intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là phân tích và đánh giá thực trạng trả cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ở VN từ năm 2009 đến năm 2011, thời kỳ kinh tế VN gặp nhiều bất ổn vĩ mô, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc trả cổ tức của các NHTMCP thuộc diện phải tái cấu trúc vì yếu kém tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TÁC GIẢ PHẠM VĂN HÙNG
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ quý báu của Tiến Sĩ Trần Thị Quế Giang. Tôi xin chân thành cảm ơn vì sự đóng góp ý kiến và hướng dẫn nhiệt tình của Cô. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành, thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn vì những ý kiến đóng góp giá trị của các thầy trong quá trình viết bài luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm, giúp tôi có được phương pháp nghiên cứu tốt để thực hiện các nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn các bạn học viên đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua để tôi có thể vượt qua những khó khăn của quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình tôi, những người đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. PHẠM VĂN HÙNG TP. Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2013
  3. iii TÓM TẮT Mối quan hệ giữa cổ tức và ngân hàng được sự quan tâm cả về học thuật lẫn các nhà tạo lập chính sách trong thời gian gần đây, bởi ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế là vô cùng lớn. Tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều công trình nghiên cứu mang tính thực tế về vấn đề này tại Việt Nam. Qua phân tích lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn 2009-2011, cho thấy bản chất của vấn đề trả cổ tức, nó như là cách để các chủ sở hữu ngân hàng nhanh chóng lấy lại phần vốn đã đầu tư khi mua cổ phần của ngân hàng trước kia, mặc cho những rủi ro tiềm ẩn có thể tăng lên khi nguồn vốn của ngân hàng bị rút ra. Điều này là do hậu quả của vấn đề rủi ro đạo đức gây ra khi có sự bảo trợ của chính phủ đối với lĩnh vực ngân hàng. Hiện tượng này càng xảy ra mạnh mẽ khi các khi ngân hàng rơi vào trạng thái suy giảm giá trị vốn hoá nghiêm trọng, hoặc khi ngân hàng được điều hành bởi ban lãnh đạo có năng lực quản trị yếu kém. Hậu quả là các chủ sở hữu và ban điều hành ngân hàng lựa chọn các quyết định bất lợi cho chính ngân hàng của mình thông qua nhiều cách khác nhau, trong đó có trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông. Tuy nhiên, các chủ sở hữu ngân hàng không phải chịu các rủi ro mà lẽ ra họ phải chịu, những rủi ro này được dịch chuyển sang cho người gửi tiền và người nộp thuế do sự bảo trợ của chính phủ. Bằng các số liệu và lập luận cùng với phân tích một số tình huống, bài viết cho thấy rằng các ngân hàng tại Việt Nam trả cổ tức cao trong giai đoạn 2009-2011, và các ngân hàng gặp khó khăn tài chính thường trả cổ tức cao hơn so với các ngân hàng khác. Tình trạng này càng gây nhiều rủi ro cho toàn hệ thống ngân hàng (ngoài những nguyên nhân khác), khiến cho trạng thái hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều trục trặc, bất ổn. Để phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng góp phần đưa nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách liên quan đến vấn đề cổ tức của các ngân hàng như: i) hạn chế trả cổ tức với các ngân hàng gặp khó khăn tài chính, không duy trì đúng, đủ trạng thái an toàn vốn, không trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định; ii) giảm sự bảo trợ của chính phủ với lĩnh vực ngân hàng; iii) giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngân hàng thông qua việc phát triển các thị trường tài chính khác như thị trường chứng khoán; iv) nâng cao năng lực quản trị của đội ngũ ban điều hành ngân hàng; v) tăng cường kỷ luật giám sát đối với hệ thống NH, không để cho các NH lách qua các kẽ hở của các quy định do cơ quan quản lý NH đưa ra.
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................... vii DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG ...................................................................................viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách ........................................................................................ 1 1.2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 1.4. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................ 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ...................................... 5 2.1. Lý thuyết cổ tức .............................................................................................................. 5 2.1.1. Trường phái cổ tức không liên quan ............................................................................ 5 2.1.2. Quan điểm về cổ tức có liên quan ................................................................................ 5 2.2. Cổ tức và vấn đề bất cân xứng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng ............................... 6 2.3. Khung phân tích .............................................................................................................. 7 2.3.1. Bảo trợ chính phủ và dịch chuyển rủi ro liên quan đến cổ tức ngân hàng................... 7 2.3.2. Vai trò của giá trị vốn hóa và vấn đề cổ tức ngân hàng ............................................... 9 2.3.3. Lựa chọn ngược và vấn đề cổ tức ngân hàng ............................................................ 10 CHƯƠNG 3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ............................................................................................................. 12 3.1. Khó khăn chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009-2011 .................. 12
  5. v 3.2. Tình hình chung về chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009-2011 ............................................................................................................ 13 3.3. So sánh chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần với các tổ chức phi tài chính................................................................................................................................ 19 3.4. So sánh chính sách cổ tức giữa các ngân hàng gặp khó khăn tài chính với các ngân hàng khác ...................................................................................................................................... 25 3.5. So sánh chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với các ngân hàng trên thế giới ........................................................................................................ 28 CHƯƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ................................... 32 4.1. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................ 32 4.2. Kết luận ......................................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 36 PHỤ LỤC 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ............................................................................... 40 PHỤ LỤC 3.1. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG NHÓM 1 ........................................... 41 PHỤ LỤC 3.2. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG NHÓM 2 ........................................... 42 PHỤ LỤC 3.3. MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ CÁCH TÍNH .......................................................... 44 PHỤ LỤC 3.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ..................................................... 45
  6. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3-1 Tỷ lệ trả cổ tức của các ngân hàng (%) ............................................................ 14 Biểu đồ 3-2 Lợi nhuận và cổ tức của 40 ngân hàng (VNĐ) ................................................ 18 Biểu đồ 3-3 Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận của các ngân hàng (%) ................................................. 19 Biểu đồ 3-4 So sánh Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận của các lĩnh vực (%)....................................... 21 Biểu đồ 3-5 So sánh Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận trung bình cộng của các lĩnh vực (%) ............ 22 Biểu đồ 3-6 So sánh Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận bình quân trọng số của các lĩnh vực (%) ........ 23 Biểu đồ 3-7 Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận các nhóm ngân hàng (%) ............................................. 26 Biểu đồ 3-8 Trung bình cộng Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận các nhóm ngân hàng (%) ................. 26 Biểu đồ 3-9 Tỷ lệ cổ tức/lợi nhuận trung bình trọng số các nhóm ngân hàng (%).............. 27 Biểu đồ 3-10 Chi trả cổ tức hàng quý của các NH Mỹ (tỷ USD) ........................................ 29 Biểu đồ 3-11 Tỷ lệ cổ tức hàng quý so với tổng tài sản ...................................................... 30
  7. vii DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT BCB Bản cáo bạch BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio) CCI Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi CCL Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long CSH Chủ sở hữu CTCK Công ty Chứng khoán DIG Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng DN Doanh nghiệp DXG Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh EPS Thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning Per Share) FPT Công ty cổ phần FPT HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HSX Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM NPL Nợ xấu (Non-Performing Loan) NPV Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) NTL Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần PVFC Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí TCTD Tổ chức tín dụng VIC Công ty Cổ phần Vincom VN Việt Nam
  8. viii DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG STT Tên Viết tắt 1 NHTMCP An Bình ABB 2 NHTMCP Á Châu ACB 3 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AGRB 4 NHTMCP Bắc Á BAB 5 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 6 NHTMCP Bảo Việt BVB 7 NHTMCP Công Thương Việt Nam CTG 8 NHTMCP Đại Á DAB 9 NHTMCP Đông Á EAB 10 NHTMCP XNK Việt Nam EIB 11 NHTMCP Đệ Nhất FCB 12 NHTMCP Gia Định GDB 13 NHTMCP Dầu khí Toàn cầu GPB 14 NHTMCP Nhà Hà Nội HBB 15 NHTMCP Phát triển Nhà TPHCM HDB 16 NHTMCP Kiên Long KLB 17 NHTMCP Bưu điện Liên Việt LPB 18 NHTMCP Quân Đội MBB 19 NHTMCP Phát triển Mê Kông MDB 20 NHTMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long MHB 21 NHTMCP Hàng Hải Việt Nam MSB 22 NHTMCP Nam Á NAB 23 NHTMCP Nam Việt NVB 24 NHTMCP Phương Đông OCB 25 NHTMCP Đại Dương OJB 26 NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB
  9. ix STT Tên Viết tắt 27 NHTMCP Phương Nam PNB 28 NHTMCP Sài Gòn SCB 29 NHTMCP Đông Nam Á SEAB 30 NHTMCP Sài Gòn Công thương SGB 31 NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB 32 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB 33 NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam TCB 34 NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa TNB 35 NHTMCP Tiên Phong TPB 36 NHTMCP Đại Tín TRB 37 NHTMCP Việt Á VAB 38 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB 39 NHTMCP Quốc Tế Việt Nam VIB 40 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB 41 NHTMCP Việt Nam Thương Tín VTB 42 NHTMCP Phương Tây WEB
  10. 1 GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh và vấn đề chính sách Chính sách cổ tức là một trong mười vấn đề khó nhất và vẫn chưa tìm ra cách giải quyết trong các nghiên cứu kinh tế tài chính (Brealey và Myers, 2003, trích trong Al-Kuwari, 2010). Với những đặc tính khác biệt của ngành ngân hàng (NH), vấn đề cổ tức lại càng trở nên khó khăn hơn đối với các nhà nghiên cứu kinh tế tài chính và các cơ quan điều hành chính sách. Ở Việt Nam (VN), trong giai đoạn 2009-2011 chính sách cổ tức của các NH gây ra nhiều tranh luận. Giữa lúc kinh tế khó khăn, doanh nghiệp (DN) lao đao vì lãi suất thì các NH vẫn lãi “khủng” (Ánh Hồng – Hải Đăng, 2011) từ hoạt động cho vay, đồng thời dành tỷ lệ lớn trong lợi nhuận để trả cổ tức cao cho cổ đông (Nguyễn Quang, 2011). Tình trạng trả cổ tức cao của các NH diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam (VN) nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm mạnh từ 8,46% năm 2007 xuống còn 5,89% năm 2011, trong khi lạm phát tăng cao từ 8,30% năm 2007 lên 18,68% năm 2011 (The World Bank, 2013). Đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là vấn đề lạm phát, chính phủ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp thắt chặt kinh tế. Các chính sách này đã gây ra tình trạng ách tắc tín dụng và gây nhiều khó khăn cho cả NH và DN. Lãi suất tăng cao khiến các DN không thể huy động được vốn, tình trạng thiếu vốn hoạt động trở nên căng thẳng, các DN hoạt động cầm chừng, hàng nghìn DN không thể tiếp tục hoạt động và buộc phải phá sản (Nguyễn Thị Hoài Lê, 2013). Hệ thống NH – huyết mạch của nền kinh tế có nhiều trục trặc. Tình trạng thanh khoản hết sức căng thẳng, lãi suất liên NH bị đẩy lên rất cao (có thời điểm lên đến gần 40%/năm kỳ hạn một tháng) (Nhuệ Mẫn, 2011). Đặc biệt hơn là vấn đề nợ xấu ngày càng gia tăng, một số NH mất khả năng thanh toán và buộc phải sáp nhập để tránh rủi ro đổ vỡ cho toàn hệ thống. Tái cơ cấu hệ thống NH trở thành vấn đề cấp thiết của chính phủ với mục tiêu xây dựng hệ thống NH hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển vững chắc. Chính phủ phải sử dụng các gói cứu trợ và các chính sách ưu đãi để hỗ trợ cho các NH hoạt động ổn định. Chính phủ không để cho NH nào phá sản vì e ngại ảnh hưởng lan truyền của hệ thống ngân hàng – sẽ gây hoang mang trong dân chúng, làm mất lòng tin vào chính phủ. Quan điểm này được thể hiện rõ trong đề án tái cơ cấu hệ thống NH của chính phủ. Đề
  11. 2 án đưa ra những chính sách cho vay hỗ trợ thanh khoản đối với hệ thống NH thương mại ngoài nhà nước, hoặc bổ sung vốn cho các NH thương mại nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, 2012) Những biện pháp này đã lấy đi phần ngân sách rất lớn của chính phủ. Vấn đề quan trọng hơn nữa là hiệu quả của các gói cứu trợ lại không được đề cập rõ ràng. Thực tế cho thấy, một mặt các NH luôn nói rằng họ gặp rất nhiều khó khăn và cần hỗ trợ của nhà nước, mặt khác những con số lợi nhuận lớn và tỷ lệ trả cổ tức cao được công bố ở hầu hết các NH. Điển hình là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (HBB) đã dành tới 178% lợi nhuận thu được để trả cổ tức cho cổ đông trong năm 2011 (HBB, 2011), con số này ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (WEB) là 124% (WEB, 2011), và đến nay HBB đã buộc phải sáp nhập, còn WEB cũng thuộc diện phải hợp nhất, sáp nhập. Theo như các con số đã công bố thì công chúng sẽ đánh giá các NH đã vượt lên trên mọi khó khăn chung của nền kinh tế, không giống với với các lĩnh vực khác ở đó các DN đang đối mặt với muôn vàn khó khăn và nguy cơ phá sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hai lĩnh vực có trạng thái hoạt động kinh doanh hoàn toàn trái ngược. Nhưng thực tế không chắc như các các NH đã công bố, mà rất có thể tồn tại tình trạng “lãi giả lỗ thật” tại các NH. Họ có thể dùng các kỹ thuật về tài chính kế toán để biến các con số trên báo cáo trở nên đẹp hơn. Từ đó họ lấy tiền cứu trợ của chính phủ (hay đúng hơn là của những người nộp thuế) cả dưới dạng ngầm ẩn hay hiện hữu, và của người gửi tiền để trả cho các cổ đông thông qua hình thức cổ tức tiền mặt. Hành động này sẽ làm hao mòn nguồn vốn của NH, gây ra rủi ro cho hoạt động của NH và rủi ro này lại được chuyển cho người gửi tiền và cơ quan bảo hiểm tiền gửi (bản chất cuối cùng cũng là người nộp thuế). Vì vậy đây là vấn đề mà các nhà kinh tế cũng như người làm chính sách cần phải quan tâm tìm hiểu. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm góp phần đưa hệ thống NH nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển một cách ổn định và bền vững. 1.2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu Đứng trước bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế cùng với thực trạng khác thường của chính sách cổ tức tại các NH đã nêu trên, mục tiêu của luận văn là phân tích và đánh giá thực trạng trả cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ở VN từ năm 2009 đến năm 2011, thời kỳ kinh tế VN gặp nhiều bất ổn vĩ mô, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc trả cổ tức của các NHTMCP thuộc diện phải tái cấu trúc vì yếu kém tài chính. Do vậy những câu hỏi chính sách mà luận văn muốn làm rõ cụ thể là:
  12. 3 i) Chính sách trả cổ tức của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2009-2011 là như thế nào? ii) Có phải các NH gặp khó khăn tài chính trả cổ tức cao hơn các NH khác hay không? iii) Chính phủ có cần quy định về việc trả cổ tức của các NH trong thời kỳ khó khăn tài chính hay không? 1.3. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài viết không nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các NH, mà chỉ nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu như đã nêu trên, do vậy bài viết không sử dụng các mô hình kinh tế lượng mà sử dụng phương pháp phân tích định tính. Dựa trên các lý thuyết cơ sở, bài viết đưa ra các lập luận kết hợp với số liệu thống kê, phân tích và so sánh về chính sách cổ tức của các NH trong thời kỳ khó khăn tài chính so với chính sách cổ tức của các NH khác, đồng thời so sánh chính sách cổ tức giữa lĩnh vực NH và các lĩnh vực khác cũng như so sánh với kinh nghiệm quốc tế để thấy được thực trạng chính sách cổ tức trong lĩnh vực NH của VN. Bài viết cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, phân tích chính sách cổ tức của một số NH tiêu biểu trong thời kỳ khó khăn tài chính, qua đó làm rõ hơn bản chất của vấn đề cổ tức tại các NH này. Bài viết chú trọng vào các NH gặp khó khăn tài chính, do đó khoảng thời gian từ 2009- 2011 sẽ là phù hợp với mục đích của bài viết. Đây là thời kỳ các NH đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế, các trục trặc của hệ thống NH xuất hiện nhiều trong giai đoạn này. Số liệu về cổ tức của các NHTMCP tại VN trong giai đoạn 2009-2011 (40 NH), được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên (BCTN), bản cáo bạch (BCB)…. Phân tích chính sách cổ tức của các NH đặc biệt là nhóm các NH gặp khó khăn tài chính trong giai đoạn 2009-2011 sẽ giúp làm rõ các câu hỏi nghiên cứu trên đây. Theo Luật DN 2005, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Tuy nhiên bài viết này cũng giới hạn trong phạm vi cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt, với các trường hợp cổ tức bằng tài sản khác nếu được đề cập trong bài viết thì tác giả sẽ nói cụ thể cổ tức được trả theo phương thức nào. Ngoài ra, để đảm bảo đúng ý nghĩa cổ tức mà Luật DN 2005 đã đưa ra, khi tác giả nói chính sách trả cổ tức cao hay thấp là tác giả muốn đề cập đến tỷ lệ giữa số tiền dành cho trả cổ tức của năm nay so với khoản lợi nhuận sau thuế năm đó của các tổ chức.
  13. 4 1.4. Cấu trúc luận văn Bài viết được chia làm các phần chính như sau: Ở chương 2, tác giả nói về các lý thuyết cơ bản về vấn đề cổ tức, gồm các quan điểm khác nhau về cổ tức của DN nói chung và một số quan điểm cụ thể về vấn đề cổ tức của NH. Cũng trong chương 2, tác giả tổng hợp các quan điểm của một số nhà kinh tế đã chứng minh về những trục trặc của chính sách cổ tức NH, những quan điểm này sẽ được dùng làm khung phân tích cho phần tiếp theo. Chương 3, tác giả điểm lại tình hình chung về lĩnh vực NH và chính sách cổ tức của các NHTMCP tại VN. Sau đó tác giả sử dụng các số liệu đã thu thập được để so sánh, phân tích và chứng minh các quan điểm đã nêu trong phần khung lý thuyết. Cuối cùng (chương 4) tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách được rút ra từ phần phân tích ở chương 3 và rút ra kết luận cho toàn bộ bài viết.
  14. 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Lý thuyết cổ tức Trải qua quá trình nghiên cứu và tranh luận nhiều thập kỷ, cổ tức vẫn là vấn đề phức tạp của lý thuyết tài chính. Tồn tại hai trường phái lý thuyết chính đối lập nhau về vấn đề cổ tức. Hai trường phái này gồm: lý thuyết cổ tức liên quan và lý thuyết cổ tức không liên quan. Ý nghĩa của nó là chính sách cổ tức của công ty có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, và do đó ảnh hưởng đến giá trị của công ty. Một công ty phải quyết định phân phối khoản lợi nhuận của mình dưới dạng cổ tức, hay tái đầu tư vào các dự án trong tương lai mà nó mang lại giá trị hiện tại ròng (NPV) dương. Quyết định này chịu tác động của nhiều yếu tố, và nó ảnh hưởng ra sao đến giá trị của công ty là vấn đề vẫn còn nằm trong vòng tranh luận của giới học thuật về kinh tế tài chính, mỗi trường phái đều đưa ra những bằng chứng mạnh mẽ để chứng minh cho các quan điểm của mình. 2.1.1. Trường phái cổ tức không liên quan Lý thuyết cổ tức không liên quan dựa trên công trình nghiên cứu của Modigliani và Miller (1961), sau đó được Black (1976) củng cố thêm rằng giá trị của công ty không bị ảnh hưởng bởi chính sách cổ tức và do vậy nó không liên quan đến việc xác định giá trị cổ phần thường. Tuy nhiên, lý thuyết này được phát triển trong điều kiện giả định thị trường hoàn hảo. Những giả định cơ bản trong lý thuyết này là: trong thị trường vốn hoàn hảo không có người mua, người bán hay nhà phát hành chứng khoán nào đủ lớn để có thể ảnh hưởng đáng kể lên quy luật giá cả; thông tin về giá là sẵn sàng cho tất cả mọi người và không có chi phí; không có thuế chuyển đổi; không có sự khác biệt giữa thuế trên cổ tức và thuế trên lợi vốn; hành vi nhà đầu tư là duy lý;… Tuy nhiên, thực tế lại không thể có được điều kiện thị trường như vậy. Do đó trường phái thứ hai, dựa trên công trình nghiên cứu của Lintner (1956) về quan điểm cổ tức có liên quan cũng đưa ra những bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình. 2.1.2. Quan điểm về cổ tức có liên quan Lintner (1956) cho rằng chính sách cổ tức có liên quan đến giá trị của công ty dưới điều kiện thị trường thực tế, do đó công ty phải lựa chọn một chính sách cổ tức phù hợp với chính mình trong từng giai đoạn hoạt động. Và các công ty thường cố gắng duy trì một chính sách
  15. 6 cổ tức ổn định. Bởi vì một chính sách cổ tức là vô cùng quan trọng với các cổ đông do các nguyên nhân sau: sự không chắc chắn vào cổ tức tương lai; sự hàm chứa thông tin của cổ tức; vấn đề người ủy quyền và hiệu ứng khách hàng… Thực tế cũng cho thấy, hầu hết các DN đều trả cổ tức. Hơn thế, các nhà quản lý DN còn thiết lập một tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu, và tồn tại một mối quan hệ thống nhất giữa đo lường rủi ro hoạt động và chính sách cổ tức DN (Bar-Yosef và Huffman, 1986). Cũng chính vì sự phức tạp của vấn đề cổ tức mà nhiều nhóm khác nhau có lợi ích với một công ty có thể lợi dụng chính sách cổ tức để mang lại lợi ích lớn nhất cho mình, đồng thời có thể gây thiệt hại cho các nhóm khác. Để thực hiện được điều này các chủ thể dựa vào sự bất cân xứng thông tin tồn tại giữa các chủ thể. 2.2. Cổ tức và vấn đề bất cân xứng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng Bất cân xứng thông tin (xem thêm trong Phụ lục 2.1) giữa người đi vay và chủ nợ thường được dùng để giải thích sự tồn tại của hệ thống NH. Bởi vì trong một thị trường tín dụng thì người có vốn dư thừa và người cần vốn không dễ dàng gặp nhau và cũng có ít thông tin về nhau, do đó NH tồn tại để kết nối giữa hai chủ thể trên và giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin giữa hai chủ thể đó. Trong lĩnh vực NH, bất cân xứng thông tin tồn tại không chỉ giữa người đi vay và chủ nợ, mà còn giữa người quản lý NH với các cổ đông, giữa NH với người gửi tiền, cũng như giữa người quản lý NH với các cơ quan điều tiết NH. Hệ quả là các CSH NH sẽ lợi dụng tình trạng bất cân xứng thông tin này để lấy đi khoản hỗ trợ từ chính phủ và khoản tiền gửi của người gửi tiền để mang lại lợi ích riêng cho mình trong đó có hình thức trả cổ tức. Hành động này mang lại lợi ích cho CSH NH đồng thời tạo ra rủi ro cho các chủ thể khác. Bất cân xứng thông tin làm phát sinh vấn đề “bao hàm thông tin của cổ tức” hay chức năng phát tín hiệu của cổ tức. Với mỗi công bố về cổ tức, các chủ thể liên quan đều dựa vào đó để phỏng đoán về hoạt động của DN. Thực tế cho thấy rằng công bố hàng quý với sự ổn định hay tăng trưởng của cổ tức có thể được tận dụng hữu hiệu bởi các NH, nó như là một cách để NH cung cấp những thông tin tích cực về khả năng thanh khoản của NH với các nhà đầu tư, các khách hàng, cũng như các cơ quan điều tiết. Do đó, chi trả cổ tức cung cấp những thông tin đảm bảo về sự thành công hiện tại của NH, và một chính sách cổ tức ổn định trong thời gian dài giúp củng cố niềm tin vững chắc vào người quản lý. Với mỗi chính sách cổ tức của các NH, khách hàng sẽ đánh giá theo hai hướng khác nhau. Một mặt, khách hàng của
  16. 7 NH có thể đánh giá các thông báo cổ tức như là một tín hiệu về sự khả thi tài chính của các NH. Mặt khác, họ cũng có thể cho rằng chi trả cổ tức là một cách để chuyển vốn của NH cho các cổ đông, vì vậy làm tăng rủi ro tổn thất tài chính cho NH và cuối cùng là làm tăng rủi ro cho chính khách hàng (Bessler và Nohel, 1996). 2.3. Khung phân tích Bất cân xứng thông tin tồn tại trong lĩnh vực NH gây ra hậu quả lớn nhất trong lĩnh vực này là vấn đề rủi ro đạo đức (moral hazard – xem chi tiết trong Phụ lục 2.1). Nhiều nhà kinh tế đã chỉ ra những trục trặc xoay quanh ý nghĩa cổ tức của các NH (Ronn và Verma, 1986; Brunnermeier và đ.t.g, 2009). Các chủ NH có thể lợi dụng sự bảo trợ của chính phủ để dịch chuyển rủi ro từ mình cho các chủ thể liên quan thông qua chi trả cổ tức. Tâm lý “không còn gì để mất” sẽ làm cho các NH trả cổ tức nhiều hơn khi giá trị vốn hóa của NH giảm sút. Một hậu quả khác nữa là khi người quản lý càng yếu kém thì lại càng trả cổ tức cao hơn, vì nó sẽ làm cho các chủ thể khác cho rằng NH đang hoạt động tốt. Từ đó nâng cao được uy tín của họ trong mắt các chủ thể liên quan và mang lại lợi ích cho người quản lý đồng thời làm tăng rủi ro cho các chủ thể khác (Bhattacharyya và Elston, 2011). 2.3.1. Bảo trợ chính phủ và dịch chuyển rủi ro liên quan đến cổ tức ngân hàng Ronn và Verma (1986) nói rằng cổ tức tăng khi có sự bảo lãnh của chính phủ. Trả cổ tức như là cách để chuyển tiền từ người gửi tiền và người nộp thuế cho người sở hữu NH. Trong trường hợp thiếu những quy định cụ thể, thì khi gặp khó khăn NH có thể bẻ cong ý nghĩa của cổ tức, khi khó khăn xảy ra NH lại càng có động cơ để trả cổ tức nhiều hơn từ việc lợi dụng tiền bảo trợ của chính phủ. Số liệu thực tế cho thấy rằng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007-2009, một số NH ở Mỹ tiếp tục trả cổ tức mặc dù theo kỳ vọng sẽ có khoản lỗ tín dụng lớn (Acharya và đ.t.g, 2011). Để ngăn chặn tình trạng này, ông đã đưa ra kiến nghị rằng cần giới hạn việc chi trả cổ tức. Brunnermeier và đ.t.g (2009) cho rằng các quy định này phải được bao hàm trong việc
  17. 8 thiết lập “thang hình phạt” đối với các NH không tuân thủ các yêu cầu về khả năng thanh toán và thanh khoản . Những thang đo này đã trở thành bộ khung của Basel III (BIS, 2010).1 Các quy định bảo hiểm tiền gửi và sự bảo trợ của chính phủ nói chung, có thể làm tăng khả năng của rủi ro đạo đức dưới hình thức của rủi ro tiềm ẩn vượt mức. Vì nó làm giảm sự giám sát từ những người gửi tiền và các chủ nợ khác. Họ không cần phải bận tâm xem NH hoạt động có hiệu quả hay không, mà thay vào đó chính phủ phải thực hiện công việc giám sát. Hơn nữa, bảo hiểm tiền gửi có thể được xem như là quyền chọn bán đối với tài sản NH (Merton, 1977), giá trị của nó tương quan đồng biến với rủi ro kinh doanh và đòn bẩy nợ. Dưới một hệ thống tỷ lệ bảo hiểm cố định, NH có thể lợi dụng bảo hiểm tiền gửi bằng cách tăng đòn bẩy nợ và rủi ro (Keeley, 1990). Với hình thức cho phá sản NH, các NH có thể lợi dụng bảo hiểm tiền gửi để lấy được tài sản từ cơ quan bảo hiểm. Theo đó, giá trị của bảo hiểm tiền gửi tương quan đồng biến với rủi ro phá sản. Cổ tức làm giảm giá trị của tài sản, nghĩa là giảm giá trị của cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, nhưng lợi ích đối với CSH (vốn CSH) được “cổ tức bảo vệ” (Ronn and Verma, 1986). Do đó, cổ tức cao hơn làm tăng rủi ro phá sản và giá trị của bảo hiểm tiền gửi. Lý thuyết này có thể áp dụng cho bất kỳ loại bảo trợ nào của chính phủ (ngầm ẩn hay hiện hữu). Hơn thế, NH có xu hướng bán những tài sản an toàn của họ để phân phối cổ tức (Acharya và đ.t.g, 2011). Vì vậy mà rủi ro phá sản tăng khi trả cổ tức tăng. NH chi trả cổ tức để chuyển rủi ro phá sản sang những người cho vay (khi có gói cứu trợ) và sang cho người nộp thuế. Do đó cổ tức như là một cơ chế dịch chuyển rủi ro, yếu tố làm tăng rủi ro đạo đức gây ra từ bảo trợ (ngầm ẩn hay hiện hữu) của chính phủ. Như vậy, khi bảo trợ của chính phủ càng nhiều thì cổ tức sẽ càng tăng. Tuy nhiên cũng tồn tại những lý thuyết và số liệu thực tế chứng minh rằng cổ tức trong lĩnh vực NH thường cao hơn so với lĩnh vực phi tài chính, mà không phải hoàn toàn do vấn đề bảo trợ chính phủ và dịch chuyển rủi ro (một hậu quả của rủi ro đạo đức) gây ra. Hiện tượng này xuất phát từ chức năng phát tín hiệu của cổ tức như đã nêu ở trên. Quan điểm này cho rằng không nên để xảy ra một thông báo cổ tức không được như mong muốn xuất hiện 1 Trong bộ khung Basel mới, các ngân hàng phải giữ cho phần vốn dự trữ đệm ở mức 2,5% ngoài phần vốn cấp 1 là 6%. Khi phần vốn này giảm xuống dưới 2,5% thì ngân hàng bị yêu cầu không trả cổ tức (và không thưởng cho nhân viên hay mua lại cổ phần).
  18. 9 và truyền thông tin ra thị trường. Nó sẽ tác động tiêu cực lên việc kinh doanh của NH, do đó người quản lý NH có xu hướng tránh đưa ra những tín hiệu tiêu cực lâu nhất có thể (Bessler và Nohel,1996). Thực tế là hầu hết các NH vẫn tiếp tục phân phối cổ tức trong suốt những năm 1980, mặc dù họ đang mắc phải những khoản lỗ. Điều này là trái ngược với hành vi của các công ty phi tài chính, họ thường cắt giảm cổ tức ngay khi lỗ xuất hiện và kỳ vọng lỗ sẽ còn tiếp diễn (DeAngelo và đ.t.g, 1992). Bessler và Nohel (1996) cũng so sánh các NH và công ty phi tài chính thì thấy rằng: lĩnh vực ngân hàng có phản ứng mạnh hơn với việc cắt giảm cổ tức, vì việc giảm cổ tức của các NH này thường có xu hướng mạnh hơn nhiều. So sánh sự giảm giá tương đối hai lĩnh vực thì thấy rằng: với các công ty lĩnh vực công nghiệp, giá cổ phiếu giảm trung bình 3,5% khi lợi suất cổ tức giảm 1%. Ngược lại, cổ phiếu NH giảm trung bình 15,87% khi lợi suất cổ tức giảm 1%. Do đó các ngân hàng nói chung rất hạn chế việc cắt giảm cổ tức, và thậm chí luôn cố gắng duy trì một tỷ lệ tăng dần trong chi trả cổ tức cho dù hoạt động kinh doanh được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai. 2.3.2. Vai trò của giá trị vốn hóa và vấn đề cổ tức ngân hàng Giá trị vốn hóa được hiểu là giá trị hiện tại kỳ vọng của dòng lợi ích trong tương lai. Với việc giá trị vốn hóa có khả năng định giá được như tài sản, nó sẽ làm giảm động cơ tăng rủi ro phá sản của các NH, bởi vì CSH NH không thể bán giá trị vốn hóa khi NH tuyên bố mất khả năng thanh toán. Điều này khác với trường hợp NH mất khả năng thanh toán trên sổ sách. Bởi ở trạng thái này NH vẫn có giá trị, và cơ quan bảo hiểm tiền gửi có thể bán cho người mua và nhận nợ thay. Khi đó NH cũng sẽ sẵn sàng trả vượt mức cho bảo hiểm tiền gửi để giành được và duy trì giá trị vốn hóa (Keeley, 1990). Việc sở hữu giá trị vốn hóa sẽ gây khó khăn cho các NH trong việc chuyển lỗ cho cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Khoản lỗ tiềm năng của NH về bản chất sẽ tạo ra chi phí của việc phá sản dưới cái nhìn của CSH NH, vì cơ quan điều tiết chỉ tập trung vào giá trị sổ sách khi xác định khả năng thanh toán của NH chứ không phải giá trị thị trường. Do đó, lợi ích thu được từ việc tăng rủi ro tiềm ẩn sẽ bị đánh đổi bởi sự giảm giá trị kỳ vọng vào giá trị vốn hóa. Kết quả là, NH sẽ không có động cơ về mức chênh lệch thu được để tăng rủi ro phá sản (thông qua giảm vốn tương đối so với tổng tài sản và/hoặc tăng tài sản rủi ro). Lợi ích thu được tiềm năng từ việc khai thác sự cứu trợ có thể nhỏ hơn so với mất mát của giá trị vốn hóa. Do đó động cơ để khai thác sự bảo lãnh của chính phủ (thông qua giá trị bảo hiểm tiền gửi) có thể trở nên không đáng kể (Hellmann và đ.t.g, 2000).
  19. 10 Vì vậy khi giá trị vốn hóa cao, các NH có động cơ không tăng rủi ro thanh toán bởi vì nó sẽ ngăn các CSH NH bán đi giá trị vốn hóa (nghĩa là là mất giá trị vốn hóa). Khi giá trị vốn hóa thấp, động cơ “đánh cược” và khai thác sự bảo trợ chính phủ tăng (Keeley, 1990). Vấn đề rủi ro đạo đức trở nên đặc biệt sâu sắc khi của cải ròng của một NH tụt xuống thấp hoặc có giá trị vốn hóa âm (Beim và Calomiris, 2000). Các NH với giá trị vốn hóa cao sẽ ít khi thực hiện việc dịch chuyển rủi ro thông qua chi trả cổ tức. Kết quả là các NH có giá trị vốn hóa cao thường trả cổ tức thấp hơn các NH có giá trị vốn hóa thấp. Ngoài ra, một sự cắt giảm cổ tức truyền đạt thông tin tiêu cực ra thị trường về điều kiện tài chính của NH. Nó đưa ra giả thuyết rằng một sự giảm lớn về cổ tức sẽ dẫn đến kết quả là ảnh hưởng giá trị tiêu cực lớn hơn. Người ta cũng thấy rằng sự phản ứng tiêu cực lớn hơn cho các NH thiếu vốn, hoặc giá trị vốn hóa thấp bởi vì nhóm này có rủi ro phá sản cao hơn so với các NH đủ vốn hoặc giá trị vốn hóa cao (Bessler và Nohel, 1996). Điều này càng cho thấy các NH có giá trị vốn hóa thấp sẽ trả cổ tức cao hơn đồng thời càng hạn chế cắt giảm cổ tức dù hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai. 2.3.3. Lựa chọn ngược và vấn đề cổ tức ngân hàng Bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và người quản lý cụ thể hơn là vấn đề người ủy quyền (cổ đông) – người thừa hành (người quản lý) dẫn đến vấn đề rủi ro đạo đức. Người quản lý vì lợi ích riêng của mình sẽ đưa ra những quyết định bất lợi (lựa chọn ngược) cho công ty thông qua nhiều yếu tố trong đó có vấn đề cổ tức. Bhattacharyya và Elston (2011) sử dụng mô hình người ủy quyền – người thừa hành để giải thích vấn đề cổ tức, ông cho rằng cổ tức có vai trò như là một công cụ kiểm soát. Jensen, Murphy và Kevin (1990) cho rằng xung đột giữa cổ đông của công ty đại chúng và người điều hành là ví dụ kinh điển của vấn đề người ủy quyền – người thừa hành. Nếu cổ đông có đầy đủ thông tin về hành vi người điều hành và các cơ hội đầu tư của DN, họ sẽ thiết kế một hợp đồng chi tiết buộc người quản lý phải thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cho công ty. Tuy nhiên, hành động của người quản lý và các cơ hội đầu tư lại không được quan sát bởi các cổ đông một cách hoàn hảo. Thực tế là cổ đông không biết người điều hành có thể làm gì hoặc những hành động nào sẽ làm tăng sự giàu có cho các cổ đông. Trong khi đó, người quản lý lại là người hiểu rõ mọi thông tin về nội tình của công ty. Họ cũng có khả năng dự đoán được một số (không phải tất cả) những triển vọng hay bất lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai. Ở mô hình phát tín hiệu (Bhattacharyya và Elston, 2011)
  20. 11 cho rằng người quản lý không hành động với tư cách là người chủ kinh doanh hay muốn tối đa hoá sự giàu có cho các cổ đông, mà đơn giản là muốn tối đa hóa lợi ích của riêng anh ta. Người ủy quyền hiểu được điều này nên sẽ thiết lập một hợp đồng để sử dụng kỹ năng của người quản lý nhằm giúp cho công ty hoạt động hiệu quả. Mô hình này xem xét đồng thời cả rủi ro đạo đức (do nỗ lực hành động của người thừa hành là khó quan sát) và thông tin ẩn (do mức độ kỹ năng của người thừa hành không được biết rõ bởi người ủy quyền). Trong trường hợp này, lý thuyết người thừa hành cho rằng chính sách lương sẽ được thiết kế sao cho người quản lý có động cơ lựa chọn và thực hiện hành động để tăng sự giàu có của cổ đông. Ngoài lương thì chính sách cổ tức như thành phần của của một hợp đồng lập ra bởi người ủy quyền thiếu thông tin. Với mỗi mức độ sẵn có của dòng tiền, các cổ đông muốn nó được phân chia giữa cổ tức và các cơ hội đầu tư trong trong tương lai. Các cổ đông cho rằng người quản lý tốt sẽ dành lợi nhuận tạo ra cho đầu tư nhiều hơn so với người quản lý kém. Thông thường, người quản lý tốt thường nhận ra các cơ hội đầu tư tốt nhất trước tiên, họ bị thúc đẩy vào việc phân bổ lợi nhuận giữ lại cho các dự án đầu tư mang lại NPV dương. Nó làm cho nguồn tiền sẵn có dành cho trả cổ tức sẽ ít đi nên tỷ lệ chi trả cổ tức của người quản lý tốt công bố sẽ thấp hơn. Ngược lại, người quản lý kém sẽ khó khăn trong việc nhận ra các cơ hội đầu tư tốt, nên sẽ dành nguồn tiền sẵn có để trả cổ tức nhiều hơn. Một người quản lý kém sẽ dành trọng số lớn hơn cho cổ tức và công bố cổ tức cao hơn và ngược lại. Như vậy, cổ tức – dựa trên mức sẵn sàng tiền mặt – mang một quan hệ ngược chiều với chất lượng quản lý. Kết quả là, người quản lý với hiệu quả cao công bố mức độ cổ tức thấp hơn so với người quản lý có hiệu quả thấp. Người quản lý kém muốn làm hài lòng các cổ đông bằng cách chia cổ tức. Họ sử dụng cổ tức như chức năng để phát tín hiệu đến các cổ đông rằng công ty đang hoạt động tốt, từ đó nâng cao uy tín về khả năng của họ trong mắt các cổ đông, đồng nghĩa với việc thu nhập của họ cũng tăng lên. Hệ quả do hành động này gây ra là dòng ngân lưu của công ty sụt giảm, rủi ro hoạt động tăng. Và rủi ro này được chuyển cho các cổ đông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0