intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Ngọc Minh Em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động có ý nghĩa đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại thông qua việc phân tích và xử lí các biến sản lượng công nghiệp của nền kinh tế (quy mô thị trường), vốn và tài sản ngắn hạn (đặc điểm của các ngân hàng thương mại), lãi suất cơ bản và chỉ số giá tiêu dùng (chính sách tiền tệ) lên biến dư nợ cho vay (cung tín dụng của các ngân hàng thương mại).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Ngọc Minh Em

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T G ĐẠI C I T T C NGUYỄN NGỌC MINH EM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ T . ỒC Í I - Ă 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T G ĐẠI C I T T C NGUYỄN NGỌC MINH EM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng ã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH T . ỒC Í I - Ă 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan trước Hội đồng đánh giá luận văn đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN NGỌC MINH EM
  4. Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 6. Bố cục của luận văn 4 hươ 1: Tổ q a h ê cứu về c tí ụng 5 1. 1 Cơ sở lý thuyết về cung tín dụng của ngân hàng thương mại 5 1.1.1 Khái niệm về cung tín dụng 5 1.1.2 Tác động của cung tín dụng đến các hoạt động kinh tế 6 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của ngân hàng 10 thương mại 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về cung tín dụng của các 12 ngân hàng thương mại 1.2.1 Tác động của các chính sách vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, lãi 13 suất, lạm phát) lên cung tín dụng 1.2.2 Tác động của các đặc điểm ngân hàng (vốn, tài sản ngắn hạn, 14 tổng tài sản) lên cung tín dụng hươ 2: Tì h hì h c tí ụng của các â hà thươ mại 17 tại Việt Nam a đoạn 2005-2012
  5. 2.1 Giới thiệu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 17 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng 17 thương mại Việt Nam 2.1.2 Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 18 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 19 2.1.4 Mạng lưới hoạt động 20 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 21 2.2.1 Quy mô, vốn và cấu trúc tài sản của ngân hàng thương mại 21 2.2.2 Dư nợ tín dụng 25 2.3 Tình hình kinh tế và dư nợ tín dụng ngân hàng thương mại 26 2.4 Tình hình tiền tệ và dư nợ tín dụng ngân hàng thương mại 30 hươ 3: Phươ pháp h ê cứ và kết quả thực nghiệm 39 3.1. Phương pháp nghiên cứu 39 3.1.1 Phương pháp luận 39 3.1.2 Kiểm tra thuộc tính của các biến dữ liệu 40 3.1.3 Mô hình nghiên cứu 46 3.2 Kết quả thực nghiệm 47 3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu 47 3.2.2 Kết quả kiểm tra thuộc tính các biến dữ liệu 52 3.2.3 Kết quả thực nghiệm cho mô hình GMM dữ liệu bảng thế hệ 54 hai Arellano – Bond hươ 4: Kết luậ và m t số khuyến nghị chí h sách 61 4.1 Kết luận 61 4.2 Một số khuyến nghị chính sách 62 65 PH L C 70
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DTBB Dự trữ bắt buộc FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm trong nước HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương ODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức TCTD Tổ chức tín dụng TPTTT Tổng phương tiện thanh toán TSNH Tài sản ngắn hạn TTS Tổng tài sản SLCN Giá trị sản lượng công nghiệp WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 Số liệu đặc điểm tài chính 8 ngân hàng nghiên cứu năm 2012 25 Bảng 3.1 Thống kê mô tả cho các biến dữ liệu 51 Bảng 3.2 Thống kê hệ số tương quan Pearson 52 Bảng 3.3 Kết quả kiểm định tính dừng fisher không xu thế với độ trễ = 2 53 Bảng 3.4 Kết quả kiểm định tính dừng fisher có xu thế với độ trễ = 2 53 Bảng 3.5 Kết quả hồi qui mô hình GMM Arellano-Bond 4 biến ban đầu 55 với biến phụ thuộc DUNO Bảng 3.6 Kết quả hồi qui mô hình GMM Arellano-Bond 5 biến với biến 56 phụ thuộc DUNO Bảng 3.7 Kết quả hồi qui mô hình GMM Arellano-Bond 6 biến với biến 57 phụ thuộc DUNO Bảng 3.8 Tổng kết mô hình GMM sai phân Arellano – Bond thế hệ hai 59 với biến phụ thuộc DUNO
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn 19 Hình 2.2: Tổ chức của công ty cổ phần 20 Hình 2.3: Mạng lưới hoạt động của NHTM 20 Đồ thị 2.1: Quy mô của 08 ngân hàng nghiên cứu năm 2012 22 Đồ thị 2.2: Đặc điểm vốn của 08 ngân hàng nghiên cứu năm 2012 23 Đồ thị 2.3: Tài sản ngắn hạn của 08 ngân hàng nghiên cứu năm 2012 24 Đồ thị 2.4: Thay đổi tài sản ngắn hạn, thay đổi tăng trưởng quy mô và thay 25 đổi đặc điểm vốn của 08 ngân hàng nghiên cứu năm 2012 Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giai đoạn 2005-2012 29 Đồ thị 2.6: Tình hình lạm phát do NHNN công bố giai đoạn 2005-2012 29 Đồ thị 2.7: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân Vietinbank 32 Đồ thị 2.8: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân Sacombank 33 Đồ thị 2.9 Dư nợ tín dụng của 8 ngân hàng thương mại năm 2012 37 Đồ thị 2.10: Tốc độ tăng trưởng cung tín dụng của 8 ngân hàng giai đoạn 38 2005-2012 Đồ thị 3.1 Dư nợ/tổng tài sản của 8 Ngân hàng thương mại trong giai đoạn 49 2005Q1 - 2012Q4 Đồ thị 3.2 Vốn/tổng tài sản của 8 Ngân hàng thương mại trong giai đoạn 49 2005Q1 - 2012Q4 Đồ thị 3.3 TSNH/tổng tài sản của 8 Ngân hàng thương mại trong giai đoạn 50 2005Q1 - 2012Q4
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tài chính đóng vai trò xương sống của tất cả các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp tăng trưởng, nó cần nhiều vốn để hỗ trợ các hoạt động tài chính và phi tài chính khác nhau. Để tài trợ các hoạt động như vậy, bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào cũng có hai nguồn chính: nội bộ và bên ngoài. Khoản tín dụng đến từ các thể chế tài chính như ngân hàng là nguồn lực chính trong số các nguồn lực bên ngoài đối với doanh nghiệp. Để đáp ứng các nhu cầu tài chính, các doanh nghiệp gần như không thiết lập cấu trúc vốn hoàn toàn chỉ dựa vào nguồn vốn nội bộ hiện có, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với năng lực hạn chế trong việc huy động vốn (White và Cestone, 2003; Galor và Zeira, 1993). Các nghiên cứu hiện hành chỉ ra là khả năng đáp ứng tín dụng của ngân hàng đóng vai trò quyết định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vì vậy, việc xác định các nhân tố quyết định đến nguồn cung tín dụng của ngân hàng là một vấn đề quan trọng để bàn luận vì xu hướng sử dụng nguồn vay ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động kinh tế ngày càng nhiều. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang cần rất nhiều vốn để hỗ trợ việc tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Các ngân hàng thương mại trong nước ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh. Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu các nhân tố như đặc điểm của các ngân hàng thương mại về tài chính (vốn, tài sản ngắn hạn, tổng tài sản), chính sách kinh tế (sản lượng công nghiệp, lãi suất cơ bản, chỉ số lạm phát) có tác động đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam hay không.
  10. 2 Để xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến việc cung tín dụng của các ngân hàng thương mại, đề tài “Các nhân tố quyết định đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được lựa chọn và nghiên cứu thực nghiệm. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động có ý nghĩa đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại thông qua việc phân tích và xử lí các biến sản lượng công nghiệp của nền kinh tế (quy mô thị trường), vốn và tài sản ngắn hạn (đặc điểm của các ngân hàng thương mại), lãi suất cơ bản và chỉ số giá tiêu dùng (chính sách tiền tệ) lên biến dư nợ cho vay ( cung tín dụng của các ngân hàng thương mại). - Kết quả thực nghiệm có thể được sử dụng như những khuyến nghị cho những chính sách liên quan đến nguồn cung tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của đề tài là áp dụng mô hình GMM dữ liệu bảng thế hệ hai được phát triển bởi Arellano và Bond (1991) để phân tích và xử lí tác động của các biến sản lượng công nghiệp của nền kinh tế (quy mô thị trường), vốn và tài sản ngắn hạn (đặc điểm của các ngân hàng thương mại), lãi suất cơ bản và chỉ số giá tiêu dùng (chính sách tiền tệ) lên biến dư nợ cho vay (nguồn cung tín dụng của các ngân hàng thương mại). Trước tiên, đề tài kiểm tra thuộc tính của các biến dữ liệu nghiên cứu được sử dụng trong mô hình thông qua: (1) thống kê hệ số tương quan Pearson giữa các cặp biến, (2) kiểm tra tính dừng dữ liệu bảng của các biến bằng kiểm định fisher được phát triển bởi Maddala và Wu (1999). Tiếp theo, thực hiện hồi qui GMM dữ liệu bảng Arellano – Bond cho mô hình ban đầu (4 biến) và các mô hình mở rộng (5 và 6 biến). Ý nghĩa thống kê của mô hình được xác định thông qua kiểm định F (kiểm định Wald), kiểm định tính tự tương quan Arellano – Bond bậc hai AR(2) và kiểm định tính nội sinh Sargan.
  11. 3 Việc nghiên cứu và xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm Stata phiên bản 11. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tác động của nhân tố như sản lượng công nghiệp, vốn và tài sản ngắn hạn của các ngân hàng thương mại, lãi suất cơ bản và chỉ số giá tiêu dùng lên dư nợ cho vay. Phạm vi nghiên cứu: các nhân tố quyết định đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại được xác định là sản lượng công nghiệp của quốc gia, lãi suất cơ bản và chỉ số giá tiêu dùng từ Tổng cục thống kê, vốn và tài sản ngắn hạn của 8 ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Viện nam-Vietinbank (CTG), Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam-Eximbank (EIB), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MBbank (MBB), Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt-Navibank (NVB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội- SHbank (SHB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- Sacombank STB, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương- Vietcombank (VCB) trong giai đoạn từ quý 1/2005 đến quý 4/2012. Các bảng dữ liệu này được trích xuất từ báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước, trang dữ liệu chứng khoán Cafef, chứng khoán Rồng Việt và các bảng cáo bạch của các ngân hàng thương mại trong mô hình. Cả 8 ngân hàng thương mại cổ phần được lựa chọn và đưa vào mô hình nghiên cứu có nhiều đặc điểm giống nhau như: đều thỏa mãn các yêu cầu về các báo cáo và minh bạch hóa tài chính của Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho việc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán, hiện đang niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán HNX (Hà Nội) và Hose (TPHCM), có các nghiệp vụ ngân hàng như cho vay và huy động vốn tương tự nhau. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Xác định rõ những nhân tố tác động đến nguồn cung tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
  12. 4 Đề xuất một vài khuyến nghị cho các chính sách liên quan đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam để khi việc thu hẹp hay mở rộng cho vay thông qua các hoạt động tín dụng nên xem xét đến các nhân tố này. 6. Bố cục của luận văn Kết cấu của luận văn được trình bày như sau: Chương 1 Khung lý thuyết nghiên cứu về cung tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trong đó mô tả khái niệm về cung tín dụng, tác động của cung tín dụng lên các hoạt động kinh tế, các nhân tố quyết định cung tín dụng và các nghiên cứu trước đây về cung tín dụng và các nhân tố có ảnh hưởng . Chương 2 Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến cung tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2005-2012 với các nội dung bao gồm: giới thiệu hệ thống ngân hàng Việt Nam, tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại, tình hình kinh tế và dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại, tình hình tiền tệ và dư nợ tín dụng. Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm trong đó trình bày phương pháp luận của đề tài, mô tả dữ liệu nghiên cứu và kết quả thực nghiệm. Chương 4 Kết luận và một vài khuyến nghị liên quan đến chính sách cung tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
  13. 5 CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1. 1 Cơ sở lý thuyết về cung tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về cung tín dụng Cơ sở hình thành và phát triển của quan hệ tín dụng chính là sự tin tưởng và nhu cầu về vốn trong nền kinh tế hàng hoá. Từ cơ sở hình thành đó ta có thể đưa ra một khái niệm chung về quan hệ tín dụng như sau : Theo Trần Huy Hoàng và cộng sự (2009), tín dụng là một hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thông qua việc chuyển giao vốn tín dụng cho khách hàng dưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản mà khách hàng cam kết hoàn trả nợ và lãi đúng hạn. Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoảng chi phí nhất định. Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Tín dụng của NHTM đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, hoạt động của ngân hàng thâm nhập vào mọi lĩnh vực ngành nghề, nên đòi hỏi các sản phẩm tín dụng ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Tại Việt Nam hiện nay hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu là cho vay (Trần Huy Hoàng và cộng sự, 2012). Từ các khái niệm trên ta có thể thấy tín dụng không phải là quan hệ mua bán , chỉ xảy ra trong thời gian nhất định và phải được xác định trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Nói chung đứng trên mỗi góc độ khác nhau người ta sẽ có cách hiểu khác nhau về tín dụng. Chính vì thế mà theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt nam (2010) đã đưa ra định nghĩa về hoạt động tín dụng như sau: “ Hoạt động tín dụng là việc tổ
  14. 6 chức tín dụng sử dụng vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng ”. Trong đó cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác . Dù đứng trên quan điểm như thế nào chăng nữa thì bản chất hoạt động tín dụng không hề thay đổi: Trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định chứ không nhường quyền sở hữu và người đi vay phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến hạn đã thoả thuận . Sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà còn được tăng thêm dưới hình thức lãi suất. 1.1.2 Tác động của cung tín dụng đến các hoạt động kinh tế 1.1.2.1 Sự cần thiết của tín dụng trong nền kinh tế thị trường Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời thì quan hệ tín dụng cũng được hình thành và phát triển. Nền kinh tế càng phát triển bao nhiêu thì kéo theo thị trường tài chính tiền tệ cũng phát triển một cách thích ứng. Trong nền kinh tế thị trường tiền tệ là một phạm trù kinh tế, mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá là yếu tố cần thiết của quá trình sản suất. Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ tham gia vào quá trình tuần hoàn vốn. Trong quá trình đó phát sinh tình trạng tạm thời nhàn rỗi và tạm thời thiếu vốn ở các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế . Vậy tại sao quan hệ tín dụng lại cần thiết trong nền kinh tế thị trường, điều này được lý giải ở trên những khía cạnh sau: Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp đều muốn được thể hiện và khẳng định mình trên thương trường. Muốn thắng được đối thủ cạnh tranh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có được ba yếu tố đó là: vốn; lao động; khoa học công nghệ, trong đó có thể nói vốn là yếu tố nền tảng hình thành nên hai yếu tố còn lại. Nếu có vốn thì mỗi doanh nghiệp sẽ mua được máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng v.v.v. Đồng thời họ cũng thuê được lao động , đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ngày càng cao hơn. Nhưng rõ ràng là với số vốn tự có của mình thì
  15. 7 bản thân mỗi doanh nghiệp sẽ không thể đảm bảo được tất cả các mối quan hệ kinh tế, chính vì thế mà trong nguồn vốn của doanh nghiệp luôn tồn tại hai nguồn chính đó là nợ và vốn chủ sở hữu. Do đó quan hệ tín dụng được hình thành một cách khách quan trong chính nhu cầu của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường, chỉ có quan hệ tín dụng ra đời mới đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng . Ngân hàng sẽ là tổ chức tài chính trung gian cung cấp nghiệp vụ đó, đồng thời là người điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu góp phần làm ổn định và phát triển nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường ở bất kỳ thời điểm nào cũng xuất hiện tượng: “ Tạm thời thừa vốn” và “ Tạm thời thiếu vốn “ Tạm thời thừa vốn: Thừa ở đây với nghĩa là tổ chức, đơn vị đó có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. Điều này được thể hiện cụ thể trong từng chủ thể của nền kinh tế . - Chính phủ: Trong nền kinh tế quốc dân việc thu chi xảy ra không đồng thời, thông thường các khoản thu nhập thì tập trung theo định kỳ còn các khoản chi thì được phân bổ dần dần nên trong một khoảng thời gian nhất định sẽ xuất hiện số tiền nhàn rỗi từ Ngân sách nhà nước - Các doanh nghiệp: nguồn thu của các doanh nghiệp và nguồn chi của các doanh nghiệp có sự không thống nhất về mặt thời gian vì những lý do: hàng hoá sản xuất ra đã tiêu thụ được; lương của các công nhân chưa đến hạn trả; tiền chưa phải trả do mua chịu hàng hoá; dự trữ của doanh nghiệp;chưa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và trả lãi suất Ngân hàng; các quỹ chưa được sử dụng; lợi nhuận của doanh nghiệp ... Điều này dẫn đến các doanh nghiệp luôn có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. - Cá nhân người tiêu dùng: Trong hoạt động sản suất kinh doanh, các cá nhân trong xã hội sẽ nhận được phần thu nhập của mình dưới các hình thức: tiền lương, tiền
  16. 8 thưởng, phụ cấp, lợi nhuận thu được ... Một phần của các phần thu nhập này không chỉ tiêu dùng ngay mà còn để dành tiêu dùng trong tương lai. Phần tiền để dành này hình thành lượng vốn tiền tệ nhàn rỗi rất lớn trong nền kinh tế. - Nguồn vốn nhàn rỗi từ nước ngoài: Mỗi quốc gia vì lí do như là muốn tham gia vào các tổ chức quốc tế hay là để đảm bảo an toàn cho nền kinh tế cũng như ổn định đồng tiền trong nước họ thường giữ một khoản tiền tại các ngân hàng ở nước ngoài để giao dịch hay một định chế tài chính quốc tế hoặc có một lượng vốn dồi dào mà không đem đầu tư tiếp. Thương mại quốc tế ngày càng mở rộng dẫn đến mỗi quốc gia đều có một tài khoản của mình ở nước ngoài để giao dịch. Chính những lí do đó đã tạo nên một lượng vốn nhàn rỗi không nhỏ có thể sử dụng trong một thời gian nhất định. Tạm thời thiếu vốn: Thiếu vốn ở đây với nghĩa là tổ chức đơn vị đó thiếu lượng tiền mặt tạm thời để trang trải cho những hoạt động kinh tế trước mắt đòi hỏi phải chi tiền mặt. Và điều này được thể hiện cụ thể trong từng chủ thể của nền kinh tế. - Chính phủ: đóng vai trò là một chủ thể lớn điều hành thúc đẩy sự phát triển của một đất nước, Chính phủ thường đầu tư vào các dự án lớn như cơ sở hạ tầng, các công trình mang tính sống còn đối với lợi ích của quốc gia mà tư nhân không có đủ khả năng và điều kiện thực hiện. Nguồn vốn đầu tư chính phủ lấy từ Ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng đôi khi NSNN không đủ vì chưa đến hạn thu thuế dẫn đến sự thiếu vốn đấu tư nên Chính phủ phải đi vay. - Các doanh nghiệp: như ta đã biết các doanh nghiệp khác nhau về điều kiện sản xuất kinh doanh dẫn đến tuần hoàn luôn chuyển vốn khác nhau. Đồng thời mỗi doanh nghiệp lại là một thực thể sở hữu khác nhau cho nên luôn tồn tại hai nhóm doanh nghiệp này thừa vốn thì doanh nghiệp khác thiếu vốn vì chưa bán được hàng, chưa thu được tiền nhưng đã đến thời hạn phải thanh toán các khoản nợ, phải trả lương ... Dẫn đến các doanh nghiệp có nhu cầu được vay vốn.
  17. 9 - Cá nhân: người tiêu dùng đôi khi có những khoản phải chi bất thường hoặc những khoản chi tiêu ngoài khả năng tài chính tạm thời của họ nhưng họ có khả năng bù đắp những thiếu hụt đó trong tương lai. Điều này dẫn đến nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân. Từ sự phân tích ở trên ta thấy trong nền kinh tế luôn tồn tại hai nhu cầu cho vay và đi vay. Hai nhu cầu này có đặc điểm chung là đều nhằm thoả mãn nhu cầu hiện tại của các chủ thể kinh tế và nó xảy ra trong thời gian ngắn. Khác nhau ở cho vay và đi vay là quyền sở hữu, người cho vay vẫn có quyền sở hữu đối với khoản tiền cho vay còn người đi vay chỉ có quyền sử dụng đối với khoản tiền được vay trong khoảng thời gian thoả thuận giữa hai bên. Để giải quyết vấn đề “Tạm thời thừa vốn” và “Tạm thời thiếu vốn” thì quan hệ tín dụng ra đời và nó không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại. 1.1.2.2 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường Thứ nhất: tín dụng là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục. Trong một thời điểm trong nền kinh tế luôn tồn tại hai nhóm doanh nghiệp: Một nhóm “tạm thời thừa vốn” và muốn sử dụng số vốn nhàn rỗi này để kiếm lời trong một thời gian nhất định. Một nhóm “tạm thời thiếu vốn” và muốn tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi khác để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Nhờ hoạt động tín dụng mà cả hai nhóm doanh nghiệp đều được thoả mãn về vốn và dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, nguồn vốn được sử dụng một cách tối đa. Thứ hai: tín dụng huy động, tập trung vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế cũng cần phải có một nguồn vốn đầu tư lớn để đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản
  18. 10 phẩm, chiến thắng trong cạnh tranh. Nhưng để có lượng vốn đầu lớn như vậy thì chỉ có quan hệ tín dụng với đáp ứng được điều đó bởi quan hệ tín dụng sẽ tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu đó. Thứ ba: tín dụng góp phần nâng cao mức sống của dân cư Một trong những ví dụ điển hình để minh chứng cho điều này là thông qua quan hệ tín dụng mà những người có thu nhập thấp, những người tàn tật đã có được nhà ở, phương tiện đi lại, điện thoại v.v. Bởi họ có thể sử dụng phương thức vay trả góp. Thứ tư: là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Như ta đã biết cơ cấu kinh tế được quyết định bởi cơ cấu đầu tư mà tín dụng lại quyết định đến cơ cấu đầu tư. Nhà nước thông qua hoạt động của các Ngân hàng thương mại, chủ yếu là hoạt động tín dụng để điều chỉnh cơ cấu kinh tế. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.3.1 Các nhân tố vĩ mô: môi trường kinh tế, quản lý vĩ mô của nhà nước. Các nghiên cứu xác định các thể chế về luật (La Porta et al., 1997, 1998; Demirguc– Kunt và Maksimovic, 1998; Beck et al., 2003), chính trị (Rajan và Zingales, 2003) và văn hóa (Garretsen et al., 2004) được xác định như các nhân tố ở tầm vĩ mô có thể lý giải sự có tác động đáng kể lên trình độ phát triển tài chính ở các quốc gia. Theo đó, nhiều nghiên cứu chuyên sâu đã được thực hiện và phát hiện là các nhân tố này có thể được sử dụng để thúc đẩy quá trình phát triển nền tài chính của một quốc gia thông qua việc gia tăng nguồn cung tín dụng để hỗ trợ cho các hoạt động phát triển kinh tế. Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng - đặc biệt là hoạt động tín dụng. Các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, khủng
  19. 11 hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định với tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Thông qua các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, một sự gia tăng trong lãi suất và/hoặc lạm phát có đưa đến sự gia tăng/sụt giảm nguồn cung tín dụng cho khu vực tư nhân và có tác động mạnh đến nên kinh tế. Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại. Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. 1.1.3.2 Các nhân tố vi mô: các nhân tố thuộc bản thân các ngân hàng - Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, vốn cho vay, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì ngân hàng đó sẽ thành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càng thu hút được khách hàng, thực hiện tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay. Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không
  20. 12 có lãi suất ưu đãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạt động cho vay của ngân hàng. - Các đặc điểm tài chính của các ngân hàng thương mại: lượng vốn sở hữu, tài sản ngắn hạn (tính thanh khoản), tổng tài sản,… cũng có tác động mạnh mẽ đến nguồn cung tín dụng. Mối quan hệ giữa các nhân tố này là chủ thể nghiên cứu chính của đề tài và được chỉ rõ về tác động của chúng lên cung tín dụng trong phần tổng quan nghiên cứu dưới đây. 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về cung tín dụng của các ngân hàng thương mại Có phải chính sách tiền tệ thu hẹp và các điều kiện kinh tế bất lợi làm giảm nguồn cung tín dụng ngân hàng hay không (Bernanke và Gertler (1989), Bernanke và Gertler (1995))? Và liệu sự sụt giảm trong nguồn cung tín dụng có phụ thuộc vào các đặc điểm tài chính ngân hàng hay không (Bernanke và Gertler (1987), Bernanke và Blinder (1988), Bernanke (2007))? Đó là, có phải chi phí đại diện của việc vay mượn giữa các ngân hàng và người bỏ vốn của họ - được đại diện bởi các tỉ lệ vốn/tổng tài sản và tài sản ngắn hạn/tổng tài sản như trong các nghiên cứu của Holmstrom và Tirole (1997) và Diamond và Rajan (2011) chẳng hạn – khiến cho việc vay mượn trở thành vấn đề có ý nghĩa hơn suốt các giai đoạn lạm phát và lãi suất cao hay giai đoạn các hoạt động kinh tế đình trệ? Nói cách khác, đó là các đặc điểm tài chính của ngân hàng và nếu thế thì sẽ như thế nào? Để trả lời một cách thuyết phục những câu hỏi này, hai thách thức chính cần được làm sáng tỏ. Thứ nhất, nguồn cung tín dụng cần được gỡ rối từ phía cầu. Các điều kiện tiền tệ thắt chặt và tăng trưởng kinh tế chậm chạp có thể làm giảm lượng cung lẫn lượng cầu tiền. Cung có thể bị thu hẹp bởi vì – như đã được nói rõ – các chi phí đại diện của ngân hàng có thể tăng lên, nhưng cầu có thể đồng thời sụt giảm bởi vì giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp và kỳ vọng đầu tư giảm xuống và chi phí tài trợ cao hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp bị tác động nhiều bởi các điều kiện tiền tệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2