intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý luận chung, những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Luận văn đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng quá trình này ở tỉnh Bắc Giang; từ đó rút ra những định hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi trung t©m ®µo t¹o, båi d-ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ -------------&-------------- Vò §øc Huy ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp ë tØnh B¾c Giang theo h-íng c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chÝnh trÞ Hµ Néi - 2005
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi trung t©m ®µo t¹o, båi d-ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ -------------&-------------- Vò §øc Huy ChuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp ë tØnh B¾c Giang theo h-íng c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chÝnh trÞ Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ ChÝnh trÞ M· sè: 5.02.01 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: GS.TS. Chu V¨n CÊp Hµ Néi - 2005
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CĐ: Cao đẳng CCKT: Cơ cấu kinh tế CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐH: Đại học GTVT: Giao thông vận tải GTSX: Giá trị sản xuất GD - ĐT: Giáo dục - Đào tào GDP: Thu nhập quốc dân HTX: Hợp tác xã TBCN: Tư bản chủ nghĩa TTLL: Thông tin liên lạc THCN: Trung học chuyên nghiệp XHCN: Xã hội chủ nghĩa UBND: Uỷ ban nhân dân
  4. MỤC LỤC Trang Mở đầu.......................................................................................................... 2 Chƣơng 1. Những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa............................ 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................ 7 1.2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc 28 Giang.................................................................................. Chƣơng 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến nay ............................................ 33 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang.......... 33 2.2. Thực trạng chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang 42 2.3. Những thành tựu và hạn chế, tồn tại trong quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang............................... 62 Chƣơng 3. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .............................. 75 3.1. Phương hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ nay đến 2010........................................................................................... 75 3.2. Những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang từ nay đến 90 2010................................ Kết luận......................................................................................................... 113 1
  5. Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................... 115 2
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982) xác định: "Tập trung phát triển nông nghiệp một bước lên sản xuất xã hội chủ nghĩa". Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Đặc biệt coi trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn" và Nghị quyết Bộ chính trị (11/1998) xác định: "Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Giai đoạn hiện nay, khi bước vào giai đoạn mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: "Phải tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một diện tích; quy hoạch và sử dụng đất hợp lý; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, gải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá. Phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm mới và cải thiện đời sống nhân dân và dân cư trong nông thôn” [19, tr.134]. Thật vậy, nông nghiệp nông thôn là vấn đề cơ bản, lâu dài cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ ,văn minh". Do đó, kinh tế nông nghiệp phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hiệu quả và phát triển bền vững. 3
  7. Tuy nhiên, kinh tế nông thôn nước ta vẫn nặng về nông nghiệp (> 60%) và cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn về trồng trọt. Trong đó, chăn nuôi và thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhìn một cách tổng thể thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm. Nhận thức về vấn đề này, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV (2000) đã đưa ra công tác chỉ đạo thực hiện một trong bảy lĩnh vực trọng điểm là: "Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trọng tâm là đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sinh học, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Ngoài việc đầu tư, phát triển cây lương thực, cần tăng cường đầu tư phát triển mạnh các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, rau quả và phát triển chăn nuôi một cách hợp lý, kết hợp với công tác trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng để tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu” [21, tr.68]. Đồng thời, một trong những giải pháp chủ yếu của phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang, Đại hội cũng xác định: "Tập trung sức phát triển kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn”. Xuất phát từ yêu cầu chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Ở mỗi khía cạnh, lĩnh vực khác nhau về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá" vẫn còn có nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu làm sáng rõ. 4
  8. Vì thế "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá" được tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung và trên địa bản tỉnh Bắc Giang nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng mang tính bức xúc cả về lý luận và thực tiễn. Hiện nay vấn đề này đã được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà kinh tế, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn. Ở dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Đồng thời có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đề cập như: - GS. Nguyễn Điền: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam. - GS.TS. Ngô Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - PTS. Nguyễn Sinh Cúc: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công nghệ-NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (1996). - Vũ Oanh: Nông nghiệp và nông thôn - Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Chủ trương, giải pháp lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, số 4/1998. Tuy nhiên, góc độ nghiên cứu và phương pháp tiếp cận khác nhau, các tác giả đã phân tích, luận giải vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và 5
  9. chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Song vấn đề này ở tỉnh Bắc Giang đến nay còn mới mẻ, chưa có những công trình đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện; có hệ thống dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Nên "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá" cần được tiếp tục nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài * Mục đích của đề tài: Trên cơ sở lý luận chung, những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Luận văn đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng quá trình này ở tỉnh Bắc Giang; từ đó rút ra những định hướng, giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới. * Nhiệm vụ của đề tài: Đề tài thực hiện trên cơ sở hệ thống hoá những lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để: - Làm rõ nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang từ khi tái lập tỉnh (1999) đến nay. - Đưa ra những khuyến nghị và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: “Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. 6
  10. * Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến nay. 7
  11. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của khoa học kinh tế. Đặc biệt chú trọng phương pháp: Phân tích tổng hợp, tổng kết đánh giá thực tiễn, thống kê, so sánh, đối chiếu và phương pháp quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành trong tỉnh, phục vụ cho việc hoạch định những chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 8
  12. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆPTHEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong của quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế quốc dân, là tổng thể các mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng); các ngành king tế quốc dân (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải.); các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế. Trong tổng thể cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ cấu có ý nghĩa quyết định tới phương hướng sản xuất (sản xuất ra cái gì ?); đối tượng sản xuất là ai ?; quá trình và hiệu quả sản xuất như thế nào ? (lựa chọn, sử dụng công nghệ, thiết bị có lợi nhất trong sản xuất và kinh doanh). Sự hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo tiền đề vật chất to lớn, cho phép khai thác mọi tiềm năng và lợi thế của đất nước nói chung và của từng vùng, miền nói riêng như: tài nguyên thiên nhiên, lao động, đất đai, ngành nghề, thị trường. Cơ cấu kinh tế được xem là điều kiện cần thiết, là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp nhất đến nhịp độ, quy mô tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững. Đặc biệt hiện nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, một CCKT được coi là hợp lý khi nó đáp ứng được những yêu cầu sau: 9
  13. - Phù hợp với đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. - Đáp ứng được yêu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm - Đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội ngày càng cao và chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, khai thác và cải thiện tốt điều kiện tự nhiên. * Tính chất của cơ cấu kinh tế: - Một là, tính khách quan của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế được quy định bởi các yếu tố vất chất (tư liệu sản xuất, tài nguyên, công nghệ, sức lao động) và cơ cấu kinh tế tồn tại, vận động, phát triển theo những quy luật khách quan, độc lập với con người. Tuy con người không thể tuỳ tiện xây dựng cơ cấu kinh tế nhưng có thể tác động làm thay đổi cơ cấu ấy thông qua sự tác động vào các yếu tố vật chất của nền sản xuất. Khi con người tác động phù hợp với các quy luật khách quan có thể làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngược lại, nếu sự tác động đó không phù hợp, trái quy luật sẽ cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo C.Mác cơ cấu kinh tế có quan hệ mật thiết với phân công xã hội. Người khẳng định: "Trong sự phân công xã hội, thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín yên lặng" [29, tr.15]. Nói một cách khác, mọi sự vật hiện tượng nói chung và nền kinh tế nói riêng chỉ có thể tồn tại và phát triển theo những cấu trúc nhất định, vận động, phát triển theo những quy luật khách quan, nhất là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong từng thời kỳ; phù hợp 10
  14. với các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh và cung cầu. Như vậy, một cơ cấu kinh tế hợp lý của nền kinh tế quốc dân phải phản ánh sự vận động của các quy luật kinh tế và các quy luật khác, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Khi ấy con người có vai trò nhận thức ngày càng sâu sắc những quy luật để phân tích, đánh giá những xu thế phát triển khách quan mà tìm ra những phương án thay đổi cơ cấu sao cho hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của quốc gia hay địa phương. Hai là, cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử cụ thể. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển khi giữa các bộ phận của quá trình tái sản xuất xác lập những quan hệ cân đối nhất định của phân công lao động xã hội. Giữa các nền sản xuất, những yêu cầu về số lượng có thể tương tự nhau, nhưng những yêu cầu về chất lượng cách thức thực hiện, những tỷ lệ cân đối thì khác nhau, sự khác nhau ấy là do quy luật kinh tế đặc thù của mỗi phương thức sản xuất, mà trước hết là do quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất ấy quyết định. Ngay trong một hình thái kinh tế - xã hội, nhưng ở những nước khác nhau, ở những địa phương khác nhau và mỗi thời kỳ khác nhau vẫn có cơ cấu kinh tế khác nhau, do điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội khác nhau quy định. C.Mác viết: “Sự tất yếu phải phân công lao động xã hội theo những tỷ lệ nhất định quyết không thể bị tiêu diệt bởi một hình thái nhất định của sản xuất xã hội, chỉ có hình thái biểu hiện của nó có thể bị thay đổi mà thôi, điều này tự nó đã rõ rồi" [29, tr.759]. Cơ cấu kinh tế luôn luôn biến động, nó không phải là một cái gì “chết cứng”, “nằm im”, nên việc xác định cơ cấu kinh tế không thể không căn cứ vào điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của từng thời kỳ. Cơ cấu kinh tế gắn liền với sự 11
  15. biến đổi không ngừng của bản thân các yếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Tính lịch sử cụ thể của cơ cấu kinh tế còn biểu hiện ở chỗ không có cơ cấu kinh tế chung cho mọi nền kinh tế và cũng không có cơ cấu kinh tế duy nhất cho một nền kinh tế, một địa phương ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tóm lại, tính khách quan, tính lịch sử cụ thể là những tính chất cấu thành nên đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế. Chúng ta phải nhận thức đầy đủ những đặc trưng đó trong hoạt động xây dựng cơ cấu kinh tế hiện nay ở nước ta nói chung và ở mỗi địa phương nói riêng. 1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKT nông nghiệp) CCKT nông nghiệp bao gồm: CCKT các ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Trong cơ cấu ngành lại có các lĩnh vực ngành như: ngành trồng trọt, chăn nuôi; trong ngành trồng trọt lại có lịnh vực trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong CCKT nông nghiệp còn bao gồm các bộ phận công nghiệp, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn để từ đó hình thành lên bộ mặt kinh tế nông thôn. Do đó, kinh tế nông thôn được hiểu là “một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông- lâm-ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công nghiệp, các ngành thủ công nghiệp truyền thống; các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp như thương nghiệp và dịch vụ.tất cả có quan hệ hữa cơ với nhau trong kinh tế vùng, lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân” [23, tr.484]. Như vậy, giống cơ cấu kinh tế nói chung, CCKT nông nghiệp bao gồm: cơ cấu ngành theo nghĩa rộng (nông-lâm-ngư nghiệp), cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Cho nên, một trong những nội dung cốt lõi của CNH,HĐH 12
  16. nông nghiệp, nông thôn hiện nay là hoàn thiện CCKT nông nghiệp; đây là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc sử dụng các nguồn lực nông nghiệp, nông thôn và những nguồn lực ấy chỉ có thể được khai thác và sử dụng có hiệu quả khi có một CCKT hợp lý. 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.2.1. Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế nông nghiệp Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: “Chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được xem như một quá trình biến đổi CCKT gắn liền với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là vấn đề lớn và cấp thiết ở nước ta trong quá trình đổi mới kinh tế trên các giác độ như: cơ cấu theo ngành, theo vùng mà trong đó đặc biệt là CCKT nông nghiệp” [19, tr.135]. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động ngày càng tương xứng với tiềm năng về sinh thái cũng như khả năng áp dụng công nghệ mới. Trong quá trình đó, dẫn đến sự tích tụ về ruộng đất, tạo ra nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp lớn, hình thành trang trại và các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp; Đồng thời, giải phóng một bộ phận nông dân ra khỏi các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống phân tán, quy mô nhỏ, tự túc, tự cấp để tìm kiếm thu nhập cao hơn ở các lĩnh vực phi nông nghiệp, làm công ăn lương, tăng năng suất lao động, góp phần tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Như vậy, quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp gắn liền với phân công lại lao động ở nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và 13
  17. thành thị, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại là một trong những nội dung chính và cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. 1.1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trong qúa trình thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiệp thì việc chuyển dịch giữa các yấu tố nông-lâm-ngư nghiệp được biểu hiện bằng sự tương quan về số lượng và chất lượng của mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Cơ cấu này phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả về mặt chủ quan và khách quan. - Thứ nhất: Về vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên. CCKT của một nước, một vùng bao giờ cũng dựa trên ưu thế về địa lý và khí hậu. Vì vậy, ở những vị trí địa lý khác nhau, vùng khí hậu khác nhau việc xác định CCKT cũng khác nhau. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ trở thành những yếu tố đầu vào miễn phí để tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất. Đối với nước ta có thể tận dụng ưu htế về địa lý, khí hậu để xác định cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong phát triển nông nghiệp một cách phù hợp. Chẳng hạn, ở các khu vực có địa hình cao, độ ẩm lớn, khí hậu ôn đới… là điều kiện thích hợp cho sự phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, dê… hoặc các loại rau quả. Còn các vùng đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi cho cây lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và các cây công nghiệp ngắn ngày. 14
  18. Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú, song chưa được khai thác một cách phù hợp và hiệu quả như: tài nguyên đất, nước, rừng… Kết hợp tốt các yếu tố địa lý, chúng ta có thể phân chia các loại đất trồng có đặc điểm sinh thái phù hợp với từng loại cây trồng theo quy trình công nghệ và sinh thái khác nhau. Bên cạnh đó nguồn nước, có giá trị to lớn trong việc phát triển nông nghiệp và tác động mạnh mẽ đến việc phân bố cơ cấu nông nghiệp trên từng địa bàn một cách thích hợp. Còn tài nguyên rừng của nước ta có nguy cơ cạn kiệt dần, đây là điều đáng quan tâm trong quá trình chuyể dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp hiện nay. Đặc biệt, vị trí địa lý nước ta nằm trong vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương, có sự phát triển năng động về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành cơ cấu “mở”. Như vậy, vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên là nhân tố mang tính khách quan quan trọng trong việc thiết lập CCKT nông nghiệp hợp lý, phát huy thế mạnh của từng địa phương; phù hợp với xu hướng CNH, HĐH. - Thứ hai: Về trình độ khoa học và công nghệ. Sự phát triển của khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình dịch chuyển CCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Bởi, nó đã mở ra một triển vọng to lớn trong việc áp dụng vào sản xuất canh tác, tạo ra bước đột phá về giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng, đồng thời tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của các ngành chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản với giá trị cao trên thị trường trong và ngoài nước; làm thay đổi vị trí của các ngành trong nền kinh tế quốc dân, làm thay đổi cơ cấu, yếu tố đầu vào của quá trình lao động sản xuất. Vì vậy, dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT càng nhanh chóng và thuận lợi. 15
  19. - Thứ ba: Về lao động. Con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành CCKT. Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, song quá trình chuyển dịch CCKT nhanh hay chậm, phù hợp hay không phù hợp lại do sự tác động mang tính chủ quan của con người. Điều này bắt nguồn từ trình độ học vấn, sự tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ; qúa trình phân công lao động thế nào sẽ có ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT nhanh hay chậm. Mặt khác lực lượng lao động cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố xã hội, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và truyền thống của cộng đồng. Tất cả các yếu tố đó đều có sự đan xen, tác động trên cả 2 mặt là vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm đến sự chuyển đổi CCKT. Trong quy luật chung của quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, đối với chúng ta nhân tố con người vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn, trở ngại. Vì, khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi tập trung phần lớn lực lượng lao động (> 60% dân số lao động trong nông nghiệp và >70% dân số sống trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn). Nhưng trình độ học vấn còn thấp, trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, về cơ cấu lao động theo độ tuổi là trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh, nhạy bén trước cái mới, luôn cần cù, sáng tạo và năng động trước yếu tố mới. Vì vậy, để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp trong thời gian tới, đòi hỏi cần khắc phục những mặt hạn chế và phát huy tốt thế mạnh của lực lượng lao động nông thôn nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng. - Thứ tư: Về đường lối, chính sách kinh tế. 16
  20. Xác định quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp là nội dung trọng tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và quan tâm của Nhà nước đã và đang có những hệ thống chính sách tích cực khuyến khích phát triển sản xuất, tháo gỡ khó khăn cả về cơ chế, chính sách khuyến khích làm giàu , đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngày càng thể hiện rõ sự phối hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp tư nhân, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế , tạo môi trường cạnh tranh phát triển. Nhà nước khuyến khích nhập công nghệ tiên tiến, tự chế tạo công nghệ trong nước và thực hiện trợ cấp thông qua chương trình kinh tế, dự án đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Cụ thể: Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp từ 15,6% đến 24,4% trong tổng số dầu tư cơ bản của nhà nước. Trong đó, công tác thuỷ lợi hoá chiếm đến 60%, đầu tư cho cho chương trình chế biến nông sản khoảng 8.000 tỷ đồng và khoảng 700 triệu USD. Thực hiện vốn tín dụng không có lãi hoặc lãi suất thấp cho các hộ nông dân vay nhằm phát triển sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, nhà nước thực hiện mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ chế biến nông sản khoảng 6.000 tỷ đồng và đầu tư cho nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo vốn cho đào tạo cán bộ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp [24, tr.295-296]. 1.1.2.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Khi nghiên cứu khái niệm cơ cấu kinh tế, được xem xét ở trạng thái tĩnh hay trạng thái tương đối ổn định, nhưng khi tiếp cận khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nghiên cứu nó ở trạng thái động, có tác dụng làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy nền kinh tế phát triển [30, tr.47]. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2