intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm hiểu mối quan hệ giữa giá dầu và các biến số kinh tế vĩ mô, tuy nhiên, phần lớn các tài liệu nghiên cứu trước đây thường tập trung vào các quốc gia phát triển, còn các nghiên cứu liên quan ở các quốc gia đang phát triển thì rất ít. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu thế giới và nền kinh tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THANH NHÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THANH NHÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Huỳnh Thanh Nhân
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................4 1.5. Bố cục của đề tài ..........................................................................................4 CHƢƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ NỀN KINH TẾ ........................................6 2.1. Các nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế .............6 2.2. Các nghiên cứu về độ mạnh của cú sốc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô .......................................................................................................................9 2.3. Các nghiên cứu về tác động bất đối xứng của cú sốc giá dầu ................12 2.4. Các kênh truyền dẫn của cú sốc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô ....16 2.4.1 Cú sốc lên nguồn cung ..........................................................................16 2.4.2 Hiệu ứng chuyển giao thu nhập và tổng cầu.........................................17 2.4.3 Hiệu ứng số dư tiền thực .......................................................................18 2.4.4 Áp lực lạm phát.....................................................................................18
  5. 2.4.5 Vai trò của chính sách tiền tệ ................................................................18 2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .............................................20 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................23 3.1. Dữ liệu .........................................................................................................23 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................26 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................30 4.1. Thống kê mô tả ..........................................................................................30 4.2. Kiểm định tính dừng .................................................................................32 4.3. Kiểm định độ trễ tối ƣu của mô hình .......................................................34 4.4. Kiểm định tính ổn định của mô hình .......................................................35 4.5. Kiểm định nhân quả Granger ..................................................................36 4.6. Hàm phản ứng đẩy ....................................................................................37 4.7. Phân rã phƣơng sai....................................................................................42 4.8. Tác động bất đối xứng của giá dầu ..........................................................46 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển châu Á ADF Phương pháp Augmented Dickey – Fuller CPI Chỉ số giá tiêu dùng EIA Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ FAVAR Mô hình tự hồi quy tăng cường yếu tố GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia GSO Tổng cục Thống kê IIP Chỉ số sản lượng công nghiệp IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IRF Hàm phản ứng đẩy NHNN Ngân hàng Nhà nước SVAR Mô hình cấu trúc tự hồi quy vec tơ VAR Mô hình tự hồi quy vec tơ
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp nguồn dữ liệu đối với các biến sử dụng ...................................23 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...................................................30 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu .......................................32 Bảng 4.3. Kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình........................................................34 Bảng 4.4. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ......................................................36 Bảng 4.5. Phản ứng tích lũy của cú sốc giá dầu........................................................41 Bảng 4.6. Kết quả phân rã phương sai ......................................................................42 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi giá dầu chuyển đổi ....................47 Bảng 4.8. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger đối với biến O+ ............................48 Bảng 4.9. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger đối với biến O- .............................48 Bảng 4.10. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger đối với biến NOPI .....................49 Bảng 4.11. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger đối với biến NOPD ....................49
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Giá dầu thế giới giai đoạn 1995 – 2015 (USD/thùng) ................................1 Hình 2.1. Sơ đồ tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế ...................................19 Hình 4.1. Tính ổn định của mô hình với độ trễ là 4 ..................................................35 Hình 4.2. Phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô đối với cú sốc giá dầu ....................37 Hình 4.3. Phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô đối với biến O+ ...............................50 Hình 4.4. Phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô đối với biến O- ...............................51
  9. TÓM TẮT Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung xem xét mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam, bao gồm các biến chỉ số sản lượng công nghiệp, lạm phát, lãi suất và cung tiền, trong giai đoạn 2002 – 2015, theo dữ liệu tháng. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR) để thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa giá dầu và các biến số kinh tế vĩ mô Việt Nam. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng xem xét khả năng tác động của giá dầu thế giới đến nền kinh tế là bất đối xứng, thông qua việc kiểm định mô hình VAR sử dụng chuỗi giá dầu chuyển đổi theo phương pháp của Mork (1989) và Hamilton (1996) với các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam. Kết quả kiểm định cho thấy rằng giá dầu thế giới có tác động đến lạm phát, cung tiền và lãi suất, trong khi tương quan với biến chỉ số sản lượng công nghiệp là không rõ ràng và phản ứng của lạm phát trước cú sốc giá dầu là bất đối xứng. Ngược lại, các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam không ảnh hưởng đến giá dầu thế giới.
  10. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Giống như các tư liệu sản xuất khác, dầu là một trong những nguồn năng lượng đầu vào quan trọng nhất trong hầu hết các hoạt động kinh tế. Do vậy, sự biến động của giá dầu sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, bởi hầu như mọi ngành công nghiệp đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào nguồn năng lượng này. Giá dầu biến động mạnh trong lịch sử đã gây ra tình trạng lạm phát tăng cao và suy thoái kéo dài tại một số quốc gia trên thế giới. Kể từ khi giá dầu tăng kỷ lục lần đầu tiên vào những năm 1970 và có những biến động khó lường vào các giai đoạn sau đó, dầu đã trở thành mối quan ngại lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, nhằm cố gắng tăng cường hiệu quả việc sử dụng dầu và đa dạng hóa nguồn năng lượng đầu vào thay thế cho dầu. Bên cạnh đó, giá dầu cũng đã trở thành một trong những chỉ báo chính trong các phân tích kinh tế. Hình 1.1. Giá dầu thế giới giai đoạn 1995 – 2015 (USD/thùng) Nguồn: Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)
  11. 2 Trong giai đoạn 1995 – 2005, mặc dù giá dầu tăng hơn gấp đôi nhưng mức tăng khá ổn định và không có nhiều đột biến. Tuy nhiên từ năm 2006 đến nay, giá dầu luôn là một tiêu điểm trên các mặt báo vì tính trồi sụt thất thường. Giá dầu trong năm 2006 có nhiều biến động, giá dao động trong một biên độ nhỏ từ 57,81 USD/thùng đến 73,67 USD/thùng. Tiếp theo đó, giá dầu tăng liên tục từ giữa năm 2007 và đạt ngưỡng 103,64 USD/thùng vào tháng 03/2008. Sau đó, giá dầu thô tiếp tục tăng nhanh và đạt mức giá 133,88 USD/thùng vào tháng 6/2008. Tuy nhiên, mức giá này không được duy trì lâu, trong 6 tháng liên tiếp sau đó, giá dầu thô đã liên tục giảm đến 69,81% xuống còn 39,95 USD/thùng. Sang năm 2009, giá dầu tăng trở lại và dao động trong khoảng từ 70 USD/thùng đến 120 USD/thùng trong hai năm tiếp theo. Từ tháng 06/2014, giá dầu liên tiếp giảm mạnh và chạm mức đáy 38,01 USD/thùng vào cuối năm 2015. Có thể thấy rằng, sự biến động khó lường của giá dầu đã đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nhìn ở góc độ vĩ mô, giá dầu ảnh hưởng trực tiếp đến cả nguồn thu và chi phí của một quốc gia. Một mặt, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu thô, mặt khác, do sản lượng nội địa và trữ lượng dầu giới hạn, hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm từ dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam dường như khá nhạy cảm trước biến động giá dầu so với các quốc gia đang phát triển khác vốn có nguồn cung dầu lớn hơn. Bên cạnh đó, giá dầu Việt Nam chịu ảnh hưởng từ các chính sách quản lý giá cả và can thiệp của Chính phủ. Do vậy, việc xác định bằng thực nghiệm phản ứng của nền kinh tế trước cú sốc giá dầu thế giới là một chủ đề thu hút sự quan tâm của cả giới nghiên cứu lẫn các nhà hoạch định chính sách. Đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu mối quan hệ giữa giá dầu và các biến số kinh tế vĩ mô. Bắt đầu từ nghiên cứu của Hamilton (1983) về tác động của giá dầu thô đến nền kinh tế Mỹ, đến nay giá dầu vẫn luôn là chủ đề đồng hành với các nhà nghiên cứu trong việc khám phá nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng hội nhập với những bất ổn ngày càng cao. Phạm vi nghiên cứu không chỉ thu
  12. 3 hẹp ở các quốc gia phát triển như Mỹ (có thể kể đến Gisser and Goodwin 1986, Mork 1989, Lee và Ni 2002), hay Anh (Guidi, Francesco 2009), các nước OECD (Burbidge và Harrison 1984), mà còn mở rộng sang các nước đang phát triển như Trung Quốc (Jin 2008, Du và cộng sự 2010), các nước ASEAN (Cunado và Gracia 2005) và cả Việt Nam (Narayan 2010). Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu nghiên cứu trước đây về tác động của cú sốc giá dầu đến các hoạt động kinh tế thường tập trung vào các quốc gia phát triển, còn các nghiên cứu liên quan đến sự tác động này đến nền kinh tế ở các quốc gia đang phát triển thì rất ít. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu thế giới đến các biến số kinh tế vĩ mô Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Và đây cũng chính là ý tưởng cho tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu này được cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu như sau:  Cú sốc giá dầu có tác động đến nền kinh tế Việt Nam hay không?  Tác động này được thể hiện thông qua các biến kinh tế vĩ mô như thế nào?  Mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và nền kinh tế Việt Nam là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến? 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và các biến số kinh tế vĩ mô Việt Nam, tác giả tập trung nghiên cứu vào các biến vĩ mô: chỉ số sản lượng công nghiệp, lạm phát, cung tiền và lãi suất. Dữ liệu của các biến số trong bài nghiên cứu là dữ liệu theo tháng, bao gồm 168 quan sát, từ tháng 01 năm 2002 đến tháng 12 năm 2015.
  13. 4 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu dựa trên các lý thuyết nghiên cứu trước đây để xem xét tác động của giá dầu lên các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Sau đó, nghiên cứu đi vào thu thập một số nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này, cách thức, phạm vi và kết quả tìm được của các nghiên cứu đó. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành so sánh và chọn phương pháp định lượng các biến phù hợp trong khả năng thu thập số liệu thực tế của Việt Nam. Sau khi đã thu thập dữ liệu cho các biến, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu, rút ra cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu và sử dụng phân tích hồi quy để xử lý và phân tích số liệu nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Để xem xét mối quan hệ giữa các biến, tác giả sử dụng mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR), sử dụng hàm phản ứng đẩy nhằm xem xét xu hướng tác động qua lại của các biến và phân tích phân rã phương sai để xem xét cụ thể mức độ tác động của các biến lên sự biến động của các biến còn lại. Thông qua kết quả, tác giả tiến hành so sánh với các nghiên cứu thực nghiệm để rút ra kết luận và đưa ra gợi mở về hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.5. Bố cục của đề tài Bố cục đề tài bao gồm năm chương. Chương 1: giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu trong đó nêu rõ lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Chương 2: trình bày tổng quan lý thuyết, xem xét những nghiên cứu và tranh luận xung quanh tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế. Chương 3: mô tả dữ liệu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong phân tích thực nghiệm. Chương 4: trình bày các kết quả nghiên cứu chính. Chương 5: nhấn mạnh những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu.
  14. 5 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào năng lượng như hiện nay thì dầu thô giữ vai trò quan trọng hàng đầu với tư cách là nguồn cung cấp năng lượng trọng yếu cho thế giới. Giá dầu tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu bởi, hầu như mọi ngành công nghiệp đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào nguồn tài nguyên quý giá này. Sự biến động khó lường của giá dầu đã đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nó cũng là mối quan ngại lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, nhằm cố gắng tăng cường việc sử dụng dầu hiệu quả và đa dạng hóa nguồn năng lượng đầu vào thay thế cho dầu. Có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm hiểu mối quan hệ giữa giá dầu và các biến số kinh tế vĩ mô, tuy nhiên, phần lớn các tài liệu nghiên cứu trước đây thường tập trung vào các quốc gia phát triển, còn các nghiên cứu liên quan ở các quốc gia đang phát triển thì rất ít. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu thế giới và nền kinh tế Việt Nam. Chương 1 trình bày những nét sơ lược về nghiên cứu. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi liệu cú sốc giá dầu có tác động đến nền kinh tế vĩ mô Việt Nam hay không, tác động đó thể hiện như thế nào và đây là tác động tuyến tính hay phi tuyến. Nghiên cứu lựa chọn sử dụng mẫu là dữ liệu theo tháng của các biến giá dầu thế giới, chỉ số sản lượng công nghiệp, lạm phát, lãi suất và cung tiền của Việt Nam, trong giai đoạn 2002 - 2015. Để xem xét mối quan hệ giữa các biến, tác giả sử dụng mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR), hàm phản ứng đẩy tổng quát nhằm xem xét xu hướng tác động qua lại của các biến và phân tích phân rã phương sai để xem xét mức độ tác động của các biến số lên sự biến động của các biến số còn lại.
  15. 6 CHƢƠNG 2 CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ NỀN KINH TẾ 2.1. Các nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế Tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô đã trở thành một trong những chủ đề được nghiên cứu nhiều nhất trong kinh tế học năng lượng từ giữa thập niên 70, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973. Các nghiên cứu thời kỳ đầu, bao gồm Rasche và Tatom (1977), Darby (1982) và Bruno và Sachs (1982), đã tìm thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá dầu và tăng trưởng kinh tế. Nhưng nổi bật trong chủ đề nghiên cứu này phải kể đến Hamilton (1983). Sử dụng phương pháp VAR của Sims (1980) với số liệu của Mỹ thời kỳ 1948 – 1973, Hamilton (1983) kết luận rằng giá dầu và tăng trưởng GNP của Mỹ có mối quan hệ nghịch biến – có đến bảy trong tám cuộc suy thoái sau chiến tranh ở Mỹ xảy ra sau khi có sự gia tăng đáng kể giá dầu thô. Theo sau Hamilton, có rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả về tác động của giá dầu lên các biến số vĩ mô của Mỹ. Sử dụng dữ liệu của Hamilton, Gisser và Goodwin (1986) tìm ra mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và việc làm, đồng thời kiểm định liệu có sự khác nhau trong tác động của giá dầu trước và sau năm 1973 hay không. Tuy nhiên, họ không tìm được cơ sở củng cố cho giả thiết này và kết quả của họ cũng tương tự với Hamilton (1983). Khi phân tích dữ liệu về tăng trưởng của Mỹ giai đoạn 1949 – 1980, Hooker (1996) cho thấy nếu giá dầu tăng 10% thì tăng trưởng GDP giảm khoảng 0.6%. Cùng nghiên cứu dữ liệu trong thời kỳ này, Rotemberg và Woodford (1996) tìm hiểu tác động của việc tăng giá dầu đến sản lượng của nền kinh tế và lương thực tế và nhận thấy 1% giá dầu tăng sẽ làm giảm 0.25% sản lượng và 0.09% lương thực tế. Kết quả của hai ông được đưa ra dựa trên giả thiết thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Trong khi đó, Finn (2000) lại hướng nghiên cứu trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo và kết quả của ông cũng tương tự với Rotemberg và Woodford
  16. 7 (1996). Từ đó, ông cho rằng sự biến động ngược chiều của giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô không phụ thuộc vào cấu trúc thị trường. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ 12 bảng khảo sát trong National Longitudinal Survey of Young Men giai đoạn 1996 – 1981, Keane và Prasad (1996) nhận thấy giá dầu tăng 19% sẽ làm sản lượng thực tế giảm khoảng 3-4% trong dài hạn. Ông phân nhóm lực lượng lao động theo trình độ kỹ năng và tìm tác động của giá dầu lên từng nhóm. Theo đó, giá dầu tăng sẽ làm giảm tiền lương tuyệt đối của tất cả lao động, tuy nhiên lại dẫn đến sự gia tăng đáng kể tiền lương tương đối của những nhân công trình độ cao. Điều này hàm ý chất lượng nhân sự có thể bù đắp cho cú sốc về năng lượng trong nhiều ngành công nghiệp. Lee và Ni (2002), ứng dụng mô hình VAR với số liệu của ngành công nghiệp Mỹ giai đoạn 1959 – 1997 để đánh giá tác động của cú sốc giá dầu lên các ngành công nghiệp khác nhau. Nghiên cứu cho thấy những cú sốc như vậy sẽ tác động lên cả hai mặt cung và cầu của các ngành công nghiệp, giá dầu tăng sẽ làm giảm sản lượng cung ở những ngành công nghiệp mà dầu chiếm tỷ trọng lớn trong nguyên liệu đầu vào, ví dụ như ngành lọc dầu hoặc hóa chất, và đồng thời làm giảm sản lượng cầu ở những ngành công nghiệp khác, ví dụ như công nghiệp sản xuất ô tô. Rogoff (2006) lập luận rằng, so với thập kỷ trước, việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, mức độ tiêu thụ dầu nhiều hơn, vận dụng chính sách tiền tệ tốt hơn, thâm nhập thị trường tài chính sâu hơn và thị trường lao động linh hoạt hơn đã làm suy yếu sức ảnh hưởng của cú sốc giá dầu. Trong các nghiên cứu gần đây, Lippi và Nobili (2010) nghiên cứu những cú sốc cấu trúc (giá dầu, chỉ số sản lượng công nghiệp và các biến kinh tế vĩ mô khác) trên số liệu của Mỹ. Sử dụng mô hình SVAR cho dữ liệu giai đoạn 1973 – 2007 ở Mỹ, hai ông cho thấy cú sốc về mặt cung của dầu làm giảm sản lượng của các ngành công nghiệp trong khi cú sốc về mặt cầu có tác động đồng biến lên GDP. Một vài nghiên cứu cũng được thực hiện để tìm hiểu mối quan hệ giữa giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô cho các nước ASEAN. Sử dụng dữ liệu giai đoạn quý 1
  17. 8 năm 1975 – quý 2 năm 2002, Cunado và Gracia (2005) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu và hoạt động kinh tế cũng như chỉ số giá ở một số nước ASEAN (Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Philippines). Nhóm tác giả không tìm thấy mối liên hệ đồng liên kết trong dài hạn. Trong ngắn hạn, giá dầu có mối quan hệ nhân quả Granger với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan. Kết quả thực nghiệm cũng dường như cho thấy tác động của cú sốc giá dầu là khác biệt giữa những nước nhập khẩu dầu mỏ và các nước xuất khẩu dầu mỏ. Jin (2008) báo cáo việc tăng giá dầu có tác động nghịch biến đến phát triển kinh tế tại Nhật Bản, Trung Quốc và có tác động đồng biến lên tăng trưởng tại Nga. Du và cộng sự (2010) tìm hiểu mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và hoạt động kinh tế vĩ mô Trung Quốc dựa trên số liệu từ giai đoạn tháng 1 năm 1995 đến tháng 12 năm 2008, sử dụng mô hình tự hồi quy vectơ (VAR). Kết quả của nghiên cứu cho thấy giá dầu thế giới tác động đáng kể lên hoạt động kinh tế của Trung Quốc.
  18. 9 2.2. Các nghiên cứu về độ mạnh của cú sốc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô Một trong những công trình đầu tiên là Burbidge và Harrison (1984). Bằng cách sử dụng phương pháp VAR, họ đã chứng minh được rằng tác động của giá dầu có ảnh hưởng ngược chiều lên các biến kinh tế vĩ mô ở các nước OECD. Tuy nhiên, họ cho thấy cú sốc giá dầu 1973 – 1974 thì khác với giai đoạn 1979 – 1980. Trong giai đoạn 1973 – 1974 ảnh hưởng của giá dầu lên các biến kinh tế vĩ mô thực sự lớn. Những nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Blanchard và Gali (2007). Trong bài viết của mình, hai tác giả tranh luận rằng cú sốc giá dầu của thập niên 70 và thập niên 2000 thì khác nhau bởi vì so với những năm 70 thì trong giai đoạn 2000:  Thiếu những cú sốc lớn khác xảy ra đồng thời với cú sốc giá dầu;  Tỷ trọng của dầu trong sản xuất và tiêu dùng giảm;  Mức độ cứng nhắc của tiền lương thực tế giảm;  Chính sách tiền tệ được cải thiện hơn. Theo bài nghiên cứu thì bởi vì bốn lý do trên mà tác động của những cú sốc giá dầu mỏ trong thập niên 2000 có phần nhỏ hơn so với thập niên 70. Bohi (1991) trình bày một báo cáo về vai trò của cú sốc giá dầu tới sự suy thoái trong thập niên 1970. Theo đó, ông cho rằng không có mối quan hệ giữa mức biến động năng lượng và các hoạt động sản xuất công nghiệp của bốn nước công nghiệp. Ông đề nghị rằng chính sách tiền tệ thắt chặt mới có thể là cách giải thích hợp lý. Theo cùng hướng nghiên cứu, Hooker (1996) sử dụng kiểm định nhân quả Granger và cho kết quả rằng không có mối quan hệ tuyến tính hay quan hệ không đối xứng giữa giá dầu và các biến kinh tế vĩ mô. Ông xem giá dầu như một biến ngoại sinh, từ đó ông cho kết quả không có mối quan hệ nhân quả giữa giá dầu và nhiều chỉ số vĩ mô của Mỹ sau năm 1973 mặc dù trước năm 1973 có những kết quả khác. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác mà Hooker là một đồng tác giả (Carruth và cộng sự 1998) chỉ ra giá dầu thực có mối quan hệ nhân quả với thất nghiệp ở
  19. 10 Mỹ. Cùng phương pháp nghiên cứu với Hooker (1996), Segal (2007) cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất khiến giá dầu ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô là thông qua chính sách tiền tệ, khi giá dầu truyền dẫn vào lạm phát cơ bản, những nhà làm chính sách sẽ tăng lãi suất, làm giảm đi tăng trưởng kinh tế. Sử dụng phương pháp Markov swiching, Raymond và Rich (1997) chứng minh rằng sự tăng ròng trong giá dầu mỏ góp phần làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong giai đoạn 1973 – 1975 và 1980, tuy nhiên đây không phải là yếu tố quyết định. Sử dụng phương pháp VAR với dữ liệu về việc làm ở Mỹ giai đoạn 1972 – 1988, Davis và Haltiwanger (2001) nhận thấy cú sốc giá dầu tăng có tác động mạnh gấp đôi đến tăng trưởng việc làm so với cú sốc chính sách tiền tệ. Cụ thể, cú sốc giá dầu năm 1973 đã làm giảm 8% tăng trưởng việc làm khu vực sản xuất trong hai năm. Hai ông còn nhận thấy tác động bất cân xứng của cú sốc giá dầu đến việc làm: mức độ giảm tăng trưởng việc làm khi giá dầu tăng lớn gấp 10 lần mức độ tăng việc làm khi giá dầu giảm. Kết quả này cùng với những nghiên cứu của Mork (1989), Mory (1993), Lee và cộng sự (1995), Hamilton (1996) và Hooker (1996) đã cho thấy những bằng chứng vững chắc về tác động bất cân xứng của giá dầu (khi giá dầu tăng và khi giá dầu giảm) đến nền kinh tế Mỹ. Hầu hết các bài nghiên cứu dựa trên số liệu của Mỹ, nhưng cũng có khá nhiều các bài nghiên cứu sử dụng số liệu của các quốc gia khác. Bjornland (2000) nghiên cứu ảnh hưởng động của tổng cầu, tổng cung và giá dầu cho chuỗi số liệu lấy từ Mỹ, Anh, Đức, Thụy Điển và cung cấp một kết quả thực nghiệm rằng giá dầu có tác động nghịch biến trong mối quan hệ với GDP ngoại trừ Thụy Điển. Cunado và Gracia (2003) nghiên cứu hành vi của giá dầu và thay đổi của GDP ở một vài nước châu Âu bằng cách sử dụng phương pháp VAR. Mặc dù ở những nước khác nhau thì kết quả thể hiện khác nhau, nhưng bài nghiên cứu cũng cho thấy
  20. 11 một kết quả thực nghiệm rằng giá dầu có tác động nghịch biến đến hoạt động kinh tế vĩ mô nói chung. Cologoni và Manera (2009) sử dụng những mô hình “regime switching” khác nhau cho các nước G7, họ tìm ra kết quả vai trò của những cú sốc dầu trong những kịch bản suy thoái khác nhau qua thời gian. Lescaroux và Mignon (2009) sử dụng phương pháp vectơ tự hồi quy Factor – Augmented, từ những nghiên cứu của mình họ đã kết luận rằng giữa giá dầu, CPI, PPI và lãi suất có mối quan hệ đồng biến và giữa giá dầu và sản lượng, tiêu dùng và đầu tư có mối quan hệ nghịch biến ở Trung Quốc. Tang và cộng sự (2010) nghiên cứu tác động ngắn hạn và dài hạn của giá dầu ở Trung Quốc, sử dụng mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR), họ cho thấy giá dầu tăng có tác động nghịch biến lên sản lượng và đầu tư nhưng có tác động đồng biến lên lạm phát và lãi suất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0