intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Khu vực dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu các xu hướng tất yếu, tầm quan trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế; phân tích thực trạng của khu vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó đưa một số quan điểm định hƣớng và hệ giải pháp góp phần thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển rút ngắn một cách hợp lý để bắt kịp yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Khu vực dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ĐÀO THỊ THU TRANG Khu vực dịch vụ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chÝnh trÞ Hµ néi - 2005
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ĐÀO THỊ THU TRANG Khu vực dịch vụ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 5.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Quang Ty Hµ néi - 2005
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong thế giới ngày nay, dịch vụ là một bộ phận cơ hữu của mọi nền kinh tế quốc dân. Cùng với khu vực nông nghiệp và công nghiệp, khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Song hành với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, khu vực dịch vụ ngày càng thể hiện khả năng nổi trội trong đóng góp vào tăng trƣởng GDP, giải quyết việc làm và hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội thiết yếu khác. Hiện nay, những động thái mới của nền kinh tế thị trƣờng toàn cầu đang đặt ra những yêu cầu mới đối với khu vực dịch vụ, đòi hỏi tất cả các nƣớc càng phải quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn đến khu vực đặc biệt quan trọng này, và điều đáng lƣu ý là thách thức đối với các nƣớc đang phát triển lại càng lớn. Ở các nƣớc phát triển, dịch vụ là khu vực kinh tế mũi nhọn. Riêng ở Hoa Kỳ, khu vực dịch vụ chiếm đến 80% GDP, ở EU và Nhật Bản tỷ lệ này tuy thấp hơn nhƣng cũng ở mức 60% - 70%. Singapore, nƣớc đi đầu trong ASEAN, cũng có tỷ trọng dịch vụ chiếm hơn 70% GDP. Năm 2004, tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP toàn thế giới chiếm 64%. Những số liệu này cho thấy khu vực dịch vụ giữ vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu [48]. Ở Việt Nam hiện nay, khu vực dịch vụ bƣớc đầu đã thể hiện vai trò quan trọng, ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trƣởng GDP hằng năm. Theo số liệu thống kê, dịch vụ chiếm 38,1% năm 2004 [48]. Từ sự cọ xát với thực tế chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, trong những năm vừa qua, nhận thức chung của xã hội đối với khu vực dịch vụ cũng đã đƣợc đổi mới, tƣ tƣởng coi dịch vụ là phi sản xuất đƣợc thay thế bằng nhận thức đúng đắn hơn, thừa nhận dịch vụ là một bộ phận của quá trình sản xuất xã hội và có vai trò nhất định trong việc nâng cao giá trị giă tăng của sản phẩm hàng hoá. Trong quá trình đổi mới kinh tế và mở cửa với thế giới, Đảng và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm tới việc phát triển khu vực dịch vụ. Các
  4. 2 văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc từ khóa VI đến khóa IX và nhiều nghị quyết của Trung ƣơng liên tục nhấn mạnh vai trò của khu vực dịch vụ, và gần đây đƣa ra mục tiêu “toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 7 - 8%/năm, đến năm 2010 chiếm từ 42 đến 43% GDP, 25 đến 27% tổng số lao động” [44, tr.179]. Tuy nhiên,tình hình phát triển khu vực dịch vụ ở nƣớc ta trên thực tế đang nảy sinh nhiều vấn đề, tỷ trọng dịch vụ trong GDP một số năm gần đây có biểu hiện giảm dần. Hiện nay, trƣớc những đòi hỏi và áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đang đàm phán với ASEAN về mở cửa thị trƣờng dịch vụ và phải khẩn trƣơng tiến hành các cuộc đàm phán song phƣơng với hàng loạt đối tác quan trọng về thƣơng mại dịch vụ để có thể gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện khu vực dịch vụ theo phân ngành của Tổ chức Thƣơng mại thế giới và tập trung phát triển các ngành dịch vụ mới có thể theo kịp sự phát triển của các nƣớc- nơi mà khu vực dịch vụ đã chiếm một tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế. Nhƣ vậy, phát triển nhanh và có chất lƣợng các ngành dịch vụ đang là vấn đề vừa bức xúc vừa cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Nó không những đáp ứng yêu cầu của tăng trƣởng kinh tế mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là để vƣơn tới nền sản xuất ở trình độ cao, cần phải đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của khu vực dịch vụ. Xuất phát từ tình hình nói trên, chúng tôi chọn đề tài “Khu vực dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” để thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học. Từ công trình nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể tìm thấy những luận cứ phục vụ trực tiếp cho việc phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam gắn với bối cảnh hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay. Tình hình trong nƣớc và những tác động từ bên ngoài đang đòi hỏi chúng ta đang phải chủ động và khẩn trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng của nền kinh
  5. 3 tế, tạo ra những ngành, những sản phẩm mũi nhọn để hàng hoá và dịch vụ nƣớc ta chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Với điều kiện đi theo đúng quy luật và xu hƣớng tất yếu của sự phát triển kinh tế, việc chú trọng phát triển khu vực dịch vụ sẽ giúp Việt Nam thực hiện “rút ngắn” những bƣớc đi của mình để theo kịp trình độ của khu vực và quốc tế. Vì thế có thể khẳng định đề tài này là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ở trong nƣớc đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là theo hƣớng gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ở đây có thể đơn cử một số công trình tiêu biểu nhƣ: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH nền kinh tế” do Ngô Đình Giao chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1994), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam hiện nay” do Đỗ Hoài Nam chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1996)... Tuy nhiên, cho đến nay, do trên thực tế khu vực dịch vụ ở Việt Nam chƣa đƣợc quan tâm phát triển đúng mức, nên việc nghiên cứu sâu về khu vực này chƣa nhiều. Ở đây cũng có thể chỉ ra một số công trình có giá trị tham khảo nhƣ: “Phát triển và quản lý nhà nƣớc về kinh tế dịch vụ”, do Bùi Tiến Quý chủ biên - (NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2000); “Giáo trình kinh tế các ngành dịch vụ- thƣơng mại” (Trƣờng ĐH KTQD); “Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một số lĩnh vực dịch vụ” do Đinh Văn Ân chủ biên- (NXB Văn hoá - Thông tin, năm 2004). Ngoài ra, còn có một số tác giả đã nghiên cứu về từng ngành dịch vụ nhƣ: bƣu chính-viễn thông, tài chính- ngân hàng, dịch vụ công, du lịch, thƣơng mại, giao thông vận tải… Nhƣ vậy, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản gắn với phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam dƣới góc độ khoa học kinh tế chính trị là rất cần thiết và có thể đƣợc xem là một hƣớng đi mới. Song, đứng trƣớc một chủ đề phức tạp, hơn nữa nguồn tài liệu tham khảo lại khá khan hiếm, chúng tôi đã gặp không ít khó
  6. 4 khăn trong quá trình thực hiện đề tài này, và do vậy nội dung của luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Luận chứng về xu hƣớng tất yếu, tầm quan trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế; phân tích thực trạng của khu vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó đƣa một số quan điểm định hƣớng và hệ giải pháp góp phần thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển rút ngắn một cách hợp lý để bắt kịp yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.  Nhiệm vụ nghiên cứu : - Phân tích đặc điểm, vai trò, điều kiện phát triển của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại; bƣớc đầu đúc rút một vài bài học kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc phát triển khu vực dịch vụ có thể tham khảo đối với Việt Nam . - Phân tích thực trạng phát triển của khu vực dịch vụ Việt Nam trong 20 năm đổi mới, chủ yếu là từ năm 1990 đến năm 2005, chỉ ra những thành tựu, những vấn đề đang đặt ra. - Đề xuất một số quan điểm định hƣớng và giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực dịch vụ trong bối cảnh mới của đất nƣớc và thế giới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu Dƣới góc độ kinh tế chính trị, đề tài nghiên cứu sự vận động phát triển của khu vực dịch vụ của Việt Nam trong qúa trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng.  Phạm vi nghiên cứu
  7. 5 Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển của khu vực dịch vụ Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2005 trong một số khía cạnh cụ thể, lấy việc phân tích một số ngành dịch vụ quan trọng làm ví dụ thực chứng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phƣơng pháp lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh... 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: Đề tài đƣa ra cách nhìn mới về khu vực dịch vụ nói chung. Từ việc phân tích thực trạng của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam hiện nay, đề tài đƣa ra sự đánh giá tổng quan về toàn bộ khu vực quan trọng này; từ đó, đề xuất một số giải pháp để phát triển khu vực dịch vụ một cách hợp lý. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng : Chƣơng 1: Khu vực dịch vụ nhìn từ góc độ lý luận và kinh nghiệm quốc tế. Chƣơng 2: Thực trạng của khu vực dịch vụ ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới (1986 - 2005) Chƣơng 3 : Quan điểm định hƣớng và giải pháp phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.
  8. 6 CHƢƠNG 1 KHU VỰC DỊCH VỤ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHU VỰC DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN ĐẠI 1.1.1 Khái niệm về khu vực dịch vụ Dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hoá. Nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh tất yếu đòi hỏi một sự lƣu thông trôi chảy, thông suốt và liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời, và trong những mối quan hệ cơ bản đó, các hoạt động dịch vụ tất yếu nảy sinh và ngày càng phát triển. Đến những năm cuối thế kỷ XX, dịch vụ đã trở thành một khu vực đặc biệt quan trọng của các nền kinh tế quốc dân và nó là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhƣ: kinh tế học, văn hoá học, hành chính học, luật học, khoa học quản lý. Từ đó, đã hình thành nhiều cách quan niệm và khái niệm về dịch vụ theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Với tư cách là đối tượng nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học: “Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dƣới dạng hình thái vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, môi trƣờng của từng quốc gia, từng khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Dịch vụ không chỉ bao gồm những lĩnh vực truyền thống nhƣ vận tải, du lịch, thƣơng mại, ngân hàng, bƣu điện, bảo hiểm, truyền thông liên lạc mà còn lan toả
  9. 7 đến các khu vực rất mới nhƣ bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ văn hoá, dịch vụ hành chính, tƣ vấn pháp luật, tƣ vấn tình cảm…” [24, tr. 7]. Theo cách hiểu trong phân loại ngành nghề: “Dịch vụ là các nghề khác phục vụ sản xuất xã hội và đời sống nhân dân ngoài sản nghiệp I (nông nghiệp) và sản nghiệp II (công nghiệp). Đặc điểm chủ yếu của dịch vụ là phục vụ sản xuất công nghiệp và đời sống nhân dân, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm vật chất nên nó còn đƣợc gọi theo nghĩa rộng là “sản nghiệp mang tính phục vụ” hay sản nghiệp thứ III” [43,tr. 575] Theo cách hiểu dưới góc độ Marketing: “Dịch vụ là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho khách hàng trƣớc, trong và sau khi bán” [24,tr. 6]. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và đƣợc trả công” [41]. Đây là cách hiểu chung nhất dƣới góc độ ngôn ngữ, từ vựng. Một định nghĩa khác về dịch vụ đƣợc giải thích rõ ràng hơn trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Tuỳ theo trƣờng hợp, dịch vụ bao gồm: một công việc ít nhiều chuyên môn hoá, việc sử dụng hẳn hay tạm thời một tài sản, việc sử dụng phối hợp một tài sản lâu bền và sản phẩm của một công việc cho vay vốn. Do nhu cầu rất đa dạng tuỳ theo sự phân công lao động nên có nhiều loại dịch vụ: dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng, dịch vụ cá nhân dƣới hình thức những dịch vụ gia đình, những dịch vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi tài năng đặc biệt (nghiên cứu, môi giới, quảng cáo..), những dịch vụ liên quan đến đời sống sinh hoạt công cộng (sức khoẻ, giáo dục, giải trí…), những dịch vụ về chỗ ở… Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tác động lẫn nhau chặt chẽ. Dịch vụ là một điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ pháp lý, tài chính, tiền tệ, vận tải, thông tin liên lạc có vai trò rất quan trọng. Du lịch là một lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế lớn. Sự phát triển dịch vụ hợp lý, có chất lƣợng cao là một biểu hiện của nền kinh tế phát triển và một xã hội văn minh. Do ý nghĩa kinh tế-xã hội to lớn nên hoạt
  10. 8 động dịch vụ trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, có vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia có tốc độ phát triển cao” [16]. Dịch vụ còn được hiểu là “một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là tồn tại vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. Chẳng hạn, khi thuê phòng ở khách sạn, ghi tên tiền gửi ngân hàng, khám bệnh, xin ý kiến của chuyên gia tƣ vấn… trong tất cả các trƣờng hợp này ta đều có đƣợc một dịch vụ” [27,tr. 7]. Theo C.Mac: Dịch vụ là hình thức lao động đƣợc cung cấp do tính chất hữu ích nhất định vốn có của nó, tồn tại với tƣ cách là một sự phục vụ. Ở đây, lao động đƣợc ngƣời mua quan tâm với tƣ cách là giá trị sử dụng và tiền để chi tiêu cho lao động này với tƣ cách là phƣơng tiện lƣu thông (để phân biệt với sức lao động là hàng hoá đặc biệt đƣợc tƣ bản mua để tạo ra giá trị thặng dƣ cho nhà tƣ bản) [22, tr 564- 580]. Nhƣ vậy, trong cấu trúc tổng thể của nền kinh tế thị trƣờng thì dịch vụ tồn tại với tính cách là một bộ phận cơ hữu. Theo cách tiếp cận dƣới góc độ khoa học kinh tế, ngƣời ta thƣờng chia nền kinh tế thành hai khu vực là khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ. Khu vực sản xuất tạo ra những sản phẩm hàng hoá là những vật phẩm có hình thái hiện vật, còn khu vực dịch vụ tạo ra những sản phẩm có hình thái phi hiện vật, không nhìn thấy đƣợc mà ngƣời tiêu dùng chỉ cảm nhận đƣợc khi sử dụng loại dịch vụ đó. Các dịch vụ này là những hoạt động phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Từ những cách quan niệm khác nhau nhƣ đã trình bày ở trên, có thể rút ra một định nghĩa chung nhất về dịch vụ: Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra những sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. Quan niệm khác nhau về dịch vụ, một mặt tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử; mặt khác, còn liên
  11. 9 quan đến phƣơng pháp luận của giới nghiên cứu khoa học xã hội và kinh tế ở từng nƣớc. Những quan niệm khác nhau cũng ảnh hƣởng khác nhau tới chất lƣợng dịch vụ, quy mô và tốc độ phát triển dịch vụ cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Nhƣ vậy, khu vực dịch vụ là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, bao gồm hệ thống các ngành dịch vụ tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị, có mối quan hệ tương hỗ với khu vực nông nghiệp và công nghiệp và có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Dịch vụ là lĩnh vực “mở”. Nó ra đời, tồn tại và phát triển để đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng. Do đó, sự xuất hiện của dịch vụ là tất yếu khách quan, xuất phát từ sự hợp tác phân công lao động, tiến bộ khoa học - công nghệ, cũng nhƣ của đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, trên giác độ kinh tế hàng hoá, dịch vụ không bao hàm những hoạt động lao động nhằm mục đích tự phục vụ cho quá trình hoạt động của chủ thể sản xuất hoặc tự phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt cá nhân của bản thân ngƣời nào đó. 1.1.2 Phân loại dịch vụ Dịch vụ là một lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội phong phú và đa dạng. Càng ngày dịch vụ càng phát triển theo xu hƣớng chuyên môn hoá, và xu hƣớng đó về cơ bản đƣợc quyết định bởi diễn biến và trình độ chuyên môn hóa của nền sản xuất xã hội. Dịch vụ có mặt ở rất nhiều lĩnh vực nhƣ: sản xuất, tiêu dùng (vật chất, tinh thần), quản lý, xã hội… Có nhiều cách phân loại dịch vụ theo các tiêu thức khác nhau: 1.1.2.1 Phân loại theo ngành nghề Theo các ngành nghề phục vụ khác nhau, có thể phân chia thành các loại hình dịch vụ mang tính chuyên ngành nhƣ: - Giao thông vận tải; - Thông tin bƣu điện; - Thƣơng mại; - Phục vụ sản xuất (thông tin, tƣ vấn);
  12. 10 - Phục vụ ăn uống; - Dự trữ cung ứng vật tƣ; - Tiền tệ – Ngân hàng; - Bảo hiểm; - Phục vụ sinh hoạt dân cƣ; - Văn hoá- văn nghệ; - Du lịch; - Giáo dục; - Y tế; - Nghiên cứu khoa học- kỹ thuật- công nghệ,… 1.1.2.2 Phân loại dịch vụ theo chủ thể thực hiện Tƣơng ứng với cách tiếp cận theo chủ thể thực hiện, dịch vụ đƣợc phân chia thành một số loại hình chủ yếu dƣới đây: - Một là, dịch vụ công: Ở đây, nhà nƣớc đóng vai trò là chủ thể cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các đối tƣợng xã hội khác nhau. Theo GS. Jim Arstrong, các dịch vụ công mà nhà nƣớc cung ứng bao gồm:  Chính sách, pháp luật, hoạt động liên chính phủ, an ninh quốc gia, duy trì các thể chế dân chủ cơ bản;  Các hoạt động lập quy, thi hành pháp luật, cảnh sát, cứu hoả…;  Các hoạt động kết cấu hạ tầng (bao gồm kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội) ;  Cung ứng phúc lợi xã hội (trƣờng học, nhà ở, trợ cấp cho các nhóm xã hội yếu thế…);  Cung cấp thông tin và tƣ vấn (trung tâm giới thiệu việc làm..). Nhƣ vậy, dịch vụ công đƣợc hiểu là mọi hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do nhà nƣớc trực tiếp đảm nhận hay uỷ nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nƣớc thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. [23, tr.24].
  13. 11 - Hai là, dịch vụ xã hội (ngoài dịch vụ công): Ở đây chủ thể cung ứng các dịch vụ là các tổ chức xã hội, họ thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao dân trí, khuyến nông, các hoạt động của tổ chức từ thiện… - Ba là, dịch vụ chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận: Ở đây chủ thể là các đơn vị kinh doanh, họ thực hiện các dịch vụ ngân hàng, hàng không, khách sạn, công ty bảo hiểm, công ty buôn bán bất động sản, công ty lắp đặt, sửa chữa các thiết bị nội thất, tƣ vấn tài chính… phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3 Phân loại dịch vụ theo đối tượng phục vụ Theo tiêu chí này, dịch vụ bao gồm hai loại hình: - Dịch vụ công cộng: là loại dịch vụ phục vụ nhu cầu chung của cả cộng động mà tƣ nhân không thể cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không bảo đảm lợi ích xã hội (cung cấp dịch vụ điện, nƣớc sinh hoạt, dịch vụ xử lý thoát nƣớc thải nƣớc mƣa, dịch vụ thu gom xử lý rác thải, dịch vụ vận tải công cộng, dịch vụ giáo dục, dịch vụ văn hoá thông tin…). - Dịch vụ tư nhân: là loại dịch vụ phục vụ riêng cho từng nhu cầu cá nhân, thƣờng do tƣ nhân cung cấp (dịch vụ may đo, dịch vụ ăn uống…). 1.1.2.4 Phân loại dịch vụ theo lĩnh vực phục vụ: - Dịch vụ sinh hoạt cá nhân: là những dịch vụ thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của mỗi cá nhân (dịch vụ ăn uống, dịch vụ văn nghệ…). - Dịch vụ có tính sản xuất (gắn với sản xuất trực tiếp): là những dịch vụ nhằm dịch chuyển, bảo quản hay phục hồi những giá trị sử dụng đã tạo ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Chúng bảo tồn hoặc xét về tổng thể có tác dụng làm giảm chi phí lao động xã hội kết tinh trong của cải vật chất. Do đó lao động dịch vụ có tính chất sản xuất, trực tiếp tham gia vào việc tạo ra thu nhập quốc dân (dịch vụ vận tải hàng hoá, dịch vụ lƣu kho, dịch vụ tƣ vấn tài chính, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất, thƣơng nghiệp, dịch vụ sửa chữa tƣ liệu sản xuất…) 1.1.3 Vai trò và đặc điểm của khu vực dịch vụ Việc phân tích vai trò và đặc điểm của khu vực dịch vụ cho dù là ở mức độ khái quát, vẫn là rất cần thiết. Qua đó, có thể đúc rút đƣợc những luận cứ phục vụ
  14. 12 trực tiếp cho việc tổ chức và phát triển các loại hình dịch vụ hợp lý và hiệu quả hơn. 1.1.3.1 Vai trò của khu vực dịch vụ Theo quan niệm phổ biến hiện nay, dịch vụ đƣợc coi là một ngành sản xuất, có vai trò to lớn đối với sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống con ngƣời. Vai trò quan trọng của khu vực dịch vụ thể hiện trên các quan hệ cơ bản dƣới đây: Một là, vai trò phục vụ xã hội: Sự xuất hiện của các hoạt động dịch vụ ngay từ đầu đã hƣớng vào mục đích phục vụ xã hội (phục vụ sản xuất và đời sống con ngƣời). Tính mục đích đƣợc xác định ngay từ đầu là do bản thân hoạt động dịch vụ là những lao động có ích, tồn tại với tƣ cách là những “sự phục vụ”. Nhìn chung, sản phẩm của ngành dịch vụ tuy không tồn tại dƣới hình thái vật thể, nhƣng chúng vẫn có những điểm giống nhƣ sản phẩm của ngành nông nghiệp hay công nghiệp ở chỗ cũng đƣợc sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm dịch vụ là những hàng hoá có ích. Trong đời sống tiêu dùng, sản phẩm dịch vụ thƣờng tồn tại dƣới dạng những hàng hoá thoả mãn nhu cầu về tinh thần (ví dụ: du lịch, văn hoá- văn nghệ, thông tin liên lạc…). Trong sản xuất, dịch vụ thoả mãn nhu cầu thúc đẩy phát triển sản phẩm, vốn, công nghệ (ví dụ: dịch vụ thƣơng mại, vận tải hàng hoá đến tay ngƣời tiêu dùng, dịch vụ tƣ vấn tài chính, ngân hàng…). Ngoài ra, ngành dịch vụ còn cung cấp những hoạt động mang tính phục vụ xã hội là các dịch vụ công do nhà nƣớc và các tổ chức xã hội thực hiện góp phần nâng cao dân trí, chăm sóc đời sống dân cƣ, có ý nghĩa trong việc giúp nhà nƣớc giải quyết những vấn đề xã hội (ví dụ: giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng…). Hai là, thúc đẩy phân công lao động xã hội: Dịch vụ xuất hiện do tác động của quá trình chuyên môn hoá sản xuất. Chi phí mà một ngƣời bỏ ra để mua một hoạt động dịch vụ thƣờng thấp hơn chi phí do ngƣời đó tự thực hiện phục vụ mình trong cả sản xuất lẫn hoạt động tiêu
  15. 13 dùng. Đó chính là cơ sở kinh tế khiến cho các hoạt động dịch vụ xuất hiện, tồn tại và ngày càng phát triển. Ban đầu, hoạt động dịch vụ chỉ ở một vài lĩnh vực hạn hẹp. Nhƣng khi dịch vụ càng phát triển, các lĩnh vực đƣợc mở rộng thì nó càng thúc đẩy phân công lao động xã hội, tạo điều kiện tăng năng suất lao động xã hội. Các nguồn lực về vốn, công nghệ, lao động... đƣợc di chuyển hợp lý nhờ mạng lƣới ngày càng dày đặc của các hoạt động dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh sự phát triển của những ngành dịch vụ truyền thống nhƣ vận tải, thƣơng mại, tài chính- ngân hàng…, càng ngày càng xuất hiện nhiều ngành dịch vụ mới, phục vụ nhu cầu đa dạng của nền sản xuất và đời sống xã hội nhƣ: nghiên cứu công nghệ, quảng cáo, tƣ vấn, dịch vụ công nghệ điện tử… Trong đó, hoạt động nghiên cứu và giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển nền kinh tế của mỗi nƣớc và toàn cầu. Tất cả những lĩnh vực này giúp cho loài ngƣời đặt lại nền móng cho một nền kinh tế mới. Ba là, dịch vụ là phương tiện hữu hiệu kết nối các ngành sản xuất Dịch vụ là cầu nối giữa các yếu tố “đầu ra” và “đầu vào” trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả và đảm bảo sự thuận tiện, phong phú và các chuẩn mực văn minh cho các lĩnh vực đời sống tinh thần và vật chất của xã hội. Ngành dịch vụ và ngành công nghiệp có mối quan hệ tƣơng hỗ lẫn nhau ngày càng tăng. Các nhà sản xuất công nghiệp ngày càng phải chi phí nhiều hơn cho các công ty dịch vụ nhƣ: quảng cáo, quản lý tài chính, hệ thống phân phối nhanh hơn… Đặc biệt là trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vai trò của dịch vụ đối với các nhà sản xuất ngày càng tăng lên, và điều đó cũng liên quan ngay cả đối với ngành nông nghiệp. Dịch vụ trong hoạt động thƣơng mại, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò kích cầu rất lớn, phục vụ khách hàng tốt hơn, rút ngắn thời gian quyết định mua hàng của ngƣời tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lƣu thông hàng hoá - tiền tệ. Số lƣợng các nhà sản xuất công nghiệp thừa nhận ngành dịch vụ là chỗ dựa không thể thiếu đƣợc đối với hoạt động kinh tế của họ ngày càng nhiều. Đấy cũng là lý do làm cho tỷ trọng của dịch vụ trong GDP của hầu hết các nƣớc ngày càng tăng.
  16. 14 Vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tỷ trọng của dịch vụ chiếm trên 60% sản xuất và công ăn việc làm toàn cầu, riêng ở Mỹ, dịch vụ chiếm đến 80% GDP. Thƣơng mại dịch vụ cũng chiếm đến 20% thƣơng mại thế giới. Tuy tỷ trọng đó còn khiêm tốn nhƣng nhiều loại hình dịch vụ từ lâu đã đƣợc coi là những hoạt động quan trọng của quốc nội và ngày càng năng động trên phạm vi toàn cầu, nhất là những ngành có chiều hƣớng sử dụng các công nghệ mới nhƣ viễn thông, ngân hàng điện tử, y tế… Đôi khi các nhà sản xuất không tách biệt hoạt động sản xuất sản phẩm hữu hình với các hoạt động dịch vụ. Họ có thể cung cấp cả hai loại hàng hoá này để bổ sung cho nhau, tạo nên một sự thống nhất và thuận tiện nhất cho tiêu dùng của ngƣời mua. Ví dụ trong hoạt động của hãng SONY: khoảng 1/5 thu nhập của hãng là từ kinh doanh phim ảnh và âm nhạc; nếu cộng thêm cả các hoạt động thiết kế, marketing, tài chính, bảo hành... thì các dịch vụ chiếm ít nhất khoảng 1/2 công việc kinh doanh của hãng. Bốn là, dịch vụ góp phần làm nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững hơn: Ở các nƣớc khác nhau, tỷ trọng của ngành dịch vụ so với các ngành sản xuất khác trong GDP cũng khác nhau. Các nƣớc phát triển có tỷ trọng ngành dịch vụ lên tới 60-70% GDP; ở các nƣớc đang phát triển thì tỷ lệ này thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 40- 55% GDP. Tuy nhiên, nhìn tổng quát về xu hƣớng thì có thể khẳng định ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng còn cao hơn trong GDP, và mức độ tăng trƣởng của nó rất nhanh. Đồng thời với sự giảm sút tƣơng đối về tỷ trọng của ngành công nghiệp và đặc biệt là của ngành nông nghiệp, tỷ trong của ngành dịch vụ trong GDP tăng lên, nó không chỉ bù lại mà còn có vai trò ngày càng lớn đối với sự tăng trƣởng GDP của các quốc gia. Nếu năm 1985, tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP của Pháp là 65,5%, của Mỹ là 66,9%, của Nhật Bản là 55,9% thì con số này vào năm 2000 lần lƣợt là 70,9%, 72% và 66,4%. Ngay cả ở các nƣớc đang phát triển (là những nƣớc đang tập trung đẩy mạnh tăng trƣởng công nghiệp) thì tỷ trọng ngành dịch vụ
  17. 15 cũng biến chuyển theo chiều hƣớng tăng dần, điều đó đã và đang diễn ra bên trong nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Ấn Độ… Các dịch vụ cũng tăng trƣởng nhanh nhất trong thƣơng mại thế giới, chiếm 20% tổng giao dịch và 30% xuất khẩu của Mỹ. Các ngành dịch vụ cũng chiếm tới 40% vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Những đóng góp đáng kể và tác động ngày càng lớn của ngành dịch vụ tất yếu tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu tổng thể của nền kinh tế mọi quốc gia theo hƣớng phát triển hợp lý và hiệu quả hơn. Ở các nƣớc đang phát triển, dịch vụ còn đóng vai trò thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá bởi nó tạo ra các luồng phân phối các nguồn lực đầu tƣ và hàng hoá nhanh và hiệu quả hơn; đồng thời giúp tiết kiệm thời gian lao động xã hội, tạo điều kiện để tập trung cho sản xuất công nghiệp nhiều hơn. Và điều quan trọng hơn đối với nhóm nƣớc này, là hoạt động dịch vụ đã và sẽ cung cấp nguồn tri thức, khoa học và công nghệ cần thiết để tiến hành công nghiệp hoá rút ngắn thông qua những dịch vụ thông tin liên lạc toàn cầu, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tƣ vấn về những vấn đề phát triển… Bảng 1.1: Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (%) Tên nƣớc và vùng lãnh thổ 1985 1991 1997 1999 2000 2001 2004
  18. 16 Pháp 65.5 68.2 70,7 71,1 - 73 Đức 66,6 67,7 70,9 - 68 Hà Lan 63,7 67,5 68,6 70,3 67,6 - - Vƣơng quốc Anh 67,8 70,2 - - 72.7 Mỹ 66,9 71,1 71,1 - 70,2 - 79.4 Nhật Bản 55,9 55,6 64,7 66,4 72 - 74.1 Hàn Quốc 45,4 45,9 51,6 52,4 - 54,1 56.3 Hồng Kông 85,2 85,5 52,9 - 88.6 47,9 54,9 62,2 65,5 - - 67.4 Đài Loan 62,8 62,0 65,1 65,2 67,2 - 67.4 Singapore 52,3 48,5 50,2 49,9 65,6 49,8 44.3 Thái Lan 35,5 42,1 40,1 49,5 39,1 38.1 Việt Nam 40,2 44,5 49,0 52,2 39,1 53,6 53.2 Philippin 45,5 46,6 44,9 47,8 52,9 48,4 48 Ấn §é 61,2 69,9 70,7 48,2 68.4 Australia Nguån: Tµi liÖu kinh tÕ- x· héi c¸c n-íc vµ vïng l·nh thæ trªn thÕ giíi - Tæng côc Thèng kª, n¨m 2003, http://cia.classifieds1000.com/data/2012.html Năm là, dịch vụ có vai trò ngày càng lớn đối với vấn đề tạo việc làm, giảm thất nghiệp: Dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực ngày càng đa dạng và với những yêu cầu về trình độ lao động cũng rất khác nhau, nên có khả năng thu hút rất nhiều lao động. Mặc dù mức độ tăng trƣởng về việc làm là khác nhau đối với từng lĩnh vực (chẳng hạn, trong giai đoạn từ 1980 đến 1991, dịch vụ pháp lý tăng đến 106%, dịch vụ kinh doanh tăng 67%, y tế 59%, dịch vụ giải trí tăng 53%, dịch vụ về giao thông liên lạc tăng 13%), nhƣng khu vực dịch vụ vẫn luôn là khu vực thu hút nhiều lao động nhất. Nếu nhƣ lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống do giảm tỷ trọng sản xuất, và lao động trong ngành công nghiệp giảm xuống do áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều máy móc, tăng năng suất lao động, thì dịch vụ lại là ngành có khả năng giải quyết tình trạng thất nghiệp cho nền kinh tế. Khu vực dịch vụ đã thu hút 2/3 lao động ở các nƣớc Tây Âu, hơn 50%
  19. 17 lao động ở các nƣớc đang phát triển. Dịch vụ còn thu hút số lƣợng lớn lao động phụ nữ cả ở lĩnh vực lao động trí óc và lao động chân tay. Nhƣ vậy, nó cũng đóng vai trò rất lớn trong việc giải phóng phụ nữ. Khu vực dịch vụ càng phát triển thì khả năng tạo công ăn việc làm của nó càng lớn. Sáu là, dịch vụ đóng vai trò cầu nối giữa các nền kinh tế: Dịch vụ là cầu nối giữa các vùng trong nƣớc, là cầu nối giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Thông qua những hoạt động của mình, nó tạo điều kiện thực hiện quá trình hợp tác, hội nhập trong phát triển kinh tế của các quốc gia, dân tộc. Hiện nay, con ngƣời có thể dễ dàng di chuyển tới một nƣớc khác nhờ vào dịch vụ vận tải hàng không, biết đƣợc những thông tin kinh tế-xã hội, tiếp thu đƣợc những tri thức khoa học công nghệ, tinh hoa nhân loại nhanh chóng nhờ mạng thông tin toàn cầu. Dịch vụ cũng là một bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại,... 1.1.3.2 Đặc điểm của khu vực dịch vụ Khu vực dịch vụ đƣợc phân biệt với khu vực sản xuất chủ yếu là bởi các đặc điểm riêng có của mỗi khu vực. Dƣới đây, chúng tôi xin phân tích khái quát một số đặc điểm cơ bản của khu vực dịch vụ: Thứ nhất, sản phẩm của khu vực dịch vụ cũng là hàng hoá Sở dĩ có thể cho rằng sản phẩm dịch vụ cũng là hàng hoá bởi chúng cũng có hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá thông thƣờng, đó là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ thể hiện: ngƣời mua tìm đến dịch vụ bởi tính hữu ích của các hoạt động lao động đƣợc tồn tại với tính cách là sự phục vụ. Ví dụ: ngƣời ta mua vé hay trả tiền để nghe một ngƣời ca sĩ hát và ngƣời ca sĩ cung cấp một dịch vụ là tiếng hát để đáp ứng nhu cầu giải trí hay thẩm mỹ của ngƣời nghe. Sản phẩm dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nhƣ vận chuyển hàng hoá vật chất từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ,... Giá trị của sản phẩm dịch vụ đƣợc đo bằng hao phí lao động sống để tạo ra những hoạt động phục vụ cung cấp cho ngƣời sử dụng. Nếu là dịch vụ ca hát
  20. 18 của ngƣời ca sĩ thì giá trị sản phẩm dịch vụ này là hao phí về cơ bắp, thể lực, trí lực của ngƣời ca sĩ đó để sản xuất và tái sản xuất hoạt động dịch vụ. Cũng nhƣ vậy, nếu là dịch vụ của ngƣời thầy giáo, giá trị sản phẩm dịch vụ là những hao phí cơ bắp, trí lực khi ngƣời giáo viên đó nghiên cứu hay giảng bài và sinh sống để tái sản xuất ra hoạt động dịch vụ trên. Nhƣ vậy, sản phẩm dịch vụ cũng là hàng hoá và nó góp vào tổng sản phẩm quốc dân cũng nhƣ hàng hoá nông nghiệp và hàng hoá công nghiệp. Thứ hai, dịch vụ có tính vô hình hay phi vật thể Hàng hoá dịch vụ khác biệt với hàng hoá công nghiệp và nông nghiệp ở chỗ nó có tính vô hình hay phi vật thể. C.Mac đã từng bàn đến đặc điểm này của hoạt động dịch vụ khi nhận định: “Trong những trƣờng hợp mà tiền đƣợc trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tƣ bản, tức là trao đổi lấy lao động không sản xuất, thì lao động đó đƣợc mua với tƣ cách là một sự phục vụ… lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tƣ cách là một đồ vật, mà với tƣ cách là một sự hoạt động” [22, tr.207]. Lao động dịch vụ không đƣợc cố định hay không đƣợc vật thể hoá trong một vật thể cá biệt nào đó. Những công việc của ngƣời làm dịch vụ thƣờng “biến mất” ngay sau khi chúng đƣợc kết thúc và rất ít khi để lại dấu vết hay một giá trị nào đó để sau này có thể cho ta nhận đƣợc một số lƣợng dịch vụ ngang nhƣ thế. Dịch vụ là hàng hoá vô hình. Ta không thể nhìn thấy hay thử đƣợc mùi vị hoặc nghe đƣợc chúng trƣớc khi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ. Ví dụ: ngƣời nghe không thể biết trƣớc đƣợc ngƣời ca sĩ hát nhƣ thế nào nếu chƣa bắt đầu thƣởng thức (sử dụng dịch vụ), ngƣời sinh viên không thể biết trƣớc đƣợc nhận thức của mình nếu chƣa vào giảng đƣờng nghe giảng viên giảng bài. Ngƣời bệnh không thể biết trƣớc kết quả khám nghiệm của mình nếu chƣa đi khám bệnh. Khi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, ngƣời mua chỉ cảm nhận đƣợc. Ví dụ: ngƣời ta cảm nhận đƣợc nội dung bộ phim bằng cảm xúc khi xem phim. Kết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0