intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích: Làm rõ vai trò, thực trạng của làng nghề ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ HOA LÝ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2007
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ HOA LÝ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ THỦY HÀ NỘI - 2007
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4 1.1. Làng nghề ở Việt Nam 4 1.1.1. Khái niệm làng nghề 4 1.1.2. Đặc điểm làng nghề ở Việt Nam 7 1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế 11 1.2.1. Tiềm năng phát triển 11 1.2.2. Đóng góp kinh tế - xã hội của làng nghề 13 1.3. Phát triển làng nghề và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 23 1.3.1. Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế 23 1.3.2. Thách thức hội nhập đối với làng nghề 25 1.3.3. Lợi ích hội nhập đối với làng nghề 27 1.4. Kinh nghiệm phát triển làng nghề trên thế giới 29 1.4.1. Phát triển làng nghề ở một số nước 29 1.4.2. Bài học từ kinh nghiệm phát triển làng nghề nước ngoài 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 33 2.1. Thực trạng phát triển của làng nghề ở Việt Nam 33 2.1.1. Cơ cấu ngành nghề của làng nghề 35 2.1.2. Nhân lực và quản lý 38 2.1.3. Kỹ thuật và công nghệ 39 2.1.4 Hình thức tổ chức sản xuất 41 2.1.5. Sản phẩm 45 2.1.6. Thị trường và cạnh tranh 47 2.1.7. Tình trạng ô nhiễm 49 2.2. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của làng nghề ở Việt Nam 51 2.2.1. Tham gia hoạt động ngoại thương 51
  4. 2.2.2. Năng lực hội nhập quốc tế 53 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển làng nghề trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 54 2.3.1. Chính sách vĩ mô của Nhà nước 54 2.3.2. Vốn đầu tư 55 2.3.3. Cơ sở vật chất 57 2.3.4. Chiến lược thị trường 58 2.3.5. Thương hiệu 59 2.3.6. Hình thức tổ chức sản xuất 60 2.3.7. Chất lượng nguồn nhân lực 61 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 63 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 63 3.1.1. Phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa 63 3.1.2. Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại 67 3.1.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế 68 3.1.4. Gắn kết thị trường 70 3.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế 71 3.2. Giải pháp phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 73 3.2.1. Quy hoạch phát triển làng nghề 73 3.2.2. Chính sách vĩ mô của Nhà nước 75 3.2.3. Hiện đại hóa mô hình sản xuất kinh doanh 49 3.2.4. Đào tạo nhân lực 80 3.2.5. Đổi mới công nghệ 82 3.2.6. Xây dựng thương hiệu 84 3.2.7. Thị trường 85 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ NN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn CCN : Cụm công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp DNTN : Doanh nghiệp tư nhân HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp TCMN : Thủ công mỹ nghệ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, cơ cấu GDP đã nghiêng hẳn về công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn dưới 30%. Tuy vậy, bộ phận dân cư sống ở nông thôn vẫn chiếm trên 70%. Do đó, phát triển kinh tế nông thôn vẫn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, trong đó, phát triển làng nghề đóng vai trò đòn bẩy quan trọng. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua các định chế quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và nhiều thỏa thuận thương mại tự do song phương và đa phương khác. Thực tế này đặt ra yêu cầu hội nhập cấp bách đối với khu vực kinh tế nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng. Nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế cho làng nghề sẽ có tác dụng gia tăng chất lượng bền vững cho phát triển kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Ngoài ra, nếu có được khả năng hội nhập quốc tế tốt, khu vực kinh tế làng nghề sẽ tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu quan trọng, đóng góp đáng kể cho thương mại cả nước. Phát triển làng nghề trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc là yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu để đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như các giải pháp. Do đó, vấn đề “Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 1
  7. Vấn đề làng nghề và phát triển làng nghề đã được các nhà kinh tế nghiên cứu dưới nhiều góc độ và đã đạt được những kết quả nhất định. Một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như: - Trần Minh Yến (2003), “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Viện Kinh tế học Hà Nội. - Mai Thế Hởn (2000), “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2003), “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”. - Nguyễn Ty (1991), “Một số vấn đề cơ bản về phát triển TTCN ở nông thôn Hà Bắc”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. - Một số công trình của GS.TS Nguyễn Đình Phan, PGS.TS Hoàng Kim Giao, PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn, TS Phạm Viết Muôn, TS Dương Bá Phương, TS Trần Văn Luận... Những công trình này chủ yếu đưa ra bức tranh tổng quát về thực trạng và một số giải pháp phát triển làng nghề mà chưa nghiên cứu kỹ về khả năng hội nhập của bộ phận kinh tế làng nghề. Vì vậy, “Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Làm rõ vai trò, thực trạng của làng nghề ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Nhiệm vụ: + Luận văn làm rõ phạm trù làng nghề, đặc điểm hình thành, vị trí và vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 2
  8. + Đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển của làng nghề kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc hội nhập kinh tế thế giới. + Đề xuất các giải pháp thúc đẩy làng nghề phát triển theo hướng hội nhập kinh tế thế giới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Thông qua một số làng nghề điển hình, chủ yếu là các ngành nghề có khả năng tham gia xuất khẩu, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình phát triển và mức độ hội nhập quốc tế của làng nghề Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinh tế và phép biện chứng duy vật. - Ngoài ra, đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp luận như điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích tổng hợp. 6. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thực trạng và yêu cầu cấp thiết của việc phát triển làng nghề đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. - Đưa ra phương hướng và giải pháp để thúc đẩy phát triển làng nghề, hỗ trợ cho quá trình hội nhập kinh tế. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. 3
  9. Chƣơng 1 PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm làng nghề Lịch sử phát triển Việt Nam gắn liền với đơn vị hành chính làng xã, cũng là nơi sinh sống và làm việc của người dân. Trong lũy tre làng là cả xã hội thu nhỏ với các mối liên kết đan xen cuộc sống và công việc. Trong quá trình phát triển, một bộ phận dân cư tách ra và làm nghề khác, dần hình thành các tổ chức nghề nghiệp theo mô hình phường hội: Ví dụ, phường gốm sứ, phường dệt vải, phường rèn, phường đúc.... Ở các đô thị, làng nghề cũng tồn tại thành các phố riêng rẽ. Điều đó thể hiện rất rõ ở kinh thành Thăng Long xưa với 36 phố phường, tương ứng với 36 nghề khác nhau. Ban đầu, các làng nghề hay phố nghề xuất hiện ở một số hộ gia đình, nhưng rồi trong quá trình phát triển và chuyên môn hóa sản xuất, số hộ gia đình và số người làm nghề tăng lên, dần chiếm đa số. Lúc này, làng nghề được hình thành, trở thành tên gọi , thậm chí là “thương hiệu” trong vùng và cả nước. Ví dụ như “Gạch Bát Tràng”, “Giấy Yên Thái”, “Vàng bạc Châu Khê”, “Đúc đồng Đại Bái”... với trình độ tinh xảo và phân công lao động khá cao. Do đó, quá trình phát triển làng nghề ở Việt Nam chính là quá trình phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời là lịch sử phát triển của nền tiểu thủ công nghiệp Việt Nam. Khái niệm về làng nghề hiện có rất nhiều. Dưới đây là một số khái niệm về làng nghề được tổng hợp từ các nguồn tài liệu 18, tr. 6-8, 8, tr. 16 : Khái niệm thứ nhất 4
  10. Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy nghề đó làm nghề sống chủ yếu. Nếu dựa trên khái niệm phân loại này, số lượng làng nghề ở Việt Nam hiện còn rất ít. Ví dụ như làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) rất nổi tiếng nhưng số người làm nghề cũng chỉ chiếm hơn 50%, số còn lại làm nhiều nghề khác. Vài năm trở lại đây, số người dân Bát Tràng chuyển sang làm nghề thương mại và dịch vụ tăng mạnh. Khái niệm thứ hai Làng nghề là làng làm nghề thủ công, nhưng không nhất thiết là đa số dân làng. Thợ thủ công cũng làm nghề nông nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa đã trở thành thợ chuyên sản xuất hàng thủ công. Khái niệm này có thể dẫn tới việc hiểu tiêu chí đánh giá làng nghề quá đơn giản. Làng nghề được công nhận phải được xem xét dưới góc độ vai trò của nghề đó đối với sự phát triển kinh tế của làng với những tiêu chí cụ thể về số lao động tham gia và tỷ trọng thu nhập từ nghề đó. Khái niệm thứ ba Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, có liên kết trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề. Khái niệm này đã khái quát rất tốt về khía cạnh nghề nghiệp trong cách hiểu về làng nghề nhưng cái thiếu là chưa phản ánh được hết tính chất của làng nghề với vai trò là một thực thể sản xuất kinh doanh có ý nghĩa đối với các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Khái niệm thứ tư 5
  11. Làng nghề là cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách khỏi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của cả làng. Khái niệm này mặc dù rất đơn giản về tiêu chí nhưng phản ánh được thực chất làng nghề trên góc độ kinh tế. Việc xác định làng nghề chỉ nên dựa chủ yếu vào tiêu chí kinh tế bởi làng nghề thực chất là một mô hình phát triển kinh tế đặc thù. Mặc dù nghệ nhân là quan trọng nhưng công nhận làng nghề không nên dựa vào tiêu chí phải có nghệ nhân bởi chính khái niệm nghệ nhân cũng không rõ ràng, mang tính chất cảm tính, nhất là trong các nghề thủ công. Hơn nữa, một số nghề không nên có danh hiệu nghệ nhân, ví dụ trong lĩnh vực xây dựng, thực phẩm... Danh hiệu nghệ nhân chỉ nên phong tặng cho những người thợ thủ công trong những lĩnh vực mang tính chất văn hóa, nghệ thuật... Trước đây, làng nghề chỉ dùng bao hàm các nghề thủ công nghiệp, tên làng gắn liền với tên nghề. Nhưng hiện nay, trong xu hướng lĩnh vực thương mại và dịch vụ đóng vai trò quan trọng thì các nghề thương mại, dịch vụ ở nông thôn cũng được gọi là làng nghề. Tóm lại, việc xem xét tiêu chí làng nghề chỉ nên ở góc độ mô hình phát triển kinh tế. Khái niệm thứ năm Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Qua một số khái niệm nói trên, ta có thể thấy rằng: Làng nghề là một không gian kinh tế nhất định, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, chủ yếu liên quan tới các nghề thủ công và một số dịch vụ, trong đó lao động và thu nhập từ nghề này chiếm tỷ trọng lớn. 6
  12. Làng nghề có thể được xem xét dưới nhiều góc độ, với nhiều cách hiểu khác nhau và cũng như phù hợp với sự phát triển hiện nay. Do đó, để làm rõ khái niệm về làng nghề, Thông tư số 116/2006/TT- BNN của Bộ NN&PTNT, ngày 18/12/2006 đưa những tiêu chí cụ thể sau: - Số hộ làm nghề đó chiếm từ 25%. - Thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50%. - Giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của làng. - Thời gian phát triển ổn định từ 2 năm trở lên. 1 1.1.2. Đặc điểm làng nghề ở Việt Nam Do đặc điểm tập trung chủ yếu tại nông thôn, nơi có cơ sở hạ tầng hạn chế, đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các làng nghề. Do giao thông không thuận lợi nên hầu hết làng nghề gặp khó khăn trong vận tải nguyên liệu và hàng hóa. Vài năm gần đây, giao thông nông thôn được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải, đặc biệt là trong xuất khẩu bằng xe container. Vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa chỉ trông chờ vào các phương tiện nhỏ, thậm chí là thô sơ ở nhiều nơi, dẫn tới chi phí cao, khả năng đáp ứng đơn hàng chậm và trở ngại cho quá trình tiến lên sản xuất lớn. Làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm sau: Thứ nhất: Làng nghề Việt Nam đa dạng cơ cấu ngành hàng và chủng loại mặt hàng. Đặc điểm này xuất phát chính cơ sở hình thành ban đầu của làng nghề là khai thác lợi thế tại chỗ và phục vụ nhu cầu dân cư trong vùng. Ngoài ra, trong bối cảnh nền sản xuất nhỏ, nặng về tự cung tự cấp nên làng nghề là nguồn cung cấp nhiều loại hàng hóa thiết yếu cho dân cư trong nhiều thế kỷ. Do đó, cơ cấu mặt hàng của làng nghề Việt Nam rất đa dạng, phong phú. Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện tại, 2.017 làng nghề với hơn 40 nhóm nghề chính, sản xuất ra hàng trăm nghìn chủng loại sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế phát triển, tăng cường hội nhập quốc tế và nhất là xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làng nghề có cơ hội mở rộng ngành hàng, 7
  13. lĩnh vực mới. Hiện nay, làng nghề không chỉ còn bó gọn trong một số ngành hàng được cha ông để lại mà mở thêm nhiều lĩnh vực mới như công nghiệp, thương mại, dịch vụ... Theo số liệu của Hiệp hội Đúc Ý Yên (Nam Định), hiện tại, tỷ lệ mặt hàng phục vụ nông nghiệp và tiêu dùng chỉ chiếm 20% năng lực sản xuất so với 70% của 15 năm trước và thay vào đó là các mặt hàng mới phục vụ cho ngành công nghiệp xi măng, cơ khí... với tỷ lệ 60%. Bắc Ninh là một ví dụ nữa cho thấy sự gia tăng nhiều mặt hàng mới của làng nghề hiện nay. Tỷ trọng các ngành cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm tăng rõ rệt so với 5 năm trước đây. 15, tr 9 Thứ hai: Làng nghề thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Ở một đất nước mà tỷ lệ dân nông thôn chiếm đa số tất yếu dẫn tới tình trạng nền kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và những người làm nông nghiệp. Làng nghề còn gắn với nông nghiệp, nông thôn bởi nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ chủ yếu. Các làng nghề nông sản, thực phẩm, TCMN... lấy nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp. Điều đó thể hiện rõ ở sự phân bố làng nghề ở Việt Nam, thường gắn với vùng nguyên liệu. Nga Sơn (Thanh Hóa), Kim Sơn (Ninh Bình) nổi tiếng về các làng nghề chiếu cói là nhờ có vùng nguyên liệu cói. Về nhân lực, làng nghề phụ thuộc hoàn toàn vào lao động nông nghiệp. Hiện 100% lao động làng nghề xuất thân từ nông thôn với hình thức làm việc bán thời gian là chủ yếu. Thu hút lao động nông nhàn là thế mạnh (cho phép giảm chi phí tối đa) và cũng là điểm yếu của làng nghề bởi khi nhận được đơn hàng lớn hoặc vào nông vụ, các làng nghề không có đủ lao động để đáp ứng tiến độ giao hàng. 8
  14. Sản phẩm làng nghề được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nông thôn và khách hàng chủ chốt là người làm nông nghiệp. Đa số làng nghề có đích nhắm tiêu thụ sản phẩm là thị trường trong vùng. Điều này có thể thấy rất rõ ở đa số ngành hàng như từ thực phẩm chế biến đến cơ khí... Thứ ba: Quy mô sản xuất ở các làng nghề hiện còn nhỏ bé, thể hiện ở quy mô sử dụng lao động, doanh thu... Việt Nam có khoảng 11 triệu người thuộc hơn 1,4 triệu hộ gia đình làm việc ở các làng nghề. Trong đó, mô hình tổ chức gia đình là chủ yếu. Năm 2005, tại đồng bằng sông Hồng, hình thức sản xuất hộ gia đình chiếm 99% các loại hình tổ chức sản xuất (Thái Bình, Hải Dương là 99,1%, Hà Tây là 99,6%...). Các hình thức tổ chức sản xuất HTX, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần không đáng kể... 14, tr.20 Quy mô nhỏ của sản xuất làng nghề còn thể hiện ở tiêu chí vốn. Điều tra của Bộ NN&PTNT cho thấy, chỉ 4% số cơ sở làng nghề có vốn hơn 5 tỷ đồng, 21,9% cơ sở có vốn dưới 50 triệu đồng, 40% số hộ có vốn kinh doanh dưới 10 triệu đồng. Vốn sản xuất bình quân mỗi hộ là 25,73 triệu đồng.23, tr.6 Trung bình mỗi cơ sở sản xuất làng nghề chỉ có 5 - 6 lao động. Tương ứng với quy mô sử dụng lao động là doanh thu thấp. Quy mô sản xuất nhỏ có thể thấy qua con số đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của làng nghề. Năm 2006, xuất khẩu của làng nghề chỉ đạt 650 triệu USD, tính trung bình mỗi lao động ở làng nghề chỉ đóng góp cho xuất khẩu 60 USD/năm, cho thấy năng lực sản xuất làng nghề còn hạn chế. Khu vực làng nghề Bình Định có 5.500 cơ sở sản xuất, thu hút gần 15.000 lao động, chiếm 18% tổng số lao động của khu vực kinh tế ngoài quốc 9
  15. doanh, tổng doanh thu 215 tỉ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 10% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh toàn tỉnh. Làng nghề Yên Ninh (Nam Định) có 100% số dân làm nghề mộc mỹ nghệ với 25 công ty, 30 doanh nghiệp tư nhân và trên 1.600 hộ gia đình, tổng số lao động là 12.000, doanh thu 100 tỷ đồng/năm. Như vậy tính trung bình, mỗi cơ sở sản xuất làng nghề ở đây chỉ có 7 lao động và đóng góp trên 60 triệu đồng doanh thu/năm. Trong khi mộc mỹ nghệ là mặt hàng giá trị cao, nhiều sản phẩm có giá hàng trăm triệu đồng.15 Quy mô sản xuất nhỏ còn thấy ở ngay một số địa phương được đánh giá phát triển làng nghề tương đối tốt qua bảng dưới đây. 10
  16. Bảng 1.1: Làng nghề qua một số tiêu chí Giá trị SX Thu nhập TB/ngƣời Địa phƣơng Lao động (tỷ đồng) (triệu đồng) Bắc Ninh 2.108 80.053 26,4 Hà Tây 2.300 170.000 13,5 Phú Thọ 210 21.951 9,570 Thái Bình 1.800 150.000 12 Nguồn: Số liệu thống kê Sở Công nghiệp các tỉnh có tên trong bảng, năm 2005 Thứ tư: Đa dạng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Làng nghề có nhiều mô hình tổ chức sản xuất bởi đặc thù tận dụng tối đa thời gian nhàn rỗi của dân cư nông thôn. Hình thức hộ gia đình chiếm đa số với tỷ lệ lên tới 80 - 90%, có nơi gần 100%. Các mô hình tổ chức sản xuất theo kiểu DN còn ít, mô hình công ty cổ phần mới có ở Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh... và số lượng cũng rất nhỏ. Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện cả nước 40.500 cơ sở kinh sản xuất doanh làng nghề theo mô hình doanh nghiệp, trong đó công ty TNHH chiếm 14,16%, HTX 5,76%, doanh nghiệp tư nhân 80%. Số lượng doanh nghiệp làng nghề còn quát ít so với mô hình sản xuất hộ gia đình (1,4 triệu hộ). Theo số liệu thống kê của tỉnh Bắc Ninh, khu vực làng nghề toàn tỉnh có 308 công ty TNHH, 202 DN TN, 214 HTX so với 18.415 hộ cá thể. Những con số trên cho thấy sự đa dạng về mô hình tổ chức sản xuất làng nghề nhưng sản xuất hộ gia đình vẫn là chủ yếu. 35 Thứ năm: Trình độ sản xuất thủ công là chủ yếu. Trình độ sản xuất của làng nghề chính là một lý do mà khu vực này được xếp vào sản xuất tiểu thủ 11
  17. công nghiệp. Công cụ sản xuất chủ yếu là thô sơ, nếu có máy móc cũng là loại lạc hậu với tuổi thọ trung bình là 20 - 30 năm. Mặc dù, gần đây, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, làng nghề đã có chuyển biến lớn về đầu tư mới thiết bị hiện đại nhưng chưa đồng bộ. Sự thay đổi này không tạo đột biến về công nghệ, do đó, bản chất sản xuất làng nghề vẫn là thủ công kết hợp một phần máy móc, chưa mang tính chất dây chuyền công nghiệp. Thứ sáu: Tiêu thụ hàng hóa qua trung gian. Nhìn chung, hàng hóa làng nghề chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa, thông qua các chợ địa phương, các đại lý nhỏ. Tiêu thụ hàng hóa làng nghề gặp nhiều khó khăn về đầu ra. Làng nghề chưa có hệ thống tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu dựa vào tư thương. Do đó, nhiều làng nghề không có thị trường tiêu thụ ổn định. Trong khi đó, xuất khẩu thấp mặc dù tiềm năng lớn và hầu hết thông qua trung gian. 1.2. VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.2.1. Tiềm năng phát triển Làng nghề rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam, ở nhiều địa phương hầu như làng nào cũng có một nghề. Một số tỉnh có nhiều làng nghề như Hà Tây, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh... với tỷ lệ làng có nghề lên tới 70 - 80%. Theo thống kê của Sở công nghiệp Hà Tây, cả tỉnh có 972/1.300 làng nghề. Các làng còn lại cũng có những nhóm nghề, nhà nghề, không có làng nào không có nghề phụ. Bảng 1.2: Phân bố làng nghề trên cả nước Khu vực Số tỉnh có làng nghề Số làng nghề Tỷ lệ (%) Miền Bắc 25/25 972 67 Miền Trung 13/16 290 20 Miền Nam 18/20 188 13 12
  18. Tổng 56/61 1.450 100 Nguồn: Cục Công nghiệp địa phương, số liệu thống kê năm 2004 Bảng 1.3: Làng nghề theo lĩnh vực ngành nghề TT Phân loại Số lƣợng (làng) Tỷ lệ (%) 1 Chế biến lương thực, thực phẩm 98 6,75 2 Dệt nhuộm, may mặc và tơ tằm, đồ da 319 22 3 SX VLXD, gốm, sành sứ thủy tinh 741 51.1 4 TCMN 95 6.55 5 Chế biến lâm thổ sản 55 3.79 6 Cơ khí, chế tạo, đúc kim loại 51 3.51 7 Tái chế chất phế thải, phế liệu 6 0.43 8 Các ngành khác 85 5.86 Tổng cộng 1.450 100 Nguồn: Cục Công nghiệp địa phương, số liệu thống kê năm 2004 Làng nghề còn phổ biến về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, từ TCMN với lao động thủ công là chính tới sản xuất thép, cơ khí đòi hỏi trình độ công nghệ cao. Trong xu hướng kinh tế chuyển dịch tăng công nghiệp và dịch vụ, làng nghề cũng hình thành mới nhiều nghề công nghiệp và dịch vụ. Các làng nghề đổi mới về sản phẩm, một số đã đạt trình độ khá cao, cung ứng nguyên phụ liệu, phụ tùng cho các ngành công nghiệp. Tiềm năng của làng nghề thể hiện qua tốc độ phát triển trong những năm gần đây. Trung bình mỗi năm, Việt Nam có thêm hàng trăm làng nghề. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tốc độ tăng bình quân số cơ sở làng nghề là 8,9 - 9,8%/năm. Thời gian tới, khi các chương trình kinh tế nông thôn phát huy hiệu quả sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành và phát triển làng nghề. Dự 13
  19. báo, mức tăng trưởng bình quân của làng nghề có thể đạt 15%/năm. Trong đó, Chương trình “Mỗi làng một nghề” của Bộ NN&PTNT với các mục tiêu và biện pháp hỗ trợ cụ thể với tổng số vốn gần 1.500 tỷ đồng sẽ mang lại sự nhảy vọt về chất lượng và số lượng làng nghề trong cả nước. 25 Bảng 1.4: Tốc độ phát triển làng nghề Năm Số lƣợng Tỷ lệ tăng (%) 2002 1.000 - 2003 1.210 21 2004 1450 19,8 2005 1729 19,2 2006 2017 16,65 Nguồn: Cục Công nghiệp địa phương, số liệu thống kê năm 2006 Tiềm năng của làng nghề còn thể hiện qua những chỉ số kinh tế. Giá trị sản xuất của làng nghề hiện chiếm 9% GDP cả nước. Theo mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn đến năm 2010, tỷ trọng của lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ sẽ tăng lên 70%. Hoàn thành mục tiêu này hay không phụ thuộc rất nhiều vào phát triển làng nghề. Tỉnh Hà Tây, trong những năm gần đây, nhu cầu lao động làng nghề tăng hơn 14%/năm, giá trị sản xuất tăng gần 29,2%/năm. Vai trò của khu vực làng nghề còn được thể hiện rất rõ ở việc cung ứng cho xã hội một lượng hàng hóa, dịch vụ khổng lồ cho xã hội trong các lĩnh vực thủy sản, thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại... 1.2.2. Đóng góp kinh tế - xã hội của làng nghề Thứ nhất, làng nghề đã trở thành ngành kinh tế chính. Đánh giá này có thể được nhìn nhận trên bình diện quốc gia và địa phương. Theo số liệu thống kế, làng nghề hiện đóng góp 1/10 GDP cả nước. 14
  20. Còn ở địa phương, làng nghề đã khẳng định vị trí chủ lực nhiều tỉnh. Đầu tiên phải kể tới Hà Tây, địa phương chiếm 1/5 số lượng làng nghề của cả nước. Làng nghề đã tạo ra trên 50% thu ngân sách tỉnh, góp phần đưa Hà Tây vào danh sách các tỉnh có mức thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng từ năm 2004. Giá trị sản xuất làng nghề của Hà Tây năm 2005 đạt hơn 2.300 tỷ đồng. Ở Bắc Ninh, làng nghề chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tỉnh Thái Bình, giá trị sản xuất làng nghề đạt gần 2.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh có doanh thu từ ngành nghề từ 100 tỷ đồng/năm trở lên. Làng nghề Hà Nam đóng góp 41% về giá trị sản xuất công nghiệp, 61% về lực lượng lao động, 50,8% thu ngân sách ngoài quốc doanh. Xã Phong Khê (Bắc Ninh) có diện tích đất nông nghiệp 320 ha nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 4,8%, trong khi tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ đạt tới 95%. Tương ứng, thu nhập đầu người đạt 800 USD/năm, cao hơn mức bình quân 200 USD của cả nước.35 Không chỉ đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, làng nghề còn được nhìn nhận với ý nghĩa là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt với những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn như nông sản, TCMN, gốm sứ... Hiện chưa có thống kê về đầu tư nước ngoài vào làng nghề nhưng theo các chuyên gia, nguồn vốn này không nhỏ và thường được thực hiện dưới hình thức không chính thức. Đa số đầu tư được thực hiện thông qua họ hàng, mối quan hệ kinh doanh... Thứ hai, làng nghề cung cấp nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. Hoạt động xuất khẩu của làng nghề bắt đầu khá sớm, từ thời nhà Lý với các sản phẩm thủ công như đồ gốm, gỗ nội thất, mây tre đan, giấy, lụa, bạc… Hàng hóa được giao tại cảng Vân Đồn, Vân Ninh và sau này là phố Hiến, Hội An, Phan Thiết, Bến Nghé, Nhà Rồng… 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2