intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh nhằm phản ánh đúng giá trị khoản đầu tư, cung cấp thông tin trung thực về thực trạng tài chính của doanh tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng thông tin do kế toán cung cấp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ XUÂN THÙY GIẢI PHÁP VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN ĐO LƯỜNG CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ XUÂN THÙY GIẢI PHÁP VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN ĐO LƯỜNG CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Trần Văn Thảo. Đây là đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán. Các dữ liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả Huỳnh Thị Xuân Thùy
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng và sơ đồ Phần mở đầu...................................................................................................................... 1 Chương 1 – Cơ sở lý thuyết về đo lường các khoản đầu tư chứng khoán theo giá trị hợp lý ................................................................................................................................ 7 1.1 Vấn đề đo lường trong kế toán ..................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của đo lường trong kế toán ............................... 7 1.1.2 Thang đo .............................................................................................. 7 1.1.2.1 Thang đo danh nghĩa............................................................... 8 1.1.2.2 Thang đo thứ tự ....................................................................... 8 1.1.2.3 Thang đo khoảng cách ............................................................ 8 1.1.2.4 Thang đo tỷ số......................................................................... 8 1.1.3 Các cơ sở đo lường .............................................................................. 8 1.1.3.1 Giá đầu vào ............................................................................. 9 1.1.3.2 Giá đầu ra ................................................................................ 9 1.1.4 Các giả thiết và nguyên tắc kế toán tác động đến việc đo lường trong kế toán ........................................................................................................ 9 1.1.5 Các mô hình đo lường trong kế toán ................................................. 11 1.1.5.1 Kế toán theo giá gốc .............................................................. 11 1.1.5.2 Kế toán theo mức giá chung .................................................. 12 1.1.5.3 Kế toán theo giá hiện hành .................................................... 12 1.1.5.4 Kế toán giá đầu ra .................................................................. 12 1.2 Đo lường theo giá trị hợp lý ........................................................................ 13 1.2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của đo lường theo giá trị hợp lý ............ 13
  5. 1.2.1.1 Giai đoạn từ 1850 đến 1970 ................................................... 13 1.2.1.2 Giai đoạn từ 1970 đến 1990 .................................................. 13 1.2.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến 2005 .................................................. 14 1.2.1.4 Giai đoạn từ 2005 đến nay ..................................................... 14 1.2.2 Đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13 ................................................................................. 14 1.2.2.1 Định nghĩa.............................................................................. 15 1.2.2.2 Quy trình đo lường theo giá trị hợp lý ................................... 15 1.2.2.3 Ghi nhận ................................................................................. 20 1.2.3 Các tranh luận về đo lường theo giá trị hợp lý .................................. 21 1.2.3.1 Một số quan điểm phê phán về đo lường theo giá trị hợp lý ..... ............................................................................................... 21 1.2.3.2 Một số quan điểm ủng hộ về đo lường theo giá trị hợp lý .... 22 1.3 Những vấn đề chung về hoạt động đầu tư chứng khoán ............................ 23 1.3.1 Khái niệm và mục đích của hoạt động đầu tư chứng khoán .............. 23 1.3.2 Phân loại ............................................................................................ 23 1.3.2.1 Căn cứ vào hình thức quản lý hoạt động đầu tư .................... 23 1.3.2.2 Căn cứ vào thời gian và mục đích đầu tư .............................. 24 1.4 Đo lường khoản đầu tư chứng khoán trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ............................... 27 1.4.1 Đo lường các khoản đầu tư vào chứng khoán ................................... 28 1.4.1.1 Ghi nhận và đo lường ............................................................ 28 1.4.1.2 Tổn thất khoản đầu tư tài chính ............................................. 29 1.4.1.3 Nguyên tắc trình bày và công bố ........................................... 29 1.4.2 Trình bày thông tin của các khoản đầu tư vào công ty con, đầu tư công ty liên kết và góp vốn liên doanh trên báo cáo tài chính ................... 30 1.5 Sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán các khoản đầu tư chứng khoán tại Mỹ.. .................................................................................................................... 31 Kết luận chương 1 ............................................................................................. 35
  6. Chương 2 – Thực trạng đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ....... 36 2.1 Giới thiệu tình hình hoạt động đầu tư chứng khoán của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ....................... 36 2.1.1 Đặc điểm môi trường pháp lý và môi trường kinh tế ........................ 36 2.1.1.1 Môi trường pháp lý ................................................................ 36 2.1.1.2 Môi trường kinh tế ................................................................. 40 2.1.2 Thành quả, khó khăn và thách thức đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ................................................................................ 42 2.1.2.1 Thành quả .............................................................................. 42 2.1.2.2 Khó khăn và thách thức ......................................................... 45 2.2 Thực trạng về việc đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ............... 45 2.2.1 Mô tả quá trình tìm hiểu thực trạng ................................................... 45 2.2.2 Kết quả tìm hiểu tình hình đo lường các khoản đầu tư chứng khoán .... ........................................................................................................... 47 2.2.2.1 Kết quả so sánh giữa VAS với IAS/IFRS.............................. 47 2.2.2.2 Kết quả tìm hiểu về tình hình các công ty cổ phần áp dụng văn bản pháp lý ............................................................................ 52 2.3 Đánh giá tình hình đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh........... 63 2.3.1 Thành tựu ........................................................................................... 63 2.3.1.1 Về mặt hài hòa giữa văn bản pháp lý Việt Nam về đo lường các khoản đầu tư chứng khoán với IAS/IFRS ....................... 63 2.3.1.2 Về mặt hài hòa trong thực hành kế toán ................................ 65 2.3.2 Những tồn tại ..................................................................................... 65 2.3.2.1 Về vấn đề ghi nhận ................................................................ 65
  7. 2.3.2.2 Về vấn đề đo lường ................................................................ 66 2.3.2.3 Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính ....................... 70 2.3.2.4 Trình bày và công bố ............................................................. 71 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................... 71 2.3.3.1 Môi trường đầu tư .................................................................. 71 2.3.3.2 Cơ sở pháp lý ......................................................................... 72 2.3.3.3 Nhận thức ............................................................................... 73 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 73 Chương 3 – Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ............................................................... 75 3.1 Quan điểm vận dụng đo lường khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh .............. 75 3.1.1 Phù hợp với môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh của Việt Nam .................................................................................................. 75 3.1.2 Phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế ............................................... 75 3.1.3 Học tập kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới trong việc ban hành cơ sở pháp lý và thiết lập các hướng dẫn chi tiết về đo lường các khoản đầu tư chứng khoán .......................................................................... 76 3.2 Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ......................................................................................... 77 3.2.1 Giải pháp trước mắt để vận dụng việc đo lường các khoản đầu tư chứng khoán .................................................................................................. 77 3.2.1.1 Vấn đề vận dụng phương pháp đo lường............................... 77 3.2.1.2 Vấn đề ghi nhận, trình bày và công bố .................................. 91 3.2.2 Giải pháp lâu dài cho đo lường các khoản đầu tư chứng khoán ........ 94 3.3 Kiến nghị ..................................................................................................... 95
  8. 3.3.1 Bổ sung một số điều khoản về quy định chung của Luật Kế toán .... 95 3.3.2 Sửa đổi một số nguyên tắc trong chuẩn mực chung .......................... 96 3.3.3 Một số kiến nghị khác có liên quan ................................................... 96 3.3.3.1 Về phía Nhà nước .................................................................. 92 3.3.3.2 Về phía doanh nghiệp ............................................................ 97 3.3.3.3 Về phía các tổ chức giáo dục, các hiệp hội nghề nghiệp ....... 97 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 98 Kết luận ........................................................................................................................... 99 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 101 Phụ lục
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ bằng tiếng Việt Viết đầy đủ bằng tiếng Anh AAM Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Mekong Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu ACL Thủy Sản Cửu Long An Giang Giá gốc đã phân bổ/Nguyên giá phân Amortised cost AC bổ Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân AGR Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ALP Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Alphanam BBC Công Ty Cổ Phần Bibica BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BCTC HN Báo cáo tài chính hợp nhất BHS Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm BIC Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BMP Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân BSI Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam CCTC Công cụ tài chính CK Chứng khoán CLW Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Chợ Lớn CP Cổ phiếu
  10. CTY CP Công ty cổ phần Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Nhựa DAG Đông Á ĐVT Đơn vị tính FAS Chuẩn mực kế toán tài chính Financial Accounting Standard Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Financial Accounting Standard FASB Board Công Ty Cổ Phần Ngoại Thương Và FDC Đầu Tư Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh FPT Công Ty Cổ Phần FPT Framework Khuôn mẫu lý thuyết FV Giá trị hợp lý Fair Value FVA Kế toán giá trị hợp lý Fair Value Accounting Ghi theo giá trị hợp lý với thay đổi giá Fair value through other FVOCI trị hợp lý ghi nhận vào thu nhập tổng comprehensive income hợp khác Ghi theo giá trị hợp lý với thay đổi giá Fair value through profit or FVTPL trị hợp lý ghi nhận vào kết quả kinh loss doanh GTHL Giá trị hợp lý HAG Công Ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai Công Ty Cổ Phần Chứng khoán Thành HCM Phố Hồ Chí Minh Công Ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp HSI Và Phân Bón Hóa Sinh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố
  11. Hồ Chí Minh HPG Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hòa Phát HSG Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen HT1 Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1 Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting IAS Standard Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting IASB Standard Board Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting IASC Standard Committee Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế International Financial IFRS Reporting Standard Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản Và Xây KSB Dựng Bình Dương MSN Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Ma San Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đại OGC Dương OTC Phi tập trung PGI Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm PJICO PHR Công Ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa POM Công Ty Cổ Phần Thép Pomina QĐ Quyết định REE Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Nước Sài SII Gòn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài SSI Gòn TLG Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thiên
  12. Long TNHĐTX Thu nhập hoạt động thường xuyên TT Thông tư Thị trường giao dịch cổ phiếu của UPCOM công ty đại chúng chưa niêm yết Các nguyên tắc kế toán thừa nhận United States Generally US.GAAP chung của Mỹ Accepted Accounting principles of America VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VCSH Vốn chủ sở hữu VND Đồng Việt Nam VNM Tổng Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Quốc tế
  13. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Kế toán các khoản đầu tư chứng khoán trên cơ sở chuẩn mực kế toán Mỹ . 31 Bảng 2.1: Văn bản pháp lý hiện hành quy định về kế toán các khoản đầu tư tài chính 37 Bảng 2.2: Định nghĩa các cơ sở đo lường các khoản đầu tư tài chính.......................... 39 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng trong 5 năm (2009-2013) và tỷ trọng ngành theo giá trị vốn hóa ........................................................................................................ 42 Bảng 2.4: Quy mô niêm yết thị trường hiện tại và tình hình tăng giảm chứng khoán trong kỳ (Từ ngày: 01/01/2009 – Đến ngày: 31/12/2013) .................................... 44 Bảng 2.5: Mô tả quá trình tìm hiểu thực trạng............................................................... 46 Bảng 2.6: So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) về kế toán hoạt động đầu tư tài chính ...................................... 47 Bảng 2.7: Bảng cơ cấu và xu hướng phát triển các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần Việt Nam ........................................................................... 52 Bảng 2.8: Danh sách các công ty cổ phần được chọn khảo sát thực trạng kế toán các khoản đầu tư chứng khoán........................................................................... 58 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp chênh lệch giữa giá trị theo giá thị trường so với giá trị trình bày trên bảng cân đối kế toán của các khoản đầu tư chứng khoán tại ngày 31/12/2012 ................................................................................................... 67 Bảng 3.1: Kiến nghị đo lường các khoản đầu tư chứng khoán khi ghi nhận ban đầu .. 78 Bảng 3.2: Kiến nghị đo lường các khoản đầu tư chứng khoán sau ghi nhận ban đầu .. 83 Sơ đồ 1-1: Xác định giá trị hợp lý ................................................................................. 20 Sơ đồ 3-1: Mô hình xác định giá trị hợp lý của các khoản đầu tư chứng khoán trong các công ty cổ phần niêm yết trên HOSE .......................................................... 90
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Một trong những vấn đề quan trọng trong công tác kế toán là đo lường các giao dịch bằng đơn vị tiền tệ với mục đích phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính nhằm phản ánh tình hình tài chính cũng như xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Bất kỳ phương pháp đo lường nào cũng ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí, lợi nhuận, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Và như vậy, đo lường ảnh hưởng lớn đến quyết định của đối tượng sử dụng thông tin. Hiện nay, đo lường vẫn là vấn đề tranh luận trong kế toán. Trong nhiều thập kỷ qua, phương pháp giá gốc chính là nền tảng đo lường trong kế toán. Tuy nhiên, với quá trình phát triển không ngừng của các hoạt động giao dịch và đầu tư, kế toán theo giá gốc đã bộc lộ dần hạn chế. Nhất là không phản ánh được thực trạng hiện tại của tài sản tài chính nói chung và các khoản đầu tư tài chính nói riêng, đặc biệt là các khoản đầu tư chứng khoán. Trong bối cảnh đó, kế toán theo giá trị hợp lý được bàn đến như một hướng đi mới của đo lường trong kế toán. Kể từ khi chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế “Đo lường giá trị hợp lý” (IFRS 13) ra đời trong dự án hội tụ giữa IASB và FASB, kế toán giá trị hợp lý trở thành xu hướng chủ đạo của các nhà lập quy về chuẩn mực kế toán. Trong khi đó, tại Việt Nam, giá gốc được quy định là nguyên tắc nền tảng đo lường của kế toán Việt Nam trong nhiều năm qua. Theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành có hai phương pháp kế toán và trình bày thông tin đầu tư tài chính trên báo cáo tài chính. Thứ nhất là phương pháp giá gốc sử dụng khi hạch toán, ghi sổ kế toán, lập và trình bày các thông tin đầu tư tài chính trên báo cáo tài chính riêng. Thứ hai là phương pháp vốn chủ sở hữu sử dụng khi hạch toán, lập và trình bày các thông tin tài chính của công ty liên kết, liên doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư. Vai trò của giá trị hợp lý còn khá mờ nhạt. Dù giá trị hợp lý đã được đề cập trong một số văn bản pháp lý nhưng các văn bản pháp lý này chưa thống nhất về định nghĩa hay chưa có hướng dẫn cơ sở đo lường giá trị hợp lý một cách rõ ràng. Các quy định về giá trị hợp lý
  15. 2 và sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán nằm rải rác trong các chuẩn mực thiếu tính thống nhất, đồng bộ. Đến nay, hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực kế toán quy định kế toán giá trị hợp lý cũng như chế độ kế toán doanh nghiệp vẫn chưa có hướng dẫn chính thức kế toán các khoản đầu tư chứng khoán theo giá trị hợp lý. Để phù hợp với thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế, ngày 11/04/2013 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 738/QĐ-BTC về thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán. Trên cơ sở những tồn tại hạn chế của Luật Kế toán, sau khi nghiên cứu tổng hợp ý kiến đánh giá, đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Luật Kế toán (2003). Trong số nội dung đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán: Bộ Tài chính có bổ sung khoản 1, điều 7 nguyên tắc kế toán theo giá trị hợp lý đối với một số loại tài sản có giá trị thường xuyên biến động theo giá thị trường giao dịch. Do vậy, đề tài “Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh” là cần thiết, góp phần hoàn thiện việc đo lường các khoản đầu tư chứng khoán nhằm tăng cường tính minh bạch và thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin. 2. Tổng quan nghiên cứu Qua việc tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế ta cũng thấy rằng giá trị hợp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng “như là một cơ sở đo lường chủ yếu nhằm tăng cường tính đáng tin cậy và thích hợp của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính”1. Vào tháng 5 năm 2011 thì Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã chính thức ban hành chuẩn mực “Đo lường giá trị hợp lý” (IFRS 13). Và giá trị hợp lý đã được các nước trên thế giới áp dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam kế toán theo giá trị hợp lý 1 Nguyễn Thế Lộc, Tính hợp lý của “Giá trị hợp lý” trong Hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế, Tạp chí kiểm toán, Số 11, Năm 2010, trang 36
  16. 3 vẫn còn khá mới và chưa được áp dụng rộng rãi. Đến nay, các công trình nghiên cứu trong nước về đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các doanh nghiệp theo giá trị hợp lý không nhiều. Chỉ mới có một số công trình nghiên cứu như sau: Đầu tiên, Luận văn Thạc sĩ “Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam” của Lê Vũ Ngọc Thanh, năm 2005. Thông qua vận dụng một số công cụ phân tích định lượng như: phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống hóa về vấn đề định giá trong kế toán cũng như đã nêu lên được bản chất và nội dung cơ bản của giá trị hợp lý. - Hệ thống hóa vấn đề định giá trong kế toán Việt Nam. Từ đó, đưa ra các nhận định những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp. - Đồng thời, cũng đưa ra các định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý: trong ngắn hạn là hoàn thiện các chuẩn mực hiện có, về lâu dài điều chỉnh Luật kế toán và ban hành một số chuẩn mực mới với mục đích phát triển giá trị hợp lý. Tuy nhiên, về nội dung của đo lường giá trị hợp lý mà tác giả hệ thống hóa dựa trên cơ sở dự thảo chuẩn mực về giá trị hợp lý của FASB, chứ không phải trên cơ sở chuẩn mực giá trị hợp lý của IASB ban hành chính thức vào tháng 05 năm 2011 (IFRS 13). Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Hoàn thiện phương pháp kế toán và trình bày báo cáo tài chính về đầu tư chứng khoán trong hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay” của PGS. TS Hà Xuân Thạch (chủ nhiệm) và PGS. TS Bùi Văn Dương (thành viên) (2008). Với phương pháp nghiên cứu vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử phối hợp đồng bộ với các phương pháp: quan sát, phân tích hệ thống, thống kê, chọn mẫu, so sánh và tổng hợp…Công trình đã đóng góp rất lớn về mặt lý luận như điều chỉnh, bổ sung một số nội dung phương pháp hạch toán đầu tư và đóng góp về thực tiễn là đưa ra một số giải pháp có hệ thống thúc đẩy cơ quan quản lý và doanh nghiệp có đầu tư tài chính thực hiện đúng quy định về công bố thông tin đầu tư tài chính. Trong đó, công trình tập trung nghiên cứu về phương pháp kế toán giá gốc và đặc biệt là phương
  17. 4 pháp vốn chủ sở hữu chứ chưa đề cập đến đo lường các khoản đầu tư chứng khoán theo giá trị hợp lý. Tuy nhiên, công trình có ý nghĩa tích cực góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện lý luận kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hướng tổng thể và dài hạn”, Huỳnh Vũ Bảo Trâm, năm 2008. Luận văn được thực hiện trên cơ sở phân tích sự phát triển các quy định về kế toán đầu tư tài chính với thực tiễn Việt Nam. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau: hệ thống hóa lại nội dung kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo quan điểm của kế toán Hoa Kỳ, theo chuẩn mực kế toán quốc tế và các quy định về hoạt động đầu tư tài chính trong kế toán Việt Nam. Đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư tài chính (bổ sung các nguyên tắc kế toán, chỉnh sửa và bổ sung các chuẩn mực kế toán, các quy định về kế toán..). Tuy nhiên, những nội dung và quy định về kế toán hoạt động đầu tư tài chính mà tác giả hệ thống hóa dựa trên cơ sở phiên bản cũ. Luận án Tiến sĩ: “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nguyễn Thị Thu Hiền, năm 2010. Luận án được thực hiện trên cơ sở phân tích thực tiễn theo quan điểm lịch sử, toàn diện, gắn sự phát triển của công cụ tài chính và kế toán công cụ tài chính với điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia trong từng thời kỳ gắn liền với xu hướng chung của thế giới. Trong đó, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các Ngân hàng thương mại, không phải trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, những đóng góp của luận án rất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính của các đối tượng sử dụng và góp phần thúc đẩy tiến trình hài hòa hệ thống kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Lộc (2010), “Tính hợp lý của “Giá trị hợp lý” trong Hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế”, Tạp chí kiểm toán, số 11. Bài viết này trình bày quan điểm về tính hợp lý trong các quy định đo lường giá trị tài sản, nợ phải trả theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế có liên quan đến giá trị hợp lý. Luận văn Thạc sĩ “Phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam” của Ngô Thị Thùy Trang (2012). Luận văn sử dụng
  18. 5 phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, so sánh và đối chiếu, phân tích và nội suy, khảo sát và phỏng vấn. Luận văn góp phần hệ thống quá trình hình thành, phát triển kế toán theo giá trị hợp lý của các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã tiến hành phân tích phương pháp định giá của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế để từ đó xác lập phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu đo lường giá trị hợp lý các khoản đầu tư phi tài chính chứ chưa vận dụng vào để đo lường các khoản đầu tư tài chính, cụ thể là đo lường các khoản đầu tư chứng khoán. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra các giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh nhằm phản ánh đúng giá trị khoản đầu tư, cung cấp thông tin trung thực về thực trạng tài chính của doanh tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng thông tin do kế toán cung cấp nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của nhà quản lý, nhà đầu tư và các đối tượng khác. Đồng thời, để phù hợp với thông lệ phổ biến trên thế giới và Chuẩn mực kế toán quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu bao gồm các hệ thống đo lường, các khoản đầu tư chứng khoán và trình bày thông tin các khoản đầu tư chứng khoán trên báo cáo tài chính. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Các khoản đầu tư chứng khoán và dữ liệu được nghiên cứu trong phạm vi của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính làm phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu. Để đánh giá thực trạng, luận văn sử dụng một số phương pháp như thống kê mô tả,
  19. 6 so sánh. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng đồng bộ các phương pháp: chọn mẫu, suy luận, phân tích và tổng hợp để giúp luận văn giải quyết mục tiêu đề ra. Nguồn tài liệu nghiên cứu là các dữ liệu kế toán của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. 6. Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hóa vấn đề đo lường, phương pháp xác định giá trị hợp lý và kế toán các khoản đầu tư tài chính nói chung và kế toán đầu tư chứng khoán nói riêng dựa trên cơ sở chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Đánh giá thực trạng đo lường đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh hiện nay qua những thành tựu đạt được và những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại. Vận dụng phương pháp đo lường, ghi nhận nghiệp vụ đầu tư chứng khoán và trình bày thông tin các khoản đầu tư chứng khoán theo giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính của các công ty cổ phần. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đo lường các khoản đầu tư chứng khoán theo giá trị hợp lý Chương 2: Thực trạng đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh
  20. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THEO GIÁ TRỊ HỢP LÝ 1.1 Vấn đề đo lường trong kế toán 1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của đo lường trong kế toán Đo lường có nghĩa là gán các con số cho đối tượng nghiên cứu. Đo lường là xác định dữ liệu (DATA) thể hiện đặc tính của hệ thống vật chất theo các quy định pháp luật có liên quan (Norman Campell, 1938). Hay, Đo lường bao hàm việc quy đổi thành tiền các yếu tố cần được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính (IASB-Framework). Như vậy, hiện nay tồn tại một sự đa dạng về các cơ sở đo lường được sử dụng ở những mức độ khác nhau hoặc có sự kết hợp với nhau. Quá trình đo lường sử dụng nhiều thước đo liên quan đến việc sắp xếp biến định tính (là biến thể hiện thuộc tính tình trạng, giá trị không có nghĩa về mặt số học) và biến định lượng (là biến thể hiện thuộc tính số lượng và giá trị có nghĩa về mặt số học). Đo lường để định giá. Mục tiêu của đo lường là cung cấp các dữ liệu, thông tin có chất lượng tốt nhất, ít sai sót nhất, xác định lại đúng tiệm cận (gần đúng) với giá trị thực của đối tượng kế toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Đo lường là một vấn đề quan trọng trong kế toán vì liên quan trực tiếp đến quyết định quản trị và đánh giá quyết định này, quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư… Có nhiều mô hình đo lường trong kế toán xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, có nhiều tranh luận, không dễ thống nhất và là vấn đề của tương lai. 1.1.2 Thang đo (Scales) Để đo lường, kế toán sử dụng 4 loại thang đo: danh nghĩa, thứ tự, khoảng cách và tỷ số.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2