Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là giới thiệu về thị trường Mỹ vị trí, vai trò của ngành dệt may trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam - Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường Mỹ - chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2010
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PH ẠM TH ỤC NHI ÊN CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2007
- 2 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT-MAY TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1.1, Giới thiệu về thị trường Mỹ : 1.1.1, Đặc điểm đất nước, văn hóa, con người Mỹ: Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới (9.629.091 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu) và với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, Mỹ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic, và người Châu Á cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư đến Mỹ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn chiếm dưới 50%. Các cộng đồng đang sinh sống ở Mỹ đều có những bản sắc riêng của họ, kể cả ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, và phong tục; do vậy, rất khó có thể khái quát chính xác được văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở nước này. Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh. Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Mỹ, “có
- 3 đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh. Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu Á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ - nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”. Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tàu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn. Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người Mỹ thường là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Đối với một số nền văn hóa vừa gặp nhau đã bàn ngay đến chuyện làm ăn thì có thể bị coi là mất lịch sự, trong khi đó người Mỹ lại thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến chuyện cá nhân và các chuyện khác. Vì vậy, thường thì khách, nhất là những người chào hàng phải chuẩn bị rất kỹ và đi thẳng vào nội dung sau những câu chào hỏi xã giao ngắn gọn. Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc làm việc được tiến hành thông qua phiên dịch vì thực chất thời gian làm việc chỉ còn tối đa một nửa. Trong các cuộc họp
- 4 hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình. Thói quen này có thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu Á. Do vậy, các nhà kinh doanh nước ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Mỹ cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của họ. 1.1.2, Đặc điểm kinh tế của thị trường Mỹ: Đồng USD của Mỹ vẫn là đồng tiền thanh toán quốc tế thịnh hành nhất. Hiện khoảng 60% tiền mặt USD lưu hành ở ngoài nước Mỹ; tất cả thanh toán trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng thế giới đều bằng USD Mỹ. Trong điều kiện đó, tỷ giá USD luôn là một vấn đề mấu chốt trong quan hệ kinh tế thương mại của Mỹ với bên ngoài, là một nội dung chủ yếu của các cuộc gặp G7/G8 hàng năm. Mỹ và các đối tác của Mỹ có thể mất hoặc được lợi hàng tỉ USD, và sức cạnh tranh kinh tế có thể bị tác động lớn chỉ vì sự thay đổi tỷ giá đó chứ không phải do kết quả của sản xuất trực tiếp. Vì vậy chính sách tiền tệ và quan hệ với thị trường vốn và tài chính thế giới ra sao là một vấn đề đại sự trong nền kinh tế. Việc đa số các nước đến nay dự trữ ngoại tệ chủ yếu bằng USD Mỹ mang lại lợi thế cho Mỹ (tuy cũng có mặt khác, làm đồng tiền Mỹ tùy thuộc tình hình bên ngoài). Gần đây Trung Quốc và một vài nước đã tính đến đa dạng hóa dự trữ đó qua các đồng tiền khác để tránh rủi ro lớn nếu giá USD tụt giảm do tình trạng thâm thủng các cân đối tài chính của Mỹ. Hiến pháp Mỹ qui định Quốc hội Mỹ có quyền quản lý ngoại thương và quyết định về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, do việc tăng hoặc giảm thuế nhập khẩu, ấn định hạn ngạch nhập khẩu, hoặc đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế rất phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích không những của Mỹ mà còn của các nước khác; nên nhiều trách nhiệm trong những lĩnh vực này đã đuợc Quốc hội ủy quyền cho các cơ quan hành pháp. Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được Quốc hội ủy quyền, các cơ quan hành pháp được ủy quyền có trách nhiệm tham vấn thường xuyên và chặt chẽ với các ủy ban có liên quan của Quốc hội và các nhóm cố vấn của khu vực tư nhân. 1.1.2.1, GDP của Mỹ:
- 5 Hiện nay, và trong nhiều thập kỷ nữa, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Năm 1999, GDP của Mỹ là 9.350 tỷ USD trong khi của cả thế giới khoảng 40.700 tỷ USD và của cả khối G7 là 15.170 tỷ USD. Năm 2000, GDP của Nhật bằng 32% GDP của Mỹ, Đức bằng 19,4%, Pháp bằng 14,6%, và Anh bằng 13,7%. Mặc dầu, tỷ trọng GDP của Mỹ trong tổng GDP của toàn thế giới có xu hướng giảm, song hiện nay, Mỹ vẫn là nước có thu nhập quốc dân lớn nhất và có thu nhập bình quân đầu người đứng đầu thế giới. Năm 2005, tổng thu nhập quốc dân của Mỹ đạt xấp xỉ 12,5 nghìn tỷ USD (tính theo sức mua – (PPP)purchasing power parity), chiếm khoảng 20.34% tổng GDP toàn thế giới. Thu nhập bình quân đầu người ở năm 2005 đạt 41.557 USD (Xem bảng 1.1). Bảng 1.1 GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ THẾ GIỚI NĂM 2005 GDP (PPP) Tỷ lệ % của GDP/người Thứ tự Nước (triệu USD) thế giới (USD) Thế giới 61.006.604 100,00% 1 United States 12.409.465 20,34% 41.557 2 China 8.572.666 14,05% 27.122 3 Japan 3.943.754 6,46% 30.897 4 India 3.815.553 6,25% 3.262 5 Germany 2.417.537 3,96% 31.400 6 United Kingdom 1.926.809 3,16% 31.400 7 France 1.829.559 3,00% 30.100 8 Italy 1.667.753 2,73% 29.700 9 Brazil 1.627.262 2,67% 8.600 10 Russia 1.559.934 2,56% 12.100 11 Spain 1.133.539 1,86% 27.000 12 Canada 1.061.236 1,74% 34.444 13 South Korea 1.056.094 1,73% 22.543 37 Vietnam 254.041 042% 2,782 Nguồn : The world Factbook & Wikipedia Trong cơ cấu kinh tế của Mỹ, hiện nay, có tới 80% GDP được tạo ra từ các ngành dịch vụ, trong khi đó công nghiệp chỉ chiếm 18%, và nông nghiệp chỉ đóng góp 2%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Mỹ còn tiếp tục tăng trong các năm tới. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Mỹ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ chỉ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc
- 6 độ tăng GDP thực tế của Mỹ từ năm 2000 trở lại đây không ổn định và thấp hơn so với mức bình quân của thập kỷ 90. Cụ thể là mức tăng năm 2000 là 5%, 2001 là 0,5%, 2002 là 2,2%, và 2003 là 3,1%, năm 2005 là 6,4%. 1.1.2.2, Về mặt ngọai thương: Mỹ là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và là một trong ba nước thành lập ra Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Mỹ đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với một số nước, và dành ưu đãi thương mại đơn phương cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hiện nay, Mỹ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2006, Trung quốc đã vượt Mexico trở thành bạn hàng lớn thứ 2 của Mỹ sau Canada. Các nước bạn hàng lớn tiếp theo của Mỹ là Nhật bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Malaysia (xem bảng 1.2). Tổng kim ngạch thương mại quốc tế (gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Mỹ năm 2005 đạt xấp xỉ 3,27 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2004, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá khoảng 2,57 nghìn tỷ, chiếm 78% tổng kim ngạch thương mại quốc tế và bằng 20% GDP. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tăng dần qua các năm, năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ đạt xấp xỉ 904 tỷ USD, tăng 87 tỷ (10,6%) so với năm 2004. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tăng cao hơn năm 2005 rất lớn xấp xỉ 133 tỷ (14,7%) đạt xấp xỉ 1.037tỷ USD. Năm 2006, có 20 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng hơn năm 2005, các nhóm hàng có mức tăng cao nhất là năng lượng nguyên tử, máy bay và các thiết bị hàng không vũ trụ; các sản phẩm dầu lửa; và xe động cơ, năm 2006 các nhóm hàng này tăng so với năm 2005 là 60tỷ USD chiếm gần 47% tổng trị giá xuất khẩu. (xem bảng 1.3)
- 7 Bảng 1.2: CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU CHÍNH VÀO MỸ (2001-2006) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Quốc gia Đvt: triệu USD Canada 216.836 210.518 224.016 255.660 287.534 303.034 China 102.069 124.796 151.620 196.160 242.638 287.052 Mexico 130.509 134.121 137.199 154.959 169.216 197.056 Japan 126.139 121.262 118.485 129.535 137.831 148.071 Germany 58.939 60.985 66.532 75.622 84.345 87.756 United Kingdom 41.118 40.429 42.455 45.920 50.758 53.502 Korea 34.917 35.284 36.930 45.064 43.155 44.714 Taiwan 33.262 32.054 31.490 34.462 34.574 38.086 France 30.024 28.232 28.896 31.505 33.499 36.837 Malaysia 22.228 23.953 25.321 28.070 33.695 36.441 Venezuela 14.178 14.352 16.677 24.440 32.750 36.283 Italy 23.707 24.212 25.293 27.975 30.880 32.707 Saudi Arabia 12.359 12.177 17.112 20.434 26.150 31.142 Ireland 18.599 22.374 25.766 27.401 28.385 28.921 Nigeria 8.916 5.820 10.114 16.295 23.875 27.863 Brazil 14.415 15.609 17.717 21.098 24.346 26.169 Thailand 14.672 14.796 15.075 17.510 19.803 22.345 India 9.708 11.790 13.034 15.503 18.710 21.674 Russia 6.178 6.740 8.381 11.637 15.353 19.642 Israel 11.969 12.437 12.767 14.515 16.870 19.157 Các nước khác 201.892 202.870 225.219 266.398 308.013 346.603 Tổng cộng 1.132.635 1.154.811 1.250.097 1.460.160 1.662.380 1.845.053 Nguồn : the U.S. Department of Commerce and the U.S. International Trade Commission (DOC & USITC)
- 8 Bảng 1.3: MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA MỸ (2001-2006) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá % Đvt : tỷ USD Các ứng dụng trong hóa học, máy móc, các phản 145 130 131 149 166 182 17,55 ứng hạt nhân Máy móc điện tử, thiết bị 123 110 113 125 129 146 14,06 và phụ tùng Phương tiện vận chuyển 59 63 65 73 83 93 8,94 và phụ tùng Máy bay và phụ tùng 45 44 40 42 50 67 6,44 Sản phẩm dùng trong ytế 44 41 44 51 55 62 5,97 Nhựa và các sản phẩm 27 27 29 34 38 43 4,12 có liên quan Chất đốt, dầu thô và các sản phẩm từ việc khai 13 12 14 19 26 35 3,37 thác Hóa chất 19 19 23 30 30 34 3,24 Kim loại, đá quý tự nhiên 15 14 15 18 22 32 3,04 Đồ dự trữ phân loại đặc 24 23 23 25 27 29 2,83 biệt Dược phẩm 13 13 16 19 22 25 2,43 Các sản phẩm có liên 11 11 11 13 14 16 1,51 quan đến hóa học Ngũ cốc 10 10 11 13 11 14 1,30 Các sản phẩm có liên 8 8 8 9 11 13 1,30 quan đến sắt hoặc thép Giấy và các sản phẩm có 11 10 11 11 12 13 1,27 liên quan Sắt và thép 5 5 7 9 11 13 1,22 Nhôm các sản phẩm có 5 5 5 6 7 10 0,97 liên quan Các thành phần hóa học, 6 6 6 7 9 10 0,97 các hợp chất kim loại quý Cao su và các sản phẩm 7 6 7 8 9 10 0,93 có liên quan Hạt giống 7 7 10 9 8 9 0,88 Các mặt hàng khác 136 129 136 147 162 183 17,66 Tổng cộng 731 693 724 817 904 1.037 100,00 Nguồn: USITC Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 1.845 tỷ USD, tăng 183 tỷ USD (11%) so với năm 2005. Nhiều nhóm hàng có mức tăng trên 4 tỷ, trong đó nhóm sản phẩm chất đốt, dầu thô có mức tăng cao nhất , năm 2006 tăng 45 tỷ so
- 9 với năm 2005 chiếm 17,17% tổng kim ngạch nhập khẩu, chủ yếu là do giá dầu thế giới tăng(xem bảng 1.4). Các nhóm hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất là bán dẫn và mạch tích hợp (giảm 831 triệu USD), và máy ảnh và thiết bị (giảm 503 triệu USD) (www.usitc.gov). Bảng 1.4: MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ (2001-2006) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá % Đvt : tỷ USD Chất đốt, dầu thô 113 109 145 194 272 317 17,17 Các ứng dụng trong hóa học, máy 160 161 169 199 221 243 13,15 móc, các phản ứng hạt nhân Máy móc điện tử, thiết bị và phụ 154 151 156 184 206 228 12,35 tùng Phương tiện vận chuyển và phụ 161 171 176 192 201 216 11,73 tùng Hóa chất 34 35 38 42 47 51 2,74 Sản phẩm dùng trong ytế 35 35 39 44 47 50 2,73 Kim loại, đá quý tự nhiên 26 26 28 33 37 44 2,38 Dược phẩm 16 22 29 32 36 42 2,3 Bàn ghế, thiết bị trang trí nội thất 23 27 30 34 37 40 2,15 Đề dự trữ phân loại đặc biệt 35 36 34 35 38 40 2,15 Hàng may mặc không dệt kim 32 31 33 35 37 38 2,05 Hàng may mặc dệt kim 27 28 30 32 33 35 1,92 Sắt và thép 10 11 10 22 22 29 1,56 Các sản phẩm có liên quan đến 14 14 15 20 24 28 1,53 sắt và thép Đồ chơi, trò chơi, thiết bị thể thao, 20 21 21 22 24 26 1,4 phụ tùng kèm theo Gỗ, đồ gỗ 15 16 17 23 24 23 1,24 Đồ dự trữ báo cáo nhập khẩu đặc 13 13 14 16 18 20 1,09 biệt Giày dép 15 15 16 16 18 19 1,03 Nhôm và các sản phẩm có liên 8 9 10 13 15 19 1,03 quan Các mặt hàng khác 202 204 218 246 272 303 16,45 Tổng cộng 1.133 1.155 1.250 1.460 1.662 1.845 100,00 Nguồn: USITC 1.1.3, Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ 1.1.3.1, Quan hệ ngoại giao:
- 10 Năm 1991, Việt Nam và Mỹ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hóa quan hệ. Tháng 2 năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Ngày 11 tháng 12 năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước (BTA) bắt đầu có hiệu lực, sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Theo Hiệp định này, tất cả các loại hàng hóa Việt Nam (bao gồm hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, đồ điện gia dụng, điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, v..v...) xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ ngày 10/12/2001 trở đi sẽ dược hưởng mức thuế quan tối huệ quốc (còn được gọi là NTR). Mức thuế này trung bình chỉ còn 3% so với mức thuế quan trung bình không có tối huệ quốc 40% trước đây. Sự kiện quan trọng gần đây nhất đánh dấu bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước là ngày 20 tháng 12 năm 2006, Tổng thống Bush đã ký luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Việc áp dụng PNTR sẽ tạo một nền tảng mang tính bền vững cho việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư. Từ nay, Việt Nam và Hoa Kỳ là các đối tác thương mại bình đẳng, cùng áp dụng cho nhau những cam kết của mình trong khuôn khổ WTO. Quan hệ ngoại giao của hai nước ngày càng thắt chặt hơn, hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện rất lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển. 1.1.3.2, Quan hệ thương mại: Năm 1994 – năm Mỹ bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD lên 1,4 tỷ USD năm 2001 - năm trước khi BTA có hiệu lực và đạt 9,563 tỷ USD năm 2004, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang đã tăng nhẩy vọt từ 1,026 tỷ USD năm 2001 lên đến 8,463tỷ USD năm 2006 (xem biểu đồ 1.1).
- 11 Biểu đồ 1.1: KIM NGẠCH HAI CHIỂU VIỆT NAM - MỸ (2001-2006) 1,100 1,192 1,163 1,324 US - Việt Nam 8,463 Việt nam - US 6,522 580 5,161 4,472 461 2,392 1,026 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nguồn : USITC Năm 2001, Việt nam đứng thứ 40 về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, một năm sau khi hiệp định song phương Việt – Mỹ có hiệu lực, năm 2002, Việt nam vươn lên đứng hàng thứ 38 về kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ, và từ năm 2003 đến năm 2006, Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 33 của Mỹ (tính theo kim ngạch nhập khẩu của Mỹ - phụ lục 1). Về hoạt đông kinh doanh ngoại thương: Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng 29,8% so với năm 2005, chiếm thị phần rất nhỏ khoảng 0,46%.Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang gồm hàng may mặc, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản, nông sản thô, dầu khí…Và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD năm 2006 giảm xấp xỉ 8,4% so với năm 2005. Các mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu gồm máy bay dân dụng, máy móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công giày,v.v. Nói chung, xu hướng nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chủ yếu là thiết bị, phụ tùng công nghệ cao, mặc dù rất đắt tiền nhưng là hàng không thể mua từ các nước khác, hoặc các nguyên liệu, phụ liệu phục vụ gia công hàng xuất khẩu (xem bảng 1.5, 1.6).
- 12 Bảng 1.5: MỘT SỐ MẶT HÀNG CỦA MỸ XUẤT KHẨU VÀO VIỆT NAM (2001-2006) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá % Đvt: triệu USD Các ứng dụng trong hóa học, máy móc, các phản ứng hạt 83 127 127 122 115 175 15,87 nhân Nhựa và các sản phẩm có liên 22 27 37 58 84 96 8,70 quan Máy móc điện tử, thiết bị và 42 48 52 75 72 88 7,96 phụ tùng Máy bay và phụ tùng 53 79 716 376 346 77 7,03 Gỗ, đồ gỗ 6 19 21 39 44 65 5,94 Sản phẩm dùng trong ytế 20 24 42 39 57 65 5,91 Phương tiện vận chuyển và 8 13 26 39 41 49 4,43 phụ tùng Bông, sợi, vải 29 28 35 67 49 48 4,33 Các sản phẩm sữa, trứng, mật 8 3 3 24 39 42 3,78 ong, các sản phẩm khác Giày dép 19 18 23 24 31 34 3,11 Hóa chất 9 10 15 9 11 22 2,01 Trái cây, đậu, dưa 5 7 6 6 10 22 1,98 Da thuộc 3 6 6 12 16 22 1,98 Sắt và thép 3 4 5 76 18 20 1,86 Giấy và các sản phẩm có liên 18 17 21 24 17 19 1,71 quan Bột gỗ, các vật liệu khác 9 9 9 7 17 17 1,54 tương tự làm giấy, giấy loại Đồ phế thải 8 13 12 10 22 17 1,53 Sơ sợi làm bằng tay 2 4 5 7 7 16 1,48 Thức ăn làm sẵn 0 1 1 4 15 14 1,27 Thịt 1 0 0 12 12 13 1,20 Các mặt hàng khác 113 124 163 134 169 180 16,37 Tổng cộng 461 580 1.324 1.163 1.192 1.100 100,00 Nguồn: USITC
- 13 Bảng 1.6: MỘT SỐ MẶT HÀNG CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO MỸ (2001-2006) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Mặt hàng Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá % Đvt: triệu USD Hàng may mặc không dệt kim 26 437 1.241 1.422 1.540 1.768 20,89 Hàng may mặc dệt kim 21 436 1.096 1.081 1.124 1.384 16,36 Chất đốt, dầu thô 157 179 209 250 502 956 11,30 Giày dép 132 224 325 473 717 952 11,24 Bàn ghế, thiết bị trang trí nội thất 14 82 190 389 697 902 10,66 Thủy hải sản 384 479 569 404 464 467 5,52 Trà, cà phê,gia vị 89 73 98 144 184 240 2,84 Các ứng dụng trong hóa học, máy móc, các phản ứng hạt 1 20 67 62 126 222 2,63 nhân Máy móc điện tử, thiết bị và phụ 1 7 30 50 87 210 2,48 tùng Thức ăn làm sẵn 93 138 162 162 163 184 2,17 Trái cây, đậu, dưa 48 71 99 172 154 154 1,82 Các sản phẩm làm bằng da 3 62 101 124 127 137 1,61 thuộc Các sản phẩm liên quan sắt, 1 3 6 12 34 83 0,99 thép Nhựa và các sản phẩm có liên 0 6 11 28 53 82 0,97 quan Mũ, khăn trùm đầu 0 24 39 63 68 77 0,91 Xà phòng, các chất tẩy rửa 0 1 0 1 25 71 0,84 Các sản phẩm liên quan tới dệt 1 7 22 48 41 53 0,63 may Đồ chơi, trò chơi, thiết bị thể 1 8 12 16 31 46 0,54 thao, phụ tùng kèm theo Cao su và các sản phẩm liên 4 16 20 27 35 44 0,52 quan Các sản phẩm gốm sứ 7 12 21 27 34 44 0,52 Các mặt hàng khác 44 108 154 208 316 385 4,55 Tổng cộng 1.026 2.392 4.472 5.161 6.522 8.463 100,00 Về hoạt động đầu tư: Mỹ là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Năm 2004, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của đạt 252 tỉ USD. Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) có hiệu lực (tháng 12.2001), không chỉ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng mà dòng vốn đầu tư và hàng hóa Mỹ cũng không ngừng
- 14 chảy vào Việt Nam. Năm 2005, đã có 259 dự án đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 2 tỉ USD, xếp thứ 11 trong số những quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư). Tại Việt Nam, các công ty sẽ đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, logistics (vận tải, giao nhận…), phân phối, xuất nhập khẩu, bán lẻ, năng lượng, bất động sản, sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao và lắp ráp máy tính, gia công cơ khí, các dịch vụ phục vụ kinh doanh, giải trí, giáo dục, và y tế. Bên cạnh việc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới các công ty sẽ rất quan tâm đến việc mua lại một phần các công ty đang hoạt động tại Việt Nam (kể cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và tham gia vào quản lý các công ty này. Ví dụ, Quỹ TPG và Quỹ đầu tư Intel gần đây đã mua 10% cổ phần của FPT trị giá 36,5 triệu USD. Một số công ty khác đang tìm kiếm khả năng mua cổ phần chiến lược ở Việt Nam. Ví dụ, một ngân hàng lớn đang có kế hoạch mua cổ phần của một ngân hàng lớn Việt Nam hay một hãng bia lớn đang thăm dò mua cổ phần của một công ty bia lớn ở Việt Nam. Bên cạnh các họat động thương mại, Mỹ tham gia vào các lĩnh vực hợp tác phi thương mại, được đánh giá là có hiệu quả như giáo dục, phòng chống HIV/AIDS và nhân đạo. Hiện nay có khoảng 300 tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện của Mỹ (trong đó có nhiều tổ chức được chính phủ Mỹ tài trợ), đã và đang thực hiện các dự án nhân đạo ở Việt Nam. 1.2, Vị trí, vai trò của ngành dệt – may trong họat động kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam. Sản phẩm của ngành dệt may là mặt hàng nhu yếu phẩm quan trọng trong đời sống con người, có tính chất thời trang. Ngành dệt may là ngành công nghiệp chủ yếu tạo nguồn thu ngoại tệ nhiều cho đất nước, trong vài năm gần đây, ngành dệt may được xem như ngành “mũi nhọn”, bởi những ưu thế: đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, nhân công dồi dào và rẻ, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu.
- 15 1.2.1, Vị trí của ngành dệt may trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu: Ngành dệt may xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, từ 14-16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, luôn đứng vị trí thứ hai sau dầu thô. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may tăng liên tục hàng năm từ 10-21%, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm 14,64% tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5,83 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2005 (xem bảng 1.7). Bảng 1.7. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY (2004-2006) Đvt : tỷ USD Năm 2004 2004/2003 2005 2005/2004 2006 2006/2005 Tổng KNXK 26.50 31.40% 32.44 22.40% 39.83 22.80% Dầu thô 5.67 7.37 8.26 Dệt may 4.39 19.00% 4.84 10.30% 5.83 20.60% Giày dép 2.69 3.00 3.59 Hải sản 2.40 2.74 3.36 Gỗ và sản phẩm gỗ 1.14 1.56 1.93 Điện tử máy vi tính, 1.08 1.43 1.70 linh kiện Cao su 0.60 0.80 1.29 Gạo 1.31 1.41 1.27 Cà phê 0.64 0.74 1.22 Tỷ trọng hàng dệt 16.55% 14.92% 14.64% may/ tổng KNXK Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của Tổng cục Hải Quan Việt Nam Ngành dệt may và ngành giày dép là hai ngành cùng sử dụng nhiều lao động, nhưng ngành dệt may luôn tỏ ra là ngành sản xuất hiệu quả hơn, đạt kim ngạch xuất khẩu cao hơn, chứng tỏ ngành dệt may luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ngành dệt may là ngành công nghiệp chủ chốt trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu. Từ những năm 1992,1993, hàng dệt may từ vị trí thứ 3,4 về kim ngạch xuất khẩu đã dần chiếm vị trí thứ 2 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng sau dầu thô.
- 16 1.2.2, Vai trò của ngành dệt may trong hoạt đông kinh doanh xuất khẩu: 1.2.2.1,Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực: Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, xét về tổng thể, hàng dệt may chỉ đứng sau dầu thô và chỉ tính riêng xuất khẩu hàng dệt may đã đóng góp từ 13-15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đồng thời tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động , trong đó chưa tính tới số lao động trồng dâu, nuôi tằm. Trong khi tốc độ tăng GDP bình quân của cả nước tăng 5%/năm thì giá trị xuất khẩu hàng dệt may tăng khoảng 20-25%/năm. Hàng dệt may Việt Nam hiện đã hiện diện trên 150 nước, vùng và lãnh thổ so với năm 2000 là 100 nước, vùng và lãnh thổ. Điều đó chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam đã có uy tín trên thị trường thế giới và có thể cạnh tranh được tại các thị trường khác nhau, kể cả những thị trường khó tính như Nhật bản, EU, . 1.2.2.2, Ngành dệt may có tỉ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. So với nhiều ngành khác ngành dệt may yêu cầu đầu tư thấp hơn nhiều, lại sinh lợi nhanh. Chi phí đầu tư cho một chỗ lao động chỉ cần 600USD cho thiết bị và 300USD cho nhà xưởng, điện nước mà thời gian thu hồi vốn nhanh có thể sau 3-3,5 năm, lợi nhuận cao. Việc đào tạo công nhân nhanh, có thể từ 2-2,5 tháng. Chính vì thế, bước vào thời kỳ phát triển kinh doanh xuất khẩu, nhiều nước như Nhật bản, Hồng Kông, Trung quốc đã lấy ngành may làm ngành chủ đạo và đi lên từ ngành này. Kinh nghiệm cho thấy, việc phát triển ngành sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may là yêu cầu khách quan và là cứu cánh để tăng kim ngạch xuất khẩu và phát triển kinh tế ở một số nước công nghiệp phát triển. 1.2.2.3, Phát triển ngành may là “động lực” cho các ngành khác. Quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu hàng dệt may là quá trình hợp tác và liên kết toàn diện trên cơ sở phân công và hợp tác sản xuất phát huy hiệu quả lợi thế trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Mặt khác, với xu hướng chung, các doanh nghiệp đã không ngừng hoàn thiện sản phẩm dệt may với chất lượng ngày càng cao đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng, bảo đảm sức cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới. Sản phẩm dệt may xuất khẩu được sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Sự phát
- 17 triển của ngành dệt may kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ là tất yếu trong xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các ngành sử dụng nhiều nhân công hiện nay. 1.2.2.4, Ngành dệt may góp phần thực hiện thành công công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: Phát triển ngành dệt may thông qua việc cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Hơn nữa, thị hiếu về may mặc trong đời sống hiện đại ngày càng cao, đối thủ cạnh tranh của ngành dệt may xuất khẩu không chỉ là đối thủ nước ngoài, các tập đòan đầu tư trong nước mà còn chính các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Nhờ sự phát triển công nghệ qui mô toàn cầu và sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mà ngành dệt may Việt Nam có khả năng “chen chân” vào thị trường thế giới. Khách hàng đã “đổ” vào Việt Nam gia công hàng dệt may nhờ ngành dệt may đã có nhiều năm tích lũy kinh nghiệm quản ly,có đội ngũ lao động biết nghề, thiết bị ngày càng trang bị khá tiên tiến, chất lượng sản phẩm dệt may càng cao, giá nhân công rẻ. Nhiều doanh nghiệp dệt may nhà nước trung ương, địa phương và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác: công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài.. đã có tiếng trên thị trường châu Âu, châu Á, Bắc . Trong thực tế, ngành dệt may đà có nhiều năm tích lũy kinh nghiệm quản ly, có đội ngũ, có đội ngũ lao động biết nghề, thiết bị máy móc ngày càng được trang bị khá tiên tiến, chất lượng sản phẩm ngành dệt may ngày càng cao, giá nhân công rẻ, tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng dệt may trên thị trường thế giới. Khách hàng nhiếu nước thấy mối lợi đó đổ vào Việt Nam để gia công hàng dệt may. 1.2.2.5, Ngành dệt may góp phần giải quyết vấn đề việc làm và thúc đẩy hình thành thị trường lao động và phân công lao động. Ngành dệt may sử dụng nhiều lao động sống, phù hợp với các nước có nguồn nhân công dồi dào như Việt Nam, hiên số lao động trong ngành dệt may là 2 triệu người (so với năm 2000 là 1,6 triệu người). Lương công nhân đã có sự gia
- 18 tăng đáng kể; 1-1,2 triệu đồng/tháng (năm 2002 là từ 700-800 ngàn đồng/tháng). Ngành dệt may phát triển trên qui mô rộng lớn trong cả nước tạo thuận lợi cho người lao động lựa chọn, thay đổi nơi làm việc thích ứng với mình, điều đó góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động hợp ly trên qui mô toàn xã hội, tạo điều kiện nâng cao tay nghề, trình độ khoa học kỹ thuật và kỷ luật công nghiệp, nguy cơ bị thất nghiệp càng lớn thúc đẩy người lao động phải tự hoàn thiện mình. Ngành dệt may tuy có vai trò tích cực, các doanh nghiệp dệt may thụ động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, không chủ động tìm “đầu ra”, “đầu vào” cho sản xuất, chủ yếu là gia công xuất khẩu, làm chậm năng lực cạnh tranh của ngành của quốc gia, làm chậm tiến trình phát triển kinh tế theo chiều sâu. Phần lớn hàng dệt may của Việt Nam gia công theo mẫu mã thiết kế, nhãn hiệu của nước ngoài, chưa có thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được vị thế của nhãn hiệu của mình trên thị trường quốc tế, nên ngành dệt may của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác nước ngoài. Trong quá trình chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ mới, dổi mới trang thiết bị, do trình độ chuyên môn nghiệm thu kém, nên có tình trạng nhập khẩu máy móc lỗi thời, không phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi mới của ngành dệt may, một phần gây thất thoát cho nhà nước, một gây khó khăn cho ngành dệt may phát triển. 1.3, Các yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường tiêu thụ rộng lớn, được gán là “sân chơi” quốc tế cho các ngành xuất khẩu của các nước trên thế giới. Các nước trên thế giới canh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm để có “chỗ đứng” tại thị trường này. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, sự hiện diện của sản phẩm dệt may trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Mỹ đã nói lên được vị thế của hàng sệt may trên thế giới, là “bàn đạp” để xâm nhập vào các nước có mức tiêu dùng lớn trên thế giới. Từ bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia có ngành dệt may xuất khẩu trên thế giới và thực tiễn ngành dệt may của Việt Nam đang mất dần lợi thế
- 19 so sánh là sử dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào, chậm chuyển đổi cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lợi thế hóa, cùng với chính sách, cơ chế khuyến khích xuất khẩu lạc hậu, chậm chuyển đổi theo xu hướng thế giới. Ngành dệt may có các yêu cầu cấp thiết để mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ: Các yêu cầu khách quan: Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Mỹ bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt nam, tận dụng những ưu đãi là thành viên của WTO và xuất khẩu không hạn chế vào Mỹ. Cơ chế quản ly về giá của hàng dệt may xuất khẩu để tránh bị kiện cáo vể việc bán phá giá. Mở rộng qui mô và đầu tư vào ngành dệt may xuất khẩu từ chính phủ nhằm tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Các yêu cầu chủ quan: Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản và tòan diện về khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất quản ly. Có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẩn nhau giữa các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Đa dạng hóa các mặt hàng dệt may xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu cho hàng dệt may xuất khẩu. Ngành dệt may phải có chính sách tiếp thị quảng cáo về sản phẩm dệt may, tổ chức các cuộc thi tay nghề “bàn tay vàng”, các doanh nghiệp dệt may tham gia vào các cuộc bình chọn “hàng Việt Nam chất lượng cao”, qua đó khẳng định được vị trí của sản phẩm dệt may của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của sản phẩm. Tăng cường xuất khẩu theo phương thức tự doanh, tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may đạt 60%. Phát triển ngành dệt may xuất khẩu trên phạm vi toàn quốc và gồm mọi thành phần kinh tế tham gia, tận dụng lợi thế của nhau (về nguồn vốn, phương pháp quản ly, bí quyết công nghệ…).
- 20 Phát triển ngành dệt may theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, nhằm mục tiêu biến đất nước thành một nền kinh tế có cơ cấu Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ. Yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội: Việc phát triển ngành dệt may xuất khẩu gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy các ngành kinh tế-công nghệ trực tiếp (dệt, cơ khí, giấy, nhựa…) và liên quan (giao thông vận tải, bưu điện…) tham gia hội nhập quốc tế khu vực nhằm sử dụng có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về nguồn lao động nước ta. Như vậy, để thực hiện yêu cầu đặt ra cho ngành dệt may xuất khẩu, đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Để thực hiện được các yêu cầu trên có hiệu quả, chúng ta cần xem xét kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Trung quốc vào thị trường Mỹ, từ đó rút ra bài học cho ngành dệt may Việt Nam từ những thành công và thất bại của họ. 1.4, Một số kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt –may sang của Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào Mỹ không những lớn nhất mà còn có tốc độ tăng trưởng cao. Sau khi hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may được xóa bỏ giữa các nước thành viên WTO, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng vọt. Năm 2005, xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc vào Mỹ xấp xỉ 27 tỷ USD, tăng 42,5 % so với năm 2004 và chiếm xấp xỉ 27 % tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Mỹ, vượt qua Mêhicô để trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Mỹ chỉ còn sau Canada. Tuy nhiên, sau khi Mỹ áp dụng trở lại hạn ngạch đối với Trung Quốc từ tháng 5/2005 thì tốc độ tăng nhập khẩu hàng dệt may từ nước này vào Mỹ đã chậm lại (xem bảng 1.8).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn