intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

111
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích thực trạng kế toán hàng tồn kho hiện nay của Công ty. Xác định các điểm bất cập và nguyên nhân trong kế toán hàng tồn kho tại Công ty. Đề xuất phương hướng và giải pháp để hoàn thiện kế toán hàng tồn kho nhằm thực hiện mục tiêu quản trị tại Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- TRẦN XUÂN GIAO KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- TRẦN XUÂN GIAO KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 60 34 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG MAI HÀ NỘI, NĂM 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Trần Thị Hồng Mai. Các số liệu trong Luận Văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trình bày thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2016 Học viên Trần Xuân Giao
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm đề tài này tác giả đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các tổ chức bên ngoài. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Trường Đại học Thương Mại, xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, Phòng kế toán, các anh (chị) trong Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp cùng bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Đặc biệt tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Trần Thị Hồng Mai - người trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn và luôn giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực để hoàn thành Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế một cách tốt nhất nhưng do sự thiếu sót về kỹ năng và kiến thức nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ phía các thầy cô giáo và các bạn để Luận văn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2016 Học viên Trần Xuân Giao
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .......................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Việt Nam ..................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 7. Ý nghĩa của nghiên cứu........................................................................................... 6 8. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ................................................................................ 8 1.1. Những vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất ................... 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hàng tồn kho ........................................ 8 1.1.2. Yêu cầu quản lý hàng tồn kho ................................................................... 13 1.2. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế toán tài chính . 14 1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho ............................................................. 14 1.2.2. Nội dung kế toán hàng tồn kho trên góc độ kế toán tài chính .................. 22 1.3. Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất trên góc độ kế toán quản trị 35 1.3.1. Xây dựng dự toán hàng tồn kho................................................................ 35 1.3.2. Thu thập thông tin về hàng tồn kho .......................................................... 41 1.3.3. Phân tích và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị hàng tồn kho.......... 42 1.4. Kế toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước trên thế giới .............................................................................................................. 44
  6. iv 1.4.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho ............................................ 44 1.4.2. Kế toán hàng tồn kho của một số nước trên thế giới................................ 46 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................... 50 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP ............................................................................ 52 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ............................................. 52 2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp52 2.1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ............ 59 2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp63 2.2. Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp trên góc độ kế toán tài chính ..................................................................................................................... 65 2.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho tại Công ty ........................................... 65 2.2.2. Chứng từ kế toán .....................................................................................72 2.2.3. Kế toán tổng hợp hàng tồn kho ................................................................74 2.2.4. Kế toán chi tiết hàng tồn kho ...................................................................78 2.2.5. Trình bày thông tin trên BCTC ................................................................. 80 2.3. Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp trên góc độ kế toán quản trị....................................................................................................................... 81 2.3.1. Xây dựng dự toán hàng tồn kho................................................................ 81 2.3.2. Thu thập thông tin về hàng tồn kho .......................................................... 83 2.3.3. Phân tích và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị hàng tồn kho ....... 85 2.4. Đánh giá thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty ...................................... 88 2.4.1. Những ưu điểm ......................................................................................... 88 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 94 CHƢƠNG 3:CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT TIỆP ................. 95 3.1 Định hướng phát triển của Công ty và quan điểm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty .......................................................................................................... 95
  7. v 3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty .......................................................... 95 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty ......................... 96 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp................................................................................................................. 97 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán .......................................................... 97 3.2.2. Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty trên góc độ kế toán tài chính . 98 3.2.3. Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty trên góc độ kế toán quản trị 105 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ....................................................................................... 109 3.4.1. Đối với Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ............................................ 109 3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .................................................. 111 3.5. Những hạn chế trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai ......... 113 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 115 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 117
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CP Cổ phần EOQ Economic Order Quantity ERP Enterprise Resource Planning FASB Ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ FIFO Phương pháp nhập trước - xuất trước IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế JIT Just In Time KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính TK Tài khoản
  9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU BẢNG Trang Bảng tính giá thành sản phẩm khóa cầu ngang hợp kim........................................... 71 Tháng 9/2015 ............................................................................................................ 71 Sổ theo dõi luân chuyển chứng từ ........................................................................... 100 Biên bản kiểm kê vật tư .......................................................................................... 103 Ngày 31 tháng 12 năm 2015 ................................................................................... 103 Báo cáo tồn kho ....................................................................................................... 109 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp .... 55 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. .......... 56 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp ......... 61 Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý chứng từ và sổ kế toán ................................................... 63
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của một xã hội. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tiến hành sản xuất thông qua những phương thức sản xuất khác nhau. Bởi vì chỉ có sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngày nay khi toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu của kinh tế quốc tế hiện đại. Muốn phát triển kinh tế các quốc gia không thể đứng ngoài xu thế đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế, như ASEM, APEC, ASEAN, WTO, TPP… điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược trong sản xuất kinh doanh, phải biết tận dụng tối đa ưu thế của mình để có thể đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao và tạo dựng uy tín với khách hàng. Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế đã có những thay đổi đáng kể, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, sử dụng vốn một cách tiết kiệm nhất mà vẫn mang lại lợi nhuận tối đa. Để đạt được những yêu cầu đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất để làm thế nào giảm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp, hàng tồn kho là bộ phận tài sản quan trọng nhất với mục đích sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản, bởi hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Thông thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư, do tính chất tồn lâu, chôn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác, nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và
  11. 2 thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của người mua. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì dự trữ hàng tồn kho ở các mức khác nhau. Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại duy trì nguyên vật liệu đảm bảo cho kế hoạch sản xuất, dự trữ thành phẩm hàng hoá của mình nhằm đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. Doanh nghiệp dịch vụ lại có lượng dự trữ vật tư thấp hơn do quá trình sản xuất diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ. Thông tin về hàng tồn kho là loại thông tin quan trọng mà người quản lý cần quan tâm. Căn cứ vào báo cáo kế toán hàng tồn kho mà người quản lý có thể đưa ra quyết định kinh tế hữu hiệu hơn như các quyết định về sản xuất, dự trữ và bán ra với số lượng là bao nhiêu… Đặc biệt số liệu hàng tồn kho còn ảnh hưởng đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần khóa Việt - Tiệp tiền thân là Xí nghiệp khóa Hà Nội, được thành lập từ năm 1974, chuyên sản xuất các loại khóa dùng cho tiêu dùng.Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất khóa, Công ty Cổ phẩn Khóa Việt - Tiệp luôn luôn cố gắng để có thể giữ vững vị thế của mình, giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm về khóa. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất… Thêm nữa, thị trường khóa trong nước và quốc tế của Công ty đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn. Chính vì vậy, việc thiết lập dự toán, kế hoạch và theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và tồn kho trong kỳ cũng như thực hiện kế toán quản trị hàng tồn kho luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với Công ty. Như vậy, kế toán hàng tồn kho rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như với Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
  12. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại Việt Nam Nhận thấy rằng hàng tồn kho luôn gắn liền và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất nên đã có nhiều nghiên cứu, bàn luận về kế toán hàng tồn kho.Tuy nhiên, các nghiên cứu không hoàn toàn đề cập đến những vấn đề giống nhau mà các tác giả đã có góc nhìn và nhận định nhiều vấn đề đa dạng, trên những khía cạnh riêng. Các đề tài nghiên cứu nổi bật được kể đến như: Luận văn “Kế toán hàng tồn kho tại các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – Petrolimex” của Trần Thị Hồng Vân (Đại học Thương mại, 2014) đã trình bày lý luận cơ bản về hàng tồn kho, kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành của chế độ kế toán Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng nêu lý luận về kế toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước phát triển trên thế giới. Luận văn “Hoàn thiện tổ chức kế toán hàng tồn kho tại trụ sở chính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đại Phát”của Nguyễn Thị Hoàng Quý (Đại học kinh tế Quốc dân, 2014). Trên cơ sở khảo sát thực tế, luận văn đã đánh giá các mặt thực hiện tốt và những tồn tại cần khắc phục của công tác tổ chức kế toán hàng tồn kho tại đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu cơ bản, nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán hàng tồn kho tại trụ sở chính của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đại Phát cũng như các điều kiện chủ yếu để thực hiện các nội dung hoàn thiện đó. Luận văn “Kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng” của Lê Quỳnh Anh (Đại học Thương mại, 2015) đã phân tích thực trạng kế toán hàng tồn kho trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty. Ngoài các đề tài nêu trên còn có nhiều những công trìnhnghiên cứu khoa học, bài báo liên quan đến kế toán hàng tồn kho. Có thể kể đến như: Bài viết “Kế toán quản trị hàng tồn kho: Công cụ giúp doanh nghiệp hội nhập hiệu quả”của Trần Thị Quỳnh Giang (Tạp chí Tài chính, số 5, 2014) đã nêu lên
  13. 4 thực trạng kế toán quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất từ xây dựng dự toán, xây dựng kế hoạch đặt hàng, kế hoạch dự trữ an toàn, thu thập thông tin và phân tích thông tin phục vụ ra quyết định quản lý hàng tồn kho. Từ đó, tác giả đã đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất… Bài viết “Về kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200”của Vũ Thị Phương Thảo và Vũ Thị Phước Như (Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, 2015) đã hệ thống hóa nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo TT 200/2014. Từ đó, tác giả đưa ra một số góp ý đối với chính sách kế toán hàng tồn kho theo TT 200/2014. Có thể thấy, tất cả các công trình trước đây đã tập trung nghiên cứu kế toán hàng tồn kho theo chế độ, chuẩn mực tại rất nhiều các doanh nghiệp. Nhưng chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho tại Công ty cổ phần khóa Việt - Tiệp dưới 2 góc nhìn của kế toán tài chính và kế toán quản trị. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về cơ sở lý luận của kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại, luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau: Cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất. Phân tích thực trạng kế toán hàng tồn kho hiện nay của Công ty. Xác định các điểm bất cập và nguyên nhân trong kế toán hàng tồn kho tại Công ty. Đề xuất phương hướng và giải pháp để hoàn thiện kế toán hàng tồn kho nhằm thực hiện mục tiêu quản trị tại Công ty. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đang thực hiện như thế nào? - Kế toán hàng tồn kho của Công ty đang có những điểm bất cập nào, nguyên nhân của những bất cập đó là gì? Những bất cập đó cản trở gì đến mục tiêu quản trị tại Công ty?
  14. 5 - Công ty cần thay đổi những gì để hoàn thiện kế toán hàng tồn kho nhằm mục tiêu quản trị tại Công ty? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán tài chính và kế toán quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian Luận văn nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp trong các năm 2014, 2015. - Phạm vi về không gian Luận văn tìm hiểu kế toán hàng tồn kho nói chung tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp và khảo sát thực tế tại Công ty với các Xí nghiệp thành viên gồm: Xí nghiệp Cơ khí 1: Chuyên gia công thân khóa, nhĩ khóa. Xí nghiệp Cơ khí 2: Chuyên mạ, mài, phay, đột dập và gia công chìa Xí nghiệp Cơ điện - Sản phẩm mới: Chuyên gia công khuôn gá, thiết kế sản phẩm mới. Xí nghiệp Việt Tiệp - Phúc Thịnh: Chuyên lắp ráp, mài và đột dập. Xí nghiệp Lắp ráp: Chuyên lắp ráp và bao gói sản phẩm. - Về nội dung: Nghiên cứu hàng tồn kho gồm NVL, sản phẩm dở dang, thành phẩm. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu (1) Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp qua gặp mặt, gián tiếp qua điện thoại hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ email cho các đối tượng cần phỏng vấn. Các đối tượng có thể là: Kế toán trưởng, nhân viên kế toán… và các nhà quản lý xoay quanh những vấn đề có liên quan đến kế toán hàng tồn kho. Thông qua việc phỏng vấn, học viên sẽ có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và chi tiết hơn về thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp.
  15. 6 Phương pháp quan sát Quan sát việc thực hiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. Từ lập, hoàn chỉnh chứng từ kế toán, ghi chép trên các sổ kế toán cho đến lập và nộp báo cáo kế toán. Mụcđích nhằmđáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý và nhà quản trị. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Học viên nghiên cứu các quy định về kế toán như: Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các giáo trình, sách về kế toán, các công trình nghiên cứu khoa học, các tạp chí và bài viết liên quan. Bên cạnh đó, học viên cũng thực hiện tìm hiểu tài liệu củacông ty vàcác xí nghiệp thành viên thuộc Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, thông tin hoạt động, tài liệu kế toán... Việc nghiên cứu tài liệu này đòi hỏi phải phân loại và chọn lọc thông tin chính xác, phù hợp. (2) Phương pháp phân tích dữ liệu Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu, học viên tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích thông tin để đưa ra các kết luận tương ứng với dữ liệu thu thập được. Mục đích của phương pháp là phân tích các thông tin đầu vào đã thu thập để đưa ra các kết luận phù hợp. Nội dung chủ yếu của phương pháp là xử lý các thông tin thu thập được từ Công ty, sau đó thông qua quá trình phân tích dữ liệu, học viên đánh giá được thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp, chỉ ra được những mặt còn tồn tại để đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và quy định hiện hành của kế toán. 7. Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp sản xuất, góp phần hệ thống hóa lý luận về kế toán hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa…theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài khảo sát thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể
  16. 7 nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, nâng cao hiệu quả kế toán hàng tồn kho và cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị, góp phần vào sự phát triển của Công ty. 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Khóa Việt - Tiệp
  17. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Những vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hàng tồn kho 1.1.1.1. Các khái niệm Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02): “Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất ra các thành phẩm để bán hoặc dưới hình thức nguyên vật liệu hoặc vật dụng sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.” Như vậy, chuẩn mực này quy định tất cả hàng tồn kho là tài sản, gồm: Giữ để bán trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường; trong quá trình sản xuất để bán hoặc dưới dạng nguyên vật liệu hoặc hàng cung cấp được tiêu thụ trong quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ.IAS 02 cũng đã chỉ ra hàng tồn kho không bao gồm những hàng hóa, thành phẩm, vật tư hỏng, lỗi thời, không thể dùng được cho sản xuất kinh doanh. Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02 “Hàng tồn kho” đã đưa ra khái niệm như sau: “Hàng tồn kho là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.” Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Khái niệm “hàng tồn kho” theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đối thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam còn quy định về điều kiện về xác định hàng tồn kho là quyền sở hữu tài sản.Theo đó, hàng mua đang đi đường, hàng hóa đang gửi bán nếu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được tính là hàng tồn kho của doanh nghiệp.
  18. 9 Theo kế toán Mỹ: “Hàng tồn kho là những của cải mà doanh nghiệp nắm giữ vào một thời điểm nhất định, bao gồm: Hàng tồn kho thương mại là những hàng mua vào để bán; hàng tồn kho sản xuất, gồm hàng tồn kho bán thành phẩm, giá trị sản phẩm dở dang, thành phẩm, vật dụng khác; hàng tồn kho là các vật phẩm khác: hàng tồn kho này không trọng yếu nên thường được ghi nhận thẳng vào chi phí khi chúng được mua về để sử dụng.”(Giáo trình kế toán Pháp, Mỹ. 2012). Theo kế toán Pháp: “Hàng tồn kho của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động dự trữ cho sản xuất và dự trữ cho lưu thông, hoặc đang trong quá trình chế tạo ở doanh nghiệp.Bao gồm: Nguyên liệu (và vật tư), các loại dự trữ sản xuất khác (nhiên liệu, phụ tùng, văn phòng phẩm, bao bì…), sản phẩm dở dang, dịch vụ dở dang, tồn kho sản phẩm, tồn kho hàng hoá.”(Giáo trình kế toán Pháp, Mỹ. 2012). Như vậy, hàng tồn kho trong doanh nghiệp là bộ phận tài sản ngắn hạn dự trữ cho quá trình sản xuất, lưu thông hoặc những tài sản đang trong quá trình sản xuất chế tạo ở doanh nghiệp. 1.1.1.2. Phân loại hàng tồn kho Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau, đặc điểm, nguồn hình thành và tính chất thương phẩm cũng khác nhau. Để quản lý và sử dụng tốt hàng tồn kho, phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định thì cần phải phân loại và sắp xếp hàng tồn kho theo các phương thức nhất định: Phân loại theomục đích sử dụng:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Hàng tồn kho mua về hoặc giữ để bán trong quá trình kinh doanh: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến. Hàng tồn kho hoàn thành trong quá trình sản xuất bình thường: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. Hàng tồn kho đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang: Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
  19. 10 Hàng tồn kho dự trữ hoặc sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường. Cách phân loại này giúp cho việc xác định những thành phần hàng tồn kho nào sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác của hàng tồn kho được phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Từ đó giúp nhà quản trị ra quyết định kinh doanh dễ dàng hơn. Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: - Hàng tồn kho được mua vào gồm: Hàng mua từ bên ngoài: Là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp bên ngoài (không thuộc cùng hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp). Hàng mua nội bộ: Là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng Công ty, tổng Công ty… - Hàng tồn kho tự gia công, tự sản xuất: Là toàn bộ hàng tồn kho do doanh nghiệp tự sản xuất, gia công tạo thành. - Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: Hàng tồn kho được nhập từ liên doanh, liên kết, được biếu tặng… Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồng thời tại điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị xây dựng kế hoạch, dự toán thu mua, bảo quản, dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo cung cấp kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: Giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường. Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Giá trị hàng tồn kho dự trữ cao hơn mức dự trữ hợp lý.
  20. 11 Hàng tồn kho không cần sử dụng: Giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất. Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi cần thiết. Phân loại theo công dụng của hàng tồn kho:Hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Nguyên vật liệu: Là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hóa. Chúng được sử dụng cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp. Công cụ dụng cụ: Là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian quy định để trở thành tài sản cố định. Hàng mua đang đi đường: Là các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Sản phẩm: Sản phẩm trong các doanh nghiệp bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm, trong đó thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công đã xong, được kiểm nghiệm, nhập kho, đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu, quy cách đặt ra. Bán thành phẩm là những sản phẩm chỉ mới kết thúc một hay một số giai đoạn trong quy trình chế tạo thành phẩm. Hàng hóa: Là các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán. Hàng gửi bán: Là các loại hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi đi bán đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0