intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành Phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Cần Thơ, từ đó đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành Phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oOo---------- CHÂU KIẾN PHONG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oOo---------- CHÂU KIẾN PHONG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên Ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẦN ĐỀ ...................................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3 1.3.3 Giới hạn vùng nghiên cứu ................................................................................ 3 1.3.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu .......................................................................... 3 1.4 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ........................................................................... 4 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC .............. 5 2.1 KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI DNNVV ............................................... 5 2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 5 2.1.2 Cơ sở phân loại DN nhỏ và vừa ....................................................................... 5 2.2 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DNNVV Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DNNVV ......................................... 6 2.2.1 Chính sách phát triển DNNVV ở Việt Nam ..................................................... 6 2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ...................................................... 7 2.2.3 Bài học kinh nghiêm để phát triển DNNVV tại TP Cần Thơ ........................... 8 2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................................. 8 2.3.1 Nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 8 2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước ..................................................................................... 9 2.4 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................ 10 2.5 TÓM TẮT............................................................................................................. 11
  4. CHƯƠNG 3: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12 3.1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ........................................................ 12 3.1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 12 3.1.2 Nhiệm vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ......................................... 12 3.2 NHÂN TỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG........................................... 12 3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN ......................... 12 3.2.2 Nhân tố liên quan đến DN ................................................................................. 13 3.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................................. 14 3.3.1 Các yếu tố bên ngoài DN................................................................................... 15 3.3.2 Các yếu tố bên trong DN ................................................................................... 15 3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................................. 17 3.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................. 17 3.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 21 3.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................ 22 3.5.1 Số liệu thứ cấp ................................................................................................... 23 3.5.2 Số liệu sơ cấp ..................................................................................................... 24 3.5.3 Mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 24 3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................................ 25 3.6.1 Phân tích thống kê ............................................................................................. 25 3.7 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 28 3.8 TÓM TẮT............................................................................................................. 29 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................................................. 30 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN TẠI TP CẦN THƠ ..................................................................................................... 30 4.1.1 Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh ............................................................................... 30 4.1.2 Sự phân bố DN tại TP Cần Thơ ........................................................................ 32 4.1.3 Quy mô sản xuất kinh doanh của DN ................................................................ 33
  5. 4.1.4 Doanh thu và lợi nhuận của DN tại TP Cần Thơ .............................................. 36 4.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DNNVV TẠI TP CẦN THƠ................................................................................................................... 38 4.2.1 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển của DNNVV tại TP Cần Thơ .......................................................................................... 38 4.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ ............................ 40 4.3 TÓM TẮT............................................................................................................. 44 CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 45 5.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 45 5.1.1 Mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát về DNNVV tại TP Cần Thơ ....................... 45 5.1.2 Đặc điểm về nguồn nhân lực trong các DNNVV tại TP Cần Thơ .................... 48 5.1.3 Tình hình sử dụng công nghệ và máy móc thiết bị ........................................... 49 5.1.4 Đặc điểm về thị trường đầu vào và đầu ra của các DNNVV ............................ 50 5.1.5 Đánh giá về môi trường hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ .............................................................................................................................. 51 5.2 KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNVV TẠI TP CẦN THƠ .......................................... 57 5.3 TÓM TẮT............................................................................................................. 61 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.............................................. 62 6.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 62 6.1.1 Kết quả nghiên cứu từ phân tích thực trạng DNNVV ....................................... 62 6.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh DNNVV ...................................................................................................................... 62 6.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TẠI TP CẦN THƠ ........................................ 63 6.2.1 Gợi ý chính sách từ phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ ............................................................................................ 63 6.2.2 Gợi ý chính sách từ phân tích mô hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ ..................................................................................... 64
  6. 6.3 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 67 6.4 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 67 6.4.1 Đối với DN ........................................................................................................ 67 6.4.2 Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 68 6.5. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...................................... 69 6.5.1 Hạn chế nghiên cứu ........................................................................................... 69 6.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long DN : Doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CP : Cổ Phần DNTN : Doanh nghiệp tư nhân UBND : Ủy ban Nhân dân KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư KTTN : Kinh tế tư nhân` CNXD : Công nghiệp xây dựng NNTS : Nông nghiệp thủy sản TM-DV : Thương mại dịch vụ TP : Thành Phố TIẾNG ANH GDP : Tổng thu nhập quốc dân WB : Ngân hàng thế giới IFC : Công ty tài chính quốc tế ROE : Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROA : Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
  8. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 : Bảng 2.1 Phân loại DN nhỏ và vừa..............................................................5 Bảng 2.2 Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới ................................6 Bảng 3.1: Diễn giải các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu đề xuất .................24 Bảng 4.1: Các loại hình DN đăng ký mới qua các năm tại TP Cần Thơ ....................31 Bảng 4.2: Số DN phân theo lĩnh vực kinh doanh ........................................................32 Bảng 4.3: Phân bố các DN theo lĩnh vực hoạt động và quy mô lao động tại TPCT ...33 Bảng 4.4: Nguồn vốn của DN tại TP Cần Thơ ..............................................................34 Bảng 4.5: Số DN phân theo quy mô vốn và loại hình DN ..........................................35 Bảng 4.6: Vốn của DN phân theo lĩnh vực kinh doanh...............................................36 Bảng 4.7: Số DN phân theo lao động trong năm 2013................................................36 Bảng 4.8: Doanh thu thuần của DN tại TP Cần Thơ phân theo lĩnh vực ....................37 Bảng 4.9: Lợi nhuận trước thuế của DN tại TP Cần Thơ phân theo lĩnh vực và loại hình DN ............................................................................................................38 Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu về DNNVV tại TP Cần Thơ .............................................42 Bảng 5.1 Thống kê một số đặc điểm về DNNVV trong mẫu điều tra ......................46 Bảng 5.2 Mô tả đặc trưng của DNNVV tại TP Cần Thơ trong mẫu điều tra ..............48 Bảng 5.3 Tình hình sử dụng công nghệ và máy móc thiết bị .....................................50 Bảng 5.4 Tình hình sử dụng nguồn đầu vào cung ứng cho các DNNVV ...................51 Bảng 5.5 Nhận xét về khả năng cạnh tranh của các chủ DNNVV ..............................53 Bảng 5.6 Những yếu tố làm hạn chế khả năng cạnh tranh .......................................54 Bảng 5.7 Nhận xét về môi trường kinh doanh của các chủ DN ..............................…55 Bảng 5.8 Những khó khăn của các DNNVV tại TP Cần Thơ .....................................56 Bảng 5.9 Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ................................58 Bảng 5.10: Kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu ...............................................61
  9. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................23 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................29 Hình 5.1: Hình thức tuyển dụng của DN .....................................................................49
  10. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẦN ĐỀ TP Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL. TP Cần Thơ là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Lợi thế của Cần Thơ là các lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông - thủy - hải sản; du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch và các ngành công nghiệp phụ trợ. Trong những năm qua, tuy sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,6%/năm, khu vực kinh tế nhà nước giảm bình quân 9%/năm, khu vực kinh tế tư nhân (gọi chung là DN tư nhân) tăng bình quân 29,3%/năm và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 17,6%/năm. (Tình hình kinh tế xã hội Cần Thơ - Phần 1, trang website Cục xúc tiến thương mại. www.viettrade.gov.vn ) Hiện TP Cần Thơ có hơn 10.800 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó DN nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm khoảng 90%. Trong những gần đây, DNNVV tại TP Cần Thơ có những chuyển biến tích cực, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ. Đa số DNNVV hoạt động kinh doanh tại TP Cần Thơ chấp hành khá tốt quy định của pháp luật hiện hành về thuế, lao động…Một số lĩnh vực sản xuất mà các DNNVV phát triển mạnh như chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y- thủy sản, tân dược, vật liệu xây dựng… Tỷ trọng đóng góp của các DNNVV khá cao trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và TP Cần Thơ đang chú trọng triển khai một số chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV như chương trình đổi mới công nghệ hỗ trợ phát triển DNNVV giai đoạn 2013-2017, hỗ trợ vốn và kỹ năng quản lý cho chủ DNNVV… để từng bước giúp DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên phần lớn các DNNVV tại TP Cần Thơ còn có một số hạn chế như có qui mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu vốn kinh doanh, chủ DNNVV có ít kiến thức và kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, kinh nghiệm thương trường và xúc tiến thương mại, thiếu điều kiện để thay đổi công nghệ mới, thiếu sự hỗ trợ đồng bộ từ chính quyền và chậm đổi mới về tư duy kinh tế… Từ những hạn chế trên làm cho các DNNVV tại TP Cần Thơ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh như khả năng cạnh tranh thấp và mở rộng sản xuất 1
  11. kinh doanh, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các Ngân hàng thương mại… chính các yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Do đó, để giúp các DNNVV tại Cần Thơ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn thì cần sớm có các nghiên cứu nghiêm túc, khoa học về DNNVV tại Cần Thơ nhằm xác định các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV để từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách khắc phục những hạn chế trên và giúp DNNVV tại TP Cần Thơ phát triển tốt hơn trong tương lai. Từ các lý do trên, việc thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành Phố Cần Thơ” là cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại TP Cần Thơ, từ đó đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV tại TP Cần Thơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hoạt động của DNNVV tại TP Cần Thơ. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đồng thời hỗ trợ phát triển cho các DNNVV tại TP Cần Thơ. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng hoạt động kinh doanh của DNNVV trong thời gian qua tại TP Cần Thơ diễn ra như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ? Các chính sách nào cần được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hỗ trợ phát triển cho các DNNVV tại TP Cần Thơ? 2
  12. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại TP Cần Thơ như (1) DN tư nhân; (2) Công ty trách nhiệm hữu hạn. 1.3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng hoạt động, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại TP Cần Thơ, từ đó đưa ra các giải pháp hổ trợ cho sự phát triển của DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại TP Cần Thơ trong tương lai. 1.3.3 Giới hạn vùng nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại các quận, huyện tại TP Cần Thơ. 1.3.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu Do đề tài nghiên cứu có sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp nên đề tài cần có thời gian phù hợp ch o từng giai đoạn . Vì vậy, thời gian nghiên cứu đề tài là 06 tháng bắt đầu từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. Thời gian của số liệu thu thập liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV là năm 2012 - 2014. 3
  13. 1.4 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Cấu trúc luận văn bao gồm: Chương 1: Giới thiệu khái quát về tầm quan trọng và sự cần thiết nghiên cứu của đề tài, nêu lên mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, giả thuyết nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của đề tài. Kế đến, trong chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết các nghiên cứu trước, tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Ngoài ra, trong chương 3 trình bày phương pháp phân tích, qui trình nghiên cứu, đề cập đến một số khái niệm liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu và các phương pháp phân tích sử dụng để phân tích các mục tiêu của đề tài. Bên cạnh đó, trong chương 4 trình bày thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ, giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu và thực trạng hoạt động của các DNNVV tại TP Cần Thơ qua 3 năm (2012-2014). Mặt khác, chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận. Kết quả phân tích dựa trên số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp điều tra trực tiếp từ 113 DN tại TP Cần Thơ. Trên cơ sở đó phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV, đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các DNNVV tại TP Cần Thơ. Cuối cùng, trong chương 6 trình bày kết luận và khuyến nghị, trình bày kết luận và khuyến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. 4
  14. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÂN LOẠI DNNVV 2.1.1 Khái niệm Theo Nghị định 90/2001/NĐ–CP của Chính phủ ban hành ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV thì có khái niệm về DNNVV như sau: “ DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. 2.1.2 Cơ sở phân loại DN nhỏ và vừa Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, qui mô của DNNVV được phân loại cụ thể như sau: Bảng 2.1 Phân loại DN nhỏ và vừa Quy mô DN DN nhỏ DN vừa Khu vực siêu nhỏ Số lao động Tổng nguồn Số lao Tổng nguồn Số lao vốn động vốn động từ trên 10 Từ trên 20 tỷ từ trên 200 Nông, lâm nghiệp và 10 người trở 20 tỷ đồng trở người đến đồng đến 100 tỷ người đến thủy sản xuống xuống 200 người đồng 300 người từ trên 10 Từ trên 20 tỷ từ trên 200 Công nghiệp và xây 10 người trở 20 tỷ đồng trở người đến đồng đến 100 tỷ người đến dựng xuống xuống 200 người đồng 300 người từ trên 10 Từ trên 10 tỷ từ trên 50 Thương mại và dịch 10 người trở 10 tỷ đồng trở người đến đồng đến 50 tỷ người đến vụ xuống xuống 50 người đồng 100 người Nguồn: Nhóm biên soạn (2009), viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý. “Cơ chế quản lý nhà nước trong các DNNVV”, trang 18,19,20,21, Nxb Lao động- Xã hội. Tuy nhiên, phân loại DNNVV cũng dựa trên độ lớn hay qui mô của DN và phụ thuộc vào nhiều tiêu thức. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế Giới (WB) và Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) các DN được chia theo qui mô sau: DN siêu nhỏ: là DN có không quá 10 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 100.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000USD. 5
  15. DN nhỏ: là DN có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 3.000.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000USD. DN vừa: là DN có không quá 300 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 15.000.000USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 15.000.000USD. Bảng 2.2 Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới Phân Các tiêu chí áp dụng: Quốc gia loại Số lao động Tổng số vốn hoặc giá Doanh thu /năm DNNVV trị tài sản DN nhỏ 1-99 người Không quy định Không quy định Úc DN vừa 100- 499 người DN nhỏ < 49 người Không quy định Dưới 1 triệu mác Đức DN vừa < 499 người 1-100 tr mác DN nhỏ 5-19 người Khoảng 70 triệu Rupi Không quy định Indonesia DN vừa 20-29 người DN nhỏ
  16. 2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Kinh nghiệm của Nhật Bản DNNVV ở Nhật Bản đem lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được việc làm cho đa số người dân Nhật Bản. Năm 1981 DNNVV chiếm 98% trong tổng số các DN, chiếm 81,4% lao động. Các DNNVV ở cả 3 lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ chiếm 83,6% các cơ sở và chiếm 75,6% lao động. Do đó, Nhật Bản đặt biệt chú trọng quan tâm đến việc phát triển các DNNVV. Chính sách hổ trợ phát triển các DNNVV của chính quyền Nhật Bản. - Nhật Bản quy định những vấn đề có tính nguyên tắc cho các DNNVV hoạt động như các nhà cung cấp các bộ phận cấu kiện cho các DN lớn hoặc thực hiện hoạt động gia công. - Họ khuyến khích đầu tư cho các DNNVV. Chính phủ và các hiệp hội đã dành những khoản kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DNNVV. - Thiết lập “Hội đồng các DN nhỏ” đây là tổ chức tư vấn trực thuộc Thủ tướng hoạt động chuyên cho các DNNVV. Kinh nghiệm của Singapore Ở Singapore các DNNVV được xác định trên cơ sở vốn cổ phần và tài sản cố định chiếm tới 90% tổng số các xí nghiệp được thành lập, 44% lực lượng lao động, 24% giá tri gia tăng và 16% xuất khẩu trực tiếp. Những xí nghiệp này phần lớn tham gia vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, ở đó tập trung đến 90% số xí nghiệp. Ngay từ năm 1962, Chính phủ Singapore đã thấy được các DNNVV là hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Do đó, Singapore có nhiều kinh nghiệp trong sự trợ giúp phát triển DNNVV. Nền tảng cơ bản là rất quan trọng, bao gồm một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuận lợi và hạ tầng cơ sở có hiệu quả. Phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Đào tạo để tạo điều kiện tiếp thu công nghệ và các thể chế đào tạo trong kế hoạch tổng thể về DNNVV đã thể hiện được tầm quan trọng này. Điều phối là cần thiết, cả về mặt thể chế và chính sách. 7
  17. Cần cố gắng để nâng cao trình độ của các tổ chức nghiên cứu và đào tạo. Cần phải hợp tác với các hãng lớn. Chính phủ có vai trò quan trọng thúc đẩy tinh thần tự lực cánh sinh. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm để phát triển DNNVV tại TP Cần Thơ. Thông qua các kinh nghiệm phát triển các DNNVV tại Nhật Bản và Singapore, TP Cần Thơ rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển DNNVV như sau: Chính quyền TP Cần Thơ nên khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của dân thông qua các chính sách hỗ trợ. Khuyến kích các DN lớn liên kết với các DNNVV trên địa bàn, thông qua qua hình thức các DNNVV cung cấp các bộ phận cấu kiện hoặc thực hiện hoạt động gia công cho các DN lớn. Chính quyền TP Cần Thơ và các hiệp hội DN dành những khoản kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DNNVV. Chính quyền TP Cần Thơ cần thiết lập cơ quan chuyên môn về DNNVV, đây là tổ chức tư vấn trực cho chính quyền về hoạt động chuyên cho các DNNVV trên địa bàn. Chính quyền TP Cần Thơ cần thực hiện các chính sách hỗ trơ các DNNVV phát triển, đồng thời tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi và hạ tầng cơ sở có hiệu quả. Phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV, thông qua các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn mở các chương trình đào tạo về khởi nghiệp kinh doanh, quản lý DNNVV… 8
  18. 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.3.1 Nghiên cứu trong nước Trần Bá Quang (2010), thực hiện nghiên cứu “Giải pháp h ỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hậu Giang đến năm 2020”. Mục đích của nghiên cứu là đề xuất được một số giải pháp giúp phát triển DNNVV tại Hậu Giang . Các phương pháp đư ợc sử dụng như phương pháp so sánh số tương đối , tuyệt đối và thống kê mô tả , phân tích hồi quy đa bi ến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở Hậu Giang như tổng vốn, trình độ h ọc vấn của lãnh đạo doanh nghiệp , tuổi của chủ DN, giới tính của chủ DN, tổng lao động của DN có ảnh hưởng đến sự phá t triển của DNNVV tại Hậu Giang . Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp phát triển DNNVV tại Hậu Giang cho thời gian sắp tới . Nguyễn Quốc Nghi (2010), thực hiện nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”. Mục đích nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV ở TP Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi qui logistic. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ của DNNVV tỷ lệ thuận với các nhân tố như trình độ học vấn của chủ DN, quy mô DN, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu, các mối quan hệ xã hội. Trong đó, quan hệ xã hội là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng tiến cận nguồn tín dụng hỗ trợ của DNNVV ở TP Cần Thơ. Nguyễn Đức Trọng (2009), nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long”. Mục đích nghiên cứu xác đ ịnh các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở ĐBSCL. Các phương pháp được sữ dụng như phương pháp thống kê mô tả, phân tíc so sánh tương đối, tuyệt đối và phân tích hồi qui đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở ĐBSCL như loại hình DN, số lao động bình quân trong DN, trình độ của chủ DN, vốn của DN. Từ đó nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở ĐBSCL. 9
  19. Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành Phố Cần Thơ”. Mục đích nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV ở TP Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp như thống kê mô tả, phân tích hồi qui đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố như mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của chính phủ, trình độ học vấn của chủ DN, qui mô DN, các mối quan hệ xã hội của DN và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh của các DNNVV ở TP Cần Thơ. 2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước Chittithaworn và cộng sự (2011), đã thực hiện nghiên cứu “Factors Affecting Business Success of Small & Medium Enterprises (SMEs) in Thailand”. Mục đích của nghiên cứu là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DNNVV tại Thái Lan. Nghiêu cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui đa biến để kiểm định các nhân tố có tác động đến sự thành công của các DNNVV tại Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các DNNVV tại Thái Lan như: Đặc tính của DN, Khách hàng và thị trường, Cách để thực hiện kinh doanh, Nguồn lực và tài chính, Môi trường bên ngoài. Qureshi và cộng sự (2012), đã thực hiện nghiên cứu “Factors affecting small- business performance in Punjab - Pakistan: a gender based analysis”. Mục đích của nghiên cứu là so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV do Nam và Nữ làm chủ sở hữu. Phương pháp thông kê kiểm định bằng t- test được sử dụng để so sánh hiệu qua của các DNNVV do Nam và Nữ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV do Nam làm chủ sở hữu hoạt động hiện quả hơn Nữ DNNVV do Nữ làm chủ sở hữu và đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh do Nam làm chủ sở hữu như: Tính cách của chủ DN, Mối quan hệ xã hội, Văn hoá của xã hội. Qua nghiên cứu cho thấy, vấn đề giới tính của của DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại Punjab – Pakistan. Kinyua (2014), đã thực hiện nghiên cứu“Factors Affecting the Performance of Small and Medium Enterprises in the Jua Kali Sector In Nakuru Town, Kenya”. Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 10
  20. kinh doanh của các DNNVV tại Nakuru Town, Kenya. Các phương pháp phân tích được sử dụng như thông kê mô tả, phân tích hồi qui đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các nhân tố như Tiếp cận tài chính, Kỹ năng quản trị của chủ DN, Môi trường vĩ mô, Cơ sở hạ tầng và Số năm hoạt động của DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại Nakuru Town, Kenya. 2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Các tài liệu lược khảo cho thấy, hầu hết các nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm định tương quan của các biến được lập và biến phụ thuộc. Thông qua các nghiên cứu trước cho thấy có các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV như tổng nguồn vốn của DN, tổng lao động, tuổi của DN, giới tính của chủ DN, trình độ học vấn của chủ DN, trình độ chuyên môn c ủa chủ DN, loại hình DN, lao động bình quân, trình độ của chủ DN, kinh nghiệm quản lý của chủ DN…Vì vậy, hướng nghiên cứu của đề tài cũng sẽ dựa trên những yếu tố cơ bản trên. Cụ thể, trong nghiên cứu này sẽ kế thừa các mô hình, các nhân tố và phương pháp phân tích từ các nghiên trước nhưng sẽ có những hiệu chỉnh cần thiết cho phù hợp vời mục tiêu, địa bàn, bối cảnh và đối tượng nghiên cứu. 2.5 TÓM TẮT Trong chương 2, nghiên cứu đã trình bày hệ thống tài liệu nghiên cứu trước trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông qua kết quả của các nghiên cứu cho thấy rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV như tổng nguồn vốn c ủa DN, tổng lao động của DN, tuổi của DN, giới tính của chủ DN, trình độ học vấn của chủ DN, trình độ chuyên môn c ủa chủ DN, loại hình DN, lao động bình quân, trình độ của chủ DN, kinh nghiệm quản lý của chủ DN. Cuối cùng là đánh giá tổng quan các tài liệu lược khảo. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2