intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thương hiệu DongA Bank đế năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

49
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống nhận dạng thương hiệu của DongA Bank trong qua trình hoạt động đã có sự thay đổi lớn kể từ năm 2007 cũng là ảnh hưởng tới sự nhận diện thương hiệu của khánh hàng. Đề tài này thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu DongA bank, giúp ngân hàng nâng cao uy tín, dễ dàng phát triển được nhiều khách hàng hơn đồng thời cũng là tăng năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thương hiệu DongA Bank đế năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _________________ TRẦN TRUNG KIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DONGA BANK ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN TRUNG KIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DONGA BANK ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. HỒ TIẾN DŨNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển thương hiệu DongA Bank đến năm 2020” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu độc lập của tôi. Tôi đã tự nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã học và sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn cùng bạn bè và đồng nghiệp. Các nội dung và số liệu được sử dụng là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý một cách khách quan. Tác giả luận văn Trần Trung Kiên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ............................................................................................................ 5 1. 1. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG HIỆU .............................................................. 5 1.1.1. Khái niệm thương hiệu .......................................................................... 5 1.1.2. Các thành phần của thương hiệu và tài sản thương hiệu ...................... 7 1.1.3. Khái quát về thương hiệu mạnh .......................................................... 10 1.1.4. Vai trò của thương hiệu ....................................................................... 12 1. 2. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU .................................... 14 1. 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ..................................................................................................................... 15 1.3.1. Sứ mệnh thương hiệu .......................................................................... 15 1.3.2. Tầm nhìn thương hiệu ......................................................................... 16 1.3.3. Định vị thương hiệu ............................................................................ 17 1.3.4. Các yếu tố nhận dạng .......................................................................... 20 1.3.5. Truyền thông thương hiệu ................................................................... 21 1. 4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG ................................................................................................................... 22 1.4.1. Citibank ............................................................................................... 22 1.4.2. HSBC .................................................................................................. 26 1.4.3. ANZ..................................................................................................... 29 1.4.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển thương hiệu. ................................. 32
  5. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU DONGA BANK................................ 33 2.1. KHÁI QUÁT VỀ DONGA BANK ............................................................. 33 2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................... 33 2.1.2. Nguồn lực của DongA Bank ............................................................... 34 2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ của DongA Bank ............................................ 37 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank ............................... 38 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU DONGA BANK .............. 38 2.2.1. Phương pháp đánh giá thương hiệu DongA Bank .............................. 38 2.2.2. Đánh giá về sứ mệnh thương hiệu DongA Bank ................................ 43 2.2.3. Đánh giá tầm nhìn thương hiệu DongA Bank .................................... 44 2.2.4. Đánh giá về định vị thương hiệu DongA Bank .................................. 46 2.2.5. Đánh giá về thiết kế các thành phần nhận dạng thương hiệu DongA Bank ............................................................................................................. 49 2.2.6. Đánh giá công tác quảng bá thương hiệu ............................................ 53 ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................................... 55 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DONGA BANK ....... 57 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA DONGA BANK ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................... 57 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DONGA BANK ................ 58 3.2.1. Giải pháp về định vị thương hiệu DongA Bank ................................. 58 3.2.2. Giải pháp về hoạt động quảng bá thương hiệu DongA Bank ............. 62 3.2.3. Giải pháp về sứ mệnh thương hiệu DongA Bank ............................... 63 3.2.4. Giải pháp về tầm nhìn thương hiệu DongA Bank .............................. 64 3.2.5. Giải pháp về tên thương hiệu DongA Bank ........................................ 64 3.2.6. Giải pháp về logo DongA Bank .......................................................... 65 3.2.7. Giải pháp về slogan DongA Bank....................................................... 66
  6. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ................... 66 3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................. 66 3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ .............................................. 67 3.3.3. Hiện đại hóa công nghệ thông tin ....................................................... 68 3.3.4. Phát triển sản phẩm và dịch vụ ........................................................... 69 3.3.5. Thành lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu ................................ 72 3.3.6. Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên trong ngân hàng về phát triển thương hiệu DongA Bank ...................................................................... 73 3.3.7. Xây dựng văn hóa đặc trưng của ngân hàng ....................................... 73 3.3.8. Tăng kinh phí đầu tư cho chương trình thương hiệu .......................... 74 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: Sơ đồ tổ chức của DongA Bank PHỤ LỤC 02: Thang đo về thương hiệu DongA Bank PHỤ LỤC 03: Phần dàn bài thảo luận nhóm PHỤ LỤC 04: Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng PHỤ LỤC 05: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha PHỤ LỤC 06: Kiểm định trung bình mẫu One-Sample T-Test
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt tiếng Việt CBNV : Cán bộ nhân viên CNTT : Công nghệ thông tin KHCN : Khách hàng cá nhân Ngân hàng Đông Á : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNN : Ngân hàng Nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần VN : Việt Nam Từ viết tắt tiếng Anh ACB : Asia Commercial Bank – Ngân hàng TMCP Á Châu ANZ : Australia and New Zealand Banking Group – Tập đoàn Ngân hàng Australia và New Zealand ATM : Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động DongA Bank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á HSBC : Hongkong and Shanghai Banking Corporation – Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải ROE : Return on equity – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn SCB : Saigon Commercial Bank – Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sea Bank : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SWIFT : Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication WIPO : World Intellectual Property Organization – Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Danh mục bảng Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu ............................................... 6 Bảng 2.1: Các biến khảo sát về thương hiệu DongA Bank ......................................... 41 Bảng 2.2: Đánh giá của khách hàng về sứ mệnh thương hiệu DongA Bank............... 43 Bảng 2.3: Đánh giá của khách hàng về tầm nhìn thương hiệu DongA Bank .............. 45 Bảng 2.4: Đánh giá của khách hàng về giá của DongA Bank ..................................... 46 Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về định vị sản phẩm DongA Bank ..................... 47 Bảng 2.6: Đánh giá của khách hàng về dịch vụ của DongA Bank .............................. 48 Bảng 2.7: Đánh giá của khách hàng về tên thương hiệu DongA Bank ....................... 49 Bảng 2.8: Đánh giá của khách hàng về logo của DongA Bank ................................... 51 Bảng 2.9: Đánh giá của khách hàng về slogan của DongA Bank ............................... 52 Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng về các hoạt động quảng cáo thương hiệu của DongA Bank ......................................................................................................... 53 Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng về hoạt động PR của DongA Bank .................. 54 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1 : Vốn điều lệ của DongA Bank qua các năm............................................ 35 Danh mục hình vẽ Hình 2.1 : Logo DongA Bank ................................................................................. 50 Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1.1 : Các thành phần thương hiệu ..................................................................... 8 Sơ đồ 1.2 : Mô hình thành phần giá trị thương hiệu ................................................... 9 Sơ đồ 2.1 : Khung phân tích thương hiệu DongA Bank ........................................... 39
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây, các ngân hàng ở Việt Nam đã phải nổ lực cật lực để đối đầu với nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong nhiều mối quan tâm của các ngân hàng bây giờ, mối quan tâm làm sao tăng sức cạnh tranh của ngân hàng mình so với ngân hàng bạn là một mối quan tâm lớn được tất cả các ngân hàng đặt ra. Để làm được điều này, hiện nay các ngân hàng đang thực hiện nhiều mục tiêu trong đó có 3 mục tiêu như sau:  Thứ nhất là tăng chất lượng phục vụ. Chất lượng phục vụ được khách hàng đánh giá qua những tiêu chí như trình độ chuyên môn của nhân viên (có thể tư vấn thỏa đáng cho khách hàng), tốc độ giao dịch, kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ của nhân viên (có niềm nở, ân cần không?), biểu phí/lãi suất (có cạnh tranh không?) v.v… Vì vậy để tăng chất lượng phục vụ, mỗi ngân hàng cần đưa ra các chuẩn mực của mình trong giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần cập nhật kịp thời các lãi suất và biểu phí của thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp cạnh tranh.  Thứ hai là đưa ra các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng hơn. Ví dụ cùng là một dịch vụ gửi tiết kiệm nhưng có sản phẩm cho phép rút trước hạn, có sản phẩm thì không, có sản phẩm cho phép gửi thêm vốn bất kỳ lúc nào, có sản phẩm chỉ cho phép gửi thêm theo định kỳ. Hay như đối với dịch vụ cho vay, có sản phẩm hướng đến đối tượng là sinh viên, có sản phẩm hướng đến đối tượng là tiểu thương, hay có sản phẩm hướng đến đối tượng là công nhân viên chức nhà nước v.v… Việc đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Đây là điều mà các ngân hàng đều nghiên cứu thực hiện để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.  Thứ ba là gia tăng hình ảnh thương hiệu của ngân hàng mình với khách hàng. Việc này thể hiện qua nhiều yếu tố đánh giá như hình ảnh của trụ
  10. 2 sở, phong cách giao dịch của nhân viên, trang phục, cơ sở vật chất, hình ảnh logo, uy tín của ngân hàng, thái độ phục vụ và thậm chí là các hoạt động xã hội của ngân hàng v.v… Do đó để gia tăng hình ảnh thương hiệu của mình, mỗi ngân hàng cần có chiến lược phù hợp, tiết kiệm chi phí tối đa. Với Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), mặc dù được Ban Lãnh đạo quan tâm xây dựng hình ảnh thương hiệu trong những năm gần đây nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều khách hàng đến DongA Bank giao dịch chỉ vì sự thuận tiện hoặc một thói quen nào đó chứ chưa hẳn vì tín nhiệm và đến giao dịch. Điều đáng nói là tên của Ngân hàng Đông Á còn có nhiều khách hàng nhầm lẫn với tên “Ngân hàng Á Đông” thậm chí là “Ngân hàng Đông Nam Á”(là tên của Sea Bank). Đây là những điểm quan trọng cần phải giải quyết trong vấn đề phát triển thương hiệu. Để thực hiện tầm nhìn đến năm 2020 là trở thành “Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam...”, DongA Bank cần có những giải pháp phù hợp để phát triển được thương hiệu của mình một cách ấn tượng và sâu sắc. Vì vậy, đề tài “Giải pháp phát triển thương hiệu DongA Bank đến năm 2020” được lựa chọn nhằm đóng góp thêm cho Ban Lãnh đạo DongA Bank những thông tin thực tế và thiết thực. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính của đề tài là giải pháp phát triển thương hiệu DongA Bank. Mục tiêu cụ thể gồm các nội dung:  Phân tích đánh giá thực trạng thương hiệu DongA Bank.  Kiến nghị giải pháp phát triển thương hiệu DongA Bank đến năm 2020. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là phát triển thương hiệu DongA Bank (các yếu tố ảnh hưởng thương hiệu).
  11. 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong phạm vi của thương hiệu DongA Bank. Đề tài không có nghiên cứu đối với thương hiệu của ngân hàng khác. Về phạm vi khảo sát, nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát gồm các khách hàng trên địa bàn Tp. HCM từ tháng 11/2013 đến tháng 12/2013. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Số liệu sử dụng trong nghiên cứu Đề tài sử dụng nguồn đa dữ liệu: Thứ nhất là dữ liệu thứ cấp: chủ yếu thu thập từ dữ liệu có sẵn của DongA Bank. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng dữ liệu từ mạng internet để tham khảo. Đối với dữ liệu có sẵn của DongA Bank, tác giả thu thập các dữ liệu này chủ yếu từ website của DongA Bank và các nguồn tin từ mạng nội bộ. Dữ liệu thứ cấp sẽ là những thông tin giúp tác giả lý giải thực trạng về thương hiệu của DongA Bank đối với kết quả khảo sát khách hàng. Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp kết hợp với kết quả khảo sát khách hàng sẽ giúp tác giả đưa ra những đề xuất thực tiễn phù hợp nhất. Thứ hai là dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát khách hàng theo bảng câu hỏi về các yếu tố thương hiệu đồng thời thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia. Dữ liệu sơ cấp sẽ được dùng để thống kê và cho thấy khách hàng đánh giá thực trạng về thương hiệu của DongA Bank như thế nào. Thông qua kết quả khảo sát, đề tài có thể đưa ra những giải pháp có liên quan một cách sát đáng. 4.2 Phương pháp thực hiện Đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp định tính có kết hợp với phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng giúp đề tài đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu của DongA Bank. Bên cạnh đó, phương pháp định tính giúp đề tài giải thích thực trạng đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển thương hiệu DongA Bank.
  12. 4 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) thành lập từ năm 1992 đến nay đã hơn 20 năm. Tuy vậy, không phải ai cũng từng biết đến thương hiệu ngân hàng này. Ngoài ra, hệ thống nhận dạng thương hiệu của DongA Bank trong quá trình hoạt động đã có sự thay đổi lớn kể từ năm 2007 cũng làm ảnh hưởng tới sự nhận diện thương hiệu của khách hàng. Đề tài này thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu DongA Bank, giúp Ngân hàng nâng cao uy tín, dễ dàng phát triển được nhiều khách hàng hơn đồng thời cũng làm tăng năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng bạn hơn. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài gồm hai phần và 3 chương chính gồm: Phần Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về thương hiệu và phát triển thương hiệu. Chương 2: Đánh giá thương hiệu DongA Bank. Chương 3: Giải pháp phát triển thương hiệu DongA Bank Phần Kết luận Ngoài ra đề tài còn các phần phụ khác là phần Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục.
  13. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1. 1. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG HIỆU 1.1.1. Khái niệm thương hiệu 1.1.1.1. Khái niệm Thương hiệu là một khái niệm dùng để phân biệt giữa công ty này và công ty khác hoặc giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Có nhiều định nghĩa về thương hiệu như sau: Theo Tiến sĩ Đinh Công Tiến, “Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu (cả hữu hình và vô hình) mà khách hàng hoặc/và công chúng cảm nhận được qua việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ hoặc giải mã các thông điệp từ người cung cấp sản phẩm/dịch vụ hoặc được tạo ra bằng các cách thức khác để phân biệt hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác hoặc để phân biệt giữa các nhà cung cấp. Các dấu hiệu này chỉ là phần “cảm nhận được” của khách hàng/công chúng từ các thông điệp mà nhà sản xuất truyền đi và trong nhiều trường hợp nó do chính khách hàng tạo ra từ trải nghiệm hoặc từ lan truyền trực tiếp. Việc giải mã và cảm nhận những thông điệp này như thế nào còn tùy thuộc vào người nhận và trong môi trường nào. Cùng một thông điệp nhưng các nhóm khách hàng khác nhau sẽ cảm nhận khác nhau. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO, “thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”. Theo hiệp hội Marketing Hoa kỳ, “thương hiệu là tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.” Như vậy tóm lại, thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố hữu hình và vô hình của một công ty bao gồm sản phẩm, tính thẩm mỹ, lý tính, cảm tính của khách
  14. 6 hàng về sản phẩm, tên gọi, biểu tưởng, hình ảnh, khẩu hiệu của công ty phân biệt giữa công ty này với công ty khác. Nó được hình thành theo thời gian và tạo được một vị trí nhất định nào đó trong tâm trí khách hàng. Cần phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Nó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. 1.1.1.2. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu Nhãn hiệu Thương hiệu Có giá trị cụ thể thông Là khái niệm trừu tượng, qua màu sắc, ý nghĩa, khó xác định giá trị. trang trí. Về giá trị Là tài sản hữu hình của Là tài sản vô hình của một một doanh nghiệp. doanh nghiệp. Là phần xác của doanh Là phần hồn của doanh nghiệp nghiệp. Nhãn hiệu là tên và biểu Thương hiệu không hiện tượng hiện diện trên văn diện trên các văn bản pháp bản pháp lý, xây dựng lý, nó nói lên chất lượng trên hệ thống pháp luật sản phẩm, uy tín và sự tin quốc gia được doanh cậy của khách hàng dành Về mặt pháp lý nghiệp đăng ký và cơ cho sản phẩm trong tâm trí quan chức năng bảo hộ. người tiêu dùng. Do doanh nghiệp xây Thương hiệu được xây dựng dựa trên hệ thống dựng trên hệ thống tổ chức luật pháp quốc gia của công ty. Phải đăng ký với cơ quan Do bộ phận chức năng chức năng để bảo vệ quản lý. Về mặt quản lý quyền sử dụng và khởi Phải xây dựng chiến lược kiện vi phạm. marketing và quảng bá. (Nguồn: Richard More, 2003)
  15. 7 Thương hiệu có nghĩa rộng hơn trong khi nhãn hiệu chỉ là một phần của thương hiệu. Nhãn hiệu là sự biểu hiện bên ngoài của thương hiệu. Ngoài nhãn hiệu ra, thương hiệu còn bao gồm nhiều yếu tố khác. Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu gồm các điểm cơ bản trong bảng 1.1 Sự phân biệt trên chỉ là tương đối bởi vì nhãn hiệu cũng là một phần của thương hiệu, là một bộ phận thường được sự bảo hộ của pháp luật. 1.1.2. Các thành phần của thương hiệu và tài sản thương hiệu 1.1.2.1. Các thành phần của thương hiệu Thương hiệu gồm có hai thành phần như sau: - Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên doanh nghiệp, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác. - Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế và các yếu tố nhận biết khác. Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được pháp luật bảo hộ dưới dạng là các đối tượng của sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền. Theo quan điểm hiện nay được nhiều nhà marketing sử dụng (đại diện là Ambler, Styles, Aaker), thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính mang đến cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ cần. Thương hiệu có thể là nhãn hiệu hàng hóa, cũng có thể bao hàm các yếu tố khác nhau của sở hữu trí tuệ.
  16. 8 Sơ đồ 1.1: Các thành phần thương hiệu (Nguồn: Aaker, 1991) 1.1.2.2. Tài sản thương hiệu Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nó có một giá trị nhất định. Giá trị thương hiệu là tổng hợp của nhiều yếu tố được tích lũy trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với tên và một biểu tượng của một thương hiệu. Nó góp phần làm tăng thêm (hoặc giảm đi) giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với doanh nghiệp và các khách hàng của doanh nghiệp (Aaker, 1991). Giá trị tài sản thương hiệu gồm 5 thành tố chính:
  17. 9 Sơ đồ 1.2: Mô hình thành phần giá trị thương hiệu (Nguồn: Aaker, 1991)  Sự nhận biết thương hiệu: là khả năng thương hiệu được khách hàng nhận dạng, phân biệt với các thương hiệu khác giữa các thương hiệu trên thị trường.  Giá trị được cảm nhận: là căn cứ để khách hàng ra quyết định tiêu dùng, là yếu tố quan trọng nhất góp phần làm tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư doanh nghiệp.  Sự liên tưởng từ thương hiệu: là khả năng liên tưởng của khách hàng khi nhận dạng được thương hiệu. Những liên tưởng quan trọng là vùng sản xuất, công nghệ, dịp sử dụng, các trải nghiệm.  Lòng trung thành với thương hiệu: lòng trung thành với thương hiệu nói lên xu hướng hành vi lặp lại của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm của một thương hiệu. Lòng trung thành ở mức cao nhất là sự đam mê thương hiệu. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một thương hiệu.
  18. 10  Ngoài ra, tài sản thương hiệu còn được tạo nên bởi các yếu tố được bảo hộ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết sản xuất... 1.1.2.3. Bảo hộ thương hiệu Để đảm bảo tác quyền thương hiệu không bị xâm phạm, các chủ nhân thương hiệu phải đăng ký bảo hộ thương hiệu. Bảo hộ thương hiệu là chức năng của chính quyền bảo vệ các yếu tố thương hiệu đã đăng ký chính thức. Các yếu tố được bảo hộ của thương hiệu có thể là nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dãn địa lý, tên miền internet, địa chỉ email, tên gọi xuất xứ hàng hóa hoặc các dấu hiệu khác. Đó là việc của cơ quan pháp luật, bằng biện pháp cưỡng chế của mình bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trước hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu. Ở Việt Nam, cơ quan tiếp nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu là Cục Sở hữu Công nghiệp. Thời gian được bảo hộ thường kéo dài 5 năm, 10 năm, 15 năm, hoặc 20 năm tùy từng trường hợp cụ thể. Nguyên tắc bảo hộ đó là ưu tiên cho người đăng ký trước. Một nhãn hiệu càng nổi tiếng thì càng dễ bị làm giả, gây ảnh hưởng về hình ảnh mà công ty đó tạo dựng được. Bảo hộ thương hiệu sẽ tạo ra hệ thống rào cản cần thiết ngăn chặn các hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hoặc ăn cắp thương hiệu. Việc bảo hộ bản quyền thương hiệu sẽ chống lại những hành vi giả mạo, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh. 1.1.3. Khái quát về thương hiệu mạnh 1.1.3.1. Các tiêu chí để đánh giá thương hiệu mạnh Theo công ty tư vấn thương hiệu Interbrand, thế mạnh của thương hiệu được đo lường tổng thể dựa trên 7 yếu tố sau:  Leadership: khả năng thương hiệu chi phối thị trường.  Stability: tính ổn định của thương hiệu.  Market: sự hấp dẫn và khả năng mở rộng của thị trường.
  19. 11  Geographic: tính hấp dẫn và sự duy trì thương hiệu khi tập trung vào các qui mô thị trường khác nhau như địa phương, cả nước, quốc tế.  Trend: khả năng thương hiệu duy trì tính cập nhật, tính tương thích đối với khách hàng.  Support: các nổ lực (lượng, chất) để củng cố thương hiệu.  Protection: sự bảo vệ có được do luật pháp, bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, luật bản quyền... Theo Thương hiệu mạnh Việt Nam, các tiêu chí để đánh giá một thương hiệu mạnh Việt Nam gồm có:  Năng lực lãnh đạo.  Chất lượng sản phẩm dịch vụ.  Năng lực đổi mới của Doanh nghiệp.  Nguồn nhân lực.  Bảo vệ thương hiệu.  Tính ổn định.  Kết quả kinh doanh (của 3 năm gần nhất). 1.1.3.2. Lợi ích của thương hiệu mạnh Một thương hiệu mạnh có thể có các lợi ích sau đây:  Một thương hiệu mạnh có thể làm tăng dòng tiền: khách hàng biết giá trị của thương hiệu và sẵn sàng trả cho tiền cho nó. Một thương hiệu mạnh có thể làm tăng dòng tiền của Doanh nghiệp bằng cách chiếm lĩnh thị phần. Đồng thời, nó cũng còn làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được bán với giá cao hơn mức giá thông thường mà khách hàng sẵn sàng chấp nhận.  Một thương hiệu mạnh có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng của đồng tiền: những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh có thể tung ra những sản phẩm, dịch vụ mới nhanh hơn những doanh nghiệp có thương hiệu yếu, do mức độ tín nhiệm hiện có của thương hiệu khiến cho khách hàng dễ chấp nhận. Thậm chí có bằng chứng cho thấy một thương hiệu mạnh có
  20. 12 thể kích thích sự đổi mới, đóng vai trò như một “đầu tàu” hướng dẫn hoạt động nghiên cứu và triển khai của ngành, lĩnh vực đó. Điều này đã góp phần đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn đầu tư vào việc phát triển sản phẩm.  Một thương hiệu mạnh có thể kéo dài vòng đời sản phẩm: nhiều thương hiệu có sức sống thật sự, chúng nổi tiếng trong một thời gian dài và thậm chí vẫn theo kịp thời đại (ví dụ như bia Heineken được chào đời từ năm 1873 hay Cocacola cũng đã nổi tiếng từ năm 1887). Những thương hiệu lớn và nổi tiếng cho người ta sự đảm bảo, họ cảm thấy yên tâm với thương hiệu này. Đây cũng là lý do phần nào lý giải tại sao những thương hiệu mạnh có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên việc duy trì một thương hiệu mạnh không phải chuyện dễ dàng, Doanh nghiệp cần phải có những chiến lược đầu tư phát triển thương hiệu tốt để nó trở thành “con gà đẻ trứng vàng”.  Một thương hiệu mạnh có thể giảm bớt rủi ro đối với dòng tiền: bảo vệ dòng tiền của một doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro thường có trong kinh doanh là một vấn đề khiến cho giám đốc tài chính của các doanh nghiệp phải đau đầu. Những thương hiệu mạnh đã chứng tỏ khả năng giảm bớt rủi ro đối với doanh nghiệp. Trong những thời kỳ thương trường hỗn loạn, thương hiệu mạnh có thể là nguồn gốc của sự ổn định. Một thương hiệu mạnh có thể tạo ra rào chắn ngăn chặn sự thâm nhập của đối thủ cạnh tranh, nhờ đó giảm bớt nguy cơ cạnh tranh đối với dòng tiền. 1.1.4. Vai trò của thương hiệu 1.1.4.1. Đối với người tiêu dùng Thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất, giúp khách hàng xác định nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cụ thể phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm được giao dịch trên thị trường. Khi tiêu dùng một sản phẩm, nhờ những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, kết hợp với các chương trình marketing của sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến và duy trì sử dụng thương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2