intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm chứng đường cong J tại Việt Nam - Phương pháp NARDL

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tiến hành kiểm chứng sự hiện diện của đường cong J, nghiên cứu tiến hành mở rộng trường hợp của Việt Nam, sử dụng dữ liệu thương mại song phương giữa Việt Nam và 4 đối tác thương mại quan trọng (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc), trong giai đoạn 2000Q1–2019Q1, thông qua cách tiếp cận bất đối xứng. Để thực hiện các mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp ARDL phi tuyến (NARDL), đề xuất bởi Shin và cộng sự (2014).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm chứng đường cong J tại Việt Nam - Phương pháp NARDL

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH KIỂM CHỨNG ĐƯỜNG CONG J TẠI VIỆT NAM: PHƯƠNG PHÁP NARDL LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH KIỂM CHỨNG ĐƯỜNG CONG J TẠI VIỆT NAM: PHƯƠNG PHÁP NARDL Chuyên ngành: Tài chính–Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với chủ đề “Kiểm chứng đường cong J tại Việt Nam: Phương pháp NARDL” hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Ngọc Định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi cam đoan sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và các nội dung được trình bày trong luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Nguyễn Thị Vân Anh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT (ABSTRACT) PHẦN 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................1 1.1. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu ............................................................................1 1.2. Động cơ nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5. Kết cấu nghiên cứu ...........................................................................................3 PHẦN 2: KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................4 2.1. Giới thiệu ..........................................................................................................4 2.2. Các lý thuyết cơ bản về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ........5 2.2.1. Điều kiện Marshall-Lerner (ML) ...............................................................5 2.2.2. Hiệu ứng đường cong J ..............................................................................8 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................9 2.3.1. Các bằng chứng thực nghiệm về điều kiện Marshall-Lerner .....................9 2.3.2. Các bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J ........................12 2.3.3. Các bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng đường cong J bất đối xứng ...16 PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................20 3.1. Mô hình cán cân thương mại ..........................................................................20 3.2. Phương pháp ARDL .......................................................................................22 3.3. Phương pháp NARDL ....................................................................................24 3.4. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................26
  5. 3.4.1. Cán cân thương mại song phương ............................................................27 3.4.2. Tỷ giá hối đoái thực song phương ............................................................28 3.4.3. Thu nhập trong nước và nước ngoài ........................................................30 PHẦN 4: KẾT QUẢ ................................................................................................32 4.1. Kiểm định tính dừng .......................................................................................32 4.2. Kết quả từ mô hình ARDL .............................................................................34 4.3. Kết quả từ mô hình NARDL ..........................................................................37 PHẦN 5: KẾT LUẬN .............................................................................................42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ARDL ....................... Phương pháp tự hồi quy phân phối trễ NARDL .................... Phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến RER .......................... Tỷ giá hối đoái thực song phương REER ........................ Tỷ giá hối đoái thực đa phương TB ............................. Cán cân thương mại song phương GDP .......................... Tổng sản phẩm quốc nội ML ............................ Điều kiện Marshall-Lerner
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Đóng góp thương mại của các đối tác trong năm 2018 ..............................26 Bảng 3.1. Thống kê mô tả biến cán cân thương mại song phương ..........................28 Bảng 3.2. Thống kê mô tả biến tỷ giá thực song phương. ........................................29 Bảng 3.3. Thống kê mô tả biến thu nhập thực. .........................................................31 Bảng 4.1. Kiểm định tính dừng (phương pháp ADF) ...............................................32 Bảng 4.2. Kiểm định tính dừng (phương pháp PP) ..................................................33 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy ARDL ............................................................................34 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy NARDL .........................................................................39
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Minh họa hiệu ứng đường cong J. ..............................................................9 Hình 3.1. Xu hướng của biến cán cân thương mại song phương. ............................28 Hình 3.2. Xu hướng của biến tỷ giá thực song phương. ..........................................29 Hình 3.3. Xu hướng của biến thu nhập thực. ...........................................................31
  9. TÓM TẮT Một số bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, giới nghiên cứu tin rằng sau khi phá giá tiền tệ, cán cân thương mại sẽ xấu đi trong ngắn hạn trước khi cải thiện trong dài hạn; do đó, tạo ra hiện tượng đường cong J. Bài luận văn xem xét hiện tượng trên trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và các đối tác quan trọng (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc), thông qua dữ liệu hàng quý trong giai đoạn 2000Q1–2019Q1 trong khuôn khổ mô hình ARDL tuyến tính lẫn phi tuyến. Sử dụng mô hình ARDL tuyến tính, tác giả không tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng đường cong J trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác. Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình NARDL, tác giả lại phát hiện hiệu ứng đường cong J xuất hiện duy nhất trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Điều đó cho thấy ý nghĩa của việc đề cập tính bất phi tuyến trong quá trình điều chỉnh khi nghiên cứu hiệu ứng đường cong J. Các kết quả mang lại nhiều hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam. Từ khóa: Hiệu ứng đường cong J; bất đối xứng; NARDL.
  10. ABSTRACT Some empirical evidence argued that the relationship between the exchange rate and the trade balance diff ers between the short-run and long-run. In particular, it is widely believed that following currency depreciation the trade balance deteriorates in the short-run before it improves in the long-run; thus, producing the J-curve phenomenon. This paper examines this phenomenon for bilateral relations between Vietnam and 4 of its major trading partners (namely China, US, Japan and Korea), using quarterly data for the period 2000Q1–2019Q1 within the linear as well as the non-linear ARDL framework. By employing ARDL model, we are unable to find support for the J-curve in any cases. However, when the NARDL model is used, we are able to find evidence for the J-curve in relation between Vietnam and Korea. This suggests that allowing for nonlinearity in the adjustment process is important when studying the J-curve phenomenon. These results have many implications for policy makers in Vietnam. Keywords: J-curve effect; asymmetry; NARDL.
  11. 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu Các nhà kinh tế học và hoạch định chính sách luôn quan tâm vai trò của cơ chế tỷ giá hối đoái trong việc cải thiện cán cân thương mại. Về mặt lý thuyết, bất kỳ sự mất giá (devaluation) hoặc định giá thấp (depreciation) của tỷ giá hối đoái sẽ cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh thương mại. Khái niệm đường cong J (J-curve effect) được khởi xướng bởi Magee (1973) xuất phát từ việc quan sát cán cân thương mại của Mỹ. Theo đó, sự mất giá của đồng đô la Mỹ đã làm xấu đi cán cân thương mại trong ngắn hạn trước khi có sự hồi phục trong dài hạn. Như vậy, mặc dù tuân thủ điều kiện Marshall-Lerner (sau khi phá giá tiền tệ, tổng độ co giãn giá xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn một đơn vị, thì cán cân thương mại sẽ được cải thiện), cán cân thương mại của Mỹ vẫn xấu đi trong ngắn hạn. Kể từ nghiên cứu của Magee (1973), số lượng các nghiên cứu có liên quan đường cong J đã gia tăng nhanh chóng. Gần đây, Bahmani-Oskooee và Ratha (2004), Bahmani-Oskooee và Hegerty (2010) đã cung cấp các khái niệm và hiểu biết toàn diện về hiệu ứng đường cong J. Một số nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tuyến tính và dữ liệu thương mại tổng hợp (aggregate trade data), tức là một quốc gia và phần còn lại của thế giới, như Miles (1979); Himario (1985); Bahmani-Oskooee và Malixi (1992); Bahmani- Oskooee và Alse (1994) và Lal và Lowinger (2002). Miles (1979) sử dụng dữ liệu chéo cho 15 quốc gia nhưng không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về hiệu ứng đường cong J. Himario (1985) sử dụng chuỗi thời gian cho 10 quốc gia và phát hiện sự cải thiện của cán cân thương mại ngay khi phá giá tiền tệ diễn ra. Bahmani- Oskooee và Malixi (1992) thực hiện cấu trúc chuỗi thời gian trễ Almon cho 13 quốc gia và cũng không phát hiện ra bằng chứng nào của đường cong J. Lal và Lowinger (2002) sử dụng kỹ thuật đồng liên kết Johansen và hàm phản ứng đẩy (impulse response function), và tìm thấy bằng chứng không mạnh của đường cong J. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả hỗn hợp này là hiện tượng sai lệch
  12. 2 tập hợp (aggregation bias). Điều này dẫn đến phân tích thực nghiệm đã phát triển từ việc sử dụng dữ liệu tổng hợp sang dữ liệu thương mại song phương (bilateral trade data). Một trong những nghiên cứu sử dụng dữ liệu song phương nhằm kiểm chứng sự hiện diện đường cong J tại Philippines là Harvey (2013). Sử dụng mô hình ARDL tuyến tính, một lần nữa, nghiên cứu chỉ nhận thấy hệ số ngắn hạn của tỷ giá hối đoái thực có ý nghĩa trong mô hình chứa dữ liệu Trung Quốc, đối tác duy nhất có ý nghĩa trong dài hạn. Cũng sử dụng phương pháp đồng liên kết ARDL, Lee (2018) không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự hiện diện của hiệu ứng đường cong J tại Việt Nam ngay cả khi sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp hay song phương. 1.2. Động cơ nghiên cứu Nhìn chung, những nghiên cứu vừa đề cập có một đặc điểm chung, đó là dự đoán sự thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động đối xứng lên cán cân thương mại, ngụ ý rằng việc định giá thấp của nội tệ sẽ cải thiện cán cân thương mại trong khi định giá cao sẽ dẫn đến kết quả ngược lại, với mức độ tương đương. Tuy nhiên, Bussiere (2013) khám phá rằng giá xuất khẩu và nhập khẩu phản ứng bất đối xứng với sự thay đổi tỷ giá; nói cách khác, giá cả hàng hóa giao dịch phản ứng bất đối xứng với độ lệch tỷ giá hối đoái. Với sự phát triển của phương pháp kinh tế lượng, các nghiên cứu điều tra về hiệu ứng đường cong J đang dần chuyển đổi từ cách tiếp cận tuyến tính sang cách tiếp cận phi tuyến. Gần đây, Bahmani-Oskooee và Fariditavana (2015; 2016) kiểm chứng đường cong J bằng dữ liệu song phương thông qua cách tiếp cận tuyến tính. Các tác giả còn sử dụng cách tiếp cận phi tuyến tính để xác định xem tỷ giá hối đoái thực tác động ngắn hạn và dài hạn lên cán cân thương mại là đối xứng hay không đối xứng. Một trong những kết luận quan trọng của nghiên cứu trên là chỉ ra rằng, bằng cách áp dụng cách tiếp cận phi tuyến, nghiên cứu bổ sung được kết quả quan trọng sau: hiện tượng đường cong J phi tuyến có tồn tại.
  13. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ các phát hiện trên, nhằm tiến hành kiểm chứng sự hiện diện của đường cong J, nghiên cứu tiến hành mở rộng trường hợp của Việt Nam, sử dụng dữ liệu thương mại song phương giữa Việt Nam và 4 đối tác thương mại quan trọng (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc), trong giai đoạn 2000Q1–2019Q1, thông qua cách tiếp cận bất đối xứng. Để thực hiện các mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp ARDL phi tuyến (NARDL), đề xuất bởi Shin và cộng sự (2014). 1.4. Câu hỏi nghiên cứu – Hiệu ứng đường cong J có tồn tại trong mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại chính (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc) hay không? – Hiệu ứng bất đối xứng (phi tuyến) có hiện diện trong mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương và cán cân thương mại của Việt Nam với các đối tác chính hay không? – Vai trò của các yếu tố xác định còn lại của cán cân thương mại (thu nhập trong nước và của các đối tác) là gì? 1.5. Kết cấu nghiên cứu Các phần còn lại của nghiên cứu bao gồm: Phần 2 đề cập các lý thuyết liên quan mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, cùng các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan; Phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu NARDL cùng mô tả dữ liệu nghiên cứu; Phần 4 cung cấp các kết quả thực nghiệm nhằm trả lời cho sự hiện diện của đường cong J trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại; và cuối cùng, Phần 5 đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách
  14. 4 PHẦN 2: KHUNG LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu Cán cân thương mại là chênh lệch giá trị tiền tệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia tại một thời điểm nhất định. Xuất khẩu là bán sản phẩm trong nước cho một chủ thể (agent) nước ngoài. Nhập khẩu không giống như việc mua sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia khác bởi một chủ thể trong nước. Có nhiều quan điểm khác nhau về cán cân thương mại. Phương pháp thu nhập của Keynes (Keynes income method) xem thu nhập trong nước và nước ngoài là các yếu tố quyết định của cán cân thương mại. Thu nhập trong nước tăng làm tăng nhập khẩu, kéo theo cán cân thương mại xấu đi; và bằng cách tăng thu nhập nước ngoài, xuất khẩu sẽ được tăng lên và do đó, cán cân thương mại được cải thiện. Cách tiếp cận tiền tệ (monetary approach) lại xem xét cung tiền nước ngoài và trong nước là các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Cung tiền trong nước tăng làm cho người dân tăng chi tiêu các tài sản tài chính và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu nhằm cân bằng danh mục đầu tư, và do đó làm cán cân thương mại xấu đi. Mặt khác, tăng cung tiền nước ngoài khiến người dân nước ngoài tăng chi tiêu hàng nhập khẩu nước ngoài, đồng nghĩa làm tăng xuất khẩu trong nước. Trong phương pháp tiếp cận độ co giãn (elasticity approach), tỷ giá hối đoái được nhấn mạnh là yếu tố quan trọng nhất để xác định cán cân thương mại. Phá giá đồng nội tệ có thể làm giảm giá hàng xuất khẩu và tăng giá hàng nhập khẩu tính theo ngoại tệ. Vì vậy, phá giá giúp làm tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Alfred Marshall tuyên bố điều kiện cán cân thương mại được cải thiện sau khi phá giá nội tệ như sau: tổng giá trị tuyệt đối của độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn một đơn vị. Nếu tổng độ co giãn nhỏ hơn một thì cán cân thương mại có thể phản ứng bất thường (xấu đi). Vấn đề này đã được Abba Lerner chứng minh và được gọi là điều kiện Marshall-Lerner (ML) trong lý thuyết kinh tế.
  15. 5 2.2. Các lý thuyết cơ bản về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại 2.2.1. Điều kiện Marshall-Lerner (ML) Hệ thống tiền tệ quốc tế và lý thuyết tiền tệ đã được thay đổi phần lớn theo thời gian. Trong quá trình chuyển đổi từ chế độ bản vị vàng (gold standard monetary system), hệ thống tiền tệ liên chiến (the inter-war monetary system), hệ thống tiền tệ Bretton Woods và sang hệ thống tiền tệ thả nổi (floating-rate monetary system), các quan điểm liên quan việc làm thế nào các hệ thống tiền tệ này ảnh hưởng giá trị tiền tệ lên cán cân thương mại của các quốc gia đã được nghiên cứu bởi các nhà kinh tế. Trong khi đó, sau sự sụp đổ của hệ thống Brett Woods năm 1973 và việc thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, việc đánh giá tác động của định giá lại (revaluation) đối với cán cân thương mại đã được đổi mới ở các nước đang phát triển và phát triển. Thông thường, nhiều nhà kinh tế và chính trị gia tin rằng sự mất giá của đồng nội tệ cung cấp các điều kiện cạnh tranh tốt hơn để cạnh tranh với các quốc gia khác. Họ tin rằng sự mất giá nội tệ của một quốc gia làm cho hàng hóa rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh và tạo lợi thế đặc biệt bằng cách tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu (cải thiện cán cân thương mại) cho quốc gia. Nói cách khác, sự mất giá của đồng nội tệ giúp cải thiện tình hình cán cân thương mại. Đây được coi là một cẩm nang hoạch định chính sách để cải thiện tình hình cán cân thương mại. Cán cân thương mại là một trong những vấn đề kinh tế quan trọng nhất và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của cán cân thương mại của đất nước là do thông tin quan trọng được cung cấp về tình trạng quốc tế và quan hệ của một quốc gia với các quốc gia khác. Nhà hoạch định chính sách kinh tế cố gắng cân bằng cán cân thương mại và xem xét các cách thức để cải thiện thâm hụt cán cân thương mại. Theo các lý thuyết kinh tế, một trong những công cụ chính sách kinh tế để loại bỏ thâm hụt cán cân thương mại là phá giá tiền tệ. Chính sách phá giá, nhằm cải thiện tình hình cán cân thương mại hoặc bù đắp tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, được áp dụng bằng cách giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Các nghiên cứu ứng dụng cho thấy việc thực hiện chính sách phá giá đòi hỏi nhiều
  16. 6 tác động khác nhau đối với cán cân thanh toán của các nước đang phát triển. Tác động của mất giá đối với cán cân thương mại phụ thuộc vào việc thiết lập điều kiện Marshall-Lerner và các chính sách tài chính và tiền tệ được thực hiện tại thời điểm thực hiện chính sách này. Trình bày toán học của điều kiện Marshall‐Lerner dựa trên một số giả định cụ thể. Chee-Wooi và Tze-Haw (2008) nhấn mạnh rằng theo điều kiện Marshall- Lerner (ML), cán cân thương mại có thể cải thiện sau khi giảm giá tiền tệ chỉ khi tổng độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn một. Theo Sasakura và Kulkarn, những giả định này bao gồm: 1. Không có tài khoản vốn trong cán cân thanh toán, giả định này đồng nghĩa không có dòng vốn vào hoặc ra khỏi nền kinh tế, do đó cán cân thanh toán tương đương với cán cân thương mại. 2. Độ co giãn cung cho hàng nhập khẩu và độ co giãn cung cho hàng xuất khẩu là vô hạn (infinite). Nói cách khác, không có ràng buộc cung (supply constraint). Điều này có nghĩa là có đủ nguồn cung cho bất kỳ số lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu nào được yêu cầu. 3. Cán cân thương mại tại thời điểm phá giá là bằng không. Nói cách khác, giả định rằng tài khoản vãng lai bắt đầu bằng số không (tại vị trí cân bằng) trước khi phá giá tiền tệ. Theo Krugman và Obstfeld, nếu tài khoản vãng lai ban đầu không bằng không thì điều kiện Marshall-Lerner trở nên phức tạp hơn nhiều. Biễu diễn toán học của của điều kiệm ML dựa theo Salvatore (2001) được trình bày như sau, đặt: PX và PM tương ứng là giá cả ngoại tệ cho hàng xuất khẩu và nhập khẩu; Q X và Q M tương ứng là số lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu; VX và VM tương ứng là giá trị ngoại tệ cho hàng xuất khẩu và nhập khẩu; nX và nM tương ứng là độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu.
  17. 7 Khi đó, cán cân thương mại (B) được xác định như sau: B = VX − VM = Q X × PX − Q M × PM do đó: ∂B = k[Q X × PX × (nX − 1) + nM × Q M × PM ] Nếu bắt đầu với: B = Q X × PX − Q M × PM = 0 Khi đó: ∂B = k[Q X × PX × (nX + nM − 1)] và ∂B > 0 nếu: nX + nM − 1 > 0 hay nX + nM > 1 trong đó, cả nX và nM đều dương. Nếu sự giảm giá (phá giá) diễn ra trong điều kiện VX < VM , nM nên nhận tỷ trọng tương ứng lớn hơn nX , và điều kiện ML cho thị trường ngoại hối ổn định trở nên dễ dàng thỏa mãn hơn: nX + (VM /VX )nM > 1 Nếu độ co giãn giá của cung nước ngoài đối với hàng nhập khẩu (eM ) và cung hàng xuất khẩu của nó (eX ) là hữu hạn, eM và eX càng nhỏ, thị trường ngoại hối càng ổn định, ngay cả khi: nX + nM < 1 Điều kiện ML cho sự ổn định thị trường ngoại hối khi eM và eX không vô hạn được cho bởi: eX × eM > nX × nM Nếu hướng của bất đẳng thức này đảo chiều, TOT (giá hàng xuất khẩu chia giá hàng nhập khẩu) của quốc gia phá giá tiền tệ được cải thiện. Nếu 2 vế bất đẳng thức
  18. 8 bằng nhau, TOT không đổi. Lý thuyết Marshall-Lerner được biết đến với sự đơn giản và hiệu quả của nó trong việc giải thích điều kiện cần thiết cho việc cải thiện cán cân thương mại do phá giá tiền tệ trong cách tiếp cận độ co giãn. Tuy nhiên, phiên bản phức tạp hơn của phân tích dựa trên lý thuyết Marshall-Lerner xảy ra khi nó liên quan đến các giả định tiêu chuẩn cơ bản khác nhau, đó là điều kiện ban đầu: cân bằng thương mại (balanced trade) cùng độ co giãn cầu vô hạn của hàng hóa xuất nhập khẩu (Hermawan, 2011). 2.2.2. Hiệu ứng đường cong J Theo Hooy và Chan (2008), hiệu ứng đường cong J sẽ xảy ra khi một quốc gia phá giá đồng tiền của nó; ảnh hưởng ban đầu là cán cân thương mại sẽ xấu đi, nhưng theo thời gian, người tiêu dùng và nhà sản xuất điều chỉnh theo sự thay đổi của giá hàng hóa thực và kết quả là cán cân thương mại được cải thiện như trong Hình 2.1. Akbostanci (2004) đã giải thích hiệu ứng đường cong J bằng cách nhấn mạnh rằng ban đầu khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu sẽ không thay đổi nhiều do các hợp đồng thương mại đã được đàm phán trước vài tháng. Phá giá thực sẽ làm cho mức nhập khẩu được xác định trước tốn kém hơn khi tính theo nội tệ và do đó, giá trị nhập khẩu sẽ tăng trong khi giá trị xuất khẩu sẽ không thay đổi nhiều, làm mất cân bằng thương mại ngay sau khi phá giá thực. Thời gian trôi qua, cả người sản xuất và người tiêu dùng sẽ phản ứng nhanh hơn và số lượng bắt đầu điều chỉnh theo sự thay đổi trong giá tương đối của hàng hóa trong nước, và do đó, cán cân thương mại bắt đầu cải thiện (Akbostanci, 2004). Hacker và Hatemi (2004) liệt kê các lý do sau đây nhằm giải thích phản ứng chậm của số lượng xuất khẩu và nhập khẩu khi nội tệ bị mất giá:  Độ trễ công nhận (recognition lag): độ trễ trong nhận thức thị trường về các điều kiện cạnh tranh thay đổi.  Độ trễ quyết định (decision lag): độ trễ trong việc thiết lập các đơn đặt hàng mới và kết nối kinh doanh.
  19. 9  Độ trễ giao hàng (delivery lag): độ trễ trong thanh toán đơn hàng cũ (dựa trên giá cũ) cho đến khi giao hàng.  Độ trễ thay thế (replacement lag): độ trễ trong việc thay thế thiết bị quá hạn hoặc hàng tồn kho đã sử dụng  Độ trễ sản xuất (production lag): độ trễ trong việc sửa đổi năng lực cung ứng và mẫu hình cung ứng, do thời gian cần thiết để thuyết phục các nhà cung cấp rằng các điều kiện thay đổi là đủ về quy mô và tính lâu dài để biện minh cho các sửa đổi. Cán cân thương mại Hình 2.1. Minh họa hiệu ứng đường cong J. Nguồn: Suwanhirunkul và Masih (2018). 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm 2.3.1. Các bằng chứng thực nghiệm về điều kiện Marshall-Lerner Harvestay-Mamo và cộng sự (2014) xác minh điều kiện Marshall-Lerner trong mối quan hệ thương mại giữa Malaysia và Mỹ. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ không đáng kể giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại, đồng nghĩa điều kiện Marshall-Lerner không được xác nhận ở Malaysia. Kapvral và cộng sự (2014) đánh giá điều kiện Marshall-Lerner tại Kenya bằng dữ liệu hàng tháng từ năm 1996 đến năm 2011. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ đáng kể giữa cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái thực và doanh thu tương đối (relative revenue), do đó, điều kiện Marshall-Lerner được xác nhận trong nền kinh tế của quốc gia này. Crohn Kan (2014) đánh giá điều kiện Marshall-Lerner trong thương mại song phương giữa
  20. 10 Malaysia và các đối tác thương mại bao gồm Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Singapore và Mỹ, và phân tích vai trò của phá giá tỷ giá hối đoái thực và tác động của chúng đối lên cán cân thương mại. Kết quả chỉ ra rằng điều kiện Marshall- Lerner được xác nhận ở cả 5 quốc gia (khu vực) được đề cập. Bahmani-Oskooee và cộng sự (2012) nghiên cứu thương mại song phương ở Mỹ và Hàn Quốc và 96 ngành công nghiệp xuất khẩu và 29 ngành công nghiệp nhập khẩu tại Mỹ. Kết quả chỉ ra rằng tỷ giá có tác động ngắn hạn đáng kể đối với nhiều ngành xuất khẩu và nhập khẩu; và trong dài hạn, chỉ có 16 ngành xuất khẩu và 7 ngành nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi biến động (một số tích cực, một số tiêu cực) của tỷ giá, và các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Singh (2012) khi đánh giá quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại song phương ở Trung Quốc đã kết luận rằng: giá trị thực của đồng Nhân dân tệ sẽ có tác động tiêu cực đến cả nhập khẩu và xuất khẩu, và sự tương tác của đồng Nhân dân tệ trong cán cân thương mại của Trung Quốc, và do đó, cán cân thương mại của Trung Quốc nói chung sẽ bị hạn chế. Bahmani-Oskooee và Hajili (2011) đánh giá tác động của tỷ giá lên thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Thụy Điển bằng cách thu thập dữ liệu thương mại xuất khẩu nhập khẩu của 87 ngành công nghiệp giữa Mỹ và Thụy Điển. Kết quả cho thấy biến động tỷ giá hối đoái có tác động ngắn hạn đáng kể đến dòng chảy thương mại giữa hai nước, gần 2/3 trong số các ngành này. Tuy nhiên, hiệu ứng ngắn hạn của 1/3 còn lại được thay đổi thành hiệu ứng dài hạn. Hơn nữa, nhìn chung, việc giảm giá trị thực của đồng Krona so với đồng đô la có lợi đối với cán cân thương mại giữa hai nước. Hassani và Akhoondzadeh (2014) kiểm tra cán cân thương mại song phương giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ giá hối đoái không chắc chắn bằng cách sử dụng mô hình STAR trong giai đoạn 1987 đến 2010, xuất phát từ mối quan hệ quan trọng giữa cán cân thương mại và chính sách ngoại hối. Với sự không chắc chắn của chỉ số tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái thực (RLS của Iran và Liras Thổ Nhĩ Kỳ) được tính toán như biến chọn lọc thông qua mô hình GARCH. Kết quả chỉ ra cán cân thương mại giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là phù hợp với mẫu và bậc phi tuyến tính. Tỷ giá hối đoái thực có mối quan hệ đáng kể và tích cực với cán cân thương mại trên cả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2