................................. 26 Bảng 2.5. Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang EU năm 2021............................................................................................................... 27 Bảng 2.6. Giá trị xuất khẩu hàng Thuỷ sản của Việt Nam sang EU và tổng kim ngạch xuất khẩu Thuỷ sản giai đoạn 2017-2021 .................................................... 32 Bảng 2.7. Giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang EU và tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2017-2021 ...................................................... 37 Bảng 2.8. Giá trị xuất khẩu hàng Giày dép của Việt Nam sang EU và tổng kim ngạch xuất khẩu Giày dép giai đoạn 2017-2021..................................................... 42 Bảng 2.9. Tổng kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU trong 5 năm (2017 - 2021) ............................................................................... 46
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu sang EU lớn nhất năm 2021.... 22 Hình 2.2. Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính sang EU năm 2021 ....... 28 Hình 2.3. Cơ cấu các thị trường xuất khẩu chính thuộc EU của Việt Nam năm 2021.. 29 Hình 2.4. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính thuộc EU của Việt Nam năm 2021 . 33 Hình 2.5. Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính sang EU năm 2021 ........ 34 Hình 2.6. Các thị trường xuất khẩu dệt may chính sang EU của Việt Nam năm 2020 ... 39 Hình 2.7. Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu chính sang EU năm 2020......... 40 Hình 2.8. Các thị trường xuất khẩu giày dép chính sang EU của Việt Nam năm 2021 .. 43 Hình 2.9. Cơ cấu mặt hàng giày dép xuất khẩu chính sang EU của Việt Nam phân theo mã HS năm 2020 ........................................................................................... 44
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn tập trung cập nhật, phân tích những số liệu mới nhất về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU nói chung từ năm 2017 đến 2021 cùng đôi nét về giai đoạn 6 tháng đầu năm 2022, và số liệu về kim ngạch xuất 4 ngành hàng chủ lực của Việt Nam sang EU nói riêng (nông sản, thuỷ sản, dệt may, giày dép) trong cùng giai đoạn. Từ đó luận văn chỉ ra vai trò lớn của thị trường EU trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (chiếm tỉ trọng ~15,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2021), cũng như tầm quan trọng của 4 ngành hàng xuất khẩu chủ lực (chiếm tổng tỉ trọng ~26% kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2021). Luận văn cũng chỉ ra những cơ hội, thách thức, hạn chế tồn tại và triển vọng xuất khẩu 4 ngành hàng chủ lực đó sang EU trong thời gian tới, từ đó góp phần đem đến cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng xuất khẩu 4 ngành hàng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành hàng cùng đôi nét tương quan với một số quốc gia khách cạnh tranh cùng ngành với chúng ta. Trên cơ sở phân tích những vấn đề trên, luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị ở mức độ vĩ mô (Nhà nước, Hiệp hội), vi mô (doanh nghiệp) và đối với từng ngành hàng để góp phần nhỏ đưa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU được phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có và hạn chế tối đa những yếu điểm còn tồn tại, từ đó đóng góp nhiều hơn nữa vào hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung của Việt Nam trong tương lai.
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế vốn đã là xu hướng phát triển chung từ hàng trăm năm qua và bước vào thời kỳ cực thịnh vào năm 1947 với Hiệp định GATT/WTO. Một quốc gia có phát triển được kinh tế lớn mạnh hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào xu thế đó. Trong thế giới hiện đại, sự toàn cầu hoá kinh tế được biểu lộ mạnh mẽ từ việc mở cửa thị trường bằng việc cam kết cắt giảm, xoá bỏ thuế quan và các biện pháp phòng vệ phi thuế quan khác, cùng với các cam kết về sản xuất và hợp tác bền vững, nhằm giúp các nước phát huy được hết tiềm năng và đạt được sự thuận lợi nhất trong việc phát triển hoạt động giao thương. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ trong các Hiệp định Thương mại tự do, và Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế hội nhập kinh tế đó khi là một trong những nước ký kết và thực thi nhiều Hiệp đinh song phương và đa phương. Các hiệp định mà nước ta đã ký kết đều đã đem lại những kết quả to lớn đến nền kinh tế, nhất là ở lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây, có hai sự kiện có tác động lớn đến tình hình xuất khẩu sang EU của nước ta, đó là Hiệp định thương mại tự do bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020, và đại dịch Covid-19 bắt đầu từ cuối năm 2019. EVFTA là dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, khi Việt Nam là nước thứ hai trong khối các nước ASEAN đạt được FTA song phương với EU (sau Singapore). Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU đã trải qua hơn 30 năm kể từ khi hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990, cho nên có rất nhiều các nghiên cứu về hợp tác Việt Nam – EU không chỉ về kinh tế mà còn ở các mặt văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ … Tuy nhiên với dấu mốc EVFTA mới có hiệu lực chưa đầy 2 năm kể từ nửa cuối 2020, có rất ít nghiên cứu thống kê số liệu cũng như đánh giá thực trạng về tình hình xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang EU trên cơ sở Hiệp định này, do các nghiên cứu lớn sẽ cần có thời gian chờ khoảng 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực để đủ thời gian và số liệu cho mục đích đánh giá tác động, và tầm ít nhất 3-4 tháng tiếp theo để có số liệu
  13. 2 chính thức và đầy đủ từ cơ quan Hải quan và Bộ Công Thương. Ngoài ra EVFTA cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại chặng đường quan hệ kinh tế giữa hai bên trong 5 năm qua. Từ đó tác giả xét thấy cần thiết phải có một sự nghiên cứu sâu sắc hơn thực trạng xuất khẩu của nước ta với EU, trên cơ sở dấu mốc quan trọng của EVFTA, những gì đã làm được và chưa làm được, để từ đó hiểu rõ các cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu sang EU, và cuối cùng là có thể đưa ra các đề xuất, kiến nghị giúp cho Nhà nước và các doanh nghiệp đưa ra được những quyết định, quyết sách đúng đắn để tận dụng tốt hơn những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU. Do đó, em xin được chọn đề tài “Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Từ khi Việt Nam và EU khởi động các vòng đàm phán đầu tiên thì đã xuất hiện các nghiên cứu về Hiệp dịnh EVFTA. Đến nay có thể liệt kê một số nghiên cứu như sau: - Việt Nam: Công trình nghiên cứu: "Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu thực trạng và triển vọng” của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2010) Phân tích "Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến xuất nhập khẩu của các ngành công nghiệp Việt Nam” của Phạm Ngọc Phong, Đặng Thủy Linh và Nguyễn Thị Ánh Ngọc trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập (12/2016). “Kiến nghị chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Triển vọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu” của Ủy ban tư vấn chính sách Thương mại quốc tế - VCCI (2013). Bài viết “Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU: Sử dụng các chỉ số thương mại" của Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương trên Tạp chí ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3 (2016).
  14. 3 Báo cáo "Vietnam - EU free trade agreement: Impact and policy implications for Việt Nam" (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu: Tác động và những kiến nghị về chính sách cho Việt Nam) của tác giả Nguyễn Binh Dương, Đại học Ngoại thương Hà Nội. - Thế giới: Báo cáo "The free trade agreement between Vietnam and the European Union: Quantitative and qualitative impact analysis” (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu: Phân tích tác động vẽ định lượng và định tính) của Mutrap (2011). Bảo cáo “Sustainable impact assessment EU - Vietnam FTA” (Đánh giá tác động dài hạn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu) của Mutrap (2014). Báo cáo “Combining trade and sustainability? The Free Trade Agreement between the EU and Vietnam” (Kết hợp thương mại và tính bền vững? Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Vietnam) của Bernhard Tröster (2019). 3. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang EU trong 5 năm qua, đưa ra được những cơ hội, thách thức của ngành và đề xuất giải pháp thúc đẩy các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh hiện nay. 4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Liên minh Châu Âu EU, Hiệp định EVFTA, thực trạng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung nghiên cứu: xuất khẩu mặt hàng dệt may, giày dép, nông sản, thuỷ sản của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh Châu Âu + Thời gian: chủ yếu giai đoạn 2017 - 2021, đôi nét về 2015 và 2016 + Đề xuất giải pháp bao gồm giải pháp vi mô, vĩ mô
  15. 4 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết với với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp … nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan và được xử lý trên máy tính. 6. Nội dung nghiên cứu: Kết cấu của đề tài: ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bảng biểu, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương: CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VÀ GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG EU CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM SANG EU TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
  16. 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC VÀ GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH EVFTA 1.1. Khái quát về mặt hàng xuất khẩu chủ lực 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực Mặc dù đa số các quốc gia trên toàn cầu đều thực hiện chính sách đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tức là chủ trường xuất khẩu nhiều loại sản phẩm khác nhau chứ không phải chỉ chuyên tập trung vào một số sản phẩm nhất định, nhưng chính các quốc gia đó cũng phải xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để làm cột trụ cho nền kinh tế ngoại thương của mình. Hiện nay “mặt hàng xuất khẩu chủ lực” chưa có định nghĩa chính thức mà người ta mới chỉ đưa ra một số quan niệm và cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng xuấu khẩu có kim ngạch lớn (nhưng không có sự thống nhất cuối cùng về việc lớn là bao nhiêu do từng nền kinh tế mỗi quốc gia cũng có những đặc thù riêng biệt); hoặc có ý kiến lại xem mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia, hoặc có ảnh hưởng ít nhiều tới thị trường hàng hoá quốc tế, thường dùng giá trị tương đối là phần trăm (%). Những quan điểm trên không sai nhưng có một số điểm cần bổ sung để có thể đi đến một khái niệm đầy đủ và toàn diện hơn. Theo quan điểm chung hiện nay, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của một quốc gia có thể chia thành ba nhóm: - Nhóm hàng thứ yếu: là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ, chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. - Nhóm hàng quan trọng: là những mặt hàng có vai trò quan trọng đối với từng địa phương trong quốc gia đó hoặc đối với từng thị trường xuất khẩu, mặc dù tỉ trọng của mặt hàng đó trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế là không lớn. - Nhóm hàng chủ lực: là những mặt hàng có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia do có điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài.
  17. 6 Từ đó có thể thấy, để đưa ra định nghĩa chính xác nhất về khái niệm “mặt hàng xuất khẩu chủ lực” này, cần phải xem xét toàn diện hơn ở ba khía cạnh: khả năng tổ chức sản xuất hàng hoá đó (điều kiện về cung), thị trường tiêu thụ (điều kiện về cầu) và kim ngạch xuất khẩu. Ta nhận thấy hàng chủ lực phải là mặt hàng thuộc danh sách dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi. Tóm lại, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về mặt hàng xuất khẩu chủ lực như sau: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những hàng hóa có điều kiện sản xuất ở trong nước với hiệu quả kinh tế cao hơn những hàng hóa khác, có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài tương đối ổn định trong thời gian dài và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia. Vậy theo khái niệm trên, để xác định được mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một quốc gia, ta cần tính toán kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó để xem có chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hay không. Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất chung về việc cụ thể đạt bao nhiêu phần trăm thì được coi là tỉ trọng lớn. Các quốc gia khác nhau ở những thời điểm khác nhau đều đưa ra con số khác nhau về yêu cầu đối với tỉ trọng cần đạt. 1.1.2. Vai trò của mặt hàng xuất khẩu chủ lực đối với phát triển kinh tế 1.1.2.1. Góp phần đẩy mạnh tăng ngân sách quốc gia thông qua tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu Đối bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nguồn vốn là yếu tố vô cùng quan trọng trong đối với sự phát triển đất nước. Và một trong những nguồn vốn cơ bản mà quốc gia có thể huy động được mà không cần đến hoạt động vay nợ chính là thông qua xuất khẩu hàng hoá. Việc tập trung đầu tư vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực (bên cạnh chính sách đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu) là nhân tố quan trọng để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu; hoạt động này dựa vào nhu cầu của thị trường thế giới và lợi thế so sánh của bản thân quốc gia. Như đã trình bày ở trên, hàng hoá xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
  18. 7 cả quốc gia; ngoài ra, nhóm hàng này thường có tốc độ tăng trưởng nhanh do chúng là những mặt hàng mà quốc gia sản xuất có lợi thế cạnh tranh. Do đó, khi nhóm hàng này tăng trưởng thì sẽ tạo ra những đóng góp đáng kể cho nguồn thu từ xuất khẩu, và sẽ có vai trò chủ đạo trong việc tạo nên những bước đột phá về hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Khi một quốc gia đã đầu tư xây dựng thành công các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ trực tiếp đóng góp vào việc tăng nguồn vốn ngoại tệ cho hoạt động sản xuất trong nước, mà sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi đầu tiên. Về mặt gián tiếp, mặt hàng xuất khẩu chủ lực còn góp phần củng cố uy tín của hàng hóa quốc gia trên trường quốc tế, từ đó quay ngược lại tạo ra động lực phát triển hoạt động sản xuất trong nước. Từ đó, có thể thấy rằng nếu Nhà nước có thể việc xây dựng và phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực một cách đúng đắn, hợp lý, thì đây là một chính sách quan trọng để giúp tăng ngân sách quốc gia nói riêng và cuối cùng là đạt tăng trưởng kinh tế nói chung, ở cả hai nhân tố: tốc độ và tính ổn định. 1.1.2.2. Mở rộng quy mô sản xuất trong nước Để phát triển được ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quốc gia phải đảm bảo được yêu cầu về nguồn cung cho ngành hàng đó, tức là phải có đủ điều kiện để sản xuất được mặt hàng đạt những yêu cầu đã đề ra mà thị trường đối tác có thể chấp nhận. Có hai lý do ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước: một là bản thân mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới, có sức cạnh tranh mạnh nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác, nên điều kiện tiên quyết là quốc gia phải sở hữu một nền sản xuất trong nước phát triển; hai là đòi hỏi của thị trường thế giới luôn không ngừng biến đổi, cạnh tranh cũng từ đó mà gia tăng, nên để có thể bắt kịp với những nhu cầu của thị trường thế giới, tính linh hoạt và quy mô sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực này phải đạt đến một mức độ nhất định. Vì vậy, nền sản xuất trong nước cần phải được đầu tư, phát triển và duy trì vững mạnh để tạo ra nguồn cung dồi dào, đạt tiêu chuẩn cho hoạt động xuất khẩu.
  19. 8 1.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Một yếu tố nữa tác động đến việc xây dựng ngành hàng xuất khẩu chủ lực là giá trị giá tăng của sản phẩm đó. Rõ ràng, giá trị gia tăng của hàng hóa đã qua chế biến, gia công chắc chắn sẽ cao hơn so với hàng xuất khẩu dưới dạng thô sơ, chưa qua chế biến. Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, gia công sẽ giúp khai thác các nguồn lực trong nước như vốn, lao động… một cách hiệu quả. Từ đó dẫn đến việc Nhà nước, doanh nghiệp cần phải tìm cách khai thác, sử dụng những tiến bộ hiện đại của thế giới như áp dụng máy móc, khoa học công nghệ, lao động trình độ cao ... để đầu tư cho sản xuất. Do đó, phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chính là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có thể thấy trên thực tế, Việt Nam từ xuất phát điểm là một nước có nền sản xuất còn kém phát triển, chủ yếu là nông nghiệp theo phương thức truyền thống, qua quá trình 20 - 30 năm nỗ lực trong xây dựng, phát triển hoạt động xuất khẩu, hình thành và duy trì mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đến nay nước ta đã trở thành quốc gia có vị thế khá vững vàng trên thị trường thế giới ở một số ngành hàng xuất khẩu như dệt may, da giày, thủy sản,…, đạt được mức độ tập trung quy mô lớn cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các quốc gia khó tính đó. 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU 1.1.3.1. Yếu tố tác động đến cung - Các nguồn lực sản xuất: + Điều kiện tự nhiên: Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển hai ngành nông sản và thuỷ sản. Nước ta có hai vùng nông nghiệp và ngư nghiệp chính là đồng bằng sông Hồng với diện tích 20,9 nghìn km2 (chiếm 7% diện tích cả nước) và đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 40,5 nghìn km2 (chiếm 13% diện tích cả nước). Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất thuận lợi như: nhiệt độ trung bình hằng năm cao trên 200C và có nắng quanh năm, giúp cây trồng vật nuôi dễ dàng phát triển … Việt Nam sở hữu bờ biển dài 3,4 nghìn km với 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, có trữ lượng tính
  20. 9 riêng cá biển là khoảng 5 triệu tấn / năm, nhưng hiện mới chỉ có khả năng khai thác khoảng 2,3 triệu tấn / năm. + Quy mô lao động: tiêu biểu như ngành dệt may có khoảng 3 triệu lao động; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có số lượng lao động có kỹ thuật khoảng 4,07 triệu người, còn cả ngành nông nghiệp khoảng 29 triệu lao động. + Nguồn vốn đầu tư: ví dụ như ngành nông nghiệp, trong 3 năm qua đã thu hút số vốn đầu tư trực tiếp tăng hơn 3 lần, từ 3.000 tỉ đồng lên hơn 11.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, số công ty đầu tư vào nông nghiệp mới chiếm 8% tổng số doanh nghiệp của cả nước, chưa đáp ứng được yêu cầu. Còn các ngành dệt may và giày dép thì chủ yếu là sân chơi của các doanh nghiệp FDI (do khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là đến từ các doanh nghiệp FDI) với 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào ngành dệt may trong năm 2019 là Hồng Kông (447 triệu USD), Singapore (370 triệu USD), Trung Quốc (270 triệu USD), Hàn Quốc (165 triệu USD), Seychelles (103 triệu USD). - Khả năng áp dụng công nghệ và trình độ quản lý của các doanh nghiệp: Về nông nghiệp, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong nền sản xuất, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,...). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất (đối với các loại cây hàng năm như lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%). Về thuỷ sản, Một số tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản nổi bật như: công nghệ sản xuất giống các loài nuôi chủ lực đã được cải thiện, đáp ứng nhu cầu thị trường. Số lượng và chất lượng con giống cá tra, tôm hùm, nhuyễn thể về cơ bản đã được nâng lên, ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất; tỉ trọng giống tôm nước lợ chất lượng được sản xuất trong nước đã tăng đáng kể, với giống tôm sú bước đầu đã được xuất khẩu sang các nước như Thái Lan, Bangladesh… Công nghệ nuôi tiên tiến thế giới như nuôi tuần hoàn, nuôi nước chảy, nuôi trong nhà, … được ứng dụng rộng rãi. Công nghệ biofloc được ứng dụng rộng rãi ở các tỉnh ven biển để nuôi tôm nước lợ mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng chống được một số bệnh trên tôm nuôi, giảm ô nhiễm môi trường. Công nghệ điều khiển giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2