Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre đến năm 2020
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Hệ thống hóa một số lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN PHAN DUY GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp Hồ Chí Minh – năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN PHAN DUY GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ TIẾN DŨNG Tp Hồ Chí Minh – năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô trường Đại học Kinh tế TPHCM, các tổ chức, cá nhân đã truyền đạt kiến thức, cung cấp tài liệu cần thiết cùng với những ý kiến đóng góp giúp tôi hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Hồ Tiến Dũng. Và tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả các khách hàng, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Luận văn này chắc chắn không thể trách khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn. Trân trọng! Nguyễn Phan Duy Lớp Cao học Khóa 20 – Trường Đại học Kinh tế TPHCM
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Với tư cách là tác giả của luận văn này, tôi xin cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp này hoàn toàn không sao chép lại từ các nghiên cứu trước, các ý tưởng và nhận định trong bài viết đều xuất phát từ chính kiến bản thân tác giả. Nếu có sự đạo văn và sao chép thì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học. TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện luận văn Nguyễn Phan Duy
- MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục sơ đồ - Biểu đồ - Bảng số liệu LỜI MỞ ĐẦU…. ………………………………………………………....Trang 01 CHƯƠNG 1………………………………………………………………. Trang 01 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG……………………………………………………………………. Trang 01 1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh …………………..…...……. Trang 01 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh.………………………..…..…..Trang 01 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh………………………………..……...Trang 02 1.1.3. Năng lực cạnh tranh……………………………….….....Trang 04 1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter……...…...…... Trang 06 1.2.1. Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng………….…... Trang 07 1.2.2. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành….. Trang 07 1.2.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế…………...………..……. Trang 08 1.2.4. Áp lực từ phía khách hàng………………………….…...... Trang 08 1.2.5. Áp lực của nhà cung ứng…………………………….........Trang 08 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại…………………….………………………………………......Trang 09 1.3.1. Môi trường vĩ mô……………………...………..…….... Trang 09 1.3.1.1. Các yếu tố thuộc về kinh tế……………………….. Trang 09 1.3.1.2. Các yếu tố thuộc về chính trị và pháp luật…..…..... Trang 10 1.3.1.3. Các yếu tố thuộc về môi trường văn hoá, xã hội và giáo dục.………………………………………………………………….. Trang 10 1.3.1.4. Các yếu tố thuộc về công nghệ…………………….Trang 11
- 1.3.2. Môi trường vi mô………………………….…….…...... Trang 11 1.3.2.1. Yếu tố khách quan……………………...…………. Trang 11 1.3.2.2. Yếu tố chủ quan…………………………………… Trang 12 1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại…………………………………………………………………………Trang 13 1.4.1. Cạnh tranh và ưu thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại…………………….……………………………... Trang 13 1.4.1.1. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại…………………………………………………………………Trang 13 1.4.1.2. Các ưu thế cạnh tranh trong hoạt động của ngân hàng thương mại…………………………….……………………………..…………….Trang 14 1.4.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ………………………………………………………………………...Trang 16 1.4.2.1. Năng lực tài chính………………………………..... Trang 16 1.4.2.2. Năng lực hoạt động……………………………...... Trang 18 1.4.2.3. Năng lực quản trị điều hành………………………. Trang 19 1.4.2.4. Năng lực công nghệ thông tin…………………….. Trang 20 1.4.2.5. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp…….……………………………………….…..….... Trang 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ………………………………………………... Trang 22 CHƯƠNG 2……………………………..…………………………………Trang 23 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ CHI NHÁNH BẾN TRE…………………………………. Trang 23 2.1. Tổng quan về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bến Tre (Agribank Bến Tre)……………………………................ Trang 23 2.1.1. Lịch sử hình thành………………………….………….. Trang 23 2.1.2. Một số sản phẩm chủ yếu……………….……………....Trang 24 2.1.3. Một số kết quả đạt được………………….…………......Trang 24 2.1.3.1. Thành tích và sự ghi nhận……………………….....Trang 24
- 2.1.3.2. Đánh giá của xã hội, các định chế tài chính…….....Trang 25 2.1.3.3. Thực trạng về sản phẩm dịch vụ của Agribank Bến Tre……………………………………………………………………...Trang 25 2.2. Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Bến Tre (Agribank Bến Tre)….…...…Trang 27 2.2.1. Năng lực tài chính………..………………...………....... Trang 27 2.2.1.1. Tình hình tài chính………………….……………....Trang 27 2.2.1.2. Khả năng sinh lời………………….………………. Trang 28 2.2.1.3. Hệ số sinh lời…………………………..….….….... Trang 28 2.2.2. Năng lực hoạt động………………………….……...….. Trang 29 2.2.2.1. Vốn huy động ……………………….…….……….Trang 29 2.2.2.2. Năng lực tín dụng và đầu tư……………….….........Trang 33 2.2.2.3 Khả năng thanh khoản và năng lực phòng ngừa rủi ro ……………………………………………………………………....Trang 38 2.2.2.4. Mạng lưới hoạt động và hệ thống kênh phân phối.. Trang 39 2.2.3. Năng lực quản trị điều hành…………………………..... Trang 40 2.2.3.1. Về bộ máy tổ chức….. ………………….……….....Trang 40 2.2.3.2.Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực..…….. Trang 42 2.2.4. Năng lực công nghệ thông tin.………………………..... Trang 44 2.2.5. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm - dịch vụ do Agribank Bến Tre cung cấp ......………………………………………….. Trang 45 2.2.5.1. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha…Trang 46 2.2.5.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.................Trang 49 2.2.5.3. Hệ số hồi quy chuẩn hóa............................................Trang 52 2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của Agribank Bến Tre trong hệ thống NHTM tỉnh Bến Tre……………………….……………………………………... Trang 52 2.3.1. Ưu điểm……………………………………………........Trang 53 2.3.2. Hạn chế……………………………………………........Trang 54 2.3.3.Năng lực lõi và vị thế của Agribank Bến Tre....................Trang 56
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………….........Trang 58 CHƯƠNG 3………………………………………………………………. Trang 59 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CHI NHÁNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020…Trang 59 3.1.Mục tiêu, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre đến năm 2020…….... Trang 59 3.1.1. Mục tiêu tổng quát……...…………………………….... Trang 59 3.1.2. Mục tiêu cụ thể định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre đến 2020………………………………………………………………………..Trang 59 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre……………..…...….. Trang 60 3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính…………..….….. Trang 60 3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre ………………......…..Trang 61 3.2.2.1. Giải pháp về huy động vốn………………...……….Trang 61 3.2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực tín dụng và đầu tư …. Trang 65 3.2.2.3. Khả năng thanh khoản và năng lực phòng ngừa rủi ro…………………………………………...................................................Trang 67 3.2.2.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động………………………………………………………………..……... Trang 68 3.2.3. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực……………………………………………………………………….... Trang 69 3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng………….……..…... Trang 70 3.2.5. Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ do Agribank Bến Tre cung cấp…………………………..……….….... Trang 71 3.2.5.1. Nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng…………………………………………………………………….....Trang 71
- 3.2.5.2. Nâng cao năng lực đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng ……….……...…………………………………….…....Trang 72 3.2.5.3.Nâng cao phương tiện vật chất hữu hình. ……….…Trang 73 3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bến Tre…………………Trang 74 3.3.1. Các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ……………...Trang 74 3.3.2. Xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp..……...Trang 76 3.4. Một số kiến nghị ………...…………………………...…………Trang 77 3.4.1. Đối với các cấp thẩm quyền của Nhà nước……………..Trang 77 3.4.1.1. Đối với chính sách của Nhà Nước…………………Trang 77 3.4.1.2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam………………..…..Trang 78 3.4.1.3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre........................................................................................................Trang 78 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam………………………………………………………….…….....Trang 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3……………………………………………....….Trang 79 PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………..…....Trang 80 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AGRIBANK BT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Diễn đàn hợp tác Á-Âu CNTT Công nghệ thông tin CSTT Chính sách tiền tệ DNNN Doanh nghiệp nhà nước BIDV BT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Bến GDP Tổng sản phẩm trong nước Tre IAS Viện nghiên cứu Châu Á IPCAS Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng KCN, KCX Khu công nghiệp, Khu chế xuất NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHNNg Accounting Ngân System”: hàng nước ngoài Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng NHTM Ngân hàng thương mại MHB BT Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long- Chi nhánh Bến Tre OCED Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ROA Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn tự có TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức Tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TMNN Thương mại nhà nước TMQD Thương mại quốc doanh TTQT Thanh toán quốc tế SACOMBANK BT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bến Tre TW Trung ương USD Đơn vị tiền tệ của Mỹ VIETINBANK BT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bến VNĐ Đồng Việt Nam Tre WTO Tổ chức Thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu
- DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ - BẢNG SỐ LIỆU Sơ đồ 1.1 – Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ tổ chức của Agribank Bến Tre Bảng 2.1 – Kết quả tài chính của Agribank Bến Tre qua các năm Bảng 2.2 – Chênh lệch lãi suất Bảng 2.3 – Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của Agribank Bến Tre Bảng 2.4 – Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng Bảng 2.5 – Chỉ tiêu ROA của Agribank Bến Tre Bảng 2.6 – Chỉ tiêu ROA của các ngân hàng Bảng 2.7 – Nguồn vốn huy động Bảng 2.8 – Tình hình huy động và tốc độ tăng trưởng Bảng 2.9 – Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng Bảng 2.10 – Số lượng khách hàng giao dịch Bảng 2.11 – Chất lượng hoạt động tín dụng Bảng 2.12 – Trình độ chuyên môn của khách hàng Bảng 2.13 – Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Bảng 2.14 – Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett Test Bảng 2.15 – Kiểm định phương sai trích (Total Variance Explained) Biểu đồ 2.1 – Cơ cấu nguồn vốn huy động Biểu đồ 2.2 – Tình hình huy động vốn Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian năm 2012 Biểu đồ 2.4 – Tình hình dư nợ qua các năm Biểu đồ 2.5 – Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Bến Tre Biểu đồ 2.6 – Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng năm 2012
- 12 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cạnh tranh là một hiện tượng luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường và chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả của cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Đó là lý do mà các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong quá trình cạnh tranh. Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, trong kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là giành lấy khách hàng, tăng thị phần tín dụng, tăng huy động vốn, mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá lại thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre (Agribank Bến Tre) để đưa ra những giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế và quy mô hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre trên phạm vi cả nước và quốc tế trong thời kỳ hội nhập như hiện nay là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre đến năm 2020” là rất cần thiết cho hoạt động của ngân hàng, nhằm tranh thủ những điều kiện và nguồn lực để đón đầu cơ hội, vượt qua nguy cơ, thách thức, đảm bảo phát triển lâu dài và ổn định.
- 13 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa một số lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre. - Đối tượng nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động và năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng biện pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu là đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre, đồng thời vận dụng những cơ sở khoa học về cạnh tranh, kết hợp với thực tiễn để đưa ra các giải pháp phù hợp. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu: - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, bản công bố thông tin từ tạp chí, cục thống kê. - Số liệu sơ cấp được tổng hợp thông qua khảo sát 228 khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu điều chỉnh thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến.
- 14 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và thống nhất. Do đó, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt và mở ra nhiều thách thức đối với các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank Bến Tre. Vì vậy đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục sơ đồ - Biểu đồ- Bảng số liệu, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 03 chương và được trình bày như sau : Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Tre Phần kết luận
- 15 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh trong kinh tế là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho phạm vi của doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia và khu vực liên quốc gia. Ở các cấp độ khác nhau thì mục tiêu được đặt ra khác nhau. Đối với quốc gia, mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho người dân, còn đối với doanh nghiệp thì mục tiêu chủ yếu là tồn tại và kiếm lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh quốc gia hay quốc tế. Các tác giả khác nhau với các tiếp cận khác nhau đã đưa ra những khái niệm khác nhau. Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi các quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất” (Từ Điển Bách Khoa,1995. Hà Nội: NXB Từ Điển Bách Khoa). Các tác giả trong cuốn “Các Vấn Đề Pháp Lý Về Thể Chế Và Chính Sách Cạnh Tranh Và Kiểm Soát Độc Quyền Kinh Doanh” thuộc Dự Án VIE/97/016 cho rằng “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt mục tiêu kinh doanh cụ thể” (Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, 2002. Các Vấn Đề Pháp Lý Về Thể Chế Và Chính Sách Cạnh Tranh Và Kiểm Soát Độc Quyền Kinh Doanh. Hà Nội: NXB Giao Thông Vận Tải, ). Samuelson cho rằng: “cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường” (P. Samuel, 2000. Kinh Tế Học. Hà Nội: NXB Giáo Dục). Tại diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OCED) thì cho rằng: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh
- 16 nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” (Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, Viện Chiến Lược Phát Triển – Tổ Chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1999. Tổng Quan Về Cạnh Tranh Công Nghiệp. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc Gia). Những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, giúp các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và tương lai, từ đó đề ra những giải pháp có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh. Với những điểm rút ra nêu trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp chiếm lĩnh thị trường, giành khách hàng và các điều kiện sản xuất có lợi nhất. Mục đích sau cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với những người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi… Cạnh tranh được phân thành nhiều loại với các tiêu thức khác nhau. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường thì có cạnh tranh giữa những nhà sản xuất, giữa những người mua và người bán, giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giữa người mua với nhau. Căn cứ theo tính chất của phương thức cạnh tranh thì có cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Căn cứ vào hình thái của cạnh tranh thì có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh thì có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh không chỉ có tranh giành lẫn nhau, mà cạnh tranh luôn đi với hợp tác, cạnh tranh trong sự hợp tác và bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
- 17 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh Theo tài liệu của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2006. (Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, 2006, Đề Cương Tài Liệu Hội Thảo Khoa Học Tăng Cường Sức Cạnh Tranh Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thương Mại Đầu Tư) thì “Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được đo lường bằng cách so sánh mức tiến bộ của tính hiệu lực và hiệu quả trong công việc sử dụng các nguồn lực, tính chủ động và khả năng triển khai các hoạt động đầu tư, khả năng cải tiến công nghệ và bộ máy tổ chức trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó”. Theo tác giả Nguyễn Hữu Lam thì “Lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của công ty mà những năng lực phân biệt này được khách hàng xem trọng, đánh giá cao vì nó tạo giá trị cao cho khách hàng” (Nguyễn Hữu Lam; Đinh Thái Hoàng; Phạm Xuân Lan, 1998, Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh. TP.HCM: NXB Giáo Dục ) Như vậy, lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman…v.v.. Trong đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng nhưng trong thương mại. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh.
- 18 1.1.3. Năng lực cạnh tranh OCED đã đưa ra một định nghĩa về năng lực cạnh tranh: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” (Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, Viện Chiến Lược Phát Triển – Tổ Chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1999. Tổng Quan Về Cạnh Tranh Công Nghiệp. Hà Nội: NXB Chính Trị Quốc Gia). Năng lực cạnh tranh được xem xét dưới các cấp độ khác nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ…. - Ở cấp độ quốc gia, các tác giả đã đưa ra các khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Theo M.Potter thì “Khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động” (Michael . E. porter, 1996. Chiến Lược Cạnh Tranh. Hà Nội: NXB Khoa Học Xã Hội ). Theo định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” (Viện Nghiên Cứu khoa Học Ngân Hàng, 2003. Những Thách Thức Của NHTM Việt Nam Trong Cạnh Tranh Và Hội Nhập Quốc Tế. Hà Nội: NXB Thống Kê). Báo cáo về Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Toàn Cầu năm 2002, định nghĩa năng lực cạnh tranh đối với một quốc gia là “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian” (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005. Nâng Cao Sức Cạnh Tranh của Các Doanh Nghiệp Thương Mại Việt Nam. Hà Nội: NXB Lao Động Xã Hội, ).
- 19 Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới. - Ở cấp độ doanh nghiệp thì có một số khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Theo Lý Thuyết Tổ Chức Công Nghiệp thì: “Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp duy trì được vị thế trên thị trường so với nhà sản xuất khác và + Đưa ra sản phẩm thay thế hoặc cùng loại với sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng với mức giá thấp hơn. + Hoặc cung cấp sản phẩm (dịch vụ) tương tự với nhà cung cấp khác nhưng có đặc tính về chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn” (Hà Thị Ngọc Oanh, 2005. Sức Cạnh Tranh của Hàng Hoá Trong Điều kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế). Theo quyển Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Trong Điều Kiện Toàn Cầu Hóa thì “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững” (Trần Sửu, 2006. Năng Lực Cạnh Tranh của Doanh Nghiệp Trong Điều Kiện Toàn Cầu Hoá. Hà Nội: NXB Lao Động). Một định nghĩa khác về năng lực cạnh tranh: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển chính bản thân doanh nghiệp” (Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, 2006. Đề Cương Tài Liệu Hội Thảo Khoa Học Tăng Cường Sức Cạnh Tranh Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thương Mại Đầu Tư). Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là những yếu tố thể hiện thực lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.
- 20 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nếu hiểu tổng quát nó sẽ là khả năng của doanh nghiệp chống lại các lực lượng cạnh tranh trên thị trường. Theo mô hình 5 áp lực của M.Porter thì có 5 lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành, đó là: các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các đối thủ tiềm năng, nhà cung ứng, khách hàng, sản phẩm thay thế. 1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công trong ngành, nhất thiết phải trả lời được hai câu hỏi quan trọng, đó là phải nhận ra khách hàng cần gì ở mình và làm thế nào doanh nghiệp có thể chống đỡ sự cạnh tranh? Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phải tập trung vào phân tích môi trường ngành dựa trên mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Việc phân tích này giúp công ty nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó doanh nghiệp biết mình nên đứng ở vị trí nào để đối phó một cách hiệu quả với năm lực lượng cạnh tranh trong ngành. Năm áp lực này không phải là yếu tố tĩnh, mà ngược lại nó vận động liên lục cùng với các giai đoạn phát triển của ngành. Từ đó sẽ xác định những yếu tố thành công then chốt được xem như là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã đưa ra mô hình năm áp lực cạnh tranh gồm: (1) Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành (2) Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng (3) Áp lực từ các sản phẩm thay thế (4) Áp lực từ phía khách hàng (5) Áp lực của nhà cung ứng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 601 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 56 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn