Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Đầu tư công và lạm phát có mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến trong ngắn hạn và trong dài hạn; từ kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm ổn định lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯU VIẾT QUÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LƯU VIẾT QUÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn cao học này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Nguồn số liệu nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2012 được lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu ở ADB, IMF, GSO. Đồng thời, luận văn chưa được công bố trong bất kỳ bài nghiên cứu nào. Các thông tin, số liệu bài viết, kỹ thuật xử lý mô hình là hoàn toàn đáng tin cậy và trung thực. Tp.HCM, ngày 27 tháng 09 năm 2013 Tác giả Nguyễn Lưu Viết Quân
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập Đại học và cao học tại trường. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Hồng Thắng đã hướng dẫn tận tâm và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Sau cùng, tôi xin cảm ơn các thầy cô Hội đồng bảo vệ xem xét, góp ý để luận văn tôi được chỉnh sửa hoàn chỉnh hơn sau khi được tốt nghiệp cao học. Chân thành cảm ơn! Nguyễn Lưu VIết Quân
- MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................. 3 6. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT .................... 4 1.1 Lý thuyết cơ bản về đầu tư công .......................................................................... 4 1.1.1 Các khái niệm ................................................................................................... 4 1.1.1.1 Đầu tư công ................................................................................................... 4 1.1.1.2 Nguồn vốn đầu tư của khu vực công .............................................................. 5 1.1.1.3 Ðối tượng đầu tư công ................................................................................... 5 1.1.2 Các lý thuyết về đầu tư công ............................................................................. 6 1.2. Lý thuyết cơ bản về lạm phát .............................................................................. 8 1.2.1. Khái niệm lạm phát .......................................................................................... 8 1.2.2. Đo lường lạm phát ........................................................................................... 9 1.3 Mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát........................................................... 12 1.3.1 Tác động của đầu tư công đến lạm phát ............................................................ 12 1.3.2 Tác động của lạm phát đến đầu tư công ............................................................ 14 1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát ......... 16 1.4.1 Tác động của lạm phát đến đầu tư công ............................................................ 16 1.4.2 Tác động của đầu tư công đến lạm phát ............................................................ 18 1.5 Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu .............................................................. 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT VIỆT NAM .............................................................................................................. 23 2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986-2012 ........................................ 23 2.2 Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1986-2012 .................................... 26 2.2.1 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1986-2012 .................................................. 26 2.2.2 Hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1995-2012 .................................... 31 2.2.3 Hạn chế của đầu tư công ................................................................................... 33 2.2.4 Nguyên nhân hạn chế........................................................................................ 37 2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát........................................................... 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 40 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
- KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ......................................................................................... 41 3.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 41 3.1.1 Kiểm định tính dừng ......................................................................................... 41 3.1.2 Ước lượng mô hình ECM và VAR.................................................................... 42 3.1.3 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger trong mô hình đa biến ............................ 43 3.2 Mô hình kiểm định .............................................................................................. 44 3.2.1 Mô tả dữ liệu .................................................................................................... 45 3.2.2 Kiểm định tính dừng ......................................................................................... 46 3.2.3 Kiểm định tính đồng liên kết và mối quan hệ trong dài hạn giữa đầu tư công và lạm phát ............................................................................................................... 47 3.2.4 Ước lượng mô hình VAR và độ trễ tối ưu ......................................................... 49 3.2.5. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa lạm phát và đầu tư công ......... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 53 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 54 4.1 Kết luận ............................................................................................................... 54 4.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 55 4.2.1 Đối với đầu tư công .......................................................................................... 55 4.2.2 Đối với lạm phát ............................................................................................... 57 4.3 Hạn chế nghiên cứu của mô hình và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 61 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 62
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AD Tổng cầu ADB Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank) ADF Kiểm định Augmented Dickey –Fuller BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BT Xây dựng-Chuyển giao BTO Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) DNNN Doanh nghiệp nhà nước ECM Mô hình sai số hiệu chỉnh (Error Correlation Model) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GSO Tổng cục thống kê (General Statistics Office) ICOR Tỷ suất thâm dụng vốn trên đơn vị sản lượng (Incremental Capital Output Ratio) IMF Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NPV Hiện giá dòng tiền ròng (Net Present Value) NSNN Ngân sách nhà nước PPP Hợp tác công tư (Public Private Partnerships) VAR Mô hình Vector tự hồi quy (Vector Autoregression) VND Việt Nam đồng USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên Trang 2.1 Tăng trưởng kinh tế và ICOR các thành phần kinh tế ở Việt 31 Nam giai đoạn 1995-2012 3.1 Các biến của mô hình (1986-2012) 45 3.2 Thống kê mô tả các giá trị của các biến trong mô hình 46 3.3 Kết quả kiểm định tính dừng 46 3.4 Kết quả ước lượng mô hình ECM 48 3.5 Kiểm định tính ổn định 51 3.6 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả trong mô hình VAR 52
- DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu Tên Trang 1.1 Đồ thị Tổng cung và Tổng cầu 14 2.1 Biểu đồ tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2012 23 2.2 Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư từ năm 1986 đến năm 2012 27 2.3 Biểu đồ tăng trưởng vốn đầu tư từ năm 1995 đến năm 2012 28 2.4 Cơ cấu vốn đầu tư công theo nguồn tài trợ đầu tư từ năm 1995 đến năm 29 2012 2.5 Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư công theo phân cấp quản lý từ năm 1995 đến 30 năm 2012 2.6 Biểu đồ hệ số ICOR của các thành phần kinh tế từ năm 1995 đến năm 33 2012 2.7 Biểu đồ tình hình tốc độ tăng đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam 37 (1986-2012) 3.1 Hình Các nghiệm của mô hình VAR 51
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều bước phát triển đáng kể. Kết quả của công cuộc đổi mới đã nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân, cải thiện bộ mặt chung của cả xã hội. Để đạt được những thành tựu này, bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn có phần đóng góp rất lớn từ các chính sách điều hành của Chính Phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong những chính sách này, đầu tư công chiếm vai trò to lớn vì đây là công cụ khắc phục các hạn chế của nền kinh tế thị trường, là đòn bẫy kinh tế, tạo điều kiện cho đầu tư từ các khu vực còn lại phát huy hiệu quả cao thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, đồng thời còn giúp phát triển các mặt về xã hội mà các thành phần kinh tế tư nhân thường ít khi tham gia vào. Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề. Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác, như: mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh tốn, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập. Ngoài ra, lạm phát tại Việt Nam trong vòng mấy năm vừa qua đều tăng khá cao. Tình hình cho thấy lạm phát đã, đang và sẽ vẫn giữ mức cao trong tương lai gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân cũng như là gây khó khăn đến việc thực thi các chính sách khác của Chính phủ. Cho nên kiểm soát lạm phát là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô. Vì thế việc kết hợp mục tiêu quản lý hiệu quả đầu tư công và mục tiêu ổn định
- 2 lạm phát là một thách thức lớn và bài toán khó cho nền kinh tế Việt Nam. Từ thực trạng trên và với mong muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát bằng cách xem xét tác động qua lại giữa đầu tư công và lạm phát, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư công và ổn định lạm phát, nên tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam, được thể hiện qua các mục tiêu cụ thể sau: - Đầu tư công và lạm phát có mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến trong ngắn hạn và trong dài hạn. - Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm ổn định lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư công. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đầu tư công; lạm phát và mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát. Khung lý thuyết dựa trên cơ sở lý thuyết về phân tích lạm phát và đầu tư công. Giới hạn nghiên cứu là xoay quanh mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát, tìm hiểu mối quan hệ nhân quả hệ giữa đầu tư công và lạm phát trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Do đó đề không đi sau vào phân tích các nhân tố tác động đến đầu tư công và lạm phát. Khung lý phân tích dựa trên mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và mô hình VAR. Phạm vi thu thập dữ liệu: số liệu thứ cấp về chỉ số giá tiêu dùng, tổng sản phẩm quốc dân, đầu tư công, đầu tư tư nhân, cung tiền, tỉ giá hối đoái, lãi suất cho vay thời gian từ năm 1986 đến năm 2012 qua số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố và các số liệu của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
- 3 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thể hiện qua mô hình kinh tế lượng. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và mô hình VAR để nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Về mặt khoa học, nghiên mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam sẽ giúp đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm ổn định lạm phát, nâng cao hiệu quả đầu tư công. 6. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kế luận và danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về đầu tư công và lạm phát Chương 2: Đánh giá thực trạng đầu tư công và lạm phát ở Việt Nam Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và kết quả kiểm định Chương 4: Kết luận và kiến nghị.
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT 1.1 Lý thuyết cơ bản về đầu tư công 1.1.1 Các khái niệm 1.1.1.1 Đầu tư công Theo lý thuyết kinh tế học, đầu tư công là việc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng. Trên thực tế, theo Bộ Tài chính Đan Mạch (2011), đầu tư công chỉ được quan niệm bao gồm các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước vào vốn vật chất (đường sá, văn phòng, các công trình thủy lợi…). Viện Chính sách kinh tế Hoa Kỳ (2011) lại cho rằng, đầu tư là tất cả các khoản chi tiêu ngân sách cho các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế mà những khoản chi tiêu này có tác dụng kích hoạt hoặc thúc đẩy chi tiêu của mọi thành phần kinh tế. Trong Niên giám thống kê Việt Nam, đầu tư là “toàn bộ những chi tiêu để làm tăng, duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định”. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình đầu tư quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định. Đầu tư được ghi chép và thống kê theo các ngành, các cấp quản lý (Trung ương, địa phương) và theo nguồn vốn các thành phần kinh tế (đầu tư Nhà nước, đầu tư kinh tế ngoài Nhà nước và đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Đầu tư cũng được thống kê theo giá thực tế và giá so sánh năm 1994. Như vậy, đầu tư công (đầu tư Nhà nước) bao gồm: đầu tư ngân sách phân cho các bộ, ngành Trung ương và phân cho các địa phương; đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; đầu tư của DNNN. Theo quan điểm của tác giả đầu tư công gồm các khoản đầu tư từ khu vực nhà nước và DNNN tiến hành.
- 5 1.1.1.2 Nguồn vốn đầu tư của khu vực công Theo phân loại của Tổng cục thống kê thì nguồn vốn đầu tư Nhà nước bao gồm: vốn NSNN, vốn vay và vốn DNNN. Nguồn vốn đầu tư của nhà nước (Ngô Lý Hoá, 2008) được xác định theo công thức sau: Ig = (T– Cg) + Fg Trong đó: T là các khoản thu của khu vực nhà nước; Cg là các khoản chi tiêu của khu vực nhà nước không kể chi đầu tư. Chênh lệch giữa khoản thu và chi này là tiết kiệm của khu vực nhà nước; Fg là các khoản viện trợ và vay nợ từ nước ngoài vào khu vực nhà nước. Dựa vào đẳng thức trên, ta thấy đầu tư của khu vực nhà nước được tài trợ bởi ba nguồn: Thứ nhất là tiết kiệm của khu vực nhà nước, bằng các khoản thu về ngân sách nhà nước trừ cho các khoản chi thường xuyên. Trong trường hợp các nước kém phát triển thì khoản tiết kiệm này rất khiêm tốn, không đủ đáp ứng nguồn vốn đầu tư lớn cho phát triển, nhất là vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Thứ hai là khả năng huy động vốn của khu vực nhà nước từ khu vực doanh nghiệp và cá nhân hoặc các tổ chức tài chính trung gian. Hình thức huy động này được thực hiện bằng việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu của nhà nước. Thứ ba là nguồn vốn giúp đỡ từ nước ngoài. Nguồn này có vai trò khá quan trọng đối với các nước kém phát triển. Các nguồn từ nước ngoài thường dưới dạng viện trợ hoặc nợ. 1.1.1.3 Ðối tượng đầu tư công Trong một nền kinh tế, tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức và vì vậy cũng có nhiều loại đầu tư. Có 3 loại đầu tư chính sau:
- 6 Đầu tư vào tài sán cố định: là đầu tư vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, … Đầu tư dưới dạng này chính là đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Khả năng đạt được tốc độ đầu tư công cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào đầu tư loại này. Đầu tư vào tài sán lưu động: tài sản lưu động là những nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm được sử dụng hết sau mỗi quá trình sản xuất. Ngoài ra, tài sản lưu động cũng có thể là thành phẩm được đơn vị đó sản xuất ra mà chưa đem đi tiêu thụ hết. Như vậy, lượng đầu tư vào loại tài sản này chính là sự thay đổi về khối lượng của các hàng hoá này trong một thời gian nhất định. Và khi họ đầu tư vào loại tài sản này, đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách: (1) đầu tiên để tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý, giao tiếp và phân phối; (2) đồng thời nhằm đảm bảo vật tư sản xuất luôn có sẵn khi cần. Đầu tư khác: là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường. Những bộ phận chính của vốn đầu tư khác bao gồm: Vốn chi cho công việc thăm dò, khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành, qui hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội; Vốn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực. Xét trên tổng thể nền kinh tế thì có một dạng đầu tư vào các tài sản cố định rất quan trọng, đó là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phần lớn lượng đầu tư vào cơ sở hạ tầng do nhà nước đảm nhận. Tuy nhiên, trong nền kinh tế nhiều thành phần thì khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài cũng tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp (ví dụ như BOT, BTO, BT, PPP,...). Đặc điểm của đầu tư vào các loại hàng hoá công là nhu cầu vốn lớn, lâu thu hồi vốn nên thường do nhà nước đảm trách. Tuy nhiên, đầu tư vào kết cấu hạ tầng có tác động thức đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác phát triển.
- 7 1.1.2 Các lý thuyết về đầu tư công Quan điểm của trường phái tân cổ điển cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn và lao động… mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này khẳng định một trong các ưu điểm kinh tế thị trường là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động. Đầu tư là một hình thức phân bổ nguồn lực trong các hình thức đó - phân bổ vốn trong nền kinh tế. Theo lý thuyết này, các đơn vị sản xuất trong quá trình tối đa hoá lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất cho chính mình, và như vậy nhà nước không cần phải can thiệp để giúp doanh nghiệp có cơ cấu đầu tư hợp lý. Tổng hợp cơ cấu đầu tư của các đơn vị sản xuất này sẽ hình thành nên cơ cấu đầu tư của nền kinh tế và đó là cơ cấu hợp lý. Vai trò của nhà nước trong trường hợp này chỉ là cung cấp các hàng hoá công cần thiết cho nền kinh tế như kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội mà thị trường không thể tự đáp ứng được. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước cho rằng do thị trường không hoàn hảo nên sự tự thân vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Trong trường hợp này, nhà nước phải là người tổ chức cung cấp thông tin tốt để thị trường hoạt động tốt hơn. Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, do nền kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có sự can thiệp Nhà nước trong việc phân bổ các nguồn lực hạn chế rủi ro, mất cân đối trong nền kinh tế và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Quan điểm về sự phát triển cân đối hay không cân đối Thuyết tăng trưởng cân đối (Paul Rosenstein - Rodan, 1961) tăng trưởng cân đối mô tả sự tăng trưởng cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Ông đề xuất nên hướng đầu tư cùng lúc vào nhiều ngành để tăng đồng thời cung và cầu nhiều sản phẩm bằng cách tăng thu nhập của lao động trong những ngành này. Sự phát triển các ngành
- 8 công nghiệp chế biến đòi hỏi lượng đầu tư lớn trong một thời gian dài, từ đó phát sinh nhu cầu phát triển song song cả hàng hoá phục vụ sản xuất lẫn phục vụ tiêu dùng. Ý tưởng về “cú huých” lập luận rằng, sự gia tăng đột ngột về đầu tư có thể làm cho mức tiết kiệm tăng bởi vì sự gia tăng đột ngột của thu nhập. “Cú huých” này biểu hiện thông qua các hoạt động của chính phủ và cũng là mục tiêu của viện trợ nước ngoài. Cũng theo Paul Rosenstein - Rodan, mục đích của viện trợ nước ngoài cho các nước kém phát triển là đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đến một điểm mà ở đó tốc độ đầu tư công mong muốn có thể đạt được trên nền tảng tự duy trì, không phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Thuyết tăng trưởng không cân đối (Hirchman, 1958) đưa ra một mô hình trái ngược với thuyết tăng trưởng cân đối, ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo đó, phần lớn vốn đầu tư của nhà nước cho những ngành công nghiệp trọng điểm, sẽ tạo cơ hội cho những ngành khác, từ đó khuyến khích làn sóng đầu tư thứ hai. Những ngành được chọn để đầu tư nên được đánh giá căn cứ vào mối liên hệ giữa ngành đó với các ngành liên quan theo “chuỗi giá trị”, tức là khả năng tạo ra những ngành mới làm đầu ra hay cung cấp đầu vào cho những ngành được chọn để đầu tư. Hirchman chấp nhận có sự can thiệp của nhà nước nhưng ông cho rằng ý tưởng “cú huých” là không khả thi mà thay vào đó, sự phát triển tốt nhất là được tạo ra từ những mất cân đối như thế. Do nguồn vốn có hạn, chính phủ không thể bảo đảm đầu tư một cách rải đều cho tất cả các ngành mà nên phát triển một ngành nào đó để tạo điều kiện để ngành khác phát triển. Mặt khác, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ rất thấp, cơ bản là nền kinh tế nông nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu đòi hỏi phải có vai trò chủ động của nhà nước trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực … để thức đẩy phát triển kinh tế. 1.2 Lý thuyết cơ bản về lạm phát
- 9 1.2.1 Khái niệm lạm phát Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả chung theo thời gian (Mankiw, 2003). Trong quan điểm này thì lạm phát không phải là hiện tượng giá của một vài hang hóa nào đó tăng lên, cũng không phải giá cả chung tăng lên một lần. Như vậy, lạm phát là sự tăng giá liên tục theo thời gian. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Về mặt tính toán, lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong nền kinh tế theo từng giai đoạn. 1.2.2 Đo lường lạm phát Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một “mức giá cả trung bình chung”, gọi là mức giá chung của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá chung ở thời điểm hiện tại đối với mức giá chung của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá chung hiện tại so với mức giá chung ở thời điểm gốc. Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Để đo lường mức giá chung này, các nhà thống kê xây dựng hai chỉ số giá để đo lường. Đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hay còn gọi lả chỉ số giá Laspeyres và GDP điều chỉnh (GDP deflator) hay còn gọi là chỉ số giá Paasche. Sự khác biệt duy nhất giữa hai chỉ số này là quan
- 10 điểm của rổ hàng hóa làm trọng số tính toán. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là tỷ số phản ánh giá cả của một rổ hàng hóa trong nhiều năm so với năm gốc. Nghĩa là rổ hàng hóa được lựa chọn để tính giá là không thay đổi qua nhiều năm. Do đó CPI có một số nhược điểm cơ bản sau: - CPI chỉ dựa trên một rổ hàng hóa do đó mức độ bao phủ của CPI đến tất cả các loại hảng hóa bị hạn chế. Điều này lảm cho CPI không phản ánh hết biến động giá của hàng hóa trên nền kinh tế. - Trọng số của các hàng hóa trong rổ hàng hóa dựa chủ yếu vào tỷ phần chi tiêu của một số loại hàng hóa cơ bản của người dân thành thị vào năm gốc do đó không phản ánh đúng và đầy đủ cơ cấu chi tiêu của toản xã hội. - Trọng số của các hàng hóa trong rổ hàng hóa là cố định theo năm gốc nên không phản ánh được sự biến đổi trong cơ cấu hảng hóa tiêu dùng theo thời gian. GDP deflator là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá cả của năm cơ sở. GDP deflator phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động của giá (cơ sở để đánh giá lạm phát) Khác với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), GDP deflator được tính trên giỏ hàng hóa thay đổi do vậy nó phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hóa, dịch vụ với nhau. Mặc dù vậy nó lại không phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng hóa nào đó. CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng còn GDP deflator phản ánh giá cả của hàng hóa do doanh nghiệp, chính phủ mua. Vì thế GDP deflator được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung. GDP deflator chỉ phản ánh mức giá của những hàng hóa sản xuất trong nước còn CPI phản ánh mức giá của hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và GDP deflator không lớn. Về mặt lý thuyết,
- 11 CPI thường phóng đại mức giá sinh hoạt trong khi GDP deflator có xu hướng đánh giá thấp mức giá này (Phạm Chung và Trần Văn Hùng, 2002). Chính vì sự thiếu hoàn hảo của hai chỉ số trên mà I.Fisher đã đề nghị một chỉ số dung hòa hai chỉ số CPI và GDP deflator bằng cách lấy trung bình nhân giữa chúng. Chỉ số này gọi là Fisher (Fisher index). Tuy nhiên, ý tưởng này của Fisher đòi hỏi nhiều giả định mà hai chỉ số CPI và GDP deflator không thỏa mãn đó là khả năng đảo ngược thời gian và đào ngược nhân tố. Có một số trở ngại như chỉ số này yêu cầu phải có đầy đủ cả CPI và GDP deflator. Tóm lại, có nhiểu cách để đo lường lạm phát và nó tùy thuộc vào chỉ số giá chung nào của nền kinh tế được áp dụng. Do đó, việc phân tích lạm phát phải dựa trên nhiều chỉ số đối chứng khác nhau và trong một bối cảnh thời gian tương đối dài để tránh các nhận định nhất thời. Công thức tính các chỉ số giá: Cách 1: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer price index): n ' ∑ pit qio t CPI = in=1 x 100 o' o ∑p q i i i =1 Cách 2: Chỉ số giá GDP điều chỉnh (GDP deflator): n ' ∑ p it q it t GDP deflator = in=1 x 100 o' t ∑p q i i i =1 Cách 3: Chỉ số giá dây chuyền (Fisher index): n ' n ' ∑ p it q io ∑ p it q it t Fisher index = ( in=1 x i =1 n )1/2 x 100 ' ' ∑ pio q io ∑ pio qit i =1 i =1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 825 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 183 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn