Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn khẳng định cần phải có giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra đồng bằng sông Cửu Long một cách bền vững. Xây dựng tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động xuất khẩu và các nhân tố tác động. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông Cửu Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------oOo-------- HỒ THỊ KIM THÙY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------oOo-------- HỒ THỊ KIM THÙY Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN BỬU TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông Cửu Long” là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin và số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013. Tác giả luận văn Hồ Thị Kim Thùy
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH QUY ƯỚC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. .............................................................................. 1 1.1 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. ............................................... 1 1.1.1 Khái niệm và nội dung phát triển bền vững. ...................................................... 1 1.1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. ........................................................ 2 1.2 LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG. ..................................................... 3 1.2.1 Khái niệm và nội dung xuất khẩu bền vững. ..................................................... 3 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững. ....................................................... 5 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững. ............................................... 8 1.2.3.1 Các yếu tố quốc tế ....................................................................................................... 8 1.2.3.2 Các yếu tố trong nước................................................................................................. 9 1.3 SỰ CẦN THIẾT XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. ......................................................................................... 10 1.3.1 Tiềm năng xuất khẩu cá tra ĐBSCL. ............................................................... 10 1.3.1.1 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới vẫn ở mức cao. ....................................... 10 1.3.1.2 Tiềm năng xuất khẩu cá tra ĐBSCL. ...................................................................... 12 1.3.2 Sự cần thiết xuất khẩu bền vững cá tra ĐBSCL. ............................................ 13 1.4 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG THỦY SẢN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA. ................................................................................................ 14 1.4.1 Trung Quốc ........................................................................................................ 14
- 1.4.2 Thái Lan ............................................................................................................. 16 1.4.3 Indonesia ............................................................................................................ 18 1.4.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho cá tra ĐBSCL: .................................. 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG THỜI GIAN QUA. ............................ 21 2.1. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA ĐBSCL THỜI GIAN QUA. ................................................................... 21 2.1.1. Quy mô, tốc độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cá tra ĐBSCL. ........... 21 2.1.1.1 Quy mô và nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cá tra ĐBSCL. ............. 22 2.1.1.2 Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cá tra ĐBSCL. ................................................ 25 2.1.2. Đóng góp của xuất khẩu cá tra ĐBSCL đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. ............................................................................................. 35 2.1.3. Xuất khẩu cá tra và tác động đến các vấn đề xã hội. ...................................... 36 2.1.3.1 Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. ................................................. 36 2.1.3.2 Phân chia lợi ích từ hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL. .................................... 38 2.1.4. Xuất khẩu cá tra và các vấn đề về môi trường. ................................................ 40 2.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA ĐBSCL.................................. 40 2.2.1. Các yếu tố trong nước. ...................................................................................... 40 2.2.1.1 Các yếu tố sản xuất đầu vào của hoạt động xuất khẩu cá tra. ............................. 41 2.2.1.2 Ngữ cảnh của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra. ...................................... 58 2.2.1.3 Chính sách quản lý, điều hành của Chính phủ, Tổng cục Thủy sản và các hội, hiệp hội. ............................................................................................................... 67 2.2.1.4 Các ngành hỗ trợ và liên quan đến hoạt động xuất khẩu cá tra. .......................... 71 2.2.1.5 Tính liên kết giữa các khâu trong chuỗi hoạt động xuất khẩu cá tra. ................. 72 2.2.2. Các yếu tố quốc tế. ............................................................................................. 75 2.2.2.1 Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cá tra. ........................................................................... 75 2.2.2.2 Hệ thống phân phối sản phẩm cá tra tại thị trường nước ngoài. ......................... 77 2.2.2.3 Môi trường chính trị, hợp tác quốc tế. .................................................................... 77 2.2.2.4 Môi trường pháp lý quốc tế. .................................................................................... 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 80
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. ............................................................................ 83 3.1. MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐBSCL ........................................................................ 83 3.1.1. Mục tiêu xây dựng giải pháp. ........................................................................... 83 3.1.2. Căn cứ đề xuất giải pháp. ................................................................................. 83 3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA ĐBSCL MỘT CÁCH BỀN VỮNG. ................................................................ 85 3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Xây dựng liên kết trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra. ........................................................................................................ 85 3.2.1.1 Xây dựng mô hình liên kết dọc trong chuỗi hoạt động xuất khẩu cá tra........... 85 3.2.1.2 Hình thành các mô hình liên kết ngang. ................................................................. 88 3.2.2. Nhóm giải pháp 2: Cân bằng và ổn định cung–cầu cá tra nguyên liệu. ........ 91 3.2.2.1 Quy hoạch hệ thống nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu gắn với mục tiêu xuất khẩu và năng lực cung ứng nguyên liệu cho sản xuất. ................................. 91 3.2.2.2 Quy hoạch vùng nuôi cá tra thương phẩm gắn với nhu cầu thị trường xuất khẩu, năng suất của nhà máy, khả năng của vùng nhưng đảm bảo phát triển bền vững. ..................................................................................................................... 92 3.2.2.3 Quy định mức giá sàn cho cá tra nguyên liệu........................................................ 94 3.2.3. Nhóm giải pháp 3: Nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu............ 94 3.2.3.1 Nâng cao chất lượng cá tra giống............................................................................ 94 3.2.3.2 Xây dựng và phát triển vùng nuôi an toàn, sạch bệnh.......................................... 95 3.2.3.3 Kiểm soát và quản lý khâu lưu thông và sử dụng thức ăn nuôi cá và các loại hóa chất, thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng. .............................. 97 3.2.3.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng. ................................................ 97 3.2.4. Nhóm giải pháp 4: Xây dựng thương hiệu chung cho cá tra ĐBSCL, tăng cường marketing, quảng bá sản phẩm. ............................................................ 99 3.2.4.1 Xây dựng thương hiệu chung cho cá tra Việt Nam. ............................................. 99 3.2.4.2 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. ................................................... 100 3.2.4.3 Nâng cao khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của sản phẩm cá tra. ... 101 3.2.4.4 Chủ động ngăn ngừa và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá/trợ cấp. . 102
- 3.2.5. Nhóm giải pháp 5: Phát triển ngành phụ trợ phục vụ xuất khẩu cá tra. ..... 103 3.2.5.1 Giải pháp về vốn. .................................................................................................... 103 3.2.5.2 Giải pháp về công nghệ. ......................................................................................... 104 3.2.5.3 Phát triển các dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm, vận tải, logistics. ........... 105 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ........................................................................................... 106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 107 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 110 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ASC Aquaculture Stewardship Council Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thuỷ Sản ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Nations Á BAP Best aquaculture pratice Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất BMP Better Management Practices Quy phạm thực hành tốt hơn ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long DOC The US Department of Commerce Bộ Thương mại Mỹ EU European Union Liên minh châu Âu FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông of the United Nations nghiệp Liên Hiệp Quốc FDA The Food and Drug Administration Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ GAP Good Agricultural Practices Thực hành nông nghiệp tốt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HACCP Hazard Analysis and Critical Control Phân tích mối nguy và điểm kiểm Points soát tới hạn IUCN International Union for Conservation Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và of Nature tài nguyên thiên nhiên quốc tế KNXK Kim ngạch xuất khẩu MOA Ministry of Agriculture of the Bộ Nông nghiệp Trung Quốc People's Republic of China MRC Mekong River Commission Ủy ban sông Mê kông NACA Network of Aquaculture Centres in Mạng lưới nuôi trồng thủy sản ở Asia-Pacific châu Á - Thái Bình Dương
- NAFIQAD The National Agro-Forestry- Cục quản lý Chất lượng Nông Fisheries Quality Assurance lâm sản và Thủy sản Department NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản OIE World Organisation for Animal Tổ chức Thú y thế giới Health POR Period of review Đợt rà soát thuế chống bán phá giá RIA2 Rrsearch Institute for Aquaculture Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy No. 2 sản 2 SEAFDEC Southeast Asian Fisheries Trung tâm Phát triển Nghề cá Development Center Đông-Nam Á SQF Safe Quality Food Thực phẩm An toàn & Chất lượng UAE United Arab Emirates Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Exporters and Producers thủy sản Việt Nam VDB The Vietnam Development Bank Ngân hàng Phát triển Việt Nam Viettrade Cục xúc tiến thương mại Việt Nam VINAFIS Viet Nam Fisheries Society Hội nghề cá Việt Nam WCED World Commission on Environment Ủy ban Môi trường và Phát Triển and Development thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WWF World Wide Fund For Nature Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
- DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH 1. BẢNG. Trang Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra qua các năm (1997-2012) ................................. 22 Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra 2007-2012 Tính theo giá trị kim ngạch xuất khẩu ......................................................................................................... 27 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường EU 2003-2012 ......................... 29 Bảng 2.4: Kim ngạch XK cá tra sang một số thị trường chính tại EU (2008-2012) ...... 30 Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ qua các kỳ POR........................... 32 Bảng 2.6: Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu cá tra ĐBSCL vào GDP ....................... 36 Bảng 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm khu vực ĐBSCL (2009 – 9th/2012) ...... 37 Bảng 2.8: Phân chia giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL .......................... 38 Bảng 2.9: Phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL năm 2011 ......... 39 Bảng 2.10: Tình hình sản xuất cá tra giống tại ĐBSCL 2000-2010 .............................. 42 Bảng 2.11: Nguồn thu mua cá tra giống của hộ nuôi. .................................................... 48 Bảng 2.12: Tỷ lệ hao hụt cá tra giống khi thả nuôi ........................................................ 48 Bảng 2.13: Thời gian nuôi cá để đạt kích cỡ thương phẩm(từ cá giống 1.5cm lên cá thịt 0.9-1kg) ..................................................................................................... 49 Bảng 2.14: Khó khăn trong hoạt động nuôi cá tra thương phẩm của hộ nuôi................ 53 Bảng 2.15: Tiêu chuẩn nuôi trồng doanh nghiệp đang áp dụng. .................................... 57 Bảng 2.16: Đánh giá mức độ đáp ứng nguyên liệu cho chế biến. .................................. 59 Bảng 2.17: Nguồn cá tra nguyên liệu của doanh nghiệp. ............................................... 60 Bảng 2.18: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu. ........................................ 61 Bảng 2.19: Cơ sở định giá sản phẩm cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp. ..................... 63 Bảng 2.20: Hình thức thanh toán quốc tế doanh nghiệp áp dụng. ................................. 64 Bảng 2.21: Kênh phân phối cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp. ................................... 64 Bảng 2.22: Hình thức quảng bá sản phẩm cá tra xuất khẩu ........................................... 66
- 2. HÌNH, ĐỒ THỊ. Hình 1.1: Mức tiêu thụ thủy sản đánh bắt và thủy sản nuôi trồng bình quân đầu người (1970 – 2010) ........................................................................................ 11 Hình 1.2: Giá bình quân nguyên liệu của các loài cá thịt trắng và cá tra ĐBSCL 2000-2011. ....................................................................................................... 13 Đồ thị 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra ĐBSCL 1998-2012 ........................................ 24 Đồ thị 2.2: Biến động giá xuất khẩu cá tra trung bình qua các năm 1998-2011 ........... 24 Đồ thị 2.3: Cơ cấu mặt hàng cá tra xuất khẩu. .............................................................. 25 Đồ thị 2.4: Số lượng thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam 2010 - 2012 ..................... 26 Đồ thị 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra ĐBSCL năm 2012. .............................. 26 Đồ thị 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ (2007-2011) ............. 31 Đồ thị 2.7: Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga (2007-2012) ................... 33 Đồ thị 2.8: Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – HongKong (2008-2012) ..................................................................................................... 34 Đồ thị 2.9: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra tại ĐBSCL (1997-10/2012).................. 46 Đồ thị 2.10: Cơ cấu chi phí trong nuôi cá tra nguyên liệu. ........................................... 47 Đồ thị 2.11: Biến động giá cá tra nguyên liệu 1998 – 11T/2012 .................................. 55 Mô hình 2.12: Quy trình sản xuất cá tra khép kín của công ty Hùng Vương ............... 62 Hình 3.1: Mô hình liên kết dọc hoàn thiện .................................................................... 87 Hình 3.2: Quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra xuất khẩu. ......................... 105 QUY ƯỚC Dấu phẩy ( , ) : Phân cách hàng nghìn. Dấu chấm ( . ) : Phân cách phần thập phân.
- i MỞ ĐẦU Cá tra đã được đánh giá và nhìn nhận như là sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng và xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam. Trong gần 15 năm phát triển (1998-2012), xuất khẩu cá tra đã đạt được những thành tựu đáng kể: kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên từ 9.3 triệu USD năm 1998 lên 1.8 tỷ USD vào năm 2011, giá trị xuất khẩu tăng gần 195 lần; cá tra đã hiện diện ở 142 thị trường trên thế giới. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cá tra chiếm hơn 47% về sản lượng và 29.5% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng hết sức ấn tượng và ngoạn mục, hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL cũng đã bộc lộ những mặt thiếu bền vững: tăng trưởng quá nhanh nhưng không ổn định; tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành, tính cộng đồng trong kinh doanh chưa cao đã gây nên tình trạng phân chia lợi ích giữa các bên không công bằng, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước khu vực ĐBSCL ngày càng hiện rõ; cá tra xuất khẩu của ĐBSCL liên tục bị kiện chống bán phá giá và bôi nhọ trên thị trường quốc tế... Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi phải đánh giá lại hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL, phân tích các yếu tố tác động đến tính bền vững của hoạt động này, từ đó đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL một cách bền vững, duy trì vị thế số một của cá tra ĐBSCL trên thị trường thế giới. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn thực hiện đề tài “Giải pháp xuất khẩu bền vững cá tra đồng bằng sông Cửu Long”. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn khẳng định cần phải có giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra ĐBSCL một cách bền vững. Xây dựng tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động xuất khẩu và các nhân tố tác động. - Đánh giá tính bền vững của hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL giai đoạn 1998 – 2012 trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đã được xây dựng, xác định và phân tích các yếu tố tác động đến tính bền vững của hoạt động này ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bền vững sản phẩm cá tra ĐBSCL. Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài.
- ii Trong những năm trở lại đây, cá tra ĐBSCL đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận bởi sự phát triển thần kỳ của nó. Cá tra đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chính sự thần kỳ và tầm quan trọng của nó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có các luận văn thạc sĩ điển hình: Luận văn “Các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” do Bùi Nhật Lê Uyên thực hiện năm 2011. Đề tài đi sâu vào phân tích hệ thống chuỗi, cách thức liên kết trong chuỗi, đề xuất những giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra, trong đó giải pháp trọng tâm là quy hoạch tổng thể vùng nuôi – sản xuất cá tra. Đề tài chú trọng những vấn đề về nuôi trồng và chế biến, không chú trọng vào xuất khẩu. Luận văn “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long sang thị trường EU” do Nguyễn Châu Hoàng Uyên thực hiện năm 2009. Đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm cá tra ĐBSCL sang thị trường EU, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang thị trường EU từ con giống, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, những giải pháp còn mang tính rời rạc, chưa có tính liên kết và đồng bộ. Luận văn “Giải pháp phát triển ngành cá tra, cá ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010” do Trần Anh Tú thực hiện năm 2003. Đề tài được thực hiện trong bối cảnh cá tra sau khi bị kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ, trong điều kiện hội nhập hiện nay, cần phải nghiên cứu sâu thêm cho phù hợp với tình hình mới. So sánh với các đề tài nghiên cứu trước đây, luận văn có những điểm mới sau: - Xác định được tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững, từ đó có cơ sở đánh giá tính bền vững của hoạt động xuất khẩu cá tra về các mặt: tính ổn định và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. - Xác định những yếu tố tác động đến xuất khẩu bền vững, trên cơ sở đó xác định và phân tích các yếu tố tác động đến tính bền vững của hoạt động xuất khẩu cá tra. Từ đó tìm ra nguyên nhân của những vấn đề không bền vững. - Các giải pháp đưa ra gắn liền với yêu cầu phát triển bền vững ở tất cả các mặt. Những giải pháp được đề xuất một cách đồng bộ, phối hợp các yếu tố trong toàn bộ quá trình nuôi trồng, sản xuất, xuất khẩu cá tra, xem xét sự tác động qua lại giữa các công đoạn trong quá trình xuất khẩu để đảm bảo các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao.
- iii Đặc biệt, những giải pháp đưa ra đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng của môi trường thương mại quốc tế về thủy sản nói chung và cá tra nói riêng hiện nay, trong điều kiện các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại ngày càng được áp dụng rộng rãi, các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước của các nước sở tại ngày càng nhiều hơn khi thị phần của cá tra Việt Nam tăng lên và được ưa chuộng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính bền vững của hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL. Hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL được xem xét trên các mặt, tiêu chí của phát triển bền vững, chủ yếu trung trung ở ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tình hình xuất khẩu cá tra ĐBSCL từ năm 1998 đến năm 2011, các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng từ nay đến năm 2020. Luận văn không nghiên cứu các giải pháp mang tính kỹ thuật. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu đề ra, trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đề tài đã sử dụng các phương pháp mô tả, phân tích và thống kê để xử lý số liệu. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học với hai cuộc khảo sát: - Khảo sát các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra ĐBSCL, bảng câu hỏi gồm 15 câu (phụ lục 12), tác giả nhận được 65 phiếu trả lời. Phương pháp khảo sát: phỏng vấn bằng điện thoại và gởi bảng câu hỏi qua email. - Khảo sát các hộ nuôi cá tra thương phẩm tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang. Tác giả đã lập bảng câu hỏi gồm 21 câu (Phụ lục 15), thu về 157 bảng. Phương pháp khảo sát: phỏng vấn trực tiếp. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel.
- -1- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XUẤT KHẨU BỀN VỮNG CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 1.1 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 1.1.1 Khái niệm và nội dung phát triển bền vững. Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đầu thập niên 80, thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được sử dụng trong “Chiến lược bảo tồn thế giới” của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế, mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Khái niệm “phát triển bền vững” được chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundtland (1987) (hay còn gọi là báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED), nay là Ủy ban Brundtland. Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002). Theo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt Kinh tế - Xã hội - Môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”. Hay nói một cách khác: muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Và đây cũng là ba nội dung hợp thành của phát triển bền vững. Tóm lại, “phát triển bền vững” là một khái niệm rộng lớn, các thành tố của nó đều có mối liên hệ với nhau một cách chặt chẽ.
- -2- 1.1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. Phát triển bền vững giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội – môi trường. Như vậy, căn cứ vào ba nội dung này để đánh giá sự phát triển bền vững. Người ta còn ví ba yếu tố trên như là ba chân kiềng của phát triển bền vững vì thế mà không thể thiếu bất kì một yếu tố nào trong mục tiêu cũng đánh giá sự phát triển bền vững. - Phát triển bền vững về mặt môi trường: đòi hỏi duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhằm duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định, cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Nói cách khác, phát triển bền vững về mặt môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống, đảm bảo tính bền vững của các hệ sinh thái. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường là việc bảo đảm cho con người được sống trong môi trường sạch, trong lành và an toàn, bảo đảm sự hài hòa trong mối liên hệ giữa con người, xã hội và tài nguyên. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống của các thế hệ hiện tại nhưng không làm mất cơ hội thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau về tài nguyên môi trường. Để đánh giá mức độ bền vững của môi trường, người ta có thể đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước, đất, sinh thái; mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo; việc sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn của xã hội dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường; khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với môi trường; ý thức bảo vệ môi trường của con người, thể hiện ở việc sử dụng tiết kiệm, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. - Phát triển bền vững về mặt xã hội: cần được chú trọng vào thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo môi trường cho tất cả mọi người đều có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển con người (dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục...), duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần.
- -3- Để đo sự phát triển bền vững của xã hội, người ta sử dụng chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) bao gồm: thu nhập bình quân trên đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ thành tựu văn minh...; chỉ số tự do HFI (Human Freedom Index); mức độ tăng trưởng việc làm; tình hình cung cấp dịch vụ y tế... - Phát triển bền vững về mặt kinh tế: là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau. Trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững về kinh tế: GDP bình quân đầu người, cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ, tỷ lệ đầu tư trong GDP, tỷ lệ nợ trong GNP, tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ ODA so với GNP... 1.2 LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU BỀN VỮNG. 1.2.1 Khái niệm và nội dung xuất khẩu bền vững. Như trong phần lý thuyết về phát triển bền vững đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia, và khái niệm này được ứng dụng để xây dựng mục tiêu phát triển cho nhiều ngành và lĩnh vực. Xuất phát từ lý thuyết về phát triển bền vững chúng ta có thể xây dựng khái niệm về xuất khẩu bền vững như sau: Xuất khẩu bền vững là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao, góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. (Hồ Trung Thanh (2009), Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội). Theo khái niệm này, xuất khẩu bền vững được hiểu bao hàm hai nội dung: Nội dung thứ nhất, bản thân xuất khẩu bền vững phải đảm bảo (1) duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, (2) chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Nội dung thứ hai là đảm bảo yêu cầu về các mặt của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường. Duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao.
- -4- Xuất khẩu tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu., tăng trưởng ở đây không mang tính thời vụ mà cần có sự liên tục và ổn định trong thời gian dài. Đi cùng với sự tăng trưởng về số lượng là chất lượng của sự tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng xuất khẩu thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại hóa phù hợp với xu hướng biến động của thế giới. Cụ thể là từ các ngành xuất khẩu sản phẩm thô sử dụng nhiều tài nguyên, lao động, giá trị gia tăng thấp chuyển đổi sang các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao trên cơ sở sử dụng các nhân tố làm tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên không tái tạo. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu còn thể hiện ở năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm xuất khẩu không ngừng tăng cao. Tóm lại sự xuất khẩu bền vững phải dựa trên mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và trên cơ sở khai thác các lợi thế canh tranh do các yếu tố thể chế, chất lượng lao động, công nghệ mang lại. Năng lực duy trì nhịp độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu là một trong những yếu tố để đo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu. Cũng vì thế mà “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030” của Việt Nam định hướng phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Xuất khẩu tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài là chưa đủ để đạt được mục đích xuất khẩu bền vững, mục tiêu tăng trưởng cần phải được hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Xuất khẩu bền vững về kinh tế: Xuất khẩu ngoài việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua đóng góp vào tăng trưởng GDP, còn phản ánh tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài, tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia, qua đó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn đóng góp vào việc tăng vị thế của đất nước trên trường quốc tế, là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng thông qua việc gia tăng đầu tư và tiêu dùng nội địa của đất nước. Xuất khẩu bền vững về xã hội: Hoạt động xuất khẩu cũng có rất nhiều tác động đến xã hội. Khi xuất khẩu được mở rộng sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo thu nhập, nâng cao mức sống cho dân cư; mặt khác nó lại nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội, mất cân đối cơ cấu dân số giữa các vùng… Phát triển xuất khẩu bền vững góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm
- -5- nghèo, tạo việc làm, nâng cao trình độ của người lao động, chia sẽ lợi ích hợp lý từ xuất khẩu, cải thiện môi trường lao động, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Xuất khẩu bền vững về môi trường: Phát huy lợi thế so sánh để thúc đẩy xuất khẩu là chiến lược của hầu hết các quốc gia, trong đó điều kiện tự nhiên thuận lợi với rất nhiều tài nguyên thiên nhiên sẵn có được khai thác triệt để, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, hàng hóa còn thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Việc đó dẫn đến một tình trạng là nếu khai thác bừa bãi không có sự quản lý và tính toán sẽ dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như lợi ích của thế hệ sau. Việc phát triển các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu nhưng lơ là trong khâu xử lý chất thải trong quá trình sản xuất cũng là yếu tố nguy hại đến môi trường sinh thái. Như vậy thì xuất khẩu không thể phát triển bền vững được. Phát triển xuất khẩu bền vững phải gắn với việc cải thiện môi trường, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, nâng cao nhận thức về môi trường, đóng góp kinh phí cải thiện môi trường. Vậy xuất khẩu bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu với các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường. Tuy nhiên đối với từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển mà việc đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố là khác nhau. Một thực tế thường thấy là các quốc gia trong thời kì phát triển hướng xuất khẩu thì thúc đẩy xuất khẩu ưu tiên yếu tố kinh tế hơn, ít chú trọng đến xã hội và môi trường hơn. Nhưng đến giai đoạn đã đạt được thành tựu về tăng trưởng thì họ quan tâm nhiều hơn đến an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, vì lúc này họ muốn xuất khẩu phát triển bền vững. 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững. Từ nội dung của xuất khẩu bền vững và ứng dụng lý thuyết của phát triển bền vững, chúng ta cũng đưa ra các tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bền vững, đó là tính ổn định và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mức độ bền vững về kinh tế, mức độ bền vững về xã hội và mức độ bền vững về môi trường. - Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. • Quy mô và nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu trong một thời gian nhất định, đây là tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động xuất khẩu, có thể được đo bằng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước
- -6- hoặc tỷ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu tăng lên năm sau so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của một nước so với kim ngạch xuất khẩu của khu vực hoặc thế giới cũng là tiêu chí đánh giá nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu. • Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, theo mức độ chế biến, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, có cấu thị trường… Ngoài ra chất lượng hoạt động xuất khẩu cũng được thể hiện qua chất lượng các hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động xuất khẩu, hệ thống phân phối hàng hóa… - Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững về kinh tế. Xuất khẩu bền vững về mặt kinh tế thể hiện qua sự ảnh hưởng của xuất khẩu đến tính ổn định của nền kinh tế, được đánh giá qua các tiêu chí sau: • Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế được đo bằng tỷ lệ phần trăm của kim ngạch xuất khẩu trên GDP. • Phản ánh mức độ an toàn về tài chính của một quốc gia qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ nước ngoài trên giá trị xuất khẩu, đóng góp giá trị xuất khẩu vào dự trữ ngoại tệ. • Tỷ lệ giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. - Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững về mặt xã hội. Mức độ bền vững về xã hội của hoạt động xuất khẩu được đánh giá qua những đóng góp của xuất khẩu đối với con người, xã hội về công ăn việc làm, thu nhập, mức sống... • Mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu: Khi hoạt động xuất khẩu được mở rộng tức là quy mô sản xuất hàng hóa tăng, nhu cầu sử dụng thêm lao động cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tăng lên. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế về sử dụng nhiều lao động (nông sản, chế biến, dệt may…), chính vì thế mở rộng quy mô sản xuất là tăng quy mô về lao động hạn chế thất nghiệp. • Mức độ cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân từ hoạt động xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Xét sâu xa hơn, hoạt động xuất khẩu đóng góp vào nguồn thu cho các địa phương cũng như cả nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, các hoạt động phúc lợi xã hội, nâng cấp các dịch vụ xã hội… như vậy là đã góp phần cải thiện, nâng cao mức sống cho người dân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn