intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2006-2016, đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, để từ đó đề ra giải pháp khắc phục góp phần quản lý và hạn chế nợ xấu trong các NHTMCP Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KIM THU HUYỀN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KIM THU HUYỀN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần việt nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Thị Mộng Tuyết . Những số liệu sử dụng để phân tích và chạy mô hình là trung thực do chính tác giả thu thập và có nguồn gốc minh bạch, rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................ 1 1.1 Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu……… ................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 4 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4 1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.6 Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 5 1.7 Đóng góp của đề tài................................................................................................... 5 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 6 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM ................................................................................ 7 2.1 Lý luận tổng quan về Nợ xấu tại các NHTM ........................................................... 7 2.1.1 Khái niệm nợ xấu ................................................................................................. 7 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ............................................................................... 9 2.1.3 Hậu quả của nợ xấu đồi với ngân hàng và đối với nền kinh tế .......................... 10 2.1.4 Chỉ tiêu đo lường nợ xấu .................................................................................... 11 2.2 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM.................................................... 12 2.2.1 Cá nhân tố vĩ mô ................................................................................................ 12 2.2.2 Các nhân tố nội tại của ngân hàng ..................................................................... 13
  5. 2.3 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng ..................................................................................................................... 14 2.3.1 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố vĩ mô............................................... 14 2.3.2 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố nội tại của ngân hàng...................... 16 KẾT LUẬN CHƢƠNG ............................................................................................... 19 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM ...................................................................................... 20 3.1 Giới thiệu sơ lược các NHTMCP Việt Nam ........................................................... 20 3.2 Thực trạng tình hình nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam ...................................... 21 3.3 Thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam ............. 25 3.3.1 Thực trạng các nhân tố vĩ mô ............................................................................ 25 3.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế .......................................................................... 25 3.3.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp.......................................................................................... 26 3.3.1.3 Lãi suất thực ................................................................................................ 27 3.3.2 Thực trạng các nhân tố nội tại của ngân hàng .................................................... 28 3.3.2.1 Sự tăng trưởng về quy mô ........................................................................... 28 3.3.2.2 Hiệu quả hoạt động và lợi nhuận ngân hàng ............................................... 30 3.3.2.3 Thực trạng tình hình tín dụng...................................................................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 36 Chƣơng 4: ĐO LƢỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM ...................................................................................... 37 4.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 37 4.1.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 37 4.1.2. Các biến nghiên cứu ......................................................................................... 40 4.1.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 45 4.1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................................................ 45 4.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 46 4.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 46
  6. 4.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu................................................................................ 46 4.3.2 Kết quả hồi quy ................................................................................................. 50 4.3.3 So sánh và lựa chọn mô hình ............................................................................ 56 4.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................................ 61 Chƣơng 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM .................................................................................................................. 62 5.1. Đề xuất giải pháp đối với các NHTM .................................................................... 62 5.1.1. Giải pháp gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng ....................................... 62 5.1.2 Giải pháp đa dạng hóa danh mục cho vay ........................................................ 63 5.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .......................................... 65 5.2.1. Thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thích hợp nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế nợ xấu ......................................... 65 5.2.2. Chính sách lãi suất phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế ..................... 66 5.2.3. Đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ...................................... 66 5.2.4. Phát huy hơn nữa vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu ................................ 69 5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 70 5.3.1 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 70 5.3.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ............................................................................................ 71 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt ACB :Ngân hàng TMCP Á Châu BCTC : Báo cáo tài chính BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam DATC : Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp Eximbank : Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam KienLongBank : Ngân hàng TMCP Kiên Long M&A : Hợp nhất và sáp nhập NCB : Ngân hàng TMCP Quốc Dân NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần RRTD : Rủi ro tín dụng SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn SEABANK : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội TCTD : Tổ chức tín dụng TSĐB : Tài sản đảm bảo VAMC : Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
  8. Tiếng Anh GDP Gross Domestic Product GLS : Generalized Least Squares IAS : International Accounting Standards IIF : The Institute for International Finance IMF : International Monetary Fund NPL : Non - performing loans OLS : Ordinary Least Squares REM : Random Effects Modal RIR : Real Interest Rate ROA : Return on Assets ROE : Return on Equity VIF : Variance Inflation Factor WB : World Bank WTO : World Trade Organization
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng hợp lý thuyết các nhân tố tác động đến nợ xấu của NHTM................. 18 Bảng 3.1 Số lượng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016............................. .... 20 Bảng 3.2 Tỷ lệ Nợ xấu và Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2006- 2016 .......................................................................................................................... .... 22 Bảng 3.3 Tài sản và vốn của toàn hệ thống tổ chức tín dụng .................................. .... 28 Bảng 3.4 Tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ của NHTM Việt Nam tính đến ngày 31/12/2016................................................................................................................ .... 28 Bảng 4.1 Tổng hợp các biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu ........................................ .... 44 Bảng 4.2 Thống kê mô tả giá trị các biến trong mô hình nghiên cứu ...................... .... 47 Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến quan sát ..................................... .... 49 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo mô hình Pools OLS ................................................ .... 50 Bảng 4.5 Bảng hệ số VIF ......................................................................................... .... 51 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hettest ........................................................................ .... 52 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo mô hình Pools OLS sau khi khắc phục phương sai thay đổi ............................................................................................................................. .... 52 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định tự tương quan ............................................................. .... 53 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy theo mô hình FEM ......................................................... .... 54 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy theo mô hình REM ....................................................... .... 55 Bảng 4.11 So sánh kết quả của ba mô hình hồi quy Pools OLS, FEM và REM ..... .... 56 Bảng 4.12 Kết quả Kiểm định nhân tử lagrange ...................................................... .... 57 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Hausman .................................................................. .... 58
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Tỷ lệ Nợ xấu và Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng 2006- 2016 .......... 21 Hình 3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006 – 2016 .................. 25 Hình 3.3 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006-2016.................................. 26 Hình 3.4 Lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006 – 2015 ..................................... 27 Hình 3.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)trung bình của 20 NHTM giai đoạn 2006-2015 ...................................................................................................... 30 Hình 3.6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)trung bình của 20 NHTMCP giai đoạn 2006-2015 ............................................................................................................. 30 Hình 3.7 Tỷ trọng thu nhập hoạt động từ lãi của 20 NHTMCP Giai đoạn 2007-2015 ..................................................................................................... 32 Hình 3.8 Tăng trưởng tín dụng và tăng GDP giai đoạn 2006 – 2016 ........................... 34
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do lựa chọn đề tài: Sau hơn ba mươi năm thực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt từ khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, Tài chính – Ngân hàng trở thành một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có những đổi mới toàn diện để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng song cũng là hoạt động chịu rủi ro cao nhất. Và nợ xấu có vai trò như một thước đo phản ảnh mức độ rủi ro của hoạt động này. Những năm vừa qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008 kéo theo sự suy giảm kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Trong bối cảnh phải đối mặt với những yếu kém như: vấn đề thanh khoản, chất lượng tài sản kém, hạn chế về quản trị hay năng lực quản lý rủi ro cũng như phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng ….thì việc mở rộng tín dụng được các ngân hàng xem như là giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Chính điều này đã góp phần làm cho tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động của các NHTMCP ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (NHNN) tốc độ tăng trưởng nợ xấu tăng cao nhất vào năm 2012, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống lên đến 8,82% trên tổng dư nợ, gấp khoảng 3 lần tỷ lệ trung bình giai đoạn 2008-2011. Theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM trong những năm gần đây luôn ở mức vượt ngưỡng an toàn 3%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu các năm 2012, 2013, và 2014 lần lượt là 4,08%; 3,61% và 3,25%. Cuối năm 2015, NHNN và toàn hệ thống ngân hàng đã có những nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%, và kết
  12. 2 quả đạt được là tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 giảm còn 2,55% và sang năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống còn 2.46% tuy nhiên nếu tính cả các khoản nợ do VAMC quản lý, và những khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% (Nguồn NHNN). Đây là một dấu hiệu không khả quan cho ngành ngân hàng. Nợ xấu tăng cao không những làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của các NHTM mà còn ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề nợ xấu của các NHTM là điều cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, khi mà vấn đề nợ xấu vẫn đang được NHNN quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tại Việt Nam, đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” được lựa chọn nhằm đánh giá tổng quát thực trạng, các phương pháp xử lý cũng như tìm ra các nhân tố tác động đến tình hình nợ xấu cho các ngân hàng, từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2006-2016, đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, để từ đó đề ra giải pháp khắc phục góp phần quản lý và hạn chế nợ xấu trong các NHTMCP Việt Nam. Cụ thể, bài nghiên cứu nhắm đến các mục tiêu sau:  Phân tích thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.  Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, mức độ, chiều hướng tác động của từng nhân tố đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.  Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý và hạn chế nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam
  13. 3 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nợ xấu và các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên nợ xấu là một đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như: chính sách tiền tệ tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp….cũng như phụ thuộc vào các nhân tố nội tại của từng ngân hàng như: quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, hiệu quả hoạt động, danh mục cho vay…Do đó đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ qua việc phân tích định lượng các nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc tính nội tại của ngân hàng tác động như thế nào đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 20 NHTMCP với 3 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và 17 NHTMCP chi tiết tại Phụ lục 1. Các ngân hàng được lựa chọn vì đây là các ngân hàng có quy mô tài sản tương đối lớn trong hệ thống các NHTMCP tại Việt Nam đồng thời dữ liệu thu thập được từ các ngân hàng này tương đối đầy đủ đảm bảo tính đại diện của mẫu quan sát. - Phạm vi về thời gian: Để tìm hiểu về thực trạng nợ xấu cũng như thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2016. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian cũng như dữ liệu thu thập năm 2016 là không đầy đủ nên dữ liệu nghiên cứu chạy mô hình hồi quy tác giả thu thập trong giai đoạn 2006- 2015. - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung phân tích 2 nhóm nhân tố chính tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam bao gồm: + Nhóm nhân tố nội tại của Ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, hiệu quả hoạt động, mức độ đa dạng hóa của danh mục cho vay. + Nhóm các nhân tố vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực.
  14. 4 Các nhân tố khác tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.5 Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu: 1.5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp định tính: Đề tài sử dụng thống kê mô tả, phương pháp so sánh kết hợp phương pháp tổng hợp để phân tích thực trạng và công tác xử lý nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam. - Phƣơng pháp định lƣợng: Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data Regression), được ước lượng bằng mô hình Pools OLS, mô hình Fixed Effects (FEM) và mô hình Random Effects (REM) đồng thời sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange để kiểm định hai mô hình Pools OLS và mô hình FEM, mô hình nào là phù hợp hơn trong nghiên cứu này, sau đó dùng kiểm định Hausman để kiểm định mức độ phù hợp giữa mô hình FEM và mô hình REM để chọn ra mô hình phù hợp nhất giữa ba mô hình trên. Phần mềm Stata phiên bản 12 được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu này. 1.5.2. Dữ liệu nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng 2 nhóm dữ liệu là: nhân tố vĩ mô và nhân tố nội tại ngân hàng, được thu thập trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015. Trong đó, dữ liệu vĩ mô được thu thập từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, tổ chức Thống kê tài chính quốc tế (IFS) của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Các dữ liệu nội tại ngân hàng tổng hợp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, bổ sung thêm cơ sở dữ liệu BankScope của BVD. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các luận văn, công trình nghiên cứu, bài viết chuyên đề, các website… trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 1.6 Kết cấu của luận văn:
  15. 5 Luận văn bao gồm 05 chương với các nội dung sau: Chƣơng 1. Giới thiệu đề tài Chƣơng 2. Lý luận tổng quan về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Chƣơng 3.Thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam Chƣơng 4. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam Chƣơng 5. Đề xuất giải pháp hạn chế nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. 1.7 Đóng góp của đề tài Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Một số đóng góp của nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố vĩ mô và các nhân tố đặc tính nội tại của các NHTMCP Việt nam đến tỷ lệ nợ xấu. Đặc biệt cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của chỉ số mức độ đa dạng hóa của danh mục cho vay (HHI) đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, đây là một trong những đóng góp mới của đề tài so với những nghiên cứu trước đây. Thứ hai, nghiên cứu có thể giúp nhà quản trị ngân hàng cũng như hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp nhằm quản trị tốt rủi ro trong hoạt động ngân hàng, ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 NHTMCP Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, hoạt động của các NHTMCP ngày nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro dưới tác động của các nhân tố vĩ mô và cũng như các nhân tố nội tại của các NHTMCP. Tác giả tiến hành nghiên cứu này với mong muốn tìm ra những bằng chứng
  16. 6 thực nghiệm về sự tác động của các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu. Ở chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quát về lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và pham vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như làm rõ kết cấu đề tài.
  17. 7 CHƢƠNG 2. LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM 2.1 Lý luận tổng quan về Nợ xấu tại các NHTM: 2.1.1 Khái niệm nợ xấu Thuật ngữ “nợ xấu” (NPL- Non-performing loans) có thể được thay thế bằng nợ khó đòi theo như Fofack (2005) hoặc các khoản vay có vấn đề (Berger và De Young, 1997). Nợ xấu cũng có thể được định nghĩa là các khoản nợ không trả được (defaulted loans) mà ngân hàng không thể thu lợi từ nó ( Ernst & Young, 2004); hoặc nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày ( Caprio và Klingebiel, 1996; Alton và Hazen, 2001; Guy, 2011; Bexley và Neninger, 2012).  Theo quan điểm của Ngân hàng Trung Ƣơng Châu Âu (ECB) Theo quan điểm của ECB, thì nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: (i): khoản vay không có khả năng thu hồi, và (ii): mặc dù được thu hồi nhưng giá trị thu hồi không đầy đủ. Như vậy, quan điểm về nợ xấu của ECB được dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng.  Theo tổ chức tiền tệ quốc tế IMF Theo IMF, định nghĩa về nợ xấu được đưa ra : “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. (IMF, 2004) Về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm của IMF được định nghĩa dựa trên hai yếu tố: (i): quá hạn trên 90 ngày (ii:) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ ở đây có thể là khách hàng hoàn toàn không trả được nợ, hoặc việc trả nợ của khách hàng không đầy đủ.
  18. 8 Như vậy, so với quan điểm của ECB, thì quan điểm về nợ xấu của IMF cũng dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng, nhưng có bổ sung thêm yếu tố về thời gian quá hạn trả nợ. Đây được coi là định nghĩa hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.  Theo quan điểm của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (SBV) Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).” Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Theo định nghĩa trên chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS, Nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới. Đúc kết từ các lý thuyết trên, ta có khái niệm về nợ xấu như sau: Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, đã quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, điều này thường xảy ra khi người đi vay đã làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc thường quá ba tháng, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm nợ thích hợp. 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu  Do bản thân ngân hàng
  19. 9 - Ngân hàng không có đủ thông tin chính xác để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc thẩm định không chính xác phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. - Đạo đức nghề nghiệp không tốt và năng lực chuyên môn của một số cán bộ ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu; tiêu cực trong khâu lập phương án, thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay. - Sự nới lỏng trong công tác thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay làm cho ngân hàng không phát hiện những rủi ro và có biện pháp phòng ngừa kịp thời. - Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo qui mô, lợi nhuận trươc mắt mà bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay. - Ngân hàng tăng trưởng nóng nhằm đảm bảo hiệu quả lợi nhuận trước áp lực tăng vốn mà xem nhẹ chất lượng tín dụng, quá tin vào phương án kinh doanh của khách hàng.  Do bản thân ngƣời đi vay - Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh mở rộng vượt tầm tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến các phương án kinh doanh khả thi nhưng trên thực tế lại kém hiệu quả do thiếu năng lực quản lý. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém. Qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được để đưa ra các phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp là không chính xác, mang tính hình thức, không thực tế và rủi ro xảy ra là điều không tránh khỏi.  Nguyên nhân khách quan: - Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước, để tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch hằng năm, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ưu ái khi vay vốn
  20. 10 nhưng hoạt động không hiệu quả, có những dự án lớn được chỉnh phủ bảo lãnh vay vốn đầu tư, khi hoạt động bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả nợ vay ngân hàng. - Những nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh… 2.1.3 Hậu quả của nợ xấu đồi với ngân hàng và đối với nền kinh tế - Đối với ngân hàng: Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: nghiên cứu của Fofack (2005) đã chỉ ra rằng, nợ xấu tăng cao sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Khi xảy ra nợ xấu nghĩa là một phần vốn của ngân hàng không thu hồi được dẫn đến không không luân chuyển được, vì vậy vòng quay vốn sẽ giảm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không những làm giảm lợi nhuận mà nợ xấu còn làm gia tăng chi phí của các ngân hàng như chi phí quản lý và xử lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng,… Mặt khác, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ chịu sự giám sát đặc biệt của ngân hàng nhà nước, từ đó làm giảm khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản do không thu hồi được các khoản nợ đến hạn trong khi vẫn phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ đối với người gửi tiền. Nợ xấu làm giảm quy mô nguồn vốn của ngân hàng, qui mô kinh doanh bị thu hẹp, năng lực tài chính giảm sút, dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ dẫn đến phá sản. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín cũng như niềm tin của công chúng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị giảm sút, dẫn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng giảm, nghiêm trọng hơn nếu tình trạng này kéo dài sẽ đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. - Đối với nền kinh tế: Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và cung cấp nguồn vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0