intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần QSR Management

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

65
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu trong luận văn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng, chỉ ra những hạn chế tồn tại và nguyên nhân khiến cơ chế vận hành không hiệu quả của QSR trong thời gian qua để đưa ra những giải pháp thiết thực và đúng đắn nhằm nâng cao, hoàn thiện chuỗi cung ứng của QSR.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần QSR Management

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ANH THƢ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QSR MANAGEMENT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ANH THƢ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QSR MANAGEMENT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hƣớng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN SƠN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Văn Sơn, không sao chép của bất kỳ ai. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Nội dung có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí và các trang mạng theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019 Nguyễn Ngọc Anh Thư
  4. 4 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT & TỪ TIẾNG ANH DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4 2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5 5. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................... 7 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH CHUỖI NHÀ HÀNG THỨC ĂN NHANH .................................................................................................. 8 1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng .............................................................................. 8 1.1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng.......................................................... 9 1.2. Các hoạt động cơ bản trong quản trị chuỗi cung ứng ....................................... 10 1.2.1. Lập kế hoạch ............................................................................................... 11 1.2.2. Tìm nguồn ................................................................................................... 13 1.2.2.1. Mua sắm .............................................................................................. 13
  5. 5 1.2.2.2. Tín dụng và thu nợ .............................................................................. 15 1.2.3. Thực hiện .................................................................................................... 15 1.2.4. Phân phối .................................................................................................... 16 1.3. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng ................................................................... 18 1.4. Các tiêu chuẩn đo lường để đánh giá việc hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng 19 1.4.1. Tiêu chuẩn “Giao hàng” ............................................................................. 19 1.4.2. Tiêu chuẩn”Chất lượng” ............................................................................. 19 1.4.3. Tiêu chuẩn “Thời gian” .............................................................................. 20 1.4.4. Tiêu chuẩn “Chi phí” .................................................................................. 21 1.5. Các mô hình nghiên cứu liên quan và một số bài học kinh nghiệm .................. 22 1.5.1. Mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................... 22 1.5.1.1. Nghiên cứu của Douglas M. Lambert và cộng sự năm 1998 .............. 22 1.5.1.2. Nghiên cứu của Chopra Sunil và Peter Meindl năm 2001 .................. 24 1.5.1.3. Nghiên cứu của Ganeshan và cộng sự năm 1999 ................................ 24 1.5.2. Một số bài học kinh nghiệm về quản trị chuỗi cung ứng ở McDonald’s ... 25 Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QSR MANAGEMENT ............................................ 29 2.1. Tổng quan về công ty QSR ............................................................................... 29 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty.................................................................. 29 2.1.2. Tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh của công ty .............................................. 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 30 2.1.4. Các phòng ban, bộ phận chức năng của QSR ............................................. 31 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................... 32 2.2. Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty QSR ..................................... 33 2.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng của công ty QSR................................................. 33 2.2.2. Cơ cấu và chức năng của bộ phận SCM công ty QSR ............................... 34 2.2.3. Thực trạng các hoạt động trong chuỗi cung ứng tại QSR .......................... 35
  6. 6 2.2.3.1. Lập kế hoạch ....................................................................................... 35 2.2.3.2. Tìm nguồn cung cấp ............................................................................ 36 2.2.3.3. Hoạt động mua hàng, cung ứng nguyên vật liệu ................................. 39 2.2.3.4. Tồn kho ................................................................................................ 41 2.2.3.5. Hoạt động phân phối ........................................................................... 41 2.2.3.6. Hoạt động thu hồi ................................................................................ 43 2.2.4. Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty ...................................................................................................... 43 2.2.4.1 Tiêu chuẩn giao hàng ........................................................................... 43 2.2.4.2. Tiêu chuẩn chất lượng ......................................................................... 45 2.2.4.3. Tiêu chuẩn thời gian ............................................................................ 46 2.2.4.4. Tiêu chuẩn chi phí ............................................................................... 48 2.3. Khảo sát về hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty QSR ................................... 48 2.3.1. Xây dựng các yếu tố khảo sát để nghiên cứu đề tài.................................... 48 2.3.2. Quy trình khảo sát ....................................................................................... 52 2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và cỡ mẫu ................................................... 53 2.3.4. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của QSR . 55 2.3.4.1. Thống kê mô tả đánh giá của các đối tượng khảo sát về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của QSR..................................................................... 55 2.3.4.2 Nhân tố “Lập kế hoạch” ....................................................................... 56 2.3.4.3 Nhân tố “Tìm nguồn cung cấp” ............................................................ 58 2.3.4.4 Nhân tố “Hoạt động mua hàng” ........................................................... 59 2.3.4.5 Nhân tố “Tồn kho” ............................................................................... 60 2.3.4.6 Nhân tố “Phân phối”............................................................................. 61 2.3.4.7 Nhân tố “Thu hồi” ................................................................................ 62 2.4. Đánh giá chung vềjquản trị chuỗi cung ứng của công ty QSR .......................... 63 2.4.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 63 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................. 64 Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 66
  7. 7 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QSR MANAGEMENT ..................... 68 3.1. Định hướng phát triển của công ty QSR ........................................................... 68 3.2. Căn cứ và định hướng hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty QSR .... 68 3.2.1 Căn cứ để hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty QSR ................. 68 3.2.2 Định hướng hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty QSR .............. 69 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty QSR .............. 70 3.3.1. Giải pháp 1: hoàn thiện công tác lập kế hoạch ........................................... 70 3.3.1.1. Giải pháp ............................................................................................. 70 3.3.1.2. Đo lường hiệu quả khi thực hiện giải pháp ......................................... 72 3.3.2. Giải pháp 2: hoàn thiện công tác tìm nguồn cung ứng ............................... 72 3.3.2.1. Giải pháp ............................................................................................. 72 3.3.2.2. Đo lường hiệu quả khi thực hiện giải pháp ......................................... 74 3.3.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện hoạt động mua hàng ............................................ 74 3.3.3.1. Giải pháp ............................................................................................. 74 3.3.3.2. Đo lường hiệu quả khi thực hiện giải pháp ......................................... 76 3.3.4. Giải pháp 4: hoàn thiện công tác tồn kho ................................................... 76 3.3.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện công tác phân phối............................................... 77 3.3.5.1. Giải pháp ............................................................................................. 77 3.3.5.2. Đo lường hiệu quả khi thực hiện giải pháp ......................................... 78 3.3.6. Giải pháp 6: Hoàn thiện công tác thu hồi ................................................... 78 3.4. Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện những giải pháp đề xuất ............... 79 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 80 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. 8 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung F&B Food & Beverage: Thực phẩm và thức uống SCM Supply Chain Management: quản trị chuỗi cung ứng Supply Chain Operations Research – Nghiên cứu hoạt động SCOR cung ứng Quality, Service, Cleanliness & Value – Chất lượng, dịch QSC&V vụ, sạch sẽ và giá trị ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm IT Công nghệ thông tin R&D Research and Development – Nghiên cứu và phát triển Quanlity Assurance and Quality Control – Đảm bảo chất QA & QC lượng và Kiểm soát chất lượng FIN Finance – Tài chính kế toán NCC Nhà cung cấp BP Bộ phận NH Nhà hàng PO Purchase Order – Yêu cầu mua hàng DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH Tiếng anh Tiếng việt Sourcing Team Bộ phận tìm nhà cung cấp Procurement & Bộ phận mua hàng và lên kế hoạch Planning Team Warehouse & Bộ phận kho và điều phối Logistics Team Internal Audit Kiểm soát nội bộ Project Dự án Training Đào tạo và huấn luyện
  9. 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các nhãn hàng thuộc công ty QSR .... 32 Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình giao hàng của QSR năm 2016; 2017; 2018 .............. 44 Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình hàng hóa hư hỏng của QSR năm 2016; 2017; 2018 . 45 Bảng 2.4. Các chỉ số tồn kho của công ty 2016 – 2018 ............................................ 48 Bảng 2.5. Tổng chi phí trong 3 năm 2016 – 2018 .................................................... 49 Bảng 2.6. Đánh giá của đối tượng khảo sát về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của QSR..................................................................................................................... 55 Bảng 2.7. Kết quả điều tra nhóm nhân tố lập kế hoạch ............................................ 57 Bảng 2.8. Kết quả điều tra nhóm nhân tố tìm nguồn cung cấp ................................. 58 Bảng 2.9. Kết quả điều tra nhóm nhân tố hoạt động mua hàng ................................ 59 Bảng 2.10. Kết quả điều tra nhóm nhân tố tồn kho .................................................. 60 Bảng 2.11. Kết quả điều tra nhóm nhân tố phân phối ............................................... 61 Bảng 2.12. Kết quả điều tra nhóm nhân tố thu hồi ................................................... 63
  10. 10 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bốn loại hoạt động của chuỗi cung ứng .................................................... 11 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty QSR ..................................................................... 30 Hình 2.2. Mô hình chuỗi cung ứng công ty QSR ..................................................... 33 Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ phận SCM công ty QSR.............................................. 34 Hình 2.4. Quy trình lên kế hoạch của QSR ............................................................... 36 Hình 2.5. Quy trình tìm nguồn cung cấp của QSR ................................................... 38 Hình 2.6. Quy trình mua hàng của QSR ................................................................... 40 Hình 2.7. Sơ đồ phân phối hàng hóa ......................................................................... 42 Biểu đồ 2.1. Giá trị tồn kho qua các năm 2016 – 2018 ............................................. 46 Hình 3.1: Quy trình lập kế hoạch dự báo mua hàng ................................................. 71 Hình 3.2: Quy trình đánh giá lại nhà cung cấp ......................................................... 73
  11. 11 TÓM TẮT LUẬN VĂN Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần QSR Management Công ty Cổ phần QSR Management là công ty chuyên về kinh doanh nhượng quyền các thương hiệu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng tại Việt Nam, với quy mô hơn 9 nhãn hàng và hơn 200 nhà hàng trên toàn quốc. Vì là nhượng quyền thương hiệu nên việc đảm bảo đầu vào theo yêu cầu của đối tác là điều thiết yếu, công ty phụ thuộc vào chuỗi cung ứngjcủa mình rất nhiều để tồn tạijvà phát triển rộng hơn. Các vấnjđề bất cập có thể thấy rõ trong quản lý chuỗi cung ứng tại QSR như việc lên dự báo nhu cầu không chính xác dẫn đến mua hàng quá nhiều, tốn kém chi phí tồn kho, không sử dụng hết hoặc hết hạn sử dụng phải hủy hàng. Việc tìm kiếm mở rộng nhà cung cấp không theo kịp với tiến độ mua hàng, số lượng nhà cung cấp không đáp ứng đủ khả năng mua hàng và sản xuất hàng giao cho hệ thống, hàng hóa thiếu hụt, không có hàng giao cho các nhà hàng… Trong giai đoạn ngày càng mở rộng số lượng nhà hàng và nhãn hiệu, việc quản trị chuỗijcung ứng đóng góp vai trò quanjtrọng trong công tác điều hành. Làm thế nào để xâyjdựng và phát triển chuỗi cung ứngjmạnh để có lợi thế cạnhjtranh đáng kể trên thị trường, vừa mang lại hiệu quả cho công ty, vừa mang lại lợijích cho khách hàng. Đó là lý do tácjgiả chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần QSR Management”. Mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp, phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần thay đổi, khắc phục và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần QSR Management.
  12. 12 Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên tham khảo các nghiên cứu trước đây, tiến hành thảo luận các quản lý trong công ty để hiệu chỉnh thang đo, thiết kế bảng hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng, sử dụng bảng hỏi với thang đo Likert, các câu trả lời từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để khảo sát trong đội ngũ quản lý nhà hàng. Kết quả nghiên cứu của đề tài này mong muốn trở thành nguồn tài liệu có giá trị nhằm bổ sung vào lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng của ngành dịch vụ thực phẩm và thức uống. Bên cạnh đó đề tài còn phục vụ cho công tác quản trị nói chung. Góp phần định hướng quản trị chuỗi cung ứng trong việc xây dựng chiến lược, chính sách hướng đến mục tiêu cải thiện, nâng cao quản trị chuỗi cung ứng của công ty QSR nói riêng và các công ty có mô hình kinh doanh tương tự nói chung. Từ khóa: chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, công ty QSR
  13. 13 ABSTRACT Solution to complete supply chain management at QSR Management Joint Stock Company QSR Management Joint Stock Company is a company specializing in franchising business of famous fast food restaurant brands in Vietnam, with more than 9 brands and more than 200 restaurants nationwide. Because it is a franchise, it is essential to ensure the input required by the partner, the company depends on its supply chain a lot to survive and develop more broadly. Shortcomings can be seen clearly in the supply chain management at QSR, such as forecasting inaccurate demand resulting in excessive purchases, costly inventory, unused or expired use. cancel. The search for suppliers does not keep up with the purchase progress, the number of suppliers who cannot afford to buy and produce goods delivered to the system, the goods are in short supply, there are no goods delivered to restaurant… In the period of expanding the number of restaurants and brands, the supply chain management plays an important role in the executive work. How to build and develop strong supply chains to have significant competitive advantage in the market, both effective for the company and benefit for customers. That is the reason why I chose the topic "Solution to complete supply chain management at QSR Management Joint Stock Company". The objective of the study is to identify factors that contribute to the completion of the supply chain of fast-food restaurant chain businesses, assess the impact of these factors on the supply chain of QSR Management Joint Stock Company and propose solutions to complete the supply chain of QSR Management Joint Stock Company.
  14. 14 Qualitative research method: Based on the previous research, discuss the management in the company to adjust the scale, design questionnaires for official research. Quantitative research method: Official research is conducted by quantitative method, using questionnaire with Likert scale, the answers from completely disagree to fully agree to survey in the team Restaurant manager. The results of this study are expected to be a valuable source of materials to complement the supply chain management theory of the food and beverage service industry. Besides, the topic also serves for general administration. Contribute to supply chain management orientation in developing strategies and policies aimed at improving and improving the supply chain management of QSR in particular and companies with similar business models say general. Keywords: supply chain, supply chain management, QSR company
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam được nhìn nhận có 1 sự phát triển vượt bậc về kinh tế trên thị trường châu Á, đang dần trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài và các thương hiệu toàn cầu muốn mở rộng kinh doanh. Theo thống kê vào cuối 2017, dân số của Việt Nam được ước tính hơn 96 triệu dân và có tốcjđộ tăngjtrưởng dân số trung bình 1,1%/năm. Lương thực thực phẩm là mộtjtrong những phần chi tiêu quan trọng và chiếm tỷ lệ cao gần 50% cho mỗi hộ gia đình, mức tiêu thụ này dự báo sẽ tiếpjtục tăng lên khoảng 60% cho những năm tiếp theo. Tính đến cuốijnăm 2016, cả nước có gần 540.000 cửa hàng về dịch vụ ăn uống, trong đó có hơn 430.000 cửa hàngjnhỏ, khoảng 7.000 nhà hàng thức ăn nhanh và có 22.000 nhà hàngjcà phê, bar, hơn 80.000 nhàjhàng phát triểnjbài bản. Ngành F&B là ngành được đánh giá có sức tăng trưởngjrất mạnh tại Việt Namjvới triển vọng rất lớn. Năm 2017jvừa qua, ngành nàyjđãjđạt tốc độ tăng trưởng képjhàng năm khoảng 12% và được dự báo sẽ tăngjtrưởng bình quân 18%/ năm trong thời gianjsắp tới. Tiềm năng lớn mạnh của thị trường này được thấy rõ qua những con số trên. Trong những năm gần đây, các thương hiệu nước ngoài du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều, thị trường nhượng quyền vẫn đang tiếp tục tăng trưởng, các thương hiệu nổi tiếng liên tục tìm kiếm các đối tác uy tín tại Việt Nam để nhượng quyền nhằm khuếch trương, mở rộng và phát triển thương hiệu. Người Việt rất thích, sẵn sàng trải nghiệm những dịch vụ ăn uống mới, tuy nhiên lại chóng chán và hiệu ứng đám đông rất mạnh cùng với sự phát triển của các trang mạng điện tử, công nghệ và tốc độ lan truyền của mạng xã hội. Vì thế không phải thương hiệu F&B có tiếng trên thế giới về Việt Nam là có thể tồn tại lâu dài ở Việt nam, có rất nhiều hệ thống cửa hàng dần đi vào quên lãng với khách hàng. Có rất ít các nhà hàng phát triển được theo dạng chuỗi
  16. 2 mà vẫn đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận như kỳ vọng có gặp nhiều vấn đề khó khăn. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững thì việc quản lý và duy trì được chất lượng phục vụ cũng như sản phẩm kinh doanh khi nhượng quyền và mở rộng thương hiệu là vấn đề rất quan trọng khi hình thành và mở rộng chuỗi nhà hàng. Muốn phát triển chuỗi thành công và kiểm soát dịch vụ tốt, doanh nghiệp phải hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mô hình kinh doanh và có sự điểu chỉnh thích hợp, tìm cách loại bỏ các yếu tố thừa thãi và tạo một quy trình hóa chuẩn mực; tổ chức đào tạo và áp dụng các công nghệ mới để tạo ra sản phẩm nhất quán giữa chi nhánh này với chi nhánh khác trong chuỗi tránh sự không đồng đềujvề chất lượng và phong cách dịch vụ. Ngoài việc khách hàng cảm nhận sự hài lòng thông qua chất lượng phục vụ dịch vụ thì sản phẩm vật chất là đồ ăn/thức uống sẽ giúp dịch vụ luôn giữ được ở tiêu chuẩn nhất định. Công ty Cổ phần QSR Management là công ty chuyên về kinh doanh nhượng quyền các thương hiệu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng tại Việt Nam, với quy mô hơn 9 nhãn hàng và hơn 200 nhà hàng trên toàn quốc. Nhận thức được những cơ hội và thách thức từ thị trường và qua quá trình làm việc và tìm hiểu chuỗi cung ứng của côngjty QSR, tác giả nhận thấy có một số bất cập trong hoạt động chuỗijcung ứng của công ty. Vì là nhượng quyền thương hiệu nên việc đảm bảo đầu vào theo yêu cầu của đối tác là điều thiết yếu, công ty phụ thuộc vào chuỗi cung ứngjcủa mình rất nhiều để tồn tạijvà phát triển rộng hơn. Các vấnjđề bất cập có thể thấy rõ trong quản lý chuỗi cung ứng tại QSR như việc lên dự báo nhu cầu không chính xác dẫn đến mua hàng quá nhiều, tốn kém chi phí tồn kho, không sử dụng hết hoặc hết hạn sử dụng phải hủy hàng. Việc tìm kiếm mở rộng nhà cung cấp không theo kịp với tiến độ mua hàng, số lượng nhà cung cấp không đáp ứng đủ khả năng mua hàng và sản xuất hàng giao cho hệ thống, hàng hóa thiếu hụt, không có hàng giao cho các nhà hàng…
  17. 3 Công ty QSR với bộ phận SCM hơn tổng số nhân sự hơn 40 người, được chia ra các team nhỏ thực hiện cácjchức năng của của SCM. Team Sourcing chuyên tìm kiếm, xây dựng và mở rộng mạng lưới các nhà cungjcấp, team Procurement phụ trách mua hàng cho toàn bộ các nhãn hàng của hệ thống từ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ,…, team Logistics & Warehouse xử lý các vấn đề về hàng hóa nhập kho, việc vận chuyển hàng hóa, phương tiện xe và lên lịch phân bổ hàng hóa từ kho tới các nhà hàng của QSR, team Planning phụ trách lên dự báo nhu cầu, so sánh giá trên thị trường và lên kế hoạch trữ hàng tồn kho. Mỗi team có một chức năng riêng thực hiện nhưng đều là mắc xích trong việc thực hiện chuỗi cung ứng. Tuy nhiên vẫn có nhiều tình huống xảy ra dẫn đến cần phải hoàn thiện và khắc phục để việc vận hành chuỗi cung ứng để được trơn tru hơn. Xuất phátjtừ thực tiễn nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải đưa ra các giảijpháp để hoàn thiện mô hình chuỗijcung ứng phù hợp với chi phí bỏ ra, cắt giảm tối đa chi phí phát sinh không phù hợp để tăng lợi nhuận. Để đạt mục tiêu này, QSR phải nghiên cứu để thiết lập và điều hàng chuỗi cung ứng đồng thời tiếp cận được những cơ hội và thách thức mà chuỗi cung ứng mang lại. Trong giai đoạn ngày càng mở rộng số lượng nhà hàng và nhãn hiệu, việc quản trị chuỗijcung ứng đóng góp vai trò quanjtrọng trong công tác điều hành. Làm thế nào để xâyjdựng và phát triển chuỗi cung ứngjmạnh để có lợi thế cạnhjtranh đáng kể trên thị trường, vừa mang lại hiệu quả cho công ty, vừa mang lại lợijích cho khách hàng. Đây cũng là vấn đề cầnjquan tâm để đưa ra những giải pháp hoànjthiệnjchuỗi cung ứng tạijcông tyjQSR. Đó là lý do tácjgiả chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần QSR Management”. Nghiên cứu này sẽ giúp khám phá và phản ánh đúng thực trạng và những điều làm ảnhjhưởng đến chuỗi cung ứng tạijcông ty
  18. 4 QSR. Đồng thời nghiên cứu này cũng là cơ sở để Ban Lãnh đạo hoặc các nhà quản lý tìm ra các giảijpháp để hoàn thiện và phátjtriển công ty nhằm ứng phó với nhữngjthay đổi của môijtrường kinh doanh và đốijthủ cạnh tranh, qua đó giúp công ty hoạt động và phát triển tốt trong tương lai. 2. Đối tƣợng vàjphạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiênjcứu Đối tượngjnghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng của phòng SCM tại công ty QSR gồm hoạt động lập kế hoạch, hoạt động tìm nguồn cung cấp, hoạt động mua hàng, hoạt động tồn kho, hoạt động phân phối, hoạt động thu hồi. Đốijtượng khảo sát: Các quản lý của các phòng ban có liên quan đến chuỗi cung ứng, các quản lý nhà hàngjtrong chuỗi hệ thống. 2.2. Phạm vijnghiên cứu Nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng và thực trạng công tác hoạt động chuỗi cung ứng của phòng SCM tại công ty QSR. Khôngjgian: Toàn bộ hệ thống nhà hàng của các thương hiệu thuộc công ty QSR, kho thuê ngoài của QSR tại Bình Dương và Bắc Ninh. Thời gian: Thời gian khảo sát trong khoảng 3 tháng, từ tháng 02/2019 đến tháng 04/2019 và số liệu thứjcấp phục vụ cho nghiên cứu từ 2015-2018. 3. Mục tiêu nghiênjcứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu giải pháp hoànjthiện quản trị chuỗi cung ứng tạijCông ty Cổ phần QSR Management.
  19. 5 Mục tiêu cụ thể: (1) Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp, cụ thể là Công ty Cổ phần QSR Management. (2) Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần QSR Management qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần thay đổi và khắc phục. (3) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần QSR Management. Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần QSR Management là như thế nào? Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần QSR Management? Cần làm gì để hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần QSR Management? 4. Phƣơng pháp nghiênjcứu Trên căn bản của phương pháp luận suy diễn, các phương pháp được vận dụng để thực hiện đề tài này bao gồm:  Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp mô tả: Mô tả hoạt động hiện tại của Công ty Cổ phần QSR Management
  20. 6 + Phương pháp thống kê, phân tích: Phân tích tình hình hoạt động hiện tại của công ty trên cơ sở các chỉ số đo lường. + Phương pháp điều tra: Điều tra ý kiến các quản lý cấp cao có liên quan trực tiếp đến chuỗi cung ứng nhằm đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động chuỗi cung ứng, mức độ quan trọng của những yếu tố có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng tại công ty QSR, khảo sát các quản lý nhà hàng để nắm bắt chính xác hoạt động của chuỗi cung ứng hiện tại.  Phươngjpháp thu thập thông tin: + Bài nghiên cứu lấy dữ liệu từ hai nguồn  Đối với thông tin sơ cấp: Thu thập thông qua phỏng vấn chuyên gia. Đối tượng là các quản lý đang làm việc tại QSR. Số lượng đáp viên: 8 người có danh dách kèm theo trong phụ lục. Phương pháp phỏng vấn được thực hiện là phương pháp đánh giá chuyên gia. Đồng thời áp dụng phương pháp điều tra thực tế thông qua các phiếu khảo sát. Đối tượng là các cửa hàng trưởng tại các nhà hàng trực thuộc QSR. Số lượng người khảo sát: 200 người. Bảng câu hỏi phục vụ phỏng vấn và khảo sát được nêu trong phụ lục.  Đối với thông tin thứ cấp: áp dụng phương phápjnghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin từ cơ sở dữjliệu của Công ty Cổ phần QSR Management (kết quả kinh doanh hàng năm, báo cáo hủy hàng tồn kho, …) + Phương pháp xử lý thông tin chủ yếu là áp dụng phương pháp thống kê mô tả. + Công cụ xử lý thông tin: Bảng tính điện tử Excel.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0