intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

50
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của một số tỉnh thành ở Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang; phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014; đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN DƯƠNG THANH TUYỀN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN DƯƠNG THANH TUYỀN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH SƠN HÙNG Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Dương Thanh Tuyền là học viên cao học khóa 23 chuyên ngành Kinh tế chính trị của Trường Đại học Kinh tế TP HCM. Tôi xin cam đoan luận văn cao học với đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Sơn Hùng. Tác giả luận văn NGUYỄN DƯƠNG THANH TUYỀN
  4. 4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU 1 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CNH-HĐH 8 1.1. Lý luận về cơ cấu kinh tế 8 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế 8 1.1.2. Những tiêu chí đánh giá sự phù hợp của cơ cấu kinh tế và những chỉ tiêu cơ bản đánh giá cơ cấu kinh tế 10 1.1.2.1. Những tiêu chí đánh giá sự phù hợp của cơ cấu kinh tế 10 1.1.2.2. Những chỉ tiêu cơ bản đánh giá cơ cấu kinh tế 11 1.2. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12 1.3. Những tính chất chủ yếu của CCKT và chuyển dịch CCKT 12 1.3.1. Tính khách quan 13 1.3.2. Tính lịch sử xã hội 13 1.4. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến CCKT và chuyển dịch CCKT 13 1.4.1. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội 13 1.4.2. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất 14 1.4.3. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ 14 1.4.4. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. Tự do hóa thương mại trở thành điều kiện quan trọng cho phát triển 14 1.4.5. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định 15 1.4.6. Cơ chế quản lý kinh tế 15
  5. 5 1.5. Vai trò của CCKT và CD CCKT trong phát triển KT-XH 15 1.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH 16 1.6.1. Công nghiệp hóa và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH 16 1.6.1.1. Khái niệm CNH 16 1.6.1.2. Khái niệm HĐH 16 1.6.1.3. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH 17 1.6.2. Xu hướng chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH 17 1.7. Quan điểm của Đảng CSVN và đường lối chính sách của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh An Giang về chuyển dịch CCKT 18 1.7.1. Quan điểm của Đảng CSVN 18 1.7.2. Đường lối chính sách phát triển kinh tế tỉnh An Giang 20 1.8. Kinh nghiệm chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH của một số tỉnh thành và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh An Giang 21 1.8.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh 21 1.8.2. Kinh nghiệm của Đồng Nai 22 1.8.3. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho tỉnh An Giang 23 Tóm tắt chương 1 24 Chương 2 - THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CCKT TỈNH AN GIANG THEO HƯỚNG CNH-HĐH GIAI ĐOẠN TỪ 2010 – 2014 26 2.1. Tổng quan về tỉnh An Giang 26 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 26 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28 2.2. Thực trạng chuyển dịch CCKT tỉnh An Giang giai đoạn 2010- 2014 32 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế 32 2.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu GDP ngành kinh tế 32 - Chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và NSLĐ nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp 32 - Chuyển dịch cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và NSLĐ nhóm ngành dịch vụ và sản xuất (ngành nông nghiệp và công nghiệp) 35
  6. 6 - Chuyển dịch cơ cấu GDP của 3 nhóm ngành: Nhóm nông, lâm và thủy sản (KVI); nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (KVII) và nhóm ngành dịch vụ (KVIII) 38 2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực kinh tế 41 - Khu vực Nông – Lâm – Thuỷ sản (KVI) 41 - Khu vực Công nghiệp – Xây dựng (KVII) 42 - Khu vực dịch vụ (KVIII) 44 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế 45 2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 45 2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động, NSLĐ theo thành phần kinh tế 50 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ 51 2.3. Những thành tựu và hạn chế của chuyển dịch CCKT tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 54 2.3.1. Những thành tựu 54 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 56 Tóm tắt chương 2 59 Chương 3 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025 61 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang 61 3.2. Định hướng chuyển dịch CCKT tỉnh An Giang 64 3.2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 64 3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo nhóm ngành nông nghiệp - phi nông nghiệp; sản xuất – dịch vụ 64 3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế 65 3.2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế 66 3.2.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ 66 3.3. Giải pháp chủ yếu chuyển dịch CCKT tỉnh An Giang đến năm 2025 67 3.3.1. Giải pháp chung 67
  7. 7 3.3.1.1. Nhóm giải pháp 1: Phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCKT 67 (1) Đối với chính quyền tỉnh 67 (2) Thu hút các nguồn vốn đầu tư, hướng vào các mục tiêu chuyển dịch CCKT trong nền kinh tế 67 (3) Nâng cao và phát triển nguồn nhân lực 70 (4) Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn 73 3.3.1.2. Nhóm giải pháp 2: Tăng cường nền KTTT định hướng XHCN 73 (1) Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực thông qua việc tích cực hình thành đồng bộ môi trường kinh tế thị trường 73 (2) Thu hút các nguồn lực thông qua nâng cao cạnh tranh cho các bộ phận của nền kinh tế 74 3.3.1.3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cường hội nhập khu vực trong nước và quốc tế, phát triển khoa học công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường 75 (1) Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực thông qua hội nhập kinh tế với các vùng, cả nước và quốc tế 75 (2) Thúc đẩy các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh 75 (3) Phát triển khoa học công nghệ - bảo vệ môi trường 76 3.3.1.4 Nhóm giải pháp 4: Tập trung phát triển kinh tế các vùng biên giới, xây dựng các khu công nghiệp 77 3.3.2. Các giải pháp cụ thể 78 3.3.2.1 Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, bảo đảm an ninh quốc phòng. 78 - Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo 78 - Bảo vệ môi trường, nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ 78 - Tăng cường an ninh quốc phòng, giải quyết việc làm cho người lao động 79 3.2.2.2. Tập trung chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH 79 - Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH-HĐH 79 - Phát triển thương mại và dịch vụ, du lịch; tăng cường hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng 80
  8. 8 - Phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. 81 - Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao năng lực quản lý đô thị 81 3.2.3.3. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các khu công nghiệp 81 - Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp 81 - Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực 81 3.3.2.4. Tập trung phát triển khu vực dịch vụ 82 Tóm tắt Chương 3 82 KẾT LUẬN 84 Danh mục tài liệu tham khảo
  9. 9 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 ADB ngân hàng phát triển châu Á 2 BHXH bảo hiểm xã hội 3 CCKT cơ cấu kinh tế 4 CNH công nghiệp hóa 5 CNH-HĐH công nghiệp hóa hiện đại hóa 6 CNXH Chủ nghĩa xã hội 7 CSVN Cộng sản Việt Nam 8 ĐBSCL Đồng bằng song Cửu Long 9 ĐTNN đầu tư nước ngoài 10 FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 12 HH hiện hành 13 GTSX giá trị sản xuất 14 SS so sánh 15 H huyện 15 KTTT kinh tế thị trường 17 KT-XH kinh tế xã hội 18 KVI khu vực I 19 KVII khu vực II 20 KVIII khu vực III 21 LLSX lực lượng sản xuất 22 NSLĐ năng suất lao động 23 ODA Vốn hỗ trợ của nước ngoài 24 TK thống kê 25 TP thành phố
  10. 10 26 TPKT thành phần kinh tế 27 TT thị trấn 28 TX thị xã 29 TW trung ương 30 USD đồng đô la Mỹ 31 SX sản xuất 32 WB ngân hàng thế giới 33 WTO tổ chức thương mại thế giới 34 XHCN xã hội chủ nghĩa
  11. 11 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đơn vị hành chính, diện tích và dân số, mật độ dân số năm 2014 27 Bảng 2.2. Cơ cấu GDP theo ngành (nông nghiệp và phi nông nghiệp) và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 28 Bảng 2.3. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX), năm 2010-2015 30 Bảng 2.4. Chỉ số hiểu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) tỉnh An Giang, năm 2010-2015 31 Bảng 2.5. Cơ cấu GDP theo ngành (nông nghiệp và phi nông nghiệp) và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang, giai đoạn 2010-2014 32 Bảng 2.6. Cơ cấu lao động và NSLĐ phân theo nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 34 Bảng 2.7. Cơ cấu GDP tỉnh An Giang phân theo ngành sản xuất và ngành dịch vụ giai đoạn 2010-2014 36 Bảng 2.8. Cơ cấu lao động và NSLĐ phân theo nhóm ngành dịch vụ và nhóm ngành sản xuất tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 38 Bảng 2.9. Cơ cấu GDP tỉnh An Giang theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2014 39 Bảng 2.10. Cơ cấu lao động và NSLĐ tỉnh An Giang theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2014 41 Bảng 2.11. Giá trị sản xuất (GTSX), cơ cấu giá trị sản xuất và tăng trưởng khu vực Nông-Lâm-Thủy sản tỉnh An Giang, giai đoạn 2010- 2014 41 Bảng 2.12. Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất và tăng trưởng khu vực Công nghiệp – Xây dựng tỉnh An Giang, giai đoạn 2010-2014 43 Bảng 2.13. Cơ cấu giá trị sản xuất - giá hiện hành, khu vực dịch vụ tỉnh An Giang, giai đoạn 2010-2014 44 Bảng 2.14. Giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế tỉnh An Giang, giai đoạn 2010-2014 46 Bảng 2.15. Lao động, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế tỉnh An Giang, giai đoạn 2010-2014 50 Bảng 2.16. Giá trị sản xuất phân theo lãnh thổ tỉnh An Giang 2010-2014 53
  12. 12 Bảng 2.17. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo huyện/thị xã/thành phố, giai đoạn 2010-2014 56 Bảng 3.1. Dự báo chuyển dịch cơ cấu GDP An Giang đến năm 2025, phân theo nhóm ngành nông nghiệp-phi nông nghiệp; sản xuất – dịch vụ. 65 Bảng 3.2. Dự báo chuyển dịch cơ cấu GDP An Giang đến năm 2025, phân theo 3 khu vực kinh tế. 65 Bảng 3.3. Dự báo cơ cấu GDP An Giang đến năm 2025, phân theo thành phần kinh tế. 66
  13. 13 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 (Giá so sánh năm 2010) 33 Biểu đồ 2.2.Tốc độ tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ và nhóm ngành sản xuất giai đoạn 2010-2014 (Giá so sánh năm 2010) 36 Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2014 (Giá so sánh năm 2010) 39 Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng thành phần kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước, giai đoạn 2010-2014 (Giá so sánh năm 2010) 49 Biểu đồ 3.1 Dự báo chuyển dịch cơ cấu GDP An Giang đến năm 2025, phân theo 3 khu vực kinh tế 65
  14. 14 MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Về phương diện lý luận: Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng hiện nay vẫn chưa thống nhất về hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để có thể có những khái niệm và nội dung mang tính kinh điển về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là trên một địa phương “Tỉnh” mà sản xuất nông nghiệp còn giữ vai trò chính trong phát triển kinh tế. Về phương diện thực tiễn: Mặc dù Đảng và lãnh đạo tỉnh An Giang đã có nhiều nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng đến thời điểm hiện tại về cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế của An Giang diễn ra chậm và xét trên tổng thể theo tiêu chí công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế An Giang chưa đạt những tiêu chí của một cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, cần phải có những nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của An Giang. Dựa trên căn cứ lý luận và thực tiễn, nên tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đến năm 2025” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn có những đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh An Giang trong thời gian tới. 2. Tổng quan lịch sử các đề tài nghiên cứu có liên quan 2.1. Các đề tài nghiên cứu có liên quan đến CCKT và CD CCKT theo hướng CNH, HĐH Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau, như: - Ngô Đình Giao, 1994, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân (244tr), Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà
  15. 15 Nội. Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích các căn cứ lý luận và thực tiễn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân tích quan điểm, phương hướng xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả ở Việt Nam. - Võ Văn Huy, 2004, Các chính sách và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn TP.HCM (436tr), Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ đào tạo quản trị doanh nghiệp – ĐH Bách Khoa TP.HCM. - Đinh Sơn Hùng và cộng sự, 2005, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành TP.HCM – Thực trạng và giải pháp (211tr), Viện Kinh tế TP.HCM. Tác giả xây dựng lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phân tích hiện trạng kinh tế xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành TP.HCM. Xác định mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành TP.HCM giai đoạn 2002-2010. Đề xuất giải pháp chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành TP.HCM giai đoạn 2002-2010. - Lương Minh Cừ và Đào Duy Huân, 2013, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2025 (204tr), Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM. Đây là đề tài nghiên cứu các nội dung liên quan đến chuyển đổi mô hình kinh tế, chuyển dịch kinh tế của một vùng, một lãnh thổ, một địa phương, đồng thời đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP.HCM trong thời gian qua. Đề tài còn nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả của các chính sách và giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM giai đoạn 2006-2011. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đưa ra các quan điểm, mục tiêu, chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn 2025. - Trần Tuấn Anh, 2007, Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh đến năm 2015, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Luận án tiến sĩ, đã nêu lên
  16. 16 một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1996-2005; Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh đến năm 2015. - Bùi Văn Sáu, 2002, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Luận án tiến sĩ, đề cập đến cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn tỉnh Vĩnh Long; Định hướng, mục tiêu và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, nhiều bài báo của các tác giả nghiên cứu về đề tài này được đăng tải trong các tạp chí khoa học như: Trần Thanh Hà và Trương Quang Hải, 2011, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2012; Cẩm Thúy, 2008, Công nghiệp An Giang – Những bước đi vững chắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Nguyễn Công Mạnh, 2007, Tìm hiểu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tịnh Biên – An Giang trong thời kỳ đổi mới 1986-2006, TC Khoa học Xã hội; Nguyễn Trí Tâm, 2002, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn An Giang với việc bố trí vốn tín dụng ngân hàng, TC Ngân hàng; Phan Thị Yến Nhi, 2004, Một số đề xuất về định hướng ứng dụng khoa học và công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp An Giang, Thông tin Khoa học và Công nghệ (An Giang); Trần Lưu Quang, 2014, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Tây Ninh thực trạng và giải pháp, Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội 2014; Nguyễn Văn Quang, 2012, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam - 10 năm nhìn lại, Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội 2012; Cầm Anh Tuấn, 2011, Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La thời kỳ 2011-2020, Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội 2011; Hoàng Ngọc Long, 2011, Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2020, Quản lý kinh tế 2011; Nguyễn Thành Công, 2015, Hà Nội giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đến năm
  17. 17 2020, Con số & Sự kiện 2015; Trần Đình Đồng, 2015. Giải pháp liên kết vùng nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển bền vững, Nghiên cứu Đông Nam Á. Nhìn chung, những công trình trên nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCKT tại các địa phương và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng tích cực. 2.2. Các đề tài nghiên cứu có liên quan đến CNH, HĐH - Nguyễn Văn Hoàn, 2003, Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (91tr), Viện Nghiên cứu Thương mại. Tác giả nêu cao vai trò của chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Đánh giá thực trạng chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam giai đoạn 1991-2002. Đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020. - Lê Đinh Tiến, 2011, Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm nâng cao hoạt động của khoa học xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (313tr), Viện CLCS KHCN – Hà Nội. Đề tài giới thiệu cơ sở lý luận của đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học xã hội. Trình bày hiện trạng cơ chế quản lý nhà nước về khoa học xã hội giai đoạn 2001-2010. - Nguyễn Văn Hòa, 2004, Nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (204tr). Đề tài khái quát lý luận về tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng. Đánh giá thực trạng tầm tư tưởng và tầm trí tuệ của Đảng và những yêu cầu đối với lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng - Phạm Văn Quý, 2005, Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH (205tr), Viện Kinh tế Việt Nam. Luận án đánh giá thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
  18. 18 - Vũ Thị Bạch Tuyết, 2000, Các giải pháp tài chính nhằm phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước (159tr), Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội. Luận án phân tích vai trò của tài chính với phát triển khoa học công nghệ thời gian qua. Luận giải nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng yếu kém về trình độ khoa học công nghệ ở nước ta. Đề xuất giải pháp tài chính cụ thể để phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam. Qua những sách báo, công trình nghiên cứu liên quan đến vần đề chuyển dịch CCKT, về CNH, HĐH trong thời gian qua, xét thấy chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 và đề ra giải pháp đến năm 2025. Ý thức được vấn đề đó nên tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2025” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của một số tỉnh thành ở Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang; - Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh An Giang. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: được giới hạn trên địa bàn tỉnh An Giang.
  19. 19 + Về thời gian: thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận văn nghiên cứu cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm tìm ra các mối quan hệ các bộ phận cấu thành CCKT nói chung và cơ cấu nội bộ ngành nói riêng nhằm luận giải các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. - Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu các số liệu thứ cấp để đưa ra cái nhìn tổng quát từ đó đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian nghiên cứu. Trên cơ sở đó xem xét hiệu quả kinh tế xã hội do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại. Nguồn tài liệu nghiên cứu từ các tư liệu thống kê, điều tra kinh tế xã hội của Cục thống kê tỉnh; số liệu các ngành, các cấp trong tỉnh. Văn kiện Đại hội Đảng CSVN; Các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh An Giang,… 6. Ý nghĩa nghiên cứu - Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH và thực hiện vấn đề này ở tỉnh An Giang. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực cho các cơ quan, ban ngành tham khảo trong việc giải quyết vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trong phạm vi một tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn
  20. 20 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. - Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014. - Chương 3: Giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2