intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín, từ đó chỉ ra những mặt ưu điểm và những vấn đề tồn tại hạn chế, nguyên nhân hạn chế cần khắc phục. Đặc biệt phần này có đánh giá về những bất cập của tổ chức bộ máy cấp tín dụng và đánh giá về việc Ngân hàng Đại Tín tổ chức bộ máy cấp tín dụng thực tế không đúng quy trình tín dụng đề ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín

  1. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HCM --------♠-------- LÊ ĐỨC THỊNH GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG QUAÛN TRÒ RUÛI RO TÍN DUÏNG TAÏI NGAÂN HAØNG ÑAÏI TÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hoà Chí Minh, năm 2010
  2. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HCM --------♠-------- LÊ ĐỨC THỊNH GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG QUAÛN TRÒ RUÛI RO TÍN DUÏNG TAÏI NGAÂN HAØNG ÑAÏI TÍN Chuyeân ngaønh: Kinh teá – Taøi chính – Ngaân haøng Maõ soá: 60.31.12 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: PGS TS BÙI KIM YẾN TP. Hoà Chí Minh, năm 2010
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất cứ nơi nào. Các số liệu về hoạt ñộng kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Đại Tín từ năm 2005 – 2009 ñược sử dụng trong luận văn ñã ñược kiểm toán. Số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực, ñược sử dụng từ những nguồn rõ ràng, ñáng tin cậy. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam ñoan của mình. Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Lê Đức Thịnh
  4. LỜI CẢM ƠN Với tất cả tấm chân tình và lòng biết ơn sâu sắc. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh ñã giảng dạy, dìu dắt cho em không chỉ trong những năm ở bậc ñại học mà còn tiếp tục ở bậc học cao hơn, giúp em tích lũy nhiều kiến thức bổ ích ñể vận dụng vào thực tiễn công tác. Em xin cảm ơn chân thành Ban giám ñốc Ngân hàng Đại Tín ñã cung cấp cho em thông tin và các số liệu cần thiết sử dụng trong luận văn này, ñảm bảo sự trung thực và chính xác của luận văn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến PGS.TS Bùi Kim Yến ñã tận tình hướng dẫn, ñịnh hướng và ñộng viên khuyến khích em trong quá trình thực hiện luận văn và giúp em hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về năng lực và thông tin, luận văn không tránh khỏi những sai sót về lý luận và thực tiễn. Kính mong ñưọc sự góp ý, chỉ bảo của Quý thầy cô và các chuyên gia ñể luận văn ñược hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn. Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 Tác giả Lê Đức Thịnh
  5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn ñề cơ bản về tín dụng ngân hàng …………………………… …..1 1.1.1 Bản chất của tín dụng ngân hàng …………………………………… …… 1 1.1.2 Chức năng của tín dụng ngân hàng ………………………………………. 1 1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng…………………………………………… .2 1.2 Những vấn ñề cơ bản về rủi ro tín dụng …………………………………….. 3 1.2.1 Nội dung và bản chất rủi ro tín dụng …………………………………….. 3 1.2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ……………………………... …………... 3 1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng …………………………………………… 5 1.2.1.3 Đặc ñiểm của rủi ro tín dụng ……………………………………….. 6 1.2.1.4 Các căn cứ chủ yếu ñế xác ñịnh mức ñộ rủi ro tín dụng …………… 7 * Phân loại nợ ………………………………………………………………….. 7 * Các chỉ số cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng …………………………… . 8 1.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ………………………………………… 9 1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng …………………………………………….. 10 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng của NHTM …………………… 11 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ………………………………………. 11 1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng ………………………………………... 12 1.3.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng …………………………………………. 12 1.3.2.2 Phân tích rủi ro tín dụng …………………………………………... 12 1.3.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng ………………………………………….... 12 1.3.2.4 Kiểm soát-phòng ngừa rủi ro tín dụng ……………………………. 13 1.3.2.5 Tài trợ rủi ro tín dụng ……………………………………………... 13 1.3.3 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng…………………………………………. 13 1.3.3.1 Chính sách tín dụng ………………………………………………. 14 1.3.3.2 Quy trình tín dụng ………………………………………………… 14 1.3.3.3 Lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất ………………………………….. 15 1.3.3.4 Mô hình ño lường rủi ro tín dụng …………………………………. 17 1.4 Kinh nghiệm quản trị RRTD trên thế giới và bài học cho Việt Nam ……. 18
  6. 1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trên thế giới ……………………… 18 1.4.1.1 Nguyên tắc của Basel trong quản trị rủi ro tín dụng ……………… 18 1.4.1.2 Kinh nghiệm của KESDEE Inc …………………………………… 21 1.4.1.3 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Citibank …………………….. 22 1.4.1.4 Mô hình quản lý rủi ro tích hợp …………………………………... 25 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng ………... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG I CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN 2.1 Khái quát về hoạt ñộng tín dụng của Ngân hàng Đại Tín 2.1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển ………………………………. 28 2.1.2 Tình hình tăng trưởng tín dụng ………………………………………… 30 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín 2.2.1 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng …………………………….. 33 2.2.1.1 Nợ quá hạn ………………………………………………………... 34 2.2.1.2 Phân loại nợ ………………………………………………………. 35 2.2.1.3 Tổn thất tín dụng …………………………………………………. 35 2.2.1.4 Nguyên nhân rủi ro tín dụng ……………………………………… 37 2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín .................... ..40 2.2.2.1 Các mô hình quản trị RRTD ñang sử dụng ở Việt Nam ………….. 41 2.2.2.2 Quan ñiểm chỉ ñạo của Ngân hàng Đại Tín về quản trị RRTD …… 43 2.2.2.3 Các nội dung cơ bản của quản trị RRTD của Ngân hàng Đại Tín … 45 * Mô hình chất lượng 6C …………………………………………………… 45 * Chính sách quản lý rủi ro tín dụng ñối với khách hàng ……………… 46 * Chính sách phân bổ tín dụng …………………………………………….. 46 * Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD…….. 47 * Thẩm quyền phán quyết …………………………………………………… 47 * Các qui ñịnh về báo cáo, kiểm tra giám sát rủi ro ……………….…… .47 2.2.2.4 Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín * Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng …………………...... 48 * Thẩm quyền phán quyết …………………………………………...……… 50 * Chính sách tín dụng………………………………………….….. ……… 50 * Quy trình tín dụng …………………………………………………………. 51 * Bảo ñảm tiền vay ………………………………………………………….. 52 * Phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng ……………………. 53
  7. * Công tác xử lý nợ xấu …………………………………………………….. 53 2.2.3 Đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín ……………. 54 2.2.3.1 Ưu ñiểm …………………………………………………………… 54 2.2.3.2 Những vấn ñề tồn tại hạn chế trong quản trị RRTD và nguyên nhân 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG II CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN 3.1 Định hướng mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín từ năm 2009 - 2013 3.1.1 Quan ñiểm ñịnh hướng về quản trị RRTD của Ngân hàng Đại Tín ……. 62 3.1.2 Mục tiêu quản trị RRTD của Ngân hàng Đại Tín ……………………… 64 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị RRTD tại Ngân hàng Đại Tín 3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả ………………………………… 65 3.2.2 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ……………………………… 70 3.2.2.1 Củng cố và hoàn thiện quy trình tín dụng ………………………… 70 3.2.2.2 Nâng cao chất lượng phân tích và thẩm ñịnh tín dụng …………… 72 * Hoàn thiện hệ thống chấm ñiểm và xếp hạng tín dụng ………………. .72 * Các nội dung nâng cao chất lượng phân tích và thẩm ñịnh tín dụng… 75 3.2.2.3 Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau cho vay ………………………………………………………………………….... 77 3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ……………………… 78 3.2.2.5 Hiện ñại hóa công nghệ ngân hàng trong quản trị RRTD ………… 79 3.2.2.6 Xây dựng văn hóa ứng xử rủi ro ………………………………….. 80 3.2.3 Các giải pháp hạn chế, bù ñắp tổn thất khi rủi ro xảy ra ……….……….. 81 3.2.3.1 Tăng cường hiệu quả công tác quản lý và xử lý nợ xấu …………... 81 3.2.3.2 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo ñảm tiền vay ……………… 83 3.2.3.3 Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng ………… 83 3.2.4 Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ……………………... 84 3.2.5 Các giải pháp về nhân sự ……………………………………………….. 85 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị ñối với Ngân hàng nhà nước ………………………………… 86 3.3.2 Kiến nghị ñối với Chính phủ …………………………………………… 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG III KẾT LUẬN TÀI LIỆUTHAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN : Doanh nghiệp tư nhân NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) QLRR : Quản lý rủi ro RR : Rủi ro RRTD : Rủi ro tín dụng SME : Doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEs : Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSĐB : Tài sản ñảm bảo
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Ngân hàng Đại Tín từ 2005 – 2009. 2. Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn từ 2005 – 2009. 3. Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng từ 2005 – 2009. 4. Bảng 2.4: Đầu tư tín dụng theo ngành hàng ñến 31/12/2009. 5. Bảng 2.5: Số liệu nợ quá hạn của Ngân hàng Đại Tín từ 2005 – 2009. 6. Bảng 2.6: Bảng phân loại nợ của Ngân hàng Đại Tín từ 2005 – 2009. 7. Bảng 2.7: Trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 2005 - 2009. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Mô hình ñiểm số tín dụng ở các ngân hàng ở Mỹ. 2. Phụ lục 2: Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor. 3. Phụ lục 3: Bảng phân loại các nhóm nợ của Citibank. 4. Phụ lục 4: Mô hình xếp hạng tín dụng của Citibank. 5. Phụ lục 5: Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tích hợp. 6. Phụ lục 6: Mô hình xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam. 7. Phụ lục 7: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng của Ngân hàng Đại Tín. 8. Phụ lục 8: Quy ñịnh hạn mức tín dụng cho Hội ñồng tín dụng và Giám ñốc chi nhánh. 9. Phụ lục 9: Quy trình tín dụng của Ngân hàng Đại Tín. 10. Phụ lục 10: Quy trình kiểm tra giám sát vốn vay của Ngân hàng Đại Tín. 11. Phụ lục 11: Quy trình tín dụng ñề xuất của tác giả.
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ñề tài Tình hình kinh tế thế giới ñang diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nước có nền kinh tế phát triển nên không tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trước tình hình ñó, ñòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng ñể hạn chế ñến mức thấp những tổn thất do rủi ro tín dụng gây nên. Ngân hàng Đại Tín là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ nên càng ñứng trước những thách thức trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước và với các ngân hàng trên thế giới. Để cạnh tranh, Ngân hàng Đại Tín ñã mở rộng quy mô tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên sự tăng trưởng mở rộng ñầu tư tín dụng luôn ñi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng ở một giai ñoạn nào ñó thường ñể lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Và Ngân hàng Đại Tín dường như cũng không thoát ra ñược quy luật khắc nghiệt ñó! Trong giai ñoạn 2005 - 2009 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng Đại Tín luôn ñược duy trì ở mức thấp, tuy nhiên kể từ năm 2008 trở ñi chất lượng tín dụng của Ngân hàng Đại Tín giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu gia tăng. Hoạt ñộng tín dụng là hoạt ñộng chính mang lại thu nhập cho Ngân hàng Đại Tín. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như năng lực quản trị còn yếu kém, chưa ñảm bảo, Ngân hàng Đại Tín cũng ñã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ. Việc mở rộng quy mô khai trương nhiều ñiểm giao dịch trong năm 2008 và những năm tiếp theo nhưng thiếu công cụ quản trị và kỹ thuật phòng ngừa rủi ro tín dụng ñã ñặt Ngân hàng Đại Tín trước tình trạng báo ñộng. Do ñó yêu cầu Ngân hàng Đại Tín nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng là vô cùng cấp bách. Chính vì các lẽ trên, tôi mong muốn kết hợp giữa lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng và kinh nghiệm trong công tác quản lý DN ñể xây
  11. dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín. Đó là lý do tôi mạnh dạn chọn ñề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín” làm ñề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn ñề trọng tâm sau ñây: - Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, nghiên cứu những mô hình quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng Việt Nam ñang áp dụng và kinh nghiệm trên thế giới về lĩnh vực này, từ ñó ñúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng. - Phân tích, ñánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín, từ ñó chỉ ra những mặt ưu ñiểm và những vấn ñề tồn tại hạn chế, nguyên nhân hạn chế cần khắc phục. Đặc biệt phần này có ñánh giá về những bất cập của tổ chức bộ máy cấp tín dụng và ñánh giá về việc Ngân hàng Đại Tín tổ chức bộ máy cấp tín dụng thực tế không ñúng quy trình tín dụng ñề ra. - Ứng dụng lý luận vào thực tiễn, ñề xuất thay ñổi mô hình tổ chức và quy trình tín dụng. Về mô hình tổ chức ñề xuất thành lập tổ thu nợ trực thuộc phòng kinh doanh của Chi nhánh làm nhiệm vụ kiểm soát giải ngân, kiểm soát sử dụng vốn, thu hồi, xử lý nợ xấu; bổ sung biên chế cán bộ hỗ trợ pháp lý ở chi nhánh; thành lập Phòng quản lý rủi ro và Phòng kiểm tra nội bộ khu vực. Về quy trình tín dụng: tổ quan hệ khách hàng vừa làm nhiệm vụ tiếp thị và làm công tác thẩm ñịnh, tuy nhiên phải luôn có 2 cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm ñịnh riêng, ñề xuất xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; ñề xuất xây dựng “văn hóa rủi ro”. Ngoài ra xây dựng các giải pháp ñồng bộ, phù hợp với môi trường kinh doanh và ñặc thù ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Đại Tín ñể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng quản trị tín dụng theo phương châm “An toàn, phát triển, hiệu quả và bền vững” và hướng ñến các chuẩn mực quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của ñề tài là công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín.
  12. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài là hoạt ñộng tín dụng của Ngân hàng Đại Tín giai ñoạn 2005 – 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện ñề tài này, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê và miêu tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh… xuất phát từ cơ sở lý luận ñến thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu. 5. Những ñiểm mới của luận văn - Toàn bộ các số liệu dùng ñể phân tích ñều lấy từ các tài liệu, báo cáo của Ngân hàng Đại Tín và các báo cáo tài chính ñã ñược kiểm toán, do ñó việc phân tích ñánh giá thực trạng phản ánh chính xác và ñáng tin cậy. - Xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng quản trị RRTD chặt chẽ trên cơ sở xây dựng ba tuyến phòng thủ vững chắc ñể ñối phó với RRTD: những nhân viên “như một nền tảng”; Bộ phận quản lý RRTD và Bộ phận kiểm soát nội bộ. - Phát hiện việc tổ chức bộ máy cấp tín dụng thực tế không ñúng theo quy trình, làm quy trình bị phá vỡ, giảm hiệu lực của quy trình, dễ gây ra RRTD. - Đề xuất những thay ñổi trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng hiện hành của Ngân hàng Đại Tín. - Đề xuất xây dựng chính sách khách hàng dựa trên xây dựng và hoàn hiện mô hình chấm ñiểm và xếp hạng tín dụng. - Đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Đại Tín theo quan ñiểm quản trị rủi ro tín dụng hiện ñại. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở ñầu và kết luận, luận văn ñược trình bày thành 3 chương: Chương I: Cơ sớ lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín. Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín.
  13. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn ñề cơ bản về tín dụng ngân hàng 1.1.1 Bản chất của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất ñịnh với một khoản chi phí nhất ñịnh. Như vậy, bản chất của tín dụng ngân hàng là nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả gốc và lợi tức khi ñến hạn. 1.1.2 Chức năng của tín dụng ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng thực hiện 2 chức năng sau: - Thứ nhất, chức năng tập trung, phân phối lại vốn dựa theo nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và lãi sau một thời hạn nhất ñịnh: Ngân hàng tiến hành huy ñộng, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội ñể hình thành quỹ cho vay. Trên cơ sở quỹ cho vay ñã có, các ngân hàng phân phối cho các DN, cá nhân ñủ ñiều kiện vay vốn có nhu cầu cần bổ sung vốn. Quá trình này không những ñòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc tín dụng mà còn phải chấp hành ñầy ñủ những quy ñịnh của pháp luật hiện hành về tín dụng. - Thứ hai, chức năng kiểm soát các hoạt ñộng kinh tế bằng tiền: Trong quá trình tập trung và phân phối lại vốn, các chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình và tác ñộng tích cực ñến quá trình lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội. Trọng tâm của chức năng này là kiểm soát ñối với người ñi vay và phải ñược tiến hành trong cả quá trình cho vay, tức là trước, trong, sau khi cho vay ñến lúc nguời ñi vay hoàn trả xong nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Thông qua chức năng này mà biết ñược tiền nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu về vốn, ñối tượng và sự biến ñộng của từng kỳ, kiểm tra tình hình tài chính sử dụng vốn của
  14. 2 các ñơn vị, cá nhân vay vốn và tạo ñiều kiện cho thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. 1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng * Tín dụng ngân hàng góp phần thúc ñẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Nhờ có nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nên các DN có ñiều kiện bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn ñảm bảo ñược quá trình sản xuất bình thường và còn có thể mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới tăng tính cạnh tranh. Tín dụng ñã giúp các DN ñẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ, tạo ñiều kiện ñể duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sản xuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng xã hội. Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế ngày càng tăng cường, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của thị trường thế giới, do ñó tín dụng ngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng giúp cho việc liên kết chuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới ñược nhanh chóng, rút ngắn thời gian phát triển. * Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng, từ ñó giúp cho việc tích tụ và tập trung sản xuất. Tín dụng ngân hàng tập trung các khoản tín dụng nhỏ lẻ thành các khoản vốn lớn, tạo khả năng ñầu tư vào các công trình lớn hiệu quả cao. Đồng thời các DN cũng nhờ các khoản tín dụng mà có ñủ vốn ñể mở rộng sản xuất rút ngắn thời gian tích luỹ vốn. Thông qua tín dụng ngân hàng các DN nhận ñược khối lượng vốn bổ sung rất lớn từ ñó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao ñộng, ñổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng khả năng cạnh tranh làm cho DN lớn ngày càng lớn lên, DN nhỏ phải liên kết với nhau ñể tồn tại trong cạnh tranh Như vậy tín dụng ñã góp phần thúc ñẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. * Tín dụng ngân hàng giúp cho việc ñiều hoà nguồn vốn góp phần ổn ñịnh thị trường tiền tệ, phát triển cân ñối các ngành trong nền kinh tế quốc dân, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa ñến nơi thiếu, làm cho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn,
  15. 3 giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần làm cho tốc ñộ luân chuyển hàng hoá và tiền vốn tăng lên, tạo sự phát triển ñồng ñều trong các ngành. Việc ñiều hòa nguồn vốn, ñồng thời thông qua khung lãi suất quy ñịnh giúp cho chính sách tiền tệ của Chính phủ ñược thực hiện, ñiều hòa lưu thông tiền tệ góp phần ổn ñịnh tiền tệ, và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ. Hơn nữa, thông qua tín dụng ngân hàng, Chính phủ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng ñiểm nhờ vào việc ñưa ra các ưu ñãi tín dụng... do vậy ñã kích thích thúc ñẩy các DN ñầu tư vào các vùng, ngành trọng ñiểm trong diện ưu tiên của Chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát triển cân ñối trong cả nước. 1.2 Những vấn ñề cơ bản về rủi ro tín dụng 1.2.1 Nội dung và bản chất rủi ro tín dụng 1.2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Trong hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng, tín dụng là hoạt ñộng ñem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng, nhưng cũng là hoạt ñộng tiềm ẩn rủi ro rất cao. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm ñến 70% trong tổng rủi ro hoạt ñộng của ngân hàng. Có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng. A.Saunders và H.Lange ñịnh nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể ñược thực hiện ñầy ñủ về cả số lượng và thời hạn.” Timothy W.Koch cho rằng: rủi ro tín dụng là sự thay ñổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không ñược thanh toán hay thanh toán trễ hạn. Theo Shelagh Heffernan: rủi ro tín dụng là rủi ro mà một tài sản hoặc một khoản vay không có khả năng thu hồi ñược hoàn toàn hoặc rủi ro về chậm trễ không mong ñợi trong hoạt ñộng cho vay. Còn theo Hennie Van Greuning - Sonja Brajovic Bratanovic thì rủi ro tín
  16. 4 dụng là nguy cơ mà người ñi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn ñã ấn ñịnh trong hợp ñồng tín dụng. Rủi ro tín dụng trong hoạt ñộng Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo quy ñịnh tại Điều 2 Quy ñịnh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng ñể xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết ñịnh số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống ñốc NHNN, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt ñộng Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Các ñịnh nghĩa về rủi ro tín dụng là khác nhau, tuy nhiên có một ñiểm chung: rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) xảy ra những tổn thất về mặt kinh tế cho các NHTM, là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả ñược nợ hoặc trả nợ không ñúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn, liên quan ñến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên ñối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp ñồng tín dụng ñối với ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện hoặc thực hiện không ñầy ñủ, không ñúng thời hạn thanh toán các khoản nợ gốc hay lãi. Hãy khoan nói tới việc ñối tác phá sản hay vỡ nợ, cho dù có tin tưởng họ tới mức nào, hợp ñồng cam kết chặt chẽ ra sao, DN vẫn không tránh khỏi cảnh hàng tới chậm, thanh toán trễ… Tổn thất phát sinh không phải bao giờ cũng ñược bù ñắp bởi nhiều lý do: giữ quan hệ bạn hàng, hỗ trợ ñối tác… Ngay cả khi nhận ñược bồi hoàn về kinh tế thì DN vẫn phải gánh chịu thiệt thòi về uy tín với ñối tác thứ ba. Bởi vậy, trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào, phức tạp hay ñơn giản, công tác quản trị luôn quan tâm tới các tình huống bất ngờ với hai khái niệm: thời gian và rủi ro. Về bản chất thì rủi ro tín dụng là tình huống mang tính xác suất, không mong muốn của cả hai phía – người cho vay và người vay, mà khi những tình huống ñó phát sinh trong quá trình thực hiện hợp ñồng tín dụng thì sẽ dẫn ñến một kết cục tất yếu là mục tiêu cuối cùng trong giao kết hợp ñồng không ñạt ñược như mong muốn. Như vậy cần có quan ñiểm nhìn nhận rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả
  17. 5 năng, do ñó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiểm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất; một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu như danh mục ñầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu này sẽ giúp cho hoạt ñộng quản trị rủi ro tín dụng ñược chủ ñộng trong việc phòng ngừa, trích lập dự phòng, hạn chế những tổn thất và bù ñắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. 1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau. * Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro: rủi ro tín dụng ñược phân chia thành các loại sau ñây: Rủi ro tín dụng Rủi ro Rủi ro giao dịch danh mục Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro lựa chọn bảo ñảm nghiệp vụ nội tại tập trung - Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, ñánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan ñến quá trình ñánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn ñể quyết ñịnh tài trợ của ngân hàng); rủi ro bảo ñảm (rủi ro liên quan ñến các tiêu chuẩn ñảm bảo như mức cho vay, loại TSĐB, chủ thể ñảm bảo …); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan ñến
  18. 6 công tác quản lý khoản vay và hoạt ñộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vần ñề). - Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, ñược phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ ñặc ñiểm hoạt ñộng và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng ñịa lý nhất ñịnh hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao). * Căn cứ vào tính chất của nguyên nhân gây ra rủi ro: rủi ro tín dụng ñược phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. - Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, ñịch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến ñộng ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay ñã thực hiện nghiêm túc chế ñộ chính sách. - Rủi ro chủ quan là rủi ro do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay dù cố tình hay vô ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác. Ngoài ra còn có những hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo ñối tượng sử dụng vốn vay… 1.2.1.3 Đặc ñiểm của rủi ro tín dụng Để chủ ñộng phòng ngừa rủi ro tín dụng thì việc nắm rõ các ñặc ñiểm của rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Rủi ro tín dụng có những ñặc ñiểm cơ bản sau: - Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: trong quan hệ tín dụng, ngân hàng ñã chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một thời hạn nhất ñịnh, do ñó những thất thoát về vốn của khách hàng ngân hàng thường nhận biết sau, hoặc không ñầy ñủ và chính xác những thông tin về sản xuất kinh doanh, về những khó khăn và thất bại trong hoạt ñộng kinh doanh của khách hàng gây ra rủi ro tín dụng. - Rủi ro tín dụng có tính chất ña dạng và phức tạp: biểu hiện ở sự ña dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do ngân hàng là
  19. 7 trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Vì vậy, cần phải nhận dạng ñược rủi ro tín dụng, phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, ño lường rủi ro tín dụng, kiểm soát phòng ngừa rủi ro tín dụng, dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng… ñể có biện pháp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. - Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt ñộng tín dụng của ngân hàng thương mại: quy luật thông tin bất cân xứng ñã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt ñược các dấu hiệu rủi ro tín dụng một cách ñầy ñủ và toàn diện làm cho bất kỳ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng ñối với ngân hàng. Tuy nhiên, kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro tín dụng ở mức phù hợp và ñạt ñược lợi nhuận tương ứng. 1.2.1.4 Các căn cứ chủ yếu ñể xác ñịnh mức ñộ rủi ro tín dụng * Phân loại nợ Theo Quyết ñịnh số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết ñịnh số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống ñốc NHNN thì TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau: Nhóm 1: (Nợ ñủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và TCTD ñánh giá có khả năng thu hồi ñầy ñủ cả gốc và lãi ñúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD ñánh giá là có khả năng thu hồi ñầy ñủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi ñầy ñủ gốc và lãi ñúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ khác ñược phân vào nhóm 1 theo qui ñịnh. Nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày ñến 90 ngày; - Các khoản nợ ñiều chỉnh kỳ hạn lần ñầu; - Các khoản nợ khác ñược phân vào nhóm 2 theo qui ñịnh. Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày ñến 180 ngày; - Các khoản nợ gia hạn tới hạn trả nợ lần ñầu;
  20. 8 - Các khoản nợ khác ñược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không ñủ khả năng thanh toán lãi ñầy ñủ theo hợp ñồng tín dụng; - Các khoản nợ khác ñược phân vào nhóm 3 theo qui ñịnh. Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày ñến 360 ngày; - Các khoản nợ có cơ cấu thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ khác ñược phân vào nhóm 4 theo qui ñịnh. Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần ñầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu; - Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo theo thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ khác ñược phân vào nhóm 5 theo qui ñịnh. * Các chỉ số cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng - Tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn (non performing loan- NPL): là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và /hoặc lãi ñã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả ñúng hạn, nhưng vẫn có thể xin gia hạn nợ và thời gian gia hạn tối ña bằng thời gian vay. Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ tổng dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay, ñơn vị tính là phần trăm (%). Công thức: T ổng dư nợ qu á hạ n Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% T ổ ng d ư nợ c ho va y
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1