intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã phân tích, đúc kết các khái niệm, vận dụng được các lý thuyết nền về thông tin kế toán để đề xuất các mô hình và kết quả khảo sát để phát triển mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán, vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố của chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN MỸ NGỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHƯỜNG/XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN MỸ NGỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHƯỜNG/XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre” là công trình của việc học tập và nghiên cứu một cách thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu trong nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. TP.Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017 Tác giả Trần Mỹ Ngọc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1 1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................3 1.4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................3 1.4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................3 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................3 1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .........4 1.6.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC .........................................................................................4 1.6.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN ........................................................................................4 1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................6 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ..................6 1.1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ................................6 1.1.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán. Khảo sát tại đại học Utara Malaysia (Factors that Affect Accounting Infomation System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara Malaysia) ...........................6 1.1.1.2 Nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán và sự liên hệ với chất lượng thông tin báo cáo tài chính .....................................................................................................................7
  5. 1.1.1.3 Đổi mới mở trong khu vực công(Open innovation in the public sector: A research agenda) ..................................................................................................8 1.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC...............10 1.2.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ..............................10 1.2.1.1 Bài báo khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) “Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán”............10 1.2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG...........................11 1.2.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2014) “Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công – nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam.....................................................................................................................11 1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TÁC GIẢ VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................15 2.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ......................15 2.1.1 KHÁI NIỆM THÔNG TIN...................................................................................15 2.1.2 KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BCTC ......................16 2.1.3 KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN.............................................................16 2.1.4 CÁC THUỘC TÍNH CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÌNH BÀY TRÊN BCTC ............19 2.1.4.1 Quan điểm chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS .......................................19 2.1.4.2 Theo tiêu chuẩn của COBiT ...................................................................19 2.1.4.3 Theo tiêu chuẩn của hội đồng chuẩn mực kế toán công Quốc tế-IPSAS ............................................................................................................................21 2.2 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG/XÃ .....25 2.2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG/XÃ .........................................25 2.3 PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP ..............................................................................................28 2.3.1 LUẬT NGÂN SÁCH 2015 .................................................................................28 2.3.2 LUẬT KẾ TOÁN...............................................................................................28 2.3.3 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG/XÃ ...............28 2.4 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC PHƯỜNG/XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE ..30 2.4.1 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE .....................................................................30
  6. 2.4.2 KHÁI QUÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC PHƯỜNG/XÃ ............................................................................................................30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................36 3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................38 3.2.1 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ...............................................................................38 3.2.2 XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẪU .........................................................................38 3.2.3 XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................................39 3.2.4 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ...................................................................................41 3.2.5 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH, GIẢ THUYẾT.................................................................41 3.3 CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU .............................................................................42 3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................................................................44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIẾN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................46 4.1 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO (KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA)....................................................................................................................46 4.1.1 CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .......................................................................................................47 4.1.2 CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ...........49 4.1.3 CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ........49 4.1.4 CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ (KT)...50 4.1.5 CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA .........51 4.1.6 CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC (GD) ...............................................................................................................................51 4.1.7 CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO NHÂN TỐ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NHÂN VIÊN (ĐTBD) .........................................................................................................52 4.1.8 CRONBACH ALPHA CỦA THANG ĐO NHÂN TỐ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN (HTTT)...................................................................................................................54 4.2 KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ THANG ĐO ...............................................................54 4.2.1 PHÂN TÍCH KHÁM PHÁ NHÂN TỐ ....................................................................55 4.2.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ NHÓM BIẾN PHỤ THUỘC ...............................................57 4.2.3 KẾT LUẬN PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ..........................................58 4.3. HỒI QUY TUYẾN TÍNH ................................................................................60 4.3.1 XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH TỪ DỮ LIỆU CỦA MẪU......60 4.3.2 KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN ....................................................................61
  7. 4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN ........................................62 4.5 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN.................66 4.5.1 KIỂM ĐỊNH GIẢ ĐỊNH LIÊN HỆ TUYẾN TÍNH VÀ PHƯƠNG SAI CỦA SAI SỐ KHÔNG ĐỔI .............................................................................................................66 4.5.2 KIỂM ĐỊNH GIẢ ĐỊNH CÁC SAI SỐ CÓ PHÂN PHỐI CHUẨN ...............................68 4.5.3 KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG TỰ TƯƠNG QUAN ....................................................69 4.5.4 KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN( MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP) ................................................................................................................69 4.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC PHƯỜNG/XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE ......................................................................................70 4.7 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..........................70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................73 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................73 5.2 DỰA VÀO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐƯA RA CÁC KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BCTC TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG/XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE ........................................74 5.2.1 HOÀN THIỆN NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ..............................................74 5.2.2 HOÀN THIỆN NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ............................................75 5.2.3 HOÀN THIỆN NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ ...............................................76 5.2.4 HOÀN THIỆN NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ............................................76 5.2.5 HOÀN THIỆN NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA .............................................77 5.2.6 HOÀN THIỆN NHÂN TỐ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NHÂN VIÊN .............................78 5.2.7 HOÀN THIỆN NHÂN TỐ HỆ THỐNG TTKT CỦA ĐƠN VỊ ..................................79 5.2.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................79 5.2.9 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1 PHỤ LỤC ...................................................................................................................1
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HCSN: Hành chính sự nghiệp BCTC: Báo cáo tài chính CNTT: Công nghệ thông tin COBIT - Control Objective for Information and related Technolog: Kiểm soát các vấn đề đối với thông tin và kỹ thuật liên quan CT: Chính trị ĐTBD: Đào tạo bồi dưỡng HT: Hệ thống IPSAS - International Public Sector Accounting Standards : Chuẩn mực kế toán công quốc tế KT: Kinh tế NQL: Nhà quản lý NSNN: Ngân sách nhà nước PL: Pháp lý GD: Giáo dục TTKT: Thông tin kế toán VH: Văn hóa CL HTTT KT: Chất lượng hệ thống thông tin kế toán HTTT KT: Hệ thống thông tin kế toán
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu Bảng 2.1: Tổng hợp các đặc tính chất lượng thông tin của Knight và Burn (2005) Bảng 4.1 Thống kê giá trị trung bình và phương sai của thang đo Bảng 4.2 : Cronbach Alpha của thang đo đặc tính chất lượng thông tin báo cáo tài chính Bảng 4.3 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường pháp lý (PL) Bảng 4.4 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường chính trị (CT) Bảng 4.5 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường kinh tế (KT) Bảng 4.6 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường văn hóa (VH) Bảng 4.7 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Môi trường giáo dục (GD) Bảng 4.8 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố đào tạo bồi dưỡng nhân viên (ĐTBD) Bảng 4.9 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Hệ thống thông tin kế toán (HTTT) Bảng 4.10: Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập Bảng 4.11 Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc Bảng 4.12 : Kết luận các nhân tố còn lại trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.13: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Bảng 4.14: Hệ số R-Square từ kết quả phân tích hồi quy Bảng 4.15: Kết quả ANOVA từ kết quả phân tích hồi quy Bảng 4.16: Bảng kết quả trọng số hồi quy
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT Alnnad Al-Hiyari & ctg (2013). Hình 2.1: Các thuộc tính CLTT theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS. Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy Hình 4.3 Đồ thị Histogram của sai số đã chuẩn hóa Hình 4.4 Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ với diện mạo mới. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng biến động và không ngừng phát triển như hiện nay thì hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng ngày một phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất phát từ thực trạng chế độ kế toán khu vực công Việt Nam hiện nay còn nhiều cách biệt so với kế toán khu vực công trên thế giới. Kế toán khu vực công Việt Nam chưa cung cấp thông tin hữu ích cho trách nhiệm giải trình và ra quyết định.Vì vậy, kế toán khu vực công chưa là công cụ hữu ích để quản lý, kiểm soát nguồn tài chính công. Phường, xã là đơn vị thuộc khu vực công. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC Phường Xã nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và qua đó tác động vào các nhân tố này để nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC Phường Xã, qua đó nâng cao tính minh bạch, hữu ích của BCTC, theo tôi rất hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác kế toán và chất lượng thông tin kế toán tại các Doanh nghiệp nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp còn nhiều hạn chế. Chất lượng thông tin kế toán còn chưa minh bạch, rõ ràng dẫn đến có nhiều gian lận trên BCTC đã xảy ra. Chính vì vậy mà chất lượng thông tin kế toán là một yếu tố rất quan trọng cần được tìm hiểu và hoàn thiện nhằm phát huy tốt nhất vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng thông tin kế toán; từ đó có hướng tác động, điều chỉnh tích cực, phù hợp đến các nhân tố trọng yếu giúp cải thiện chất lượng thông tin kế toán theo mong muốn.
  12. 2 Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bến Tre và 8 huyện: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Chợ Lách, Thạnh Phú, với 164 xã, phường và thị trấn. Châu Thành là một huyện nằm ở phần phía Bắc tỉnh Bến Tre và được xem là huyện cửa ngõ của tỉnh Bến Tre. Châu Thành đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nền kinh tế có sự phát triển đa dạng, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng chung. Trong bối cảnh chung của đất nước hiện nay, Châu Thành đang đứng trước những vận hội lớn, nhưng cũng có nhiều thách thức không nhỏ. Chính vì vậy mà nhu cầu nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (các cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, phường và thị trấn) đang trở thành nhu cầu bức thiết của huyện và của tỉnh để có được thông tin hữu ích, thiết thực phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạch định của các cơ quan quản lý cấp trên. Câu hỏi được đặt ra là chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị này cung cấp như thế nào và các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán đó? Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC phường/ xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre” được lựa chọn để nghiên cứu. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi được đặt ra là chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị này cung cấp như thế nào và các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán đó? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này có 04 mục tiêu : - Tìm hiểu thực trạng các đối tượng sử dụng, trình bày TTKT tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, cụ thể tại 22 xã: Phú An Hòa, Tiên Long, Tiên Thủy, Tân Phú, Quới Thành, An Hiệp, Thành Triệu, Phú Túc, Tường Đa, Sơn Hòa, Phú Đức, Mỹ Thành, Tam Phước, An Khánh, Tân Thạch, Hữu Định, Phước Thạnh, Quới Sơn, An Phước, Giao Long,
  13. 3 Giao Hòa, An Hóa trên địa bàn huyện. - Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - BCTC các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc tìm hiểu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT và mức độ tác động của các nhân tố này đến chất lượng TTKT được công bố trên báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính phường/xã (gồm 22 xã) trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: được dùng để khái quát hóa, mô tả các lý thuyết về thông tin kế toán, chất lượng thông tin kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Trên cơ sở tham khảo các bài báo, nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài, từ đó tổng hợp, phân tích và so sánh nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng để xác định, kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung.
  14. 4 1.6 Đóng góp của đề tài về mặt khoa học và thực tiễn 1.6.1 Ý nghĩa khoa học Luận văn đã phân tích, đúc kết các khái niệm, vận dụng được các lý thuyết nền về thông tin kế toán để đề xuất các mô hình và kết quả khảo sát để phát triển mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán, vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố của chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Kết quả này là nền tảng giúp phát triển các nhân tố mới và các mô hình nghiên cứu, tác động qua lại giữa các nhân tố cho các bài nghiên cứu sau này. 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là đóng góp hữu ích cho các đơn vị hành chính nhà nước trong việc nhận diện và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Từ đó có những giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại đơn vị mình. Kết quả nghiên cứu cũng có thể mở rộng và làm tài liệu tham khảo, ứng dụng trong đánh giá chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính khác ngoài tỉnh Bến Tre. 1.7 Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị Và phần phụ lục đính kèm Phần mở đầu đã trình bày các vấn đề tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm : Tính cấp thiết và lý do đề tài nghiên cứu được lựa chọn xuất phát từ tầm quan trọng của chất lượng thông tin kế toán trong tất cả các lại hình doanh nghiệp nói
  15. 5 chung và trong lĩnh vực hành chính công tỉnh Bến Tre nói riêng, nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động tại các đơn vị này, từ đó đưa ra các mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Phần này cũng đã trình bày được các phương pháp nghiên cứu, nêu ra ý nghĩa và điểm đóng góp mới của đề tài luận văn cho nghiên cứu khoa học và thực tiễn. Chương 1 sau đây sẽ trình bày và đánh giá về tình hình nghiên cứu của đề tài.
  16. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngoài 1.1.1 Các nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán 1.1.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán. Khảo sát tại đại học Utara Malaysia (Factors that Affect Accounting Infomation System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara Malaysia) Nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013) trong nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến C'LTT KT tại Malaysia đã dựa vào mô hình nghiên cứu trước đó của các tác giả nghiên cứu về CLTT trong lĩnh vực KT lẫn thông tin quản lý như Hongjian Xu & ctg (2003); Zhou (2010),... để xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến CLTT KT bao gồm; Nguồn lực con người, Sự cam kết từ phía các nhà quản lý, Vận hành HTTT KT và CL dữ liệu. CLTT KT được xác định dựa trên các thuộc tính về CLTT BCTC, cụ thể: Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán. Nghiên cứu định lượng bằng sử dụng phương pháp khảo sát, đối tượng thu thập dữ liệu là các học viên của trường Đại học Utara Malaysia, đang công tác tại các DN và có kinh nghiệm nghề nghiệp từ 1 đến 5 năm (72,2%); từ 5 đến 10 năm (17,4%) và trên 10 năm (10,4%). Số lượng mẫu thu thập là 119. Mô hình nghiên cứu của Alnnad Al-Hiyari & ctg (2013) gồm 3 biến độc lập, 1 biến trung gian và 1 biến phụ thuộc (Hình 1.1). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa giữa nhân tố nguồn lực con người, CL HHTT KT với CL TTKT.
  17. 7 (Nguồn: Alnnad Al-Hiyari & ctg (2013) ) Hình 1.1: Mô hình các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT Alnnad Al- Hiyari & ctg (2013) 1.1.1.2 Nghiên cứu của Choi và Mueller (1984) về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán và sự liên hệ với chất lượng thông tin báo cáo tài chính Năm 1984, Choi và Mueller đã đưa ra danh sách chi tiết các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ thống kế toán bao gồm các nhân tố sau: - Hệ thống pháp luật - Hệ thống chính trị - Nguồn gốc sở hữu vốn - Cỡ và độ phức tạp của đơn vị - Đặc điểm xã hội - Mức độ tinh tế, nhạy cảm của môi trường kinh doanh - Mức độ suy luận pháp lý - Chính sách kế toán hiện tại - Tốc độ đổi mới kinh doanh - Bối cảnh phát triển kinh tế - Phát triển của các thành phần kinh tế - Phát triển giáo dục nghề nghiệp và tổ chức nghề nghiệp Sau đó 12 nhân tố này đã được phân loại thành 5 nhóm thích hợp như sau: - Môi trường pháp lý
  18. 8 - Môi trường chính trị - Môi trường kinh tế - Môi trường văn hoá - Môi trường giáo dục, nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp (Zhang, 2005) 1.1.1.3 Đổi mới mở trong khu vực công(Open innovation in the public sector: A research agenda) - Báo cáo đưa ra những thách thức khác nhau cho sự đổi mới trong khu vực công - Nhấn mạnh vai trò của CNTT trong việc thúc đẩy đổi mới đó - Cung cấp sự so sánh về đổi mới trong khu vực công và khu vực tư nhân Vai trò của CNTT trong cải cách mở trong khu vực công Trong hai thập kỷ qua, các cơ quan nhà nước và các sở ngành ở tất cả các cấp đã tận dụng những tiến bộ của CNTT để xây dựng các sáng kiến chính phủ điện tử: 1) Phát triển các trang web chính thức để phổ biến thông tin chính phủ cho các công dân và các bên liên quan khác, ) cải thiện dòng chảy thông tin trong và xung quanh chính phủ, và 3) nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ cho công dân. Những sáng kiến này được thực hiện với quan điểm đẩy nhanh quá trình cung cấp thông tin, chính nó là chính phủ "mở cửa" ( Chadwick & May, 2003). Tuy nhiên, những nỗ lực này chủ yếu tập trung vào xử lý dữ liệu thô và trình bày thông tin thụ động cho người dân và doanh nghiệp. Chúng được thiết kế mà không có kiến thức về cách sử dụng các dữ liệu được trình bày và vì thế hình thức và sự đa dạng của dữ liệu được trình bày trong hầu hết các trường hợp được cho là có giá trị thấp. Hơn nữa, nhiều nhóm công dân có thể muốn truy cập dữ liệu gốc do các cơ quan chính phủ nắm bắt để họ có thể phân tích và giải thích nó một mình và rút ra kết luận để hỗ trợ cho các mục tiêu của họ ( Janssen, Charalabidis, & Zuiderwijk, 2012). Ngoài ra, cộng đồng ngành công nghiệp và internet, với khả năng quản lý và công nghệ thông tin tiên tiến, có tiềm năng sáng tạo hơn các cơ quan nhà nước trong việc phát triển các ứng dụng quảng cáo và phúc lợi công cộng sáng tạo bằng cách sử dụng các dữ liệu thô sẵn có trong các
  19. 9 kho của chính phủ. Vì vậy, trong vài năm qua, các tổ chức khu vực công đã bắt đầu nỗ lực để thúc đẩy CNTT để tạo ra các dữ liệu thô và hồ sơ có sẵn, chủ yếu là với các giao diện có thể đọc máy, để tạo điều kiện cho sự đổi mới mở thông qua các sáng kiến dữ liệu mở ( Zuiderwijk & Janssen, 2014 ). Khi các chính phủ các cấp chuyển sang thời đại kỹ thuật số, những sáng kiến này của các tổ chức khu vực công để thúc đẩy và cho phép đổi mới mở mang ra một số thách thức ( Attard, Orlandi, Scerri & Auer, 2015; Pardo & Tayi, 2007). Trước hết, các cơ quan phải xác định bộ dữ liệu có thể có giá trị tiềm năng cho cộng đồng người dùng. Điều này đòi hỏi phải phát triển các cơ chế nội bộ có thể được sử dụng để kiểm tra và xử lý bộ dữ liệu của tất cả các bên liên quan trong cơ quan trước khi phát hành. Tiếp theo, phải thực hiện các bước để đảm bảo rằng các bộ dữ liệu được phát hành có tính chính xác về mặt kỹ thuật cũng như có thể hiểu được ( Ham và cộng sự, 2015). Bộ dữ liệu có thể được che đậy (trong một số trường hợp) để đảm bảo yêu cầu về sự riêng tư được thỏa mãn, trong khi các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý được bảo hiểm. Để có hiệu quả liên tục của các sáng kiến dữ liệu mở của họ, các cơ quan có thể cần phải phát triển các cơ chế phản hồi và các biện pháp để đánh giá dữ liệu được phát hành như thế nào của các bên liên quan khác nhau và giá trị cả về kinh tế và xã hội đều đã tạo ra ( Zuiderwijk & Janssen, 2014 ) . Thực tế, trong khi việc sử dụng CNTT đã giúp hỗ trợ chuyển đổi sang các hoạt động đổi mới mở và hợp tác trong khu vực công.
  20. 10 1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1 Các nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán 1.2.1.1 Bài báo khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) “Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán” Bài báo khoa học của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) “Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán” Trong nghiên cứu trên, tác giả đã đề cập đến các quan điểm, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT: - Nghiên cứu của Rapina (2014): đã cho ra kết quả các nhân tố: cam kết quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của TTKT. - Nghiên cứu của Heidi Vander Bauwhede (2001): nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính (BCTC) bao gồm: + Quyết định của nhà quản lý (như quyết định về chính sách kế toán áp dụng, xử lý công nợ, quản trị hàng tồn kho, thanh lý tài sản,…). + Cơ chế quản lý bên ngoài (như chất lượng kiểm toán) + Cơ chế quản trị nội bộ. + Các quy định về BCTC + Hệ thống pháp luật + Cấu trúc tài chính + Sự phân tán giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát + Nhu cầu và mục tiêu của BCTC Từ những nghiên cứu nêu trên tác giả bài báo đã đưa ra những nhân tố chung ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, bao gồm: - Nguồn nhân lực kế toán và nhà quản lý: Năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của các nhà quản lý doanh nghiệp (DN) và nhân lực kế toán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2