intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài luận văn được tác giả tập trung nghiên cứu về sự tác động của một số biến vĩ mô đến giá vàng. Có nhiều nguyên nhân gây nên biến động giá vàng, và đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến trong thời gian gần đây. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN THANH KIỂM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN THANH KIỂM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số : : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Kiểm định ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Năng. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP.HCM, ngày tháng 10 năm 2014 Tác giả Phạm Văn Thanh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU TÓM TẮT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN GIÁ VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 Tổng quan về lạm phát ...................................................................................... 1 1.1.1 Khái niệm lạm phát ................................................................................ 1 1.1.2 Phân loại lạm phát .................................................................................. 1 1.1.3 Đo lường lạm phát .................................................................................. 2 1.1.4 Các nguyên nhân gây ra lạm phát .......................................................... 2 1.1.4.1 Tổng cầu ..................................................................................... 2 1.1.4.2 Nhu cầu xuất khẩu ...................................................................... 3 1.1.4.3 Sự gia tăng của các loại chi phí trong nền kinh tế ...................... 3 1.1.4.4 Các yếu tố khác ........................................................................... 4 1.1.5 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế .................................................. 5 1.1.5.1 Tác động tích cực........................................................................ 5 1.1.5.2 Tác động tiêu cực........................................................................ 5 1.2 Tổng quan về tỷ giá hối đoái .............................................................................. 6 1.2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái .................................................................. 6 1.2.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái .................................. 6
  5. 1.2.3 Các loại tỷ giá hối đoái cơ bản ............................................................... 7 1.2.3.1 Phân loại theo chế độ quản lý ngoại hối .................................... 7 1.2.3.2 Phân loại theo kỹ thuật giao dịch................................................ 7 1.2.3.3 Phân loại theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực .............................................................................. 7 1.2.4 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế ................................... 8 1.3 Tổng quan về giá vàng ....................................................................................... 10 1.3.1 Đôi nét về bản vị vàng ........................................................................... 10 1.3.2 Vai trò của vàng trong nền kinh tế ......................................................... 14 1.3.3 Các yếu tố tác động đến giá vàng .......................................................... 17 1.3.3.1 Chính sách điều hành kinh tế của NHNN .................................. 18 1.3.3.2 Lạm phát ................................................................................... 18 1.3.3.3 Giá dầu ....................................................................................... 19 1.3.3.4 Yếu tố chính trị .......................................................................... 19 1.3.3.5 Cung và cầu vàng........................................................................ 19 1.3.3.6 Niềm tin vào USD ..................................................................... 20 1.3.3.7 Sức khỏe các nền kinh tế lớn ..................................................... 20 1.3.3.8 Một số yếu tố khác ..................................................................... 20 1.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................................. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam...................................................................... 26 2.1.1 Giai đoạn 1989-1999 ............................................................................ 26 2.1.2 Giai đoạn 2000-2013 ............................................................................ 27 2.2 Thực trạng tỷ giá USD/VND tại Việt Nam ........................................................ 29 2.2.1 Giai đoạn 1989-1999 ............................................................................ 29 2.2.2 Giai đoạn 2000-2013 ............................................................................ 30
  6. 2.3 Thực trạng giá vàng Việt Nam và thế giới ......................................................... 32 2.3.1 Giai đoạn 1989-1999 ............................................................................ 32 2.3.2 Giai đoạn 2000-2013 ............................................................................ 34 2.4 Hậu quả của việc tăng giá vàng.......................................................................... 39 2.5 Phân tích sự tác động lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng trong nước .................................................................................. 41 2.5.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 41 2.5.2 Dữ liệu .................................................................................................. 44 2.5.2.1 Nguồn dữ liệu ............................................................................. 44 2.5.2.2 Giai đoạn nghiên cứu .................................................................. 44 2.5.2.3 Đơn vị tính của các biến ............................................................. 44 2.5.2.4 Danh mục các biến ..................................................................... 45 2.5.3 Kiểm định sự tác động ......................................................................... 45 2.5.3.1 Đo lường hệ số tương quan giữa các biến .................................. 45 2.5.3.2 Kiểm định sự tác động giữa các biến.......................................... 46 2.5.3.3 Kiểm định biến thừa trong mô hình kiểm định .......................... 47 2.5.3.4 Kiểm định một số khuyết tật của mô hình .................................. 49 2.5.3.4.1 Kiểm định phương sai thay đổi .................................. 49 2.5.3.4.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ........................ 52 2.6 Đánh giá sự tác động của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái USD/VND lên giá vàng trong nước ........................................................... 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
  7. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KIỀM CHẾ TỶ GIÁ 3.1 Rút ngắn khoảng cách giá giữa thị trường vàng trong nước và thế giới ............ 58 3.2 Kiểm soát tỷ giá ................................................................................................. 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA VÀ BẢNG BIỂU Hình 1.1: Hiệp ước Bretton Woods .......................................................................... 12 Hình 1.2 : Sức mua của USD qua từng năm .......................................................... 15 Hình 1.3: So sánh sức mua của USD và vàng ......................................................... 16 Hình 1.4: So sánh sức mua của vàng trong năm 1971 và 2013 .............................. 17 Hình 1.5: Nhu cầu vàng của thế giới theo từng năm ............................................... 19 Hình 2.1: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 1989-1999................................................ 26 Hình 2.2: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000-2013................................................ 27 Hình 2.3: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 1989-1999 ................................................... 29 Hình 2.4: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2000-2013 ................................................... 30 Hình 2.5: Giá vàng thế giới giai đoạn 1985-2013 ................................................... 32 Hình 2.6: Giá vàng Việt Nam giai đoạn 1989-1999 ................................................ 33 Hình 2.7: Giá vàng thế giới năm 2013 .................................................................... 36 Hình 2.8: Giá vàng Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ................................................ 37 Hình 2.9: Giá vàng Việt Nam năm 2013 .................................................................. 38 Bảng 2.1: Hệ số tương quan giữa giá vàng, giá dầu và lạm phát ........................... 42 Bảng 2.2: Bảng hệ số tương quan giữa các biến kiểm định .................................... 45 Bảng 2.3: Bảng hệ số kiểm định các biến ................................................................ 46 Bảng 2.4: Bảng kiểm định biến thừa trong mô hình kiểm định ............................... 48 Bảng 2.5: Bảng kiểm định phương sai thay đổi trong mô hình kiểm định .............. 50 Bảng 2.6: Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi mô hình kiểm định ........... 51 Bảng 2.7: Bảng kiểm định hiện tượng tự tương quan .............................................. 53 Bảng 2.8: Bảng kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................. 55 Hình 3.1: Một số chính sách tiêu biêu về quản lý vàng của Chính phủ ................. 60 Hình 3.2: Chênh lệch giá vàng thế giới và giá vàng trong nước ............................ 62
  9. DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NHTW Ngân hàng Trung Ương NHTM Ngân hàng Thương mại OLS Ordinary Least Square - Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất Oz Ounce SJC Công ty TNHH MTV Vàng Bạc đá quý Sài Gòn TCTD Tổ chức tín dụng TGHĐ Tỷ giá hối đoái USD Đồng Đô la Mỹ VND Việt Nam Đồng GOLD_VN Biến giá vàng Việt Nam INF Biến lạm phát tại Việt Nam GOLD_WORLD Biến giá vàng thế giới EXC Biến tỷ giá hối đoái USD/VND
  10. LỜI MỞ ĐẦU ***************************** 1.1. Lý do chọn đề tài Sự biến động của giá vàng được đánh giá là vượt ngoài tầm dự đoán của hầu hết chính phủ trên thế giới. Vấn đề vàng hóa và USD hóa luôn đe dọa nền kinh tế. Kiềm chế và kiểm soát tốt giá vàng sẽ đóng góp vai trò đáng kể trong việc điều hành các chính sách tiền tệ và tài khóa của một quốc gia. Cùng với tiền đồng Việt Nam và một số loại ngoại tệ khác, vàng luôn được xem là tài sản tích trữ an toàn của người dân. Không những thế, đối với các nhà đầu tư thì vàng cũng được xem là một kênh đầu tư hiệu quả ngoài bất động sản và chứng khoán. Tuy nhiên giá vàng trong nước đã trải qua nhiều biến động trong những năm qua, đặc biệt là luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố, từ đó gây nên tình trạng bất ổn cho nền kinh tế. Hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc tác động đến giá vàng của các yếu tố vĩ mô trên thế giới, tuy nhiên, việc xác định rõ các yếu tố vĩ mô nào có sự tác động đến giá vàng đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam là một điều hết sức quan trọng, nó giúp cho các nhà hoạch định kinh tế hiểu và nắm bắt những yếu tố then chốt trong việc kiểm soát giá vàng trong nước, từ đó chỉ ra các biện pháp bình ổn giá vàng trong nước. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Hiểu rõ và phân tích sự tác động của lạm phát đến giá vàng trong nước, đồng thời tìm hiểu sự tác động của một số biến kinh tế khác như giá vàng thế giới, tỷ giá hối đoái… nhằm xác định các yếu tố có mối liên quan, từ đó có những biện pháp tác động trong việc điều hành thị trường theo ý muốn của NHNN và Chính phủ. Bài luận văn được tác giả tập trung nghiên cứu về sự tác động của một số biến vĩ mô đến giá vàng. Có nhiều nguyên nhân gây nên biến động giá vàng, và đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên,
  11. theo tác giả, sự tác động của các yếu tố như lạm phát, giá vàng thế giới và TGHĐ lên giá vàng trong nước cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, nhằm rút ra được những bài học bổ ích, ứng dụng vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế còn non trẻ, giá vàng luôn cao hơn so với giá vàng thế giới tại cùng một thời điểm và công cuộc kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tài chính hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Sự tác động của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VND đến giá vàng trong nước. 1.4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu : chỉ số lạm phát Việt Nam, giá vàng trong nước, giá vàng thế giới và TGHĐ USD/VND. Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 1989 – 2013. 2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Bài nghiên cứu hi vọng sẽ cung cấp thông tin và những luận cứ khoa học để các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng, đặc biệt là yếu tố lạm phát, giá vàng thế giới và tỉ giá hối đoái. Từ đó, đứng trên phương diện là những nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có thể nhận thức được vấn đề, đưa ra những chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm kiểm soát tính ổn định của thị trường vàng trong nước nhằm nâng cao tính an toàn cho nền kinh tế. 3. Kết cấu của đề tài: Bài luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về ảnh hưởng của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng trong nền kinh tế
  12. Chương II: Phân tích tác động của lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái đến giá vàng tại Việt Nam Chương III: Một số khuyến nghị về chính sách quản lý thị trường vàng và kiềm chế tỷ giá
  13. TÓM TẮT Bài nghiên cứu tiến hành nghiên cứu tổng quan về sự tác động của một số biến vĩ mô như lạm phát, giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái lên giá vàng tại Việt Nam, giai đoạn 1989-2013. Với 25 biến quan sát, tác giả sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất OLS nhằm kiểm định sự tác động của các biến vĩ mô nói trên đến giá vàng, thông qua việc chứng minh bằng mô hình định lượng. Kết quả thu được từ mô hình cho thấy, biến lạm phát không có sự tác động rõ ràng nào lên giá vàng trong nước, thay vào đó, tác giả nhận thấy sự tác động của biến giá vàng thế giới và tỷ giá hối đoái là rất lớn và có ý nghĩa thống kê. Điều này là phù hợp với diễn biến thực tế, khi Việt Nam đang trong tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung vàng từ nhập khẩu. Từ khóa: Giá vàng, lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá vàng thế giới, mô hình, kiểm định
  14. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT, GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN GIÁ VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 1.1 Tổng quan về lạm phát 1.1.1 Khái niệm lạm phát Theo định nghĩa của kinh tế học thì sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung trong nền kinh tế sẽ hình thành lạm phát. Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác nhau thì lạm phát là sự phá giá của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Nếu nền kinh tế xuất hiện lạm phát thì với cùng một đơn vị tiền tệ cho trước, lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua được sẽ giảm theo thời gian. Hay nói một cách khác, trong bối cảnh lạm phát, chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định. 1.1.2 Phân loại lạm phát Thông thường để phân loại lạm phát, các nhà kinh tế thường dựa theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, theo đó lạm phát được chia làm một số loại chính như sau: Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bởi mức giá tăng chậm và nói chung có thể dự đoán trước được vì loại lạm phát này tương đối ổn định, tốc độ đồng tiền bị mất giá không lớn và chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh. Loại lạm phát này thường được các nước phát triển duy trì như một chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển. Lạm phát phi mã: khi mức độ lạm phát dao động trong khoảng hai hoặc ba chữ số một năm. Nếu nền kinh tế đối mặt với lạm phát phi mã kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, đồng tiền bị mất giá rất nhanh, người dân hạn chế nắm giữ tiền mặt mà chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
  15. 2 Siêu lạm phát: là sự gia tăng quá mức trong cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách quá lớn, với tốc độ gia tăng lạm phát còn hơn cả lạm phát phi mã. Theo thời gian tình hình thâm hụt ngân sách sẽ trở nên không thể kiểm soát được, lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP, làm tăng thâm hụt ngân sách và chính phủ sẽ phải dựa nhiều hơn vào phát hành tiền, mà điều này sẽ đẩy lạm phát dâng lên cao hơn. 1.1.3 Đo lường lạm phát Trong thực tế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát trên toàn thế giới đều được tính trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số giá tiêu dùng đo lường biến động giá của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định được mua bởi một người tiêu dùng điển hình. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá theo thời gian. Ngoài ra, một số chỉ số giá khác được sử dụng rộng rãi cho việc tính toán lạm phát giá cả bao gồm: Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường sự thay đổi trung bình trong giá của nhà sản xuất trong nước nhận được cho đầu ra của họ, Chỉ số giá hàng hóa đo lường giá của sự lựa chọn các mặt hàng và chỉ số giá cơ bản. 1.1.4 Các nguyên nhân gây ra lạm phát 1.1.4.1 Tổng cầu Lạm phát về thực chất là sự mất giá của đồng tiền so với hàng hóa, dịch vụ, với nguyên nhân chung là sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu, mà biểu hiện là sự mất cân đối giữa mối quan hệ tiền – hàng. Khi mức sản lượng của tổng cầu gia tăng đáng kể và đến một điểm tới hạn, khi đã vượt quá mức tự nhiên sẽ gây ra lạm phát. Nguyên nhân được lý giải là khi hiện trạng của nền kinh tế có nhu cầu tiêu dùng vượt xa năng lực sản xuất hiện tại của nền kinh tế tại thời điểm xác định. Hai yếu tố quan trọng trong tổng cầu có sự tác động mạnh lên lạm phát là tiêu dùng và đầu tư. Khi đó, người tiêu dùng chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà có vẻ dễ chịu hơn về mặt giá cả của mặt hàng đó. Từ đó, họ có thể sẵn lòng trả mức giá cao hơn khi so sánh với những thời
  16. 3 điểm trước đó, làm cho lạm phát dâng lên và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: điều này phụ thuộc ở niềm tin vào nền kinh tế trong tương lai hay khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư, từ đó tạo cho họ có động lực tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng lên. 1.1.4.2 Nhu cầu xuất khẩu Khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, hoặc nhằm tìm kiếm tỉ suất sinh lợi cao hơn cho sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước gia tăng, sẽ dẫn đến sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp dành cho việc tiêu thụ trong nước sẽ bị giảm đáng kể, vô hình chung làm cho sự khan hiếm hàng hóa trong nước gia tăng, từ đó, đẩy mức giá trong nước tăng cao, tạo ra động lực cho lạm phát gia tăng. Ngoài ra, khi nhu cầu xuất khẩu gia tăng, đồng nghĩa với việc đất nước thu về một lượng lớn vốn từ nước ngoài làm lượng cung tiền trong nền kinh tế gia tăng sẽ là một rủi ro tiềm tàng trong việc gia tăng lạm phát, đặc biệt trong chế độ TGHĐ cố định. 1.1.4.3 Sự gia tăng các loại chi phí trong nền kinh tế Khi các loại chi phí trong nền kinh tế nhất loạt gia tăng, sẽ tạo động lực cho lạm phát tăng cao. Có thể kể đến một số loại chi phí chính là nguyên nhân gây ra lạm phát như: tiền lương, giá xăng dầu, tiền điện, nước, thuế gián thu, giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào.... Trước áp lực của lạm phát gia tăng mỗi năm làm giảm tiền lương thực tế của người dân, doanh nghiệp sẽ có xu hướng xoa dịu nhân viên của mình bằng cách tăng lương để giữ nhân viên giỏi, hoặc với lý do chính là muốn duy trì hoạt động ổn định của công ty. Kết quả là doanh nghiệp sẽ tăng giá bán thành phẩm để lấy lại phần chi phí lương gia tăng. Điều này sẽ có tác động mạnh mẽ lên thị trường, trong trường hợp nền kinh tế tồn tại những công ty độc quyền, hoặc có lợi thế sản xuất lớn. Kết quả là giá cả của hầu hết mặt hàng trong xã hội tăng theo thời gian.
  17. 4 Hay như việc Chính phủ tìm cách gia tăng những loại thuế tác động đến các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Khi cân đối thu chi của một nền kinh tế có vấn đề: thu không bù nổi chi, sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế. Chính phủ tìm mọi cách để cân đối thu chi bằng cách thiết lập một loạt các chính sách kinh tế vĩ mô, mà việc tăng thuế là một trong những biện pháp hữu hiệu. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá. Kết quả là dự trữ quốc gia của NHTW tăng lên, đồng thời cung tiền cũng tăng từ nguồn thu thuế, như vậy thay đổi thuế gián thu dường như có tác động khá mạnh tới lạm phát. Đối với những nền kinh tế nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, thì việc phụ thuộc vào giá nhập nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng hóa trong nước rất được quan tâm. Chỉ cần có sự biến động nhỏ về giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng sẽ tác động đến chi phí của doanh nghiệp sản xuất. Khi mức chịu đựng sự tác động của giá cả đầu vào vượt qua mức tới hạn, thì phản ứng đầu tiên của doanh nghiệp đó là tăng giá bán sản phẩm. Như một vòng luẩn quẩn, chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ vì giá bán thành phẩm liên tục tăng cao. 1.1.4.4 Các yếu tố khác Tình trạng USD hóa và vàng hóa trong nền kinh tế cũng có thể gây ra những tác động khá lớn đến lạm phát. Khi nền kinh tế thu hút một lượng lớn vàng và USD lưu thông nhưng trong khi đó, tốc độ sản xuất sản phẩm của đất nước lại không theo kịp thì đó sẽ là một cơ hội cho lạm phát phát triển. Một khi hiện tượng USD hóa và vàng hóa tăng lên, người dân sẽ hiển nhiên xem vàng và USD như phương tiện thanh toán, từ đó, tổng phương tiện thanh toán, hay nói cách khác là tổng tiền trong nền kinh tế tăng lên, tác động xấu đến sức mua của đồng tiền nội tệ nước đó. Ngoài ra, có thể nhận thấy giá vàng trong nước luôn biến động theo chiều hướng thuận với giá vàng thế giới, nhưng giá vàng trong nước luôn luôn chênh lệch cao hơn 7 đến 10% giá trị trên một Oz quy đổi. Từ đó, lòng tin đối với giá vàng lại càng được tăng cao hơn, dẫn đến sút giảm sự tin tưởng vào đồng nội tệ.
  18. 5 1.1.5 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế 1.1.5.1 Tác động tích cực Lạm phát không hoàn toàn là xấu, ngược lại, một tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ có lợi cho sự phát triển, là chất bôi trơn để kích thích các nguồn lực trong nền kinh tế. Nâng cao sự năng động của thị trường: lạm phát tạo ra sự chênh lệch giá cả trong hàng hóa và dịch vụ, từ đó kích thích sự thay đổi trong phương thức sản xuất và thương mại, từng bước cải thiện theo chiều hướng năng động, cạnh tranh hơn. Tạo lợi thế xuất khẩu: lạm phát sẽ làm đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, từ đó tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc phát huy các lợi thế sẵn có nhằm gia tăng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Điều chỉnh thị trường lao động: trong nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tỉ lệ thất nghiêp, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng chính lạm phát sẽ gây ra tỉ lệ thất nghiệp cố định, và người lao động sẽ phải cạnh tranh nhau trong việc nâng cao tay nghề, cạnh tranh chỗ làm việc với nhau, từ đó năng lực chuyên môn không ngừng được cải thiện. 1.1.5.2 Tác động tiêu cực Trong hoạt động sản xuất kinh doanh: khi lạm phát ở mức độ cao và kéo dài trong khi giá cả hàng hóa tăng liên tục nhưng quy mô sản xuất không tăng hoặc giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liên tục thì cơ cấu nền kinh tế sẽ dần lâm vào tình trạng mất cân đối. Nguyên nhân là do tâm lý “chờ thời” của các nhà đầu tư, họ sẽ có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kì ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, tránh đầu tư vào những ngành sản xuất có chu kì dài, thời gian thu hồi vốn chậm. Trong lĩnh vực thương mại: giá trị tiền giấy trong nền kinh tế bị mất giá trị theo thời gian sẽ là vật cản cho người dân trong việc nắm giữ tiền giấy trong lưu thông. Người dân sẽ chuyển qua những tài sản được đánh giá là “vịnh tránh bão”,
  19. 6 bảo vệ tài sản của họ tốt hơn như đầu cơ tích trữ vàng, cổ phiếu, bất động sản... từ đó gây ra sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền kinh tế. Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng: hoạt động tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán, và thua lỗ trong kinh doanh dẫn hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát. 1.2 Tổng quan về tỷ giá hối đoái 1.2.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái Trong tài chính, TGHĐ (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác, và TGHĐ cũng được hiểu là sự so sánh giá trị đồng tiền của một quốc gia đối với một tiền tệ khác. TGHĐ được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Những mối quan hệ về kinh tế như quan hệ buôn bán, quan hệ đầu tư giữa các nước, các nhóm nước với nhau tất yếu dẫn đến việc cần có sự trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau dựa trên cơ sở TGHĐ. 1.2.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Trong mối quan hệ với TGHĐ có nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá, có thể liệt kê một số yếu tố như sau: - Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia. - Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế tác động đến sự dao động của tỷ giá. - Chênh lệch lãi suất giữa các nước. - Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước. - Độ mở nền kinh tế. - Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nước. - Ảnh hưởng yếu tố tâm lý trước việc điều chỉnh tỷ giá dẫn đến việc găm giữ ngoại tệ, đầu cơ. - Các nhân tố khác như khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công, thiên tai…
  20. 7 1.2.3 Các loại tỷ giá hối đoái cơ bản TGHĐ được chia ra làm rất nhiều loại tùy theo mục đích, tiêu thức phân loại, một số loại TGHĐ thường gặp được liệt kê như sau: 1.2.3.1 Phân loại theo chế độ quản lý ngoại hối Tỷ giá chính thức: là loại tỷ giá được công bố bởi NHTW của mỗi nước. Tỷ giá này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của NHTW. Tỷ giá kinh doanh: là loại tỷ giá cơ sở phục vụ trong kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷ giá này do NHTM, TCTD đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá là tỷ giá chính thức do NHTW công bố. Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán. Tỷ giá chợ đen (hay còn gọi là tỷ giá thị trường tự do): là loại tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức, và không được nhà nước thừa nhận. 1.2.3.2 Phân loại theo kỹ thuật giao dịch Tỷ giá giao ngay (Spot rate): là loại tỷ giá do TCTD yết giá tại thời điểm giao dịch. Việc thanh toán giữa các bên mua bán phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán. Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (Forward rate): là loại tỷ giá giao dịch do các TCTD yết giá cho các giao dịch dài hạn, trong đó thời gian giữa ngày ký hợp đồng và ngày giao tiền thông thường từ 1 tháng trở lên. Ngoài ra còn có tỷ giá mua vào (Bid rate); Tỷ giá bán (Ask rate); Tỷ giá tiền mặt (Bank note rate); Tỷ giá chuyển khoản (Transfer rate); Tỷ giá mở cửa (Opening rate); Tỷ giá đóng cửa (Closing rate). 1.2.3.3 Phân loại theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực TGHĐ danh nghĩa (Nominal exchange rate – NER hay E) là tỷ giá song phương mà chưa tính đến những thay đổi trong mức giá giữa hai quốc gia. TGHĐ thực (Real exchange rate – RER hay e) là tỷ giá song phương tính đến sự thay đổi trong mức giá giữa hai quốc gia. Đặc tính quan trọng nhất của tỷ giá thực là nó đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2