intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Xác định chiều hướng tác động giữa các yếu tố tài chính trên với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LÊ THỊ THÙY LINH CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HCM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HDKH: PGS. TS. NGUYỄN QUANG THU TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Quang Thu. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Luận văn này không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012. Lê Thị Thùy Linh
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lòng tri ân đến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế TP. HCM vì đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia khóa học Cao học Quản trị kinh doanh tại nhà trường. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh đã rất tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Tôi vô cùng cảm ơn cô Nguyễn Quang Thu, giảng viên hướng dẫn khoa học của tôi. Cô đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình em thực hiện luận văn. Em vô cùng khâm phục sự thẳng thắn và nhiệt tình của cô. Nếu sau này có cơ duyên được đi theo nghề dạy học, cô sẽ là tấm gương sáng mà em muốn được noi theo. Cám ơn các anh chị cùng lớp Ngày 1 – K19 đã cùng tôi trải qua những ngày học vất vả nhưng thú vị. Những buổi cùng học chung, chia sẻ kiến thức trước mỗi kỳ thi là những kỷ niệm quý giá mà tôi luôn trân trọng. Cuối cùng, con xin cảm ơn ba mẹ vì tất cả tình yêu thương ba mẹ đã dành cho con. Tình thương của ba mẹ là lời động viên, cổ vũ lớn nhất giúp con qua mọi chông gai trong cuộc đời. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012. Lê Thị Thùy Linh
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu.................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài: .............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài: ...............................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP .....................................................................................................................................4 1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ......................................4 1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. .................................................................................................6 1.2.1. Nghiên cứu của Skandalis và Liargovas ..................................................6 1.2.2. Nghiên cứu của Weixu. .............................................................................9 1.2.3. Nghiên cứu của Safarova.........................................................................10 1.2.4. Nghiên cứu của Prasetyantoko và Parmono............................................11 1.2.5. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola .......................................................13
  5. 1.3. Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động...................................17 1.3.1. Cơ cấu vốn...............................................................................................17 1.3.2. Tính thanh khoản.....................................................................................19 1.3.3. Tỷ lệ tài sản cố định.................................................................................19 1.3.4. Quy mô của doanh nghiệp.......................................................................20 1.3.5. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. ....................................................20 1.3.6. Vòng quay tổng tài sản. ...........................................................................23 CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ...24 2.1. Mô tả dữ liệu. .................................................................................................24 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................24 2.3. Các giả thiết và mô hình nghiên cứu..............................................................25 2.3.1. Biến nghiên cứu.......................................................................................25 2.3.2. Mô hình nghiên cứu.................................................................................28 2.3.3. Các giả thiết .............................................................................................29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................33 3.1. Thống kê mô tả các biến. ...............................................................................33 3.2. Phân tích tương quan......................................................................................35 3.3. Phân tích hồi quy............................................................................................38 3.3.1. Kết quả hồi quy mô hình ROA................................................................38 3.3.3. Kết quả hồi quy mô hình ROS ................................................................42 3.3.4. Kết luận về mô hình và các giả thiết. ......................................................44 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM. ........................................................................................................48
  6. 4.1. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp với tình hình của công ty và diễn biến nền kinh tế....................................................................................................................48 4.2. Duy trì tính thanh khoản hợp lý. ....................................................................50 4.2.1. Quản trị vốn lưu động..............................................................................50 4.2.2. Nợ ngắn hạn.............................................................................................51 4.3. Điều chỉnh tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản.........................................52 4.4. Tăng tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản. ......................................53 KẾT LUẬN..............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THEO PHÂN NGÀNH CỦA SỞ GDCK TP. HCM 2010. PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU CHI TIẾT CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU. PHỤ LỤC 3: BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ MÔ TẢ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN THỰC PHẨM. PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY ROA. PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY ROE. PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY ROS.
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU - CHỮ VIẾT TẮT ROA: tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản. ROE: tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROS: tỷ số lợi nhuận trên doanh thu. LEV: cơ cấu vốn. LIQ: tính thanh khoản. TANG: tỷ lệ tài sản cố định. SIZE: quy mô của doanh nghiệp. GROW: tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. TURN: vòng quay tổng tài sản. DT: doanh thu. Sở GDCK: sở giao dịch chứng khoán.
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu đã khảo sát. Bảng 2.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu. Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thiết. Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến. Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến. Bảng 3.3: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROA. Bảng 3.4: Các chỉ số kiểm định mô hình ROA. Bảng 3.5: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROA. Bảng 3.6: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROE. Bảng 3.7: Các chỉ số kiểm định mô hình ROE. Bảng 3.8: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROE. Bảng 3.9: Các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ROS. Bảng 3.10: Các chỉ số kiểm định mô hình ROS. Bảng 3.11: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ROS. Bảng 3.12: Chiều hướng tác động của các biến độc lập đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tóm tắt các định nghĩa về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động. Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là sân chơi lớn để khẳng định mình nhưng sự cạnh tranh cũng vô cùng gay gắt. Để hòa nhập sân chơi toàn cầu, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả của nền kinh tế được đo bằng hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp. Nền kinh tế được xem là có hiệu quả khi các doanh nghiệp nằm trong đó sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mối quan tâm của tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý, bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh, không những là thước đo về chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lý kinh doanh, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được điều này. Làm thế nào để biết một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không? Làm thế nào để đo lường được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, để từ đó đề ra chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động. Vấn đề này luôn khiến các nhà quản trị phải nghiên cứu. Hơn nữa, đối với các nhà đầu tư, điều này lại càng quan trọng hơn. Làm sao để nhận ra một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trong số vài trăm doanh nghiệp đang được niêm yết trên sàn chứng khoán, khi mà số liệu công bố là hạn chế? Vì vậy, việc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các dữ
  11. 2 liệu được các công ty niêm yết trên sàn công bố là vô cùng cấp thiết. Tuy vậy các nghiên cứu này còn rất ít được quan tâm tại Việt Nam. Để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần xác định các yếu tố đại diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ấy. Đó là lý do học viên chọn đề tài luận văn là “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM”. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, học viên chỉ nghiên cứu các công ty thuộc ngành sản xuất – chế biến thực phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu của đề tài: - Xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Xác định chiều hướng tác động giữa các yếu tố tài chính trên với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành sản xuất – chế biến thực phẩm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động (đo bằng ROA, ROE, ROS) của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM. - Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả hoạt động của 30 công ty sản xuất - chế biến thực phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM (phân loại là ngành C, mã ngành 10) trong 3 năm, từ 2009 – 2011.
  12. 3 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính: dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử - khảo sát các nghiên cứu khoa học đã có trước đó nhằm trả lời cho ba câu hỏi: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là gì? Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? Làm thế nào để xác định mối tương quan giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp? Trong quá trình này, phương pháp suy luận logic cũng được áp dụng. - Phương pháp định lượng: Dùng mô hình kinh tế lượng, cụ thể là kiểm tra mức độ tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Phần mềm sử dụng là SPSS 16. 5. Kết cấu của đề tài: Phần mở đầu. Chương 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích kết quả. Chương 4: Một số gợi ý nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Kết luận.
  13. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp xuất phát từ khái niệm hiệu quả kinh doanh, phản ánh quan điểm của quản lý chiến lược, là một tập hợp con của hiệu quả tổ chức (Venkatraman và Ramanujam, 1986). Như vậy, các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động đến từ lý thuyết tổ chức và quản trị chiến lược (Murphy, 1996). Theo lý thuyết tổ chức và quản trị doanh nghiệp, khái niệm hiệu quả hoạt động được tiếp cận theo hai hướng: theo mục tiêu và theo hệ thống. Thứ nhất là tiếp cận theo mục tiêu. Tùy vào mục tiêu của tổ chức mà hiệu quả hoạt động được hiểu là hiệu quả tài chính hay hiệu quả phi tài chính.  Đối với các doanh nghiệp có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo lường bằng các chỉ số tài chính, hay hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng là hiệu quả tài chính. Hiệu quả tài chính được đo lường bằng hai cách. Cách truyền thống là đo bằng các chỉ tiêu kế toán về lợi nhuận như: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên doanh thu (ROS),… (Skandalis, 2005). Ngoài ra, ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh thì hiệu quả tài chính được đo bằng các chỉ số thị trường như: chỉ số giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E), tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVR), và chỉ số Tobin’s Q (Zeitun & Tian, 2007).  Đối với các doanh nghiệp không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo bằng các yếu tố phi tài chính như hiệu quả quản lý, hiệu quả xã hội (trường hợp các công ty phi chính phủ, phi lợi nhuận,…).
  14. 5 Thứ hai là cách tiếp cận theo hệ thống. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả của toàn bộ hệ thống, được đo lường bằng hiệu quả của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp gộp lại, bao gồm: bộ phận marketing, sale, chăm sóc khách hàng, bộ phận quản lý,… Theo cách tiếp cận này, có nhiều mô hình đã được đề xuất nhằm nhằm đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như: bảng điểm cân bằng của Kaplan và Norton, lăng kính hiệu suất của Kennerly và Neely, ma trận đo lường hiệu suất của Keegan và cộng sự, kim tự tháp SMART của Lynch và Cross,… (Neely, 2008). Tóm lại, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là một khái niệm rộng, ta có thể tóm tắt như sau: Hiệu quả tài chính theo chỉ số kế toán Hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính Hiệu quả theo mục tiêu theo chỉ số thị trường Hiệu quả phi tài chính Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Hiệu quả theo hệ thống Hình 1.1. Tóm tắt các định nghĩa về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Trong luận văn này, với mục tiêu xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán TP. HCM, học viên chọn cách đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng là đo lường
  15. 6 hiệu quả tài chính, vì đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, đạt được hiệu quả về tài chính, hay đạt được lợi nhuận tối ưu là mục tiêu lớn nhất. Do thị trường chứng khoán Việt Nam còn trong giai đoạn thử nghiệm, nên việc đo lường hiệu quả tài chính theo các chỉ số thị trường không cho kết quả tốt. Vì vậy, học viên chọn phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo các chỉ số kế toán về lợi nhuận như: ROA, ROE, ROS. ROA chứng minh khả năng sử dụng tài sản của một công ty, ROE thể hiện nhà đầu tư kiếm được gì từ khoản đầu tư của mình, ROS cho thấy một công ty có được bao nhiêu lợi nhuận từ doanh số bán được. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi tối ưu hóa các chỉ số này. 1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.2.1. Nghiên cứu của Skandalis và Liargovas Skandalis và Liargovas thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: trường hợp của Hy Lạp” vào năm 2005. Trong nghiên cứu này, hai ông đã khảo sát 102 công ty thuộc 15 ngành công nghiệp trên sàn chứng khoán Athens. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được đo bằng ROA, ROE, ROS. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được chia làm hai loại: các yếu tố tài chính và các yếu tố phi tài chính. Các yếu tố tài chính gồm: - Cơ cấu vốn (Leverage): được đo bằng tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Cơ cấu vốn tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Tính thanh khoản (Liquidity): được đo bằng tỉ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động.
  16. 7 - Tỉ lệ vốn (Capitalization): được đo bằng tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. Tỉ lệ vốn tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - Đầu tư ròng (Net_investment): được đo bằng tỉ lệ đầu tư ròng trên tổng tài sản. Đầu tư ròng được tính bằng cách lấy đầu tư cho tài sản cố định mới trừ cho tài sản đã thanh lý. Đầu tư ròng tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố phi tài chính gồm: - Quy mô của doanh nghiệp (Size): được đo bằng số lượng nhân viên trong công ty. Quy mô có tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Tuổi của doanh nghiệp (Age): được đo bằng số năm thành lập công ty. Tuổi doanh nghiệp có tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. - Vị trí của công ty (Location): là biến giả, nếu doanh nghiệp nằm ở 2 thành phố lớn của Hy Lạp là Athens và Thessalonica thì có giá trị là 1, nếu nằm ngoài thì có giá trị là 0. - Tình hình xuất khẩu (Export): là biến giả, nếu công ty có xuất khẩu thì giá trị là 1, nếu không xuất khẩu thì giá trị là 0. Ngoài ra, còn một yếu tố gắn kết giữa yếu tố tài chính và phi tài chính là yếu tố quản trị, được đo bằng chỉ số năng lực quản lý (management competence index), với: Lợi nhuận Mc index = Số chuyên gia
  17. 8 Mối quan hệ của các yếu tố với hiệu quả hoạt động cụ thể như sau: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP ROA ROE ROS YẾU TỐ TÀI CHÍNH YẾU TỐ PHI TÀI CHÍNH Cơ cấu Tính thanh Tỷ lệ tài Đầu tư Tuổi DN Quy mô Xuất khẩu Vị trí vốn khoản sản cố định ròng Năng lực quản lý Hình 1.2: Mối quan hệ của các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động. Mô hình của Skandalis và Liargovas: Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ cấu vốn, hoạt động xuất khẩu, vị trí, kích thước, đầu tư ròng và chỉ số năng lực quản lý có mối tương quan với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Điều này cho thấy các công ty hoạt động hiệu quả của Hy Lạp là các công ty lớn, trẻ, có hoạt động xuất khẩu, có năng lực quản lý cạnh tranh, có tỉ lệ nợ trên vốn tối ưu và đầu tư hợp lý.
  18. 9 Cách tiếp cận của ông có thể được sử dụng như một công cụ hữu ích để tìm hiểu thực tế phát sinh khi nhà quản trị xem xét các chiến lược để cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.2.2. Nghiên cứu của Weixu. Weixu thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp” vào năm 2005. Nghiên cứu được thực hiện trên các công ty được niêm yết ở sàn chứng khoán Thượng Hải năm 2001. Biến phụ thuộc, đại diện cho hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là ROE. Biến độc lập là cơ cấu vốn (D) Biến kiểm soát là tốc độ tăng trưởng (Growth) và quy mô của doanh nghiệp (Size). Ông xây dựng 3 mô hình : - Mô hình 1 : thể hiện quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các yếu tố tác động. - Mô hình 2 : thể hiện quan hệ phi tuyến bậc 2 giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và cơ cấu vốn. - Mô hình 3 : thể hiện quan hệ phi tuyến bậc 3 giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và cơ cấu vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy :
  19. 10 - Biến cơ cấu vốn tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ thấp và tác động âm đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ cao. - Biến quy mô doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở mô hình tuyến tính. - Biến tốc độ tăng trưởng không có tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.2.3. Nghiên cứu của Safarova Safarova thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố xác định hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New Zealand” vào năm 2008. Nghiên cứu này được thực hiện trên 76 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán New Zealand. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được đo bằng hiệu quả mở (Operating performance) gồm : lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận kinh tế (EP) và chỉ số Tobin’s Q (Q). Trong đó, chỉ số EP được đo bằng lợi nhuận giữ lại, chỉ số Q được đo bằng giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Có 8 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là : - Tốc độ tăng trưởng (G) : được đo bằng logarith của doanh thu. - Chi phí quảng cáo, marketing, R&D (E) : được đo bằng tài sản cố định vô hình. - Cơ cấu nợ (L) : đo bằng tỉ lệ nợ trên tổng tài sản. - Rủi ro của doanh nghiệp (R) : được đo bằng chỉ số . - Quy mô doanh nghiệp (S) : được đo bằng khối lượng vốn hóa thị trường.
  20. 11 - Năng lực quản trị doanh nghiệp (CG) : được đo bằng số lượng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị, với định nghĩa về thành viên hội đồng quản trị độc lập là : “người không phải là nhân viên của tổ chức, không đại diện cho những cổ đông lớn và không có mối quan hệ mà có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phán đoán và ra quyết định của ban giám đốc” (Theo Ủy ban chứng khoán New Zealand). - Tỷ lệ tài sản cố định (T) : được đo bằng tỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản. - Tiền mặt (C) : được tính bằng tiền mặt và các chứng khoán có khả năng thanh khoản ngắn hạn. Mô hình của Safarova như sau : Kết quả cho thấy yếu tố quy mô công ty có tác động lớn nhất đến EP và Q ở mức ý nghĩa 1%. Các yếu tố : tiền mặt, tỷ lệ tài sản cố định, năng lực quản trị có tác động đến Q ở mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra tác giả còn cho rằng, mức độ tác động của các yếu tố trên đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp còn tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. 1.2.4. Nghiên cứu của Prasetyantoko và Parmono. A. Prasetyantoko và Rachmadi Parmono thực hiện nghiên cứu : “ Các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết Indonesia” vào năm 2008. Nghiên cứu được thực hiện trên 238 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Jarkata từ năm 1994 đến 2004.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2