Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.opmart tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, phân tích các hoạt động của hệ thống siêu thị Co.opmart trong thời gian vừa qua, cũng như nghiên cứu tác động và tầm ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài để từ đó có thể rút ra được các giải pháp thích hợp góp phần mở rộng mạng lưới của hệ thống siêu thị Co.opmart từ nay đến năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.opmart tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oOo---------- PHẠM MINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------oOo---------- PHẠM MINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TẠ THỊ KIỀU AN Tp. Hồ Chí Minh - 2011
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, xin cho phép tác giả được gửi lời cảm ơn chân thành đến : Quý Thầy, Cô trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tác giả học tại trường, đặc biệt là tiến sỹ Tạ Thị Kiều An, giảng viên khoa QTKD đã hướng dẫn tận tình cho việc hình thành ý tưởng, nội dung nghiên cứu và phương pháp khoa học để hoàn thành luận văn này. Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Liên hiệp HTXTM thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã cung cấp thông tin và ý kiến để tác giả có được cái nhìn tổng quan nhất về Saigon Co.op và hệ thống siêu thị Co.opmart. Cuối cùng, tác giả cũng chân thành cảm ơn các bạn đồng học lớp QTKD ngày 2 khóa 18 của đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hổ trợ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! Phạm Minh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.opmart tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tạ Thị Kiều An. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn đầy đủ nguồn, tài liệu tại phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo là hoàn toàn trung thực. Tác giả Phạm Minh
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ ............................................... 1 1.1 SIÊU THỊ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ ............................................................................................ 1 1.1.1 Khái niệm về siêu thị ........................................................................... 1 1.1.2 Phát triển hoạt động kinh doanh của siêu thị ......................................... 5 1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ ...................................................................... 6 1.2.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ....................................................... 6 1.2.1.1 Nguồn nhân lực ................................................................................... 6 1.2.1.2 Năng lực tài chính................................................................................ 7 1.2.1.3 Hệ thống thông tin ............................................................................... 7 1.2.1.4 Hoạt động Marketing ........................................................................... 8 1.2.1.5 Hoạt động sản xuất .............................................................................. 8 1.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................... 8 1.2.2.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................ 8 1.2.2.1.1 Yếu tố tự nhiên .................................................................................... 8 1.2.2.1.2 Yếu tố kinh tế ...................................................................................... 9 1.2.2.1.3 Yếu tố xã hội ....................................................................................... 9
- 1.2.2.1.4 Yếu tố chính trị.................................................................................... 9 1.2.2.1.5 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật ............................................................... 9 1.2.2.2 Môi trường vi mô .............................................................................. 10 1.2.2.2.1 Khách hàng ....................................................................................... 10 1.2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh ............................................................................. 10 1.2.2.2.3 Nhà cung cấp..................................................................................... 11 1.2.2.2.1 Sản phẩm thay thế ............................................................................. 11 1.2.2.2.1 Đối thủ tiềm ẩn .................................................................................. 11 1.3 CÁC CÔNG CỤ CHÍNH ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 11 1.3.1 Các công cụ xây dựng giải pháp .......................................................... 11 1.3.1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................... 11 1.3.1.2 Ma trận nội bộ (IFE) ........................................................................... 12 1.3.1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 13 1.3.1.4 Ma trận SWOT ................................................................................... 14 1.3.2 Công cụ lựa chọn giải pháp ................................................................. 15 1.4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................... 15 1.4.1 Lịch sử phát triển siêu thị tại Việt Nam ................................................ 15 1.4.2 Thực trạng phát triển siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh ..................... 17 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART .. 20 2.1 TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (SAIGON CO.OP) VÀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART .................................................................................................. 20 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Saigon Co.op ............................... 20 2.1.2 Giới thiệu về hệ thống siêu thị Co.opmart ................................................23 2.1.3 Phân tích tình hình kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.opmart ............ 24 2.1.4 Phân tích nội bộ hệ thống siêu thị Co.opmart ....................................... 26 2.1.4.1 Nguồn nhân lực ................................................................................... 26
- 2.1.4.2 Năng lực tài chính ............................................................................... 32 2.1.4.3 Hệ thống thông tin .............................................................................. 33 2.1.4.4 Hoạt động marketing........................................................................... 35 2.1.4.5 Hoạt động sản xuất ....................................................................................38 2.1.4.6 Ma trận nội bộ (IFE) ........................................................................... 40 2.1.5 Môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động của hệ thống siêu thị Co.opmart ......................................................................................................... 41 2.1.5.1 Môi trường vĩ mô................................................................................ 41 2.1.5.1.1 Các yếu tố tự nhiên, kinh tế ................................................................. 41 2.1.5.1.2 Các yếu tố xã hội ................................................................................ 44 2.1.5.1.3 Các yếu tố chính trị............................................................................. 46 2.1.5.1.4 Các yếu tố công nghệ và kỹ thuật ........................................................ 47 2.1.5.1 Môi trường vi mô................................................................................ 47 2.1.5.2.1 Khách hàng ........................................................................................ 47 2.1.5.2.2 Đối thủ cạnh tranh .............................................................................. 49 2.1.5.2.3 Nhà cung cấp...................................................................................... 55 2.1.5.2.4 Sản phẩm thay thế .............................................................................. 56 2.1.5.2.5 Đối thủ tiềm ẩn ................................................................................... 57 2.1.5.2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................... 58 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................59 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 ................................... 60 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART ĐẾN NĂM 2015 – TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020..................... 60 3.1.1 Mục tiêu của Saigon Co.op đến năm 2015 ............................................ 61 3.1.2 Tầm nhìn của Saigon Co.op đến năm 2020 ........................................... 61 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................ 61
- 3.2.1 Hình thành các giải pháp thông qua phân tích ma trận SWOT .............. 61 3.2.2 Lựa chọn giải pháp thông qua ma trận QSPM ..................................... 63 3.2.3 Nội dung chủ yếu các giải pháp được lựa chọn.................................... 68 3.2.3.1 Giải pháp phát triển thị trường............................................................ 68 3.2.3.2 Giải pháp cạnh tranh về giá ................................................................ 71 3.2.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................... 73 3.2.3.4 Giải pháp hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ............................. 73 3.2.4 Một số giải pháp hỗ trợ ...................................................................... 74 3.2.4.1 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ........................................... 74 3.2.4.2 Giải pháp thu hút và giữ chân nhân lực có trình độ cao ........................ 75 3.3 CÁC KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 75 3.3.1 Đối với nhà nước ............................................................................... 75 3.3.1 Đối với hệ thống siêu thị Co.opmart ................................................... 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................77 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT HTX : Hợp tác xã HTXMB: Hợp tác xã mua bán HTXTM: Hợp tác xã thương mại TTTM: Trung tâm thương mại PTTH: Phổ thông trung học Saigon Co.op: Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh WTO: Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter ............................... 10 Hình 2.1 Logo của Liên hiệp HTXTM thành phố Hồ Chí Minh ........................... 21 Hình 2.2 Mô hình các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Saigon Co.op............... 22 Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức của Liên hiệp HTXTM thành phố Hồ Chí Minh .............. 22 Hình 2.4 Biểu đồ doanh số Co.opmart trong 5 năm gần đây ................................. 24 Hình 2.5 Biểu đồ số lượng Co.opmart theo từng năm .......................................... 25 Hình 2.6 Biểu đồ lượt khách của Co.opmart theo từng năm ................................. 26 Hình 2.7 Số lượng lao động và tốc độ tăng trưởng lao động tại Saigon Co.op ....... 27 Hình 2.8 Cơ cấu lao động của Co.opmart theo trình độ ........................................ 28 Hình 2.9 Thu nhập bình quân của nhân viên Saigon Co.op từ 2006 đến nay ......... 31 Hình 2.10 Thống kê về lỗi chương trinh hay xuất hiện tại Saigon Co.op .............. 35 Hình 2.11 Đánh giá về nhận thức của khách hàng với các nhãn hiệu riêng ........... 39 Hình 2.12 Tốc độ tăng giá của các tháng trong năm ............................................ 44 Hình 2.13 Dân số Việt Nam năm 2009 ............................................................... 45 Hình 2.14 Xu hướng thay đổi tiêu dùng của người Việt Nam ............................... 48
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................... 12 Bảng 1.2 Ma trận nội bộ (IFE) ............................................................................13 Bảng 1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 13 Bảng 1.4 Ma trận SWOT ................................................................................... 14 Bảng 1.5 Ma trận hoạch định giải pháp QSPM ....................................................15 Bảng 1.6 Số lượng siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 17 Bảng 1.7 Qui hoạch mạng lưới siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh........ 18 Bảng 2.1 Doanh số và chỉ số ROE của Co.opmart từ 2008 - 2010........................ 32 Bảng 2.2 Ma trận nội bộ (IFE) ........................................................................... 40 Bảng 2.3 Ước thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010...................................42 Bảng 2.4 Mức tăng giảm giá tiêu dùng qua các tháng.......................................... 43 Bảng 2.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 54 Bảng 2.6 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ........................................58 Bảng 3.1 Ma trận hình thành giải pháp SWOT ................................................... 62 Bảng 3.2 Ma trận QSOM nhóm SO .................................................................... 64 Bảng 3.3 Ma trận QSOM nhóm ST .....................................................................65 Bảng 3.4 Ma trận QSOM nhóm WO .................................................................. 66 Bảng 3.5 Ma trận QSOM nhóm WT ................................................................... 67 Bảng 3.6 Bảy thương hiệu bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2011 ...........................70
- DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 : BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 2 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 3 : SƠ ĐỒ PHÂN BỐ CÁC SIÊU THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Là trung tâm kinh tế của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là nơi khai sinh ra hình thức bản lẻ mới, hiện đại tại Việt Nam. Với dân số hơn 7 triệu dân, hơn 50% là dưới 30 tuổi thì thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng nhờ có được các yếu tố quan trọng sau : chỉ số GDP liên tục tăng, dân số trẻ và chính sách mở cửa, khuyến khích sự phát triển của mô hình bán lẻ hiện đại nhằm dần dần thay thế cho loại hình bán lẻ truyền thống của chính phủ Việt Nam. Là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, và nơi khởi điểm chính là tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống siêu thị Co.opmart luôn coi thị trường thành phố Hồ Chí Minh là thị trường chiến lược, cần phải tập trung mọi nguồn lực của mình vào thị trường này. Từ bàn đạp vững chắc này, Co.opmart đã phát triển vững chắc rất nhanh và đang cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động của mình ra khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước. Tuy nhiên ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều quận, huyện vẫn chưa hay có rất ít sự hiện diện kinh doanh của siêu thị, nhất là các quận huyện vùng ven, trong khi những vùng này lại là nơi tập trung phần lớn giới bình dân, đối tượng phục vụ chủ yếu của siêu thị nói chung và Co.opmart nói riêng. Ngoài ra việc nhanh chóng chiếm lĩnh phần lớn thị phần bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên cấp thiết vì một khi kinh tế toàn cầu phục hồi thì các ông lớn trong ngành bán lẻ nước ngoài như Wal-Mart, Tesco, …sẽ nhanh chóng xâm nhập vào thị trường bán lẻ đang sinh lợi rất tốt này. Đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020” được tác giả thực hiện với mong muốn có thể đưa ra các giải pháp mang tính khả thi giúp cho hệ thống siêu thị Co.opmart phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh và giữ vững thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh và
- hoàn thành tốt các hoạt động xã hội mà Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã giao. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu, phân tích các hoạt động của hệ thống siêu thị Co.opmart trong thời gian vừa qua, cũng như nghiên cứu tác động và tầm ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài để từ đó có thể rút ra được các giải pháp thích hợp góp phần mở rộng mạng lưới của hệ thống siêu thị Co.opmart từ nay đến năm 2020 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.opmart. Tập trung nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các hoạt động kinh doanh của các Co.opmart và các đối thủ của nó tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn bao gồm : phân tích, thống kê mô tả, so sánh – đối chiếu, trao đổi lấy ý kiến chuyên gia - Công cụ sử dụng bao gồm: bảng câu hỏi khảo sát, ma trận nội bộ (IFE), ma trận đánh gia các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT và ma trận QSPM. 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu sẽ gồm có 3 chương như sau : - Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ - Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART
- - Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OPMART TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
- 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ 1.1 SIÊU THỊ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ 1.1.1 Khái niệm về siêu thị Siêu thị được dịch ra từ các thuật ngữ của nước ngoài như từ “supermarket” của tiếng Anh hay “supermarché” trong tiếng Pháp, và đó là từ ghép của “super” tương ứng với “siêu” và “market” tương ứng với “thị” (hay chính xác hơn là “thị trường”) Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị. Sau đây là một vài định nghĩa. Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500m2 chủ yếu bán hàng thực phẩm"[18]. Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối luợng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa"[6]. Tại Việt Nam, theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004 : “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.” [7]. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị, nhưng tựu chung chúng đều có điểm chung : siêu thị cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng theo phương thức tự phục vụ. Theo Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam, siêu thị có các đặc trưng sau:
- 2 • Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động. • Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): Đây là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh... giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt: o Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán. o Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng. • Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm... Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ. • Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách bố trí hàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có
- 3 liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy... • Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh... Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng tự phục vụ và nghệ thuật trưng bày hàng hoá của siêu thị đã mở ra kỷ nguyên thương mại bán lẻ văn minh hiện đại. Theo quyết định 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ Thương Mại Việt Nam ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2004 thì siêu thị được chia thành 3 hạng chính và được phân loại cụ thể như sau : 1. Siêu thị hạng I Đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp • Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên; • Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên; • Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
- 4 • Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại; • Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại. Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: • Diện tích từ 1.000m2 trở lên; • Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên • Các tiêu chuẩn khác được giữ nguyên như siêu thị kinh doanh tổng hợp 2. Siêu thị hạng II Đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: • Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên; • Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; • Các tiêu chuẩn khác được giữ nguyên như siêu thị kinh doanh tổng hợp hạng I Đối với siêu thị chuyên doanh thì phần lớn các tiêu chuẩn giống với tiêu chuẩn của siêu thị kinh doanh tổng hợp, ngoại trừ hai tiêu chuẩn sau • Diện tích từ 500m2 trở lên; • Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên 3. Siêu thị hạng III Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: • Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên; • Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên; • Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của siêu thị;
- 5 • Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại; • Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà. Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: • Diện tích từ 250m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp); • Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên • Các tiêu chuẩn khác được giữ nguyên như siêu thị kinh doanh tổng hợp 1.1.2 Phát triển hoạt động kinh doanh của siêu thị Kinh doanh siêu thị là loại hình kinh doanh dịch vụ bán lẻ, là quá trình chuyển giao hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Do đó kinh doanh siêu thị có các đặc điểm của kinh doanh dịch vụ : • Tính vô hình, tức là khách hàng không thể đánh giá tính chính xác chất lượng hoạt động kinh doanh của siêu thị. Chính vì điều này mà khách hàng thường có xu hướng lựa chọn các siêu thị có thương hiệu được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận nhằm giảm thiểu rủi ro. Vì thế việc bảo đảm chữ tín là điều cần thiết mà mỗi hệ thống siêu thị phải thực hiện nếu muốn phát triển hoạt động kinh doanh. • Tính không thể tách rời, đó là sự chuyển giao hàng hóa diễn ra đồng thời với sự tiêu dùng sự chuyển giao đó. Điều này có nghĩa khách hàng chỉ có thể đánh giá dịch vụ của siêu thị khi hàng hóa đã thuộc về khách hàng. Do đó ngoài chữ tín thì sự giao tiếp của nhân viên với khách hàng nhằm tư vấn sản phẩm, cơ sở vật chất khang trang và không gian mua sắm thuận tiện tạo sự tin tưởng ban đầu cho khách hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của siêu thị. • Tính không thể lưu trữ, nghĩa là quá trình chuyển giao hàng hóa được thực hiện với sự chấp nhận của khách hàng. Do đó, muốn phát triển kinh doanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn