intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

48
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam đã bước đầu xây dựng được hệ thống kế toán trách nhiệm, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó, mục tiêu chính của đề tài nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty KFC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG LINH TRÂM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG LINH TRÂM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM Chuyênngành: Kếtoán Mãsố: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến Sĩ Huỳnh Đức Lộng. Mọi sự tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố. Các số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Hoàng Linh Trâm
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục viết tắt Sơ đồ Mở đầu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............................ 8 1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm ............................................ 8 1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm................................................................... 8 1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm.................................................................. 9 1.1.3. Các mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm ................................................ 10 1.2. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm ................. 11 1.2.1. Sự phân cấp quản lý ................................................................................. 11 1.2.2. Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm................... 13 1.3. Trung tâm trách nhiệm ............................................................................. 14 1.3.1. Trung tâm chi phí ..................................................................................... 14 1.3.2. Trung tâm doanh thu ................................................................................ 16 1.3.3. Trung tâm lợi nhuận ................................................................................. 17 1.3.4. Trung tâm đầu tư ...................................................................................... 18 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm .............. 18 1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ................................... 19 1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu .............................. 22 1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận ............................... 24 1.4.4. Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư .................................... 25 1.4.4.1. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) .................................................................... 25 1.4.4.2. Thu nhập thặng dư (RI) ............................................................................ 28 1.5. Báo cáo đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm .................... 29 1.5.1. Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ................................... 29 1.5.2. Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu .............................. 30 1.5.3. Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận .............................. 30 1.5.4. Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư.................................... 31 1.6. Một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm ................................ 31 1.6.1. Dự toán ngân sách .................................................................................... 31
  5. 1.6.2. Phân bổ chi phí ......................................................................................... 34 1.6.3. Phân tích biến động chi phí ...................................................................... 35 1.6.4. Định giá sản phẩm chuyển giao ............................................................... 35 1.7. Bài học kinh nghiệm về việc tổ chức thành công hệ thống kế toán trách nhiệm tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam .......................................... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM .......................................... 40 2.1. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức công tác kế toán tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam ......................................................... 40 2.1.1. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ....................................... 40 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 40 2.1.1.2. Quy mô công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam .............................. 40 2.1.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam .................................................................................................. 41 2.1.1.4. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam .................................................................. 44 2.1.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán .......................................................... 47 2.1.2.1. Các chế độ, chính sách kế toán ................................................................. 47 2.1.2.2. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán ............................................. 48 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................... 49 2.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam .......................................................................................................... 52 2.2.1. Sự phân cấp quản lý ................................................................................. 52 2.2.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại các trung tâm trong công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam .................................................................. 52 2.2.2.1. Trung tâm chi phí ..................................................................................... 52 2.2.2.2. Trung tâm doanh thu ................................................................................ 56 2.2.2.3. Trung tâm lợi nhuận ................................................................................. 60 2.2.2.4. Trung tâm đầu tư ...................................................................................... 62 2.2.3. Một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm: ............................... 63 2.2.3.1. Dự toán ngân sách .................................................................................... 63 2.2.3.2. Phân bổ chi phí ......................................................................................... 64 2.2.3.3. Phân tích biến động chi phí ...................................................................... 64
  6. 2.2.3.4. Đánh giá sản phẩm chuyển giao ............................................................... 65 2.2.4. Đánh giá thực trạng công tác kế toán trách nhiệm ................................... 65 2.2.4.1. Đánh giá về việc tổ chức công tác kế toán trách nhiệm ........................... 65 2.2.4.2. Đánh giá về việc tổ chức các trung tâm trách nhiệm ............................... 65 2.2.4.3. Đánh giá về việc xác định các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam ............ 66 2.2.4.4. Đánh giá về hệ thống báo cáo thành quả của các trung tâm tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam ......................................................... 67 2.2.4.5. Đánh giá về các vấn đề liên quan đến kế toán trách nhiệm tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam ......................................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM .......................................... 72 3.1. Mục tiêu và quan điểm về việc hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ........................................................................................................ 72 3.1.1. Mục tiêu thực hiện .................................................................................... 72 3.1.2. Các quan điểm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm......................... 72 3.2. Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam .......................................................................................... 74 3.2.1. Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam .......................................................................................................... 74 3.2.1.1. Xây dựng định mức chi phí sản xuất ........................................................ 74 3.2.1.2. Xây dựng hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán ..................... 76 3.2.2. Hoàn thiện việc xác định các trung tâm trách nhiệm ............................... 77 3.2.2.1. Trung tâm chi phí ..................................................................................... 77 3.2.2.2. Trung tâm doanh thu ................................................................................ 78 3.2.2.3. Trung tâm lợi nhuận ................................................................................. 78 3.2.2.4. Trung tâm đầu tư ...................................................................................... 79 3.2.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm tại công ty LD TNHH KFC Việt Nam .......................... 79 3.2.3.1. Trung tâm chi phí ..................................................................................... 79 3.2.3.2. Trung tâm doanh thu ................................................................................ 79 3.2.3.3. Trung tâm lợi nhuận ................................................................................. 80 3.2.3.4. Trung tâm đầu tư ...................................................................................... 81
  7. 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm tại công ty LD TNHH KFC Việt Nam .......................................................... 83 3.2.4.1. Trung tâm chi phí ..................................................................................... 85 3.2.4.2. Trung tâm doanh thu ................................................................................ 86 3.2.4.3. Trung tâm lợi nhuận ................................................................................. 86 3.2.5. Hoàn thiện một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam ......................................................... 87 3.2.5.1. Xây dựng hệ thống dự toán ngân sách ..................................................... 87 3.2.5.2. Phân tích biến động chi phí ...................................................................... 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN CHUNG Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AM: Quản lý vùng. CEO: Giám đốc điều hành. COL: Đơn giá giờ công. Công ty LD TNHH KFC VN: Công ty Liên Doanh Trách Nhiệm Hữu Hạn KFC Việt Nam. CP NC TT: Chi phí nhân công trực tiếp. CP NVL TT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. CP SXC: Chi phí sản xuất chung. HĐQT: Hội đồng quản trị. KFC: Kentucky Fried Chicken KTTN: Kế toán trách nhiệm. OM: Giám đốc hoạt động. OPS: Phòng quản lý hoạt động. P&L: Báo cáo lãi lỗ. RGM: Cửa hàng trưởng. RI: Thu nhập thặng dư. ROI:Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư. SSSG: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số của các cửa hàng đã mở cửa trên một năm. TA: Giá trị trung bình một đơn hàng. TC: Tổng số lượt bán hàng. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh. VN: Việt Nam.
  9. SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam ........................................................................................................................... 41 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam ........................................................................................................................... 49 Sơ đồ 3.1: Tổ chức trung tâm chi phí tại công ty LD TNHH KFC VN.................... 78
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài: Ở doanh nghiệp khi mở rộng quy mô, người lãnh đạo cấp cao sẽ thành lập nhiều bộ phận khác nhau – gọi là trung tâm trách nhiệm và bố trí nhà quản trị chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh tại khu vực đó. Những mắt xích này chỉ thực sự phát huy tác dụng và tạo hiệu quả tốt khi cơ chế quản lý tài chính được phân cấp, phân quyền cụ thể cho từng người, từng bộ phận. Mỗi cá nhân, bộ phận trong một tổ chức được trao nhiệm vụ và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Kế toán trách nhiệm đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm trong đơn vị thông qua hệ thống chỉ tiêu và hệ thống báo cáo trách nhiệm. Vì vậy mà kế toán trách nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cấp quản lý kiểm soát tình hình hoạt động của từng bộ phận, từ đó, đưa ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của từng bộ phận nói riêng và của toàn doanh nghiệp nói chung. Công ty Liên Doanh Trách Nhiệm Hữu Hạn KFC Việt Nam là một thương hiệu của Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ), chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng thức ăn nhanh chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay, KFC có trên 20.000 nhà hàng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hệ thống KFC đang có hơn 140 nhà hàng ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Việc có nhiều cửa hàng trực thuộc, cũng như mở rộng không ngừng của các cửa hàng mới, đặt ra thách thức to lớn trong việc quản lý đối với ban lãnh đạo công ty KFC. Để mọi hoạt động đều diễn tra trôi chảy, thông tin cung cấp tới ban lãnh đạo chính xác và kịp thời đòi hỏi phải có sự phân cấp quản lý hiệu quả, nhằm hướng các bộ phận đến mục tiêu chung, đồng thời phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu để đo lường thành quả của từng bộ phận trong toàn đơn vị. Việc thực hiện kế toán trách nhiệm tại đơn vị đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định thành quả hoạt động, trách nhiệm quản lý của nhà quản trị cấp thấp, trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng thành viên trong tổ chức. Qua việc nghiên cứu tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm đối với công tác quản lý và tình hình khảo sát thực tế tại đơn vị, tác giả nhận thấy tại Công ty
  11. 2 Liên Doanh TNHH KFC hiện nay về cơ bản đã xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Do đó, nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam” là thực sự cần thiết cho công tác quản lý doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại KFC. 2/ Tổng quan nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam” tác giả có tham khảo một số giáo trình và công trình nghiên cứu trước đó. Cụ thể như sau:  Các nghiên cứu nước ngoài: Thuật ngữ kế toán trách nhiệm xuất hiện lần đầu tiên năm 1950 do Ailman đề cập trong “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting”. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau, ở cả hai khía cạnh lý thuyết cũng như thực nghiệm liên quan đến chủ đề kế toán trách nhiệm được tiến hành bởi những tác giả khác nhau trên toàn thế giới. Từ năm 1952 John A Higgins đã nghiên cứu về kế toán trách nhiệm như là công cụ để kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động cho từng cá nhân, xác định trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức. Hệ thống kiểm soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý trong đơn vị. Trong tác phẩm “The uses of responsibility accounting.” (1986) Ferrara có đề cập tới việc các nhà quản lý bộ phận chỉ chịu trách nhiệm cho những hoạt động, hoặc kết quả mà họ có thể kiểm soát hoặc có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể. James R.Martin định nghĩa: “Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin và kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức, là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đều có quyền và trách nhiệm riêng biệt”. Với quan điểm này, tác giả phân chia tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung
  12. 3 tâm đầu tư; các trung tâm được giao quyền để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên sự phân cấp và đòi hỏi cấp trên phải theo dõi và đánh giá kết quả của các cấp dưới. Shih, Michael SH (1997) đã tiến hành điều tra làm thế nào để đánh giá hiệu suất hoạt động của một nhà máy và kết luận rằng những nhà quản lý chủ yếu được đánh giá thông qua việc kiểm soát chi phí và lợi nhuận. Tác giả đưa ra các giả thuyết sau đây: xu hướng để đánh giá một Giám đốc nhà máy chủ yếu vào lợi nhuận chứ không phải là chi phí (1) giảm theo tầm quan trọng của marketing trong việc kích thích bán hàng, (2) tăng lên theo tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong việc kích thích bán hàng, (3) tăng lên theo tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng trong việc kích thích bán hàng; và (4) giảm với mức độ mà các nhà quản lý được đánh giá về các biện pháp cụ thể về chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Sử dụng một mô hình probit, những giả thuyết này đã được thử nghiệm với các dữ liệu thu thập được từ các công ty sản xuất lớn của Canada.Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Qua đó để cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động của từng bộ phận mà họ có trách nhiệm kiểm soát. Trong tác phẩm “Cost Management: Accounting and Control” “2005” Hansen và Mowen (2005) trình bày bốn yếu tố cần thiết để xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm là: (1) Phân công trách nhiệm; (2) Thiết lập các chỉ tiêu đo lường hiệu quả, hiệu suất; (3) Đánh giá hiệu quả, hiệu suất; (4) Tưởng thưởng. Dựa trên các yếu tố cấu thành, hệ thống kế toán trách nhiệm được phân thành ba loại: kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng, kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động và kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược. Bên cạnh những nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm cũng được tiến hành trong các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau.
  13. 4  Các nghiên cứu trong nước: Tại Việt Nam, một trong những tác phẩm khởi xướng cho việc nghiên cứu lĩnh vực kế toán quản trị là tác phẩm “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Dược (1997). Tác phẩm so sánh sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó trình bày nội dung, vai trò và phương pháp vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ bấy giờ. Năm 2007, Thạc sĩ Dương Thị Cẩm Dung trình bày Luận Văn “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty vận tải quốc tế I.T.I” nghiên cứu tại công ty vận tải nhằm đánh giá hệ thống chỉ tiêu và báo cáo đánh giá thành quả của công ty I.T.T. Ngoài ra, đề tài kết hợp thêm việc sử dụng phương pháp bảng cân bằng điểm Balance Score Card – BSC nhằm đánh giá sự thực hiện của các bộ phận trong doanh nghiệp theo 4 khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình kinh doanh và Học hỏi & Phát triển. Mô hình BSC hiện nay đã được áp dụng tại các nước tiên tiến Mỹ, Nhật, tại Châu Âu… và gần đây đã bắt đầu được sử dụng tại các nước đang phát triển trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2010, PGS.TS. Phạm Văn Dược nghiên cứu đề tài “ Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận trong doanh nghiệp thương mại Việt Nam”. Đề tài đã hệ thống lại cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm rất đầy đủ và cụ thể; cách xác lập các trung tâm trách nhiệm, trình bày hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm được thiết lập phù hợp với loại hình doanh nghiệp thương mại phục vụ cho công tác quản lý của các cấp quản lý khác nhau. Ngoài ra, để đảm bảo tính khả thi, nghiên cứu trình bày một số điều kiện khi thực hiện quy trình xây dựng và đánh giá trách nhiệm của các bộ phận trong đơn vị. Luận án tiến sĩ “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam” năm 2013 do Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương thực hiện trình bày việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong một loại hình doanh nghiệp cụ thể là các công ty sản xuất sữa Việt Nam.
  14. 5 Như vậy, các nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trong những năm gần đây dần đi vào các loại hình doanh nghiệp cụ thể, nhằm tìm ra phương hướng và cách thức đo lường, đánh giá trách nhiệm của các bộ phận sao cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp đặc thù. Tóm lại, Kế toán trách nhiệm là công cụ của kế toán quản trị, giúp kiểm soát và đánh giá tình hình hoạt động của các bộ phận nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung. Các công trình nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam là cơ sở tham khảo, kế thừa để vận dụng vào quá trình thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, tác giả nhận thấy rằng chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện trong loại hình doanh nghiệp chuỗi bán lẻ – nhà hàng – khách sạn. Trong xu thế hội nhập, loại hình doanh nghiệp này sẽ ngày càng nở rộ, vì lý do đó mà nghiên cứu kế toán trách nhiệm tại Công ty KFC là cần thiết để tiếp tục kế thừa các công trình trên và đề xuất việc tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm phù hợp với loại hình chuỗi bán lẻ – nhà hàng – khách sạn. 3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: tại Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam. Về thời gian: hệ thống báo cáo và số liệu tại Công ty KFC Việt Nam trong năm tài chính 2014. 4/ Mục tiêu nghiên cứu: Hiện nay, Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam đã bước đầu xây dựng được hệ thống kế toán trách nhiệm, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó,
  15. 6 mục tiêu chính của đề tài nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty KFC. Mục tiêu lớn này được cụ thể hóa bằng ba mục tiêu sau đây: Thứ nhất, hệ thống lại được một cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, cung cấp cho người đọc các khái niệm cơ bản về kế toán trách nhiệm như: khái niệm, vai trò, nội dung của kế toán trách nhiệm; đồng thời trình bày các vấn đề có liên quan, ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phân chia các trung tâm trách nhiệm, việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thành quả và báo cáo thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm tại một đơn vị cụ thể là công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam. Từ đó, xác định các ưu và nhược điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm tại đơn vị. Thứ ba, từ hệ thống cơ sở lý luận và tình hình thực tế về kế toán trách nhiệm đã được trình bày, tác giả đưa ra một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty KFC. 5/ Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp định tính trong quá trình nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích các cơ sở lý luận đã có trước đó, sau đó tổng hợp và hệ thống hóa thành hệ thống lý thuyết về kế toán trách nhiệm. Thông qua quan sát thực trạng hoạt động của hệ thống kế toán trách nhiệm tại đơn vị, tác giả tiến hành thu thập và phân tích các thông tin dựa trên các báo cáo hiện có nhằm mô tả lại hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty KFC. Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, giữa thực trạng tại công ty KFC với các cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, để thấy được tình hình thực hiện kế toán trách nhiệm tại đây nhằm đề ra giải pháp hoàn thiện. Ngoài ra, để làm sáng rõ vấn đề, luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, trong việc tìm ra ưu và nhược điểm của hệ thống kế toán
  16. 7 trách nhiệm bằng cách quan sát các nghiệp vụ và sự kiện diễn ra tại đơn vị trong mối liên hệ với các sự vật và sự kiện xung quanh. 6/ Đóng góp mới: - Đề tài giúp hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm. Luận văn còn trình bày thêm những bài học kinh nghiệm, được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, giúp tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm thành công từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty KFC Việt Nam. - Đề tài giúp đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm đang được áp dụng tại Công ty KFC Việt Nam; xác định và phân tích nguyên nhân của những điểm còn tồn tại trong việc tổ chức và vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty KFC. Đây là căn cứ, để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại đây. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán trách nhiệm nói riêng tại đơn vị. 7/ Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và bảng biểu danh mục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về kế toán trách nhiệm. Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Liên Doanh TNHH KFC Việt Nam.
  17. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm: 1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm: Hầu hết các tổ chức hiện nay đều được phân chia thành các bộ phận nhỏ hơn,mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng cụ thể, người quản lý bộ phận được giao quyền để thực thi nhiệm vụ và có trách nhiệm phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Như vậy, để đạt được mục tiêu chung của tổ chức, đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phải nỗ lực hoàn thành trách nhiệm mà mình được giao phó. Nhằm kiểm soát được hoạt động của cấp dưới, các nhà quản trị cấp cao phải dựa vào hệ thống kế toán trách nhiệm để tiến hành đánh giá thành quả. Trong quá trình phát triển của kế toán trách nhiệm, xuất hiện rất nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu: Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông qua đó các nhà quản lý chịu trách nhiệm vềcác hoạt động, mục tiêu nhất định, kết quả thực hiện của họ có thể được đo lường và đánh giá.(Ferrara, 1986) Kế toán trách nhiệm liên quan đến các khái niệm và công cụ mà các kế toán viên sửdụng đểđo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phận nhằm thúc đẩy những nỗ lực hướng về mục tiêu chung của tổ chức.(Hilton, 1991). Kế toán trách nhiệm là một hệ thống được thiết kế để tích lũy và báo cáo chi phí của các cấp, cá nhân chịu trách nhiệm. Mỗi bộ phậnchịu trách nhiệm đối với chi phí mà nó tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và thông qua đó có kiểm soát được bộ phận.(Iyengar, 2000). Kế toán trách nhiệm là một công cụ đo lường và đánh giá hiệu suất ở các tổ chức lớn thực hiện phân cấp quản lý,để đảm bảo các nhà quản lý thực hiện trách nhiệm của mình. Tiêu chí đánh giá phải dựa trên mục tiêu chung mà tổ chức quy định.(Bevan & Messner, 2008; Fowzia, 2011).
  18. 9 Vậy, Kế toán trách nhiệm là hệ thống thừa nhận mỗi thành viên, bộ phận trong tổ chức có quyền hạn và chịu trách nhiệm về một nhiệm vụ riêng biệt được tổ chức trao phó. Dựa trên quyền hạn của mình, họ phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời báo cáo cho cấp quản trị cao hơn. Thông qua đó, nhà quản trị cấp cao sử dụng thông tin này để đánh giá thành quả hoạt động của các cá nhân và bộ phận trong tổ chức. 1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm: 1- Kế toán trách nhiệm cung cấp các thông tin nhằm phục vụ cho việc tổ chức và điều hành doanh nghiệp.Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần được phân chia thành các bộ phận, mỗi cá nhân và bộ phận có những nhiệm vụ riêng biệt. Trong quá trình tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy. Kế toán trách nhiệm phân chia tổ chức ra thành các trung tâm trách nhiệm, giao phó quyền hạn và trách nhiệm cho từng cá nhân trong bộ phận. Áp dụng kế toán trách nhiệm nhằm đánh giá thành quả của từng bộ phận trong việc đạt được các mục tiêu cụ thể, và đóng góp bao nhiêu trong mục tiêu chung của tổ chức. Việc phát triển các chỉ tiêu và thiết kế báo cáo đánh giá nhằm đo lường mức độ thực hiện ở từng bộ phận. Từ đó, cung cấp thông tin hữu ích cho việc tổ chức và điều hành doanh nghiệp. 2- Kế toán trách nhiệm thực hiện chức năng kiểm soát :Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản trị phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua chức năng kiểm soát. Để thực hiện chức năng này, các nhà quản trị sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, nhà quản trị sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập.
  19. 10 Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị có thể đánh giá được thành quả đạt được so với nguồn vốn mà bộ phận đã sử dụng để đạt được thành quả đó. Từ đó, xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch của bộ phận là tốt hay xấu, nhận diện được các vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhằm khắc phục các hạn chế đó. Đồng thời, có sự điều chỉnh kế hoạch kịp thời nhằm đạt được mục tiêu chung. 3- Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản trị hướng đến mục tiêu chung của tổ chức – chức năng hoạch định:Mục tiêu của các bộ phận phải luôn gắn liền với mục tiêu chiến lược của tổ chức. Trong một doanh nghiệp, nhiệm vụ của nhà quản trị là xác định được mục tiêu, chiến lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã đề xuất ban đầu. Trong quá trình thực hiện, phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ và hiệu quả công việc của từng cá nhân và bộ phận, đồng thời phải có những điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo kết quả cuối cùng là thỏa mãn mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều này, đòi hỏi nhà quản trị phải có đầy đủ thông tin để quản lý bộ phận của mình. Kế toán trách nhiệm cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản trị, nhằm đánh giá thành quả của các cá nhân và bộ phận trong tổ chức, từ đó, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hướng các hoạt động tại các bộ phận theo mục tiêu đã đề ra. 1.1.3. Các mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm: Theo Hansen và Mowen (2005), mô hình kế toán trách nhiệm được quy định bởi bốn yếu tố cơ bản đó là: 1) Phân công trách nhiệm 2) Thiết lập các biện pháp thực hiện hoặc điểm chuẩn 3) Đánh giá hiệu suất và 4) Chuyển nhượng phần thưởng. Trên cơ sở các yếu tố đó mà phân làm ba mô hình kế toán trách nhiệm:kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng, kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động và kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược.  Hệ thống kế toán trách nhiệm chức năng: giao trách nhiệm và sử dụng các biện pháp quản lý hiệu quả về mặt tài chínhcho các đơn vị trong tổ chức theo các phòng ban chức năng hay nói cách khác là theo cơ cấu tổ chức của đơn vị.
  20. 11 Đây là hệ thống kế toán trách nhiệm phát triển trong hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động trong các môi trường tương đối ổn định, cơ cấu tổ chức rõ ràng, môi trường hoạt động ít thay đổi.Trách nhiệm được nhận định dựa trên cơ cấu tổ chức các phòng ban trong đơn vị và kết quả tài chínhđịnh kỳ của các phòng ban đó.  Hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động: giao trách nhiệm dựa trên các quy trình và sử dụng cả hai biện pháp tài chính và phi tài chính để đo lường hiệu suất. Đây là hệ thống kế toán trách nhiệm phát triển cho những doanh nghiệp mà môi trường hoạt động thường xuyên xảy ra biến động, dễ thay đổi.Hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động là một cách tiếp cận tích hợp toàn hệ thống, tập trung sự chú ý của ban quản lý về hoạt động với mục tiêu nâng cao giá trị của khách hàng và lợi nhuận đạt được. Quản lý hoạt động dựa trên cả chi phí sản phẩm và phân tích giá trị quá trình. Phân tích giá trị quá trình tập trung vào trách nhiệm cho các hoạt động chứ không phải là chi phí, và nhấn mạnh tối đa hóa hiệu suất của hệ thống rộng thay vì hiệu suất cá nhân. Việc xác định trách nhiệm của hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động là nhóm hoạt động, chuỗi giá trị, quy trình, tài chính.Hiệu suất đo lường thông qua: tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng chất lượng, các biện pháp xu thế.Các cá nhân được khen thưởng dựa trên hiệu suất đa chiều: thăng tiến, chia cổ tức, thưởng, tăng lương.  Hệ thống kế toán trách nhiệmdựa trên chiến lược (Balanced Score Card)sứ mệnh và chiến lược của một tổ chức được chia thành bốn khía cạnh khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp làTài chính, Khách hàng, Quy trình kinh doanh và Học hỏi & Phát triển.Nó khác với hệ thống kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động ở việc liên kết mật thiết với chiến lược của công ty. Tăng trách nhiệm của mọi cá nhân và bộ phận trong tổ chức bằng cách thêm ít nhất là hai chiều: khách hàng và học tập và phát triển. Cuối cùng, nó khuếch tán trách nhiệm về chiến lược trong toàn bộ tổ chức. 1.2. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm: 1.2.1. Sự phân cấp quản lý:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2