intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày lý luận chung về dnvvn và tài chính hỗ trợ phát triển DNVVN; thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam; các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chínhhỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN HỮU THÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005
  2. 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DNVVN VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN …………………………………….. 1 1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU THỨC PHÂN LOẠI DNVVN …………………………. 1 1.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………… 1 1.1.2. Tiêu thức phân loại ……………………………………………………….. 1 1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT DNVVN …………………………………… 2 1.2.1. Chính sách tài chính ……………………………………………………… 3 1.2.1.1. Chính sách ngân sách NN ……...…...…………………………….. 3 1.2.1.2. Chính sách tín dụng NN ……………….………………………… 4 1.2.2. Chính sách tiền tệ ………………………………………………………… 7 1.2.2.1 Chính sách tín dụng ………………………………………………. 7 1.2.2.2 Chính sách phát triển TTCK ………………………………………. 8 1.3. KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ………………………... 8 1.3.1. Chính sách tài chính HTPT DNVVN ở một số nước …………………….. 8 1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với VN ………………………………... 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN Ở VIỆT NAM ……………………………………………... 13 2.1. THỰC TRẠNG CÁC DNVVN Ở VN ………………………………………….. 13 2.1.1. Về số lượng DN, cơ cấu ngành nghề và phân bố địa lý ………………… 14
  3. 2 2.1.2. Về vốn kinh doanh ………………………………………………………. 17 2.1.3. Về hiệu quả SXKD và XK ……………………………………………… 18 2.1.4. Về mức đóng góp vào GDP ……………………………………………... 22 2.1.5. Về mức độ sử dụng các dịch vụ HTPT kinh doanh ……………………... 23 2.1.6. Những điểm mạnh của DNVVN ở VN …………………………………. 24 2.1.7. Những điểm yếu của DNVVN ở VN …………………………………… 25 2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT DNVVN Ở VN …………. 26 2.2.1. Thực trạng chính sách tài chính …………………………………………. 26 2.2.1.1. Thực trạng chính sách ngân sách NN …………………………… 26 2.2.1.2. Thực trạng chính sách tín dụng NN ……………………………... 31 2.2.2. Thực trạng chính sách tiền tệ ……………………………………………. 37 2.2.2.1. Thực trạng chính sách tín dụng ………………………………….. 37 2.2.2.2. Chính sách phát triển TTCK …………………………………….. 40 2.2.3. Đánh giá những ưu điểm và những hạn chế của chính sách tài chính HTPT DNVVN ở VN ………………………………………………………….. 41 2.2.3.1. Những ưu điểm ………………………………………………….. 41 2.2.3.2. Những hạn chế …………………………………………………... 43 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN Ở VIỆT NAM ……………………….. 45 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DNVVN Ở VN ……………………………...… 45 3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT CÁC DNVVN Ở VN …… 47
  4. 3 3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT CÁC DNVVN Ở VN …..……………………………………………………………… 48 3.3.1. Chính sách tài chính …………………………………………………….. 48 3.3.1.1. Chính sách ngân sách NN ……………………………………….. 48 3.3.1.2. Chính sách tín dụng NN ………………………………………… 52 3.3.2. Chính sách tiền tệ ……………………………………………………….. 57 3.3.2.1. Chính sách tín dụng ……………………………………………... 57 3.3.2.2. Chính sách phát triển TTCK …………………………………….. 60 3.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ …………………………………………………….. 61 3.4.1. Chính sách thương mại ………………………………………………….. 61 3.4.2. Chính sách đất đai ………………………………………………………. 62 3.4.3. Chính sách phát triển khoa học công nghệ ……………………………… 62 3.4.4. Xây dựng và phát triển thương mại điện tử cho các DNVVN ………….. 63 3.4.5. Cải thiện môi trường cho dịch vụ Phát triển kinh doanh ……………… 65 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. 4 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ DNVVN VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN 1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU THỨC PHÂN LOẠI DNVVN. 1.1.1. Khái niệm. DNVVN là những cơ sở SXKD có tư cách pháp nhân, với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, có quy mô DN (tính theo các tiêu thức khác nhau) trong giới hạn nhất định đối với từng thời kỳ cụ thể. Nhìn chung, tiêu chí để xác định DNVVN thông thường là: vốn, lao động, doanh thu. Trên thực tế, việc xác định thế nào là DNVVN thường được xem xét phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật, tình hình giải quyết việc làm và mục đích của việc xác định. Có nước chỉ dùng một tiêu chí, nhưng cũng có nước dùng một số tiêu chí để xác định DNVVN. Có nước dùng tiêu chí chung cho tất cả các ngành, nhưng có nước lại dùng tiêu chí riêng để xác định DNVVN trong từng ngành. Có thể khái quát thành 4 cách xếp loại DNVVN như sau: 1.1.2. Tiêu thức phân loại. Cách thứ nhất: Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại DNVVN gắn với đặc điểm của từng ngành, dựa trên số lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động SXKD. Nhật Bản là nước theo quan niệm này: Trong lĩnh vực buôn bán, DNVVN là những DN thu hút dưới 100 lao động với số vốn nhỏ hơn 30 triệu yên; trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác, các DNVVN là những DN thu hút dưới 300 lao động với số vốn kinh doanh nhỏ hơn 100 triệu yên. Cách thứ hai: Tiêu chí đánh giá xếp loại DNVVN không phân biệt ngành nghề mà chỉ căn cứ vào số lao động và số vốn thu hút vào kinh doanh.
  6. 5 Các nước theo quan niệm này như : Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippine ... Cách thứ ba: Ngoài tiêu chí về lao động và vốn kinh doanh, tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại DNVVN còn quan tâm đến doanh thu hàng năm của DN. Các nước theo quan niệm này có: Canada, Indonesia… Cách thứ tư: Tiêu chí để xác định DNVVN là số lượng lao động tham gia, có phân biệt hoặc không phân biệt ngành nghề. Cách này giúp cho NN có chính sách đối với DN trong vấn đề thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. Các nước theo quan niệm này như: Australia, HongKong, Mỹ ... Ở VN, ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành nghị định số 90/2001/NĐ - CP, về trợ giúp phát triển DNVVN. Theo đó, DNVVN là cơ sở SXKD độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Như vậy VN sử dụng hai tiêu thức là số lao động sử dụng bình quân và vốn điều lệ để xác định qui mô DNVVN. Về tiêu thức lao động, tương đương với một số nước trên thế giới. Về tiêu thức vốn, còn khiêm tốn so với các nước trên thế giới vì điều kiện, khả năng và tiềm lực của nền kinh tế nước ta còn nhỏ bé. Trong phạm vi đề tài này, để thuận tiện trong việc thu thập số liệu, và để sát với tình hình thực tế của các DN ở VN là thiếu vốn, tác giả luận văn xin sử dụng định nghĩa DNVVN chỉ theo tiêu thức vốn của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001, của Chính phủ. 1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HTPT DNVVN. Chính sách tài chính là một công cụ rất quan trọng, mang tính sống còn của NN trong việc điều hành và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, đặc biệt là chính sách thuế,
  7. 6 chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư có tác động quyết định đến việc tồn tại, phát triển của DNVVN. Trên cơ sở hệ thống pháp luật tài chính làm nền tảng, sự hỗ trợ về mặt tài chính từ phía Nhà nước đối với các DNVVN có thể được thực hiện thông qua các công cụ tài chính vĩ mô của Nhà nước (ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà nước) và qua thị trường tài chính (thị trường tín dụng ngân hàng, và thị trường vốn). Sự hỗ trợ này góp phần giúp cho các DNVVN giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, đứng vững được trong điều kiện hội nhập. 1.2.1. Chính sách tài chính. 1.2.1.1. Chính sách ngân sách NN. *Chính sách thuế. Dùng thuế như một công cụ hỗ trợ tài chính cho DNVVN thông qua chế độ ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, đặc biệt cho các DNVVN mới thành lập, các DNVVN có những ĐT mới trong việc cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, xây dựng cơ bản, và các DN hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng mà chính phủ khuyến khích. *Chính sách chi ngân sách NN. Chi ngân sách NN vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trọng yếu của nền kinh tế: sân bay, bến cảng, đường xá, cầu cống, viễn thông … bao gồm ĐT mới và cải tạo khôi phục vì sự phát triển của nền kinh tế phải đặt trong sự tương quan chặt chẽ với phát triển cơ sở hạ tầng. Như NH Thế giới đã nhận định, đối với mọi quốc gia mức tăng 1% tổng sản phẩm thường tương ứng mức tăng 1% tư bản của kết cấu hạ tầng. Sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh hỗ trợ thiết thực cho các DN nói chung và DNVVN nói riêng giảm được chi phí ĐT, chi phí lưu thông hàng hóa, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng vòng quay vốn.
  8. 7 Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ là hai yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Do vậy, chính sách công nghệ và đào tạo có hợp lý hay không sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nói chung và thúc đẩy các DNVVN phát triển nói riêng. Việc Chính phủ áp dụng các biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ, tư vấn khai thác và sử dụng công nghệ phù hợp với nhu cầu, phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của người lao động; mở rộng các trung tâm đào tạo đội ngũ quản lý và người lao động cho các DNVVN là những hỗ trợ thiết thực. 1.2.1.2. Chính sách tín dụng NN. *Quỹ HTPT. NN dùng một phần ngân sách để tạo lập một hệ thống các quỹ hỗ trợ tài chính nhằm tạo ra công cụ tài chính năng động. Đồng thời, thông qua hệ thống này, đa dạng hóa sự huy động các nguồn lực tài chính của xã hội vào NN. Qua đó tiến hành hỗ trợ tài chính cho một số lĩnh vực hay hoạt động có tính chất ưu tiên cần khuyến khích nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển KTXH. Trên góc độ này, quỹ hỗ trợ tài chính của NN lại có tác dụng rất tích cực trong việc tăng cường thu hút vốn ĐT của DN nói chung và DNVVN nói riêng. Như vậy, tính hợp lý việc thành lập và phát triển các quỹ hỗ trợ tài chính không những tạo cho NN có thêm công cụ để gia tăng nguồn lực tài chính, thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô, mà còn góp phần hình thành và phát triển thị trường tín dụng hỗ trợ của NN để hướng vào khai thác nội lực và thúc đẩy sự phát triển các loại hình DN thuộc các thành phần kinh tế . Về cơ bản các quỹ hỗ trợ tài chính NN thực hiện huy động vốn theo cơ chế: tiếp nhận các nguồn vốn ĐT từ NSNN; vốn vay từ phát hành chứng khoán của quỹ; vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; và các nguồn vốn khác … Và hoạt động theo chính sách chế độ của NN, không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng đảm bảo sự bảo toàn và phát triển nguồn lực của quỹ.
  9. 8 *Quỹ ĐT của các địa phương. Quỹ ĐT của các địa phương là công cụ tài chính của chính quyền địa phương, do vậy hoạt động của Quỹ nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Khác với các tổ chức tín dụng thành lập theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quỹ ĐT của các địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt thành lập. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn việc xây dựng điều lệ và giám sát các hoạt động của quỹ; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của quỹ. Quỹ ĐT của các địa phương được xác định là tổ chức tài chính NN hoạt động trên nguyên tắc bảo toàn vốn. Ngân sách địa phương không bao cấp cho các hoạt động của Quỹ. Trong quá trình hoạt động, tuỳ từng công trình, dự án mà Quỹ xác định phương thức ĐT và mức lợi nhuận phù hợp. Nhưng nhìn chung hoạt động của Quỹ mang nhiều tính chất của một tổ chức tài chính chính sách. Quỹ ĐT của các địa phương sẽ cho vay các dự án thuộc các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Lãi suất cho vay là lãi suất ưu đãi, thay đổi linh hoạt theo từng dự án. Dự án cho vay của các Quỹ ĐT của các địa phương đều là dự án trung và dài hạn. Ngoài ra, Quỹ có thể có các hoạt động khác như quản lý vốn uỷ thác của các tổ chức kinh tế trên địa bàn, nhằm tận dụng nguồn vốn và năng lực bộ máy hiện có; thực hiện tư vấn đầu tư để từng bước sắp xếp lại các hoạt động dịch vụ tài chính trên địa bàn, đồng thời sử dụng chính những kinh nghiệm thu được để phục vụ trở lại các hoạt động của Quỹ. Vốn hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển khi mới thành lập (vốn điều lệ) được hình thành từ các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách địa phương. Hàng năm, vốn điều lệ của các Quỹ được bổ sung từ các nguồn tích luỹ trong quá trình hoạt động.
  10. 9 Trong quá trình hoạt động, các Quỹ có thể huy động các nguồn vốn khác nhau trong nền kinh tế, phục vụ cho hoạt động đầu tư của mình. Các hình thức huy động vốn chủ yếu bao gồm: huy động vốn của các tổ chức kinh tế, tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư trực tiếp hoặc cho vay các dự án; tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức nước ngoài để đầu tư khu hàng rào ngoài khu công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường. Quỹ cũng là công cụ để chính quyền địa phương huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh. Mức vốn huy động của Quỹ cho ngân sách tỉnh không quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. *Quỹ hỗ trợ XK. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn nộp thuế, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Trung ương. Quỹ chịu sự quản lý NN về tài chính của Bộ Tài chính; chấp hành các quy định hiện hành của NN về thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm toán. Nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu gồm: Ngân sách NN cấp ban đầu cho Quỹ; kinh phí NN cấp bổ sung hàng năm theo dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định; đóng góp từ doanh thu phí dịch vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu; thu lãi từ khoản tiền gửi, các khoản thu hợp pháp khác; ngân sách cấp bổ sung trong các trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; số dư Quỹ năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng. Hàng năm Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lập kế hoạch thu, chi tài chính Quỹ, trong đó thuyết minh rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi. *Quỹ BLTD. Để hỗ trợ cho các DNVVN tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH, NN có thể thành lập
  11. 10 và phát triển các định chế tài chính thuộc sở hữu NN để thực hiện chính sách BLTD cho các DNVVN. Do bị giới hạn về quy mô tài sản kinh doanh và mức độ tín nhiệm trên thị trường, nên các DNVVN khó tiếp cận rộng rãi đến các nguồn vốn tín dụng NH. Vì vậy việc hình thành một định chế tài chính để BLTD cho các DNVVN là rất cần thiết. Hoạt động cơ bản của các định chế này là thực hiện chính sách bảo lãnh những khoản tín dụng NH của các DNVVN nhằm khuyến khích các DN tăng cường ĐT dài hạn, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập vào thị trường quốc tế. 1.2.2. Chính sách tiền tệ. 1.2.2.1 Chính sách tín dụng. *Cho vay vốn tín dụng NH. Sự hỗ trợ về mặt tài chính cho các DNVVN thông qua hình thức tín dụng chủ yếu được thực hiện bằng việc các NH thương mại, qua đó thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho các DNVVN. Tính chất hỗ trợ thể hiện ở chỗ NN xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các NH nới lỏng điều kiện cho vay vốn ở giới hạn cho phép, khuyến khích phát triển nghiệp vụ tín dụng thuê mua… đối với các DN này. Các NH thương mại chủ động hỗ trợ các DNVVN trong việc lập dự án SXKD đủ tiêu chuẩn vay vốn NH, loại bỏ sự kỳ thị của NH đối với các DNVVN. *Cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khác. Các công ty cho thuê tài chính sẽ mua hàng, tài sản theo yêu cầu của DN thuê và sở hữu đối với tài sản cho thuê trong suốt thời hạn thuê. Bên thuê phải trả vốn gốc và lãi thuê trong suốt thời hạn thuê theo hợp đồng. Khi hết hạn thuê, DN thuê tài chính được chuyển quyền sở hữu đối với tài sản đã thuê.
  12. 11 Dịch vụ cho thuê tài chính giúp DNVVN : - Kịp thời hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới kể cả trong điều kiện thiếu vốn tự có. - Giá trị tài sản thuê có thể được tài trợ 100% mà DN không cần phải có tài sản thế chấp. - Hết thời hạn thuê DN được mua lại tài sản với giá thấp hơn. - DN toàn quyền quyết định trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, giá cả, mẫu mã, chủng loại, phù hợp với yêu cầu. 1.2.2.2 Chính sách phát triển TTCK. TTCK là kênh giao lưu vốn hữu hiệu của nền kinh tế. Sự hỗ trợ về mặt tài chính đối với các DNVVN thông qua hoạt động của thị trường vốn là hết sức cần thiết. Thông thường, chứng khoán của các DNVVN không đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên TTCK tập trung. Do vậy, bên cạnh xây dựng và phát triển sở giao dịch chứng khoán, việc NN tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường phi tập trung ( thị trường OTC : Over - The - Counter Market) hình thành và hoạt động ổn định, sôi động là một cách hỗ trợ các DNVVN trong vấn đề khai thác vốn. 1.3. KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 1.3.1. Chính sách tài chính HTPT DNVVN ở một số nước. *Miễn giảm thuế thúc đẩy ĐT. Ở Mỹ, những công ty có tổng thu nhập từ 50.000 USD trở xuống có mức thuế thu nhập công ty là 15%; Từ 50.000 USD đến 75.000 USD là 25%; Từ 75.000 USD đến 100.000 USD là 34%. Ở Đức, nếu doanh thu hàng năm không vượt quá 25.000 DM thì không phải nộp thuế doanh thu; Nếu dưới 02 triệu DM thì được giảm 50% số thuế phải nộp. Ở Hàn Quốc, các DNVVN được miễn giảm thuế thu nhập từ 50% đến 100% trong 4 năm đầu hoạt động, và 20% đến 30% trong 2 năm tiếp theo.
  13. 12 *Cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định. Mỹ, EU, Nhật bản đều cho phép các DNVVN được phép khấu hao nhanh tài sản cố định khi tính thuế thu nhập DN. *Chính sách công nghệ và đào tạo. Để thúc đẩy các DNVVN phát triển, chính phủ các nước như Hàn quốc, Đài loan, Malaysia rất quan tâm đến việc trợ giúp đào tạo cán bộ quản lý, đến việc ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp mặt bằng sản xuất kinh doanh. *Cho vay vốn tín dụng. NH Tái thiết Nước Đức có chương trình tín dụng ưu đãi cho các DNVVN thuộc lãnh vực công nghiệp và thương mại: Nếu có doanh số dưới 1 tỷ DM/năm được vay tối đa 10 triệu DM trong thời hạn 10 năm với lãi suất 5,25%/năm với 2 năm đầu không phải trả lãi. Tại Nhật bản có 3 tổ chức tín dụng của chính phủ chuyên cung cấp tín dụng cho các DNVVN. NH công nghiệp vừa và nhỏ của Hàn quốc do chính phủ thành lập chuyên đảm nhận việc cung cấp tín dụng cho các DNVVN và các DN mới thành lập. *Bảo hiểm và BLTD. Tại Nhật, Hội bảo đảm tín dụng DNVVN là tổ chức tài chính công cộng đứng ra bảo lãnh cho các DNVVN vay vốn các NH thương mại. Hỗ trợ cho hoạt động của Hội bảo đảm tín dụng là Bảo hiểm tín dụng DNVVN do chính phủ lập ra. Ở Hàn quốc, chính phủ quy định tỷ lệ bắt buộc đối với các NH thương mại quốc gia phải dành 45% tín dụng cho các DNVVN vay. Còn đối với các NH địa phương thì tỷ lệ tối thiểu phải là 80%. Ngay cả các chi nhánh NH nước ngoài cũng bị yêu cầu phải dành 35% tín dụng. Đối với một số tổ chức trung gian tài chính khác cũng là các đối tượng bị bắt buộc cung cấp tín dụng cho các DNVVN. Ngoài ra, NH Trung ương có thể thực hiện tài trợ hoặc tái chiết khấu cho các khoản vay đó. *Xây dựng và mở rộng thị trường CK.
  14. 13 Các nước NIEs rất chú trọng việc thành lập và nâng cấp các thị trường trái phiếu và cổ phiếu. *Hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy đổi mới thiết bị và công nghệ. Chính phủ Đức chi tiền tài trợ cho các chương trình đổi mới thiết bị và công nghệ. Chính phủ Nhật bản áp dụng các quy chế miễn giảm thuế đối với các khoản chi phí dành cho nghiên cứu, đổi mới kỹ thuật và cho vay ưu đãi đối với các dự án nghiên cứu, chế tạo… Chính phủ Hàn quốc cho phép giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản chi phí ĐT và phát triển con người. Các khoản thu nhập từ chuyển giao công nghệ không thuộc diện tính vào thuế thu nhập. *Hỗ trợ tài chính đẩy mạnh XK. Chính phủ Đức đã cho miễn giảm thuế, trợ cấp XK, khuyến khích, tạo điều kiện cho các DNVVN nhận gia công cho các công ty nước ngoài, gia công hàng XK. Hàn quốc chú trọng đến việc ưu đãi về tín dụng và thuế trong việc thúc đẩy XK, miễn thuế nhập khẩu đối với những nguyên liệu dùng để sản xuất hàng XK. 1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với VN. Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển tất yếu phải có một lực lượng các DNVVN hùng hậu và phát triển. Mặt khác, để có được một lực lượng DNVVN hùng hậu và phát triển, NN phải đặc biệt quan tâm, nâng đỡ, hỗ trợ. - Hỗ trợ tài chính là hình thức thiết yếu nhất: Sự hỗ trợ của NN được thực hiện trên nhiều mặt, nhưng hỗ trợ về tài chính là hình thức hỗ trợ thiết thực nhất và có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của DNVVN trong nền kinh tế. - Phải đa dạng hóa các công cụ: Ngoài hai công cụ chủ yếu thường được sử dụng là ưu đãi về thuế và tín dụng, NN cần phải sử dụng nhiều công cụ tài chính khác để hỗ
  15. 14 trợ các DNVVN như ĐT và tài trợ. Tuy nhiên, khi hỗ trợ, cần phải xem xét mức độ tác động và hiệu quả của các giải pháp tài chính. Nếu mức độ hỗ trợ của các giải pháp tài chính quá nhỏ sẽ ít có tác dụng trong việc khuyến khích phát triển. Ngược lại, nếu mức độ hỗ trợ quá nhiều và kéo dài sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các DN. - Chú trọng vào việc tích lũy vốn, tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn bên ngoài: Ngoài các công cụ như ưu đãi miễn giảm thuế, cung cấp tín dụng ưu đãi… nhằm giúp cho các DNVVN tăng khả năng tự tích lũy vốn, chính phủ phải luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài bằng một biện pháp quan trọng là thực hiện BLTD cho các DNVVN có dự án khả thi nhưng không đủ tài sản thế chấp để vay vốn. - Hỗ trợ vào những chương trình và mục tiêu cụ thể: Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả việc khuyến khích phát triển các DNVVN, sự hỗ trợ tài chính của NN cần được thực hiện theo những chương trình và mục tiêu cụ thể như: Hỗ trợ việc thành lập DN mới, HTPTcông nghệ, hỗ trợ thúc đẩy XK … Việc hỗ trợ của NN phải được thực hiện thông qua các tổ chức khác được nhà nước ủy quyền nhằm tránh tình trạng phân tán, tùy tiện và góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp tài trợ. - Thúc đẩy phát triển các loại thị trường: Hạn chế lớn nhất của các DNVVN là khả năng về tài chính nhỏ bé. Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển các loại thị trường sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các DNVVN tiếp cận, sử dụng các loại dịch vụ trên thị trường. Trong đó, thị trường vốn trung và dài hạn, thị trường dịch vụ tài chính sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài chính cho các DNVVN.
  16. 15 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNVVN Ở VIỆT NAM 2.1. THỰC TRẠNG CÁC DNVVN Ở VN. DN nói chung, và DNVVN nói riêng, có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, góp một phần không nhỏ tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của các DN đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch XK, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng DN đăng ký kinh doanh Số DN (DN) Lọai hình DN Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2000 TỔNG SỐ 42.288 51.680 62.908 72.012 1. Khu vực DN NN 5.759 5.355 5.364 4.845 + DN NN Trung ương 2.067 1.997 2.052 1.898 + DN NN Địa phương 3.692 3.358 3.312 2.947 2. Khu vực DN ngoài NN 35.004 44.314 55.236 64.526 + DN Tập thể 3.237 3.646 4.104 4.150 + DN Tư nhân 20.548 22.777 24.794 25.653 + Công ty Hợp doanh 4 5 24 18 + Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân 10.458 16.291 23.485 30.164 + CT cổ phần có vốn NN 305 470 557 669 + CT cổ phần không có vốn NN 452 1.125 2.272 3.872 3. Khu vực có vốn ĐT nuớc ngoài 1.525 2.011 2.308 2.641 + 100 % vốn nước ngoài 854 1.294 1.561 1.869 + DN liên doanh với nước ngoài 671 717 747 772 Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn)
  17. 16 DN là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. DN phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội. Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật DN NN, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật DN đã đi vào cuộc sống, hoạt động trong khu vực DN có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, vai trò của DN được ghi nhận và có nhiều tiến bộ, nhất là trong các ngành công nghiệp, thương mại, vận tải. Thực trạng đó thể hiện như sau: 2.1.1. Về số lượng DN, cơ cấu ngành nghề và phân bố địa lý. *Về số lượng. Số DNVVN thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh tế tính đến 31/12/2003 là 61.977 DN, so với năm 2000 tăng 71% (3 năm tăng 25.672 DN), tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh.
  18. 17 Bảng 2.2: Số lượng DNVVNVN Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 TỔNG SỐ 36.305 44.670 54.216 61.977 Chia theo khu vực và thành phần kinh tế 1. Khu vực DN NN 2.496 2.040 1.763 1.346 + DN NN Trung ương 472 357 309 221 + DN NN Địa phương 2.024 1.683 1.454 1.125 2. Khu vực DN ngoài NN 33.433 41.967 51.770 59.888 + DN Tập thể 3.102 3.513 3.941 3.944 + DN Tư nhân 20.399 22.559 24.472 25.248 + Công ty Hợp doanh 4 5 21 14 + Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân 9.413 14.749 21.248 27.200 + CT cổ phần có vốn NN 175 233 240 290 + CT cổ phần không có vốn NN 340 908 1.848 3.192 3. Khu vực có vốn ĐT nuớc ngoài 376 663 683 743 + 100 % vốn nước ngoài 244 487 515 586 + DN liên doanh với nước ngoài 132 176 168 157 Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn) *Về cơ cấu ngành nghề. Trong các ngành kinh tế tính đến 31/12/2003, ngành xây dựng 8.129 DN, so với năm 2000 là 3.078 DN. Ngành công nghiệp (gồm công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước) là 13.810 DN, so với năm 2000 là 8.411. Ngành thương nghiệp là 26.278 DN, so với năm 2000 là 16.294. Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, DNVVN chiếm 17% tổng số DN, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ, chế biến thủy sản. Đa số các DNVVN ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm 55%), do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không cần số vốn ĐT lớn, sử dụng ít lao động. Các DNVVN ngoài quốc doanh chiếm đến 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa.
  19. 18 Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề của các DNVVN Chia theo ngành SXKD chính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Nông nghiệp và Lâm nghiệp 588 535 565 539 Thuỷ sản 2434 2540 2384 1436 Công nghiệp khai thác mỏ 325 521 737 869 Công nghiệp chế biến 8036 9513 11286 12768 Sản xuất & phân phối điện, khí đốt và nước 50 82 109 173 Xây dựng 3078 4621 6500 8129 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình 16294 19243 22937 26278 Khách sạn và nhà hàng. 1737 2218 2617 3027 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc. 1475 2162 2784 3446 Tài chính, tín dụng. 789 883 870 849 Hoạt động khoa học và công nghệ. 6 7 11 18 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh đến tài sản, dịch vụ tư vấn 1179 1930 2868 3724 Giáo dục và đào tạo. 71 81 120 183 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội. 19 39 67 78 Hoạt động văn hoá và thể thao. 80 109 137 180 Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng 144 186 224 280 Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn) *Về phân bố địa lý. Các DNVVN phân bố không đều, đa số tập trung ở các tỉnh, thành phố, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển và thị trường tiêu thụ rộng lớn, có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh. Điều này gây mất cân đối trong cơ cấu phát triển kinh tế vùng, tạo khỏang cánh giữa thành thị và nông thôn.
  20. 19 Hình 2.1: Các DNVVN ở các vùng khác nhau năm 2003 DB Song Hong (10.53%) Ha Noi (16.30%) Dong Bac (6.19%) Tay Bac (1.09%) Bac Trung Bo (6.32%) Duyen Hai Mien Trung (7.23%) Tay Nguyen (3.17%) Dong Nam Bo (8.74%) Tp.HCM (23.66%) ĐB Song Cuu Long (16.77%) Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn) DN tập trung chủ yếu ở một số vùng trọng điểm như: Vùng Ðông Nam bộ, vùng Ðồng bằng sông Hồng, Vùng Ðồng bằng sông Cửu Long. Tại thời điểm 31/12/2003 Vùng Ðông Nam bộ (bao gồm cả Tp.HCM) là vùng có số lượng DN lớn nhất với 20080 DN, chiếm 32,4% toàn quốc, trong đó TP. Hồ Chí Minh 14661 DN, chiếm 23,66% toàn quốc. Vùng Ðồng bằng sông Hồng (bao gồm cả Hà nội) với 16630 DN, chiếm 26,83 % toàn quốc, trong đó Hà Nội 10104 DN, chiếm 16,30%. Vùng Ðồng bằng sông Cửu Long 10393 DN, chiếm 16,77%. Vùng Ðông Bắc 3834 DN, chiếm 6,19%, vùng Tây Bắc 678 DN, chiếm 1,09%, vùng Bắc Trung bộ 3915 DN, chiếm 6,32%, vùng Duyên hải miền Trung 4482 DN, chiếm 7,23%, vùng Tây Nguyên 1965 DN, chiếm 3,17%. 2.1.2. Về vốn kinh doanh. Tổng vốn của DN tại thời điểm 31/12/2003 là 1.724.558 tỷ đồng. Trong đó DN ngoài NN là 337.155 tỷ đồng, chiếm 19,6%, gấp trên 2 lần cùng thời điểm năm 2001.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2