intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá các nhân tố (ngoài yếu tố chính thức) có ảnh hưởng lên việc tuân thủ quy định môi trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN THỊ THU TRANG MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN THỊ THU TRANG MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hoàng Bảo Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: (1) Công trình nghiên cứu này do chính và riêng bản thân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của ngƣời hƣớng dẫn khoa học; (2) Không có nghiên cứu nào của các tác giả khác đƣợc sử dụng trong luận văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định; (3) Không thực hiện chỉnh sữa bất kỳ số liệu nào đƣợc sử dụng trong nghiên cứu; (4) Kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2013 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Thu Trang
  4. MỤC LỤC Trang Bìa phụ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM LƢỢC CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu: hiện trạng môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 7 1.3. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu ................................................................ 8 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................... 9 1.6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 10 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................... 12 2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ .............................................................................. 12 2.2. Phân hạng doanh nghiệp theo kết quả hoạt động môi trƣờng ....................... 16 2.3. Các nghiên cứu lý thuyết liên quan ............................................................... 19 2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ..................................................... 22 2.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc đang phát triển............................. 24 2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc phát triển ..................................... 27 2.5. Khung khái niệm và phân tích ....................................................................... 32
  5. CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 36 3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 36 3.2. Sơ lƣợc về mô hình binary logistic ................................................................ 38 3.2.1. Mô hình .................................................................................................. 38 3.2.2. Diễn giải quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ......................... 38 3.2.3. Tính p1 khi biết p0 ................................................................................... 39 3.3. Dữ liệu ........................................................................................................... 39 3.3.1. Sơ lƣợc về bộ dữ liệu.............................................................................. 39 3.3.2. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 42 3.4. Biến trích ra từ bộ dữ liệu sử dụng cho mô hình ........................................... 45 3.5. Mã hóa biến ................................................................................................... 47 CHƢƠNG 4. MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH MÔI TRƢỜNG CỦA SMEs THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: TIẾP CẬN THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC .................................................................................. 49 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................................ 49 4.1.1. Kết quả BVMT của SMEs...................................................................... 49 4.1.2. Đặc điểm SMEs ...................................................................................... 50 4.1.3. Nhận thức của chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý ...................................... 52 4.1.4. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp ................................................... 52 4.1.5. Nhóm đặc điểm áp lực tác động lên SMEs ............................................ 53 4.1.6. Quan hệ chính quyền .............................................................................. 54 4.2. Thống kê mô tả khả năng tuân thủ quy định BVMT của SMEs theo các yếu tố đƣợc dự đoán có tác động lên hành vi của doanh nghiệp .............................. 54 4.2.1. Tác động của nhóm yếu tố đặc điểm SMEs ........................................... 54
  6. 4.2.2. Tác động của nhóm yếu tố nhận thức chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý .. 56 4.2.3. Tác động của hoạt động tài chính của doanh nghiệp ............................. 57 4.2.4. Tác động của nhóm yếu tố đặc điểm áp lực từ bên ngoài lên SMEs ..... 58 4.2.5. Tác động của nhóm yếu tố quan hệ chính quyền ................................... 59 4.3. Mối quan hệ giữa các biến ............................................................................. 60 4.3.1. Tƣơng quan đơn ..................................................................................... 60 4.3.2. Kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ......... 62 4.4. Hồi quy binary logistic .................................................................................. 63 4.4.1. Hồi quy binary logistic với bộ dữ liệu ban đầu ...................................... 63 4.4.2. Hồi quy binary logistic với bộ dữ liệu đã loại trừ các giá trị ngoại lai và các trƣờng hợp ảnh hƣởng.............................................................................. 64 4.4.3. Lựa chọn mô hình để thuyết minh kết quả ............................................. 65 4.4.4. Kiểm tra kết quả về mặt thống kê .......................................................... 65 4.5. Kết quả ........................................................................................................... 69 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................... 75 5.1. Kết luận của nghiên cứu ................................................................................ 75 5.2. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 76 5.3. Hƣớng nghiên cứu mở rộng ........................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC A: CÁC BẢNG SỐ LIỆU PHỤC VỤ CHƢƠNG 1- GIỚI THIỆU PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC VỚI BỘ DỮ LIỆU BAN ĐẦU PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC VỚI BỘ DỮ LIỆU ĐÃ LOẠI GIÁ TRỊ NGOẠI LAI VÀ CÁC TRƢỜNG HỢP ẢNH HƢỞNG
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (SEAN Free Trade Area) ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) BVMT Bảo vệ môi trƣờng CCN Cụm công nghiệp CIEM Viện Quản lý Kinh tế Trung ƣơng CKĐTC Bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trƣờng DN Doanh nghiệp DoE Khoa Kinh tế của Trƣờng Đại học Copenhagen ĐTM Đánh giá tác động môi trƣờng ĐKĐTC Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng HTXLNT Hệ thống xử lý nƣớc thải ILSSA Viện Khoa học Lao động và Xã hội KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KCNC Khu công nghệ cao MOLISA Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ MSMEs Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (Micro, small and medium- sized enterprises) SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and medium-sized enterprises) TNHH Trách nhiệm hữu hạn WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organnization)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại SMEs theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa........ 12 Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại SMEs theo Hội đồng Quốc gia Phát triển SMEs tại Malaysia, áp dụng từ ngày 09 tháng 07 năm 2005 ............................................... 13 Bảng 2.3. Tiêu chí phân loại SMEs theo Hội đồng Quốc gia Phát triển SMEs tại Malaysia, áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 ............................................... 14 Bảng 2.4. Tiêu chí phân loại SMEs tại một số quốc gia ........................................... 14 Bảng 2.5. Tiêu chí phân loại SMEs theo Liên Minh Châu Âu ................................. 14 Bảng 2.6. Tiêu chí phân loại SMEs của Ngân hàng Thế giới (doanh nghiệp phải đáp ứng đƣợc tối thiểu 2 phần 3 các đặc điểm này) .................................................... 15 Bảng 3.1. Mô tả các biến độc lập .............................................................................. 37 Bảng 3.2. Số liệu doanh nghiệp đƣợc điều tra trong bộ dữ liệu điều tra SMEs 2009 theo quy mô và địa bàn ......................................................................................... 40 Bảng 3.3. SMEs thuộc khu vực sản xuất nằm ngoài các KCN/ KCX/ KCNC/ CCN trong bộ dữ liệu SMEs 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh theo ngành. ................. 43 Bảng 3.4. Đo lƣờng các biến trong mô hình bằng các biến đƣợc trích ra từ bộ dữ liệu SMEs 2009 ..................................................................................................... 45 Bảng 3.5. Mã hóa biến Legal .................................................................................... 47 Bảng 3.6. Mã hóa biến Sector ................................................................................... 47 Bảng 3.7. Mã hóa biến Edu_Own ............................................................................. 48 Bảng 4.1. Kết quả BVMT của SMEs trong mẫu nghiên cứu.................................... 49 Bảng 4.2. Đặc điểm riêng có của SMEs trong mẫu nghiên cứu ............................... 50 Bảng 4.3. Nhận thức của SMEs trong mẫu nghiên cứu ............................................ 52 Bảng 4.4. Tình hình hoạt động tài chính của SMEs trong mẫu nghiên cứu ............. 52 Bảng 4.5. Các áp lực từ bên ngoài mà SMEs trong mẫu nghiên cứu phải đối diện . 53 Bảng 4.6. Quan hệ với chính quyền của SMEs trong mẫu nghiên cứu .................... 54
  9. Bảng 4.7. Kết quả BVMT của doanh nghiệp theo các đặc đểm riêng có của SMEs trong mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 55 Bảng 4.8. Kết quả BVMT của doanh nghiệp theo tuổi thọ của máy móc/ thiết bị chính của SMEs trong mẫu nghiên cứu ................................................................ 56 Bảng 4.9. Kết quả BVMT của doanh nghiệp theo nhận thức của chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý SMEs trong mẫu nghiên cứu ............................................................. 56 Bảng 4.10. Kết quả BVMT của doanh nghiệp theo tình hình hoạt động tài chính của SMEs trong mẫu nghiên cứu ................................................................................ 57 Bảng 4.11. Kết quả BVMT của doanh nghiệp theo nhóm các đặc điểm áp lực từ bên ngoài của SMEs trong mẫu nghiên cứu ................................................................ 58 Bảng 4.12. Kết quả BVMT của doanh nghiệp theo đối tƣợng khách hàng của SMEs trong mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 58 Bảng 4.13. Kết quả BVMT của doanh nghiệp theo mức độ quan hệ với chính quyền của SMEs trong mẫu nghiên cứu .......................................................................... 60 Bảng 4.14. Hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến ...................................................... 61 Bảng 4.15. Kiểm định Pearson Chi- square giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập .............................................................................................................................. 62 Bảng 4.16. Tỷ lệ chính xác phân loại (dữ liệu ban đầu) ........................................... 64 Bảng 4.17. Tỷ lệ chính xác phân loại (dữ liệu đã loại quan sát ngoại lai và các trƣờng hợp ảnh hƣởng) ......................................................................................... 64 Bảng 4.18. Kiểm định Omnibus về hệ số của mô hình............................................. 65 Bảng 4.19. Hồi quy binary logistic (N= 370) ........................................................... 66 Bảng 4.20. Bảng phân loại ........................................................................................ 68 Bảng 4.21. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả BVMT của doanh nghiệp từ kết quả chạy mô hình thống kê .......................................................................................... 69 Bảng 4.22. Khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp khi biến độc lập tăng 1 đơn vị ......................................................................................................... 71 Bảng 4.23. Mức độ thay đổi khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với ban đầu khi biến độc lập tăng 1 đơn vị ...................................................... 72
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1. Qui trình phân loại doanh nghiệp theo kết quả BVMT của doanh nghiệp tại Việt Nam ..................................................................................................... 17 Hình 2.2. Khung khái niệm và phân tích của nghiên cứu ......................................... 35 Hình 4.1. Tác động biên ............................................................................................ 73
  11. TÓM LƢỢC Trong những năm gần đây, cƣ dân thành phố Hồ Chí Minh đã phải chứng kiến cảnh chất lƣợng môi trƣờng sống ngày một suy giảm. Đây là hậu quả của nhiều nguyên nhân, trong đó có các hoạt động gây ô nhiễm nhƣ: sinh hoạt, giao thông vận tải và sản xuất. Trong đó, nguồn thải từ hoạt động sản xuất là rất đáng kể, cả về khối lƣợng, nồng độ và mức độ khó xử lý. Việc hạn chế nguồn thải này ở đây không chỉ đơn giản là đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm mà cần tìm cách tác động vào các yếu tố có tác dụng nâng cao kết quả hoạt động BVMT của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Nghiên cứu lọc dữ liệu từ bộ dữ liệu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) 2009 cho một mẫu gồm 379 doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, đến từ chín lĩnh vực khác nhau để tìm ra các yếu tố thật sự có ý nghĩa tác động đến việc tuân thủ các quy định bảo vệ môi trƣờng (BVMT) của doanh nghiệp. Năm nhóm yếu tố và dấu kỳ vọng của nó đối với khả năng tuân thủ: (1) đặc điểm riêng có của doanh nghiệp (quy mô(+), ngành nghề sản xuất, hình thức pháp lý, thâm niên hoạt động(-), tuổi thọ của máy móc/ thiết bị(-)); (2) nhận thức của chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý(+) (trình độ, hiểu biết về pháp luật môi trƣờng); (3) kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp(+) (kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chi đầu tƣ mới), (4) áp lực từ các bên có liên quan(+) (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ và cộng đồng); (5) mức độ quan hệ với chính quyền(-) (hối lộ, độ lớn mạng lƣới quan hệ với chính trị gia và công chức). Hồi quy binary logistic đƣợc sử dụng để dự đoán mức độ tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp có hay không giấy chứng nhận môi trƣờng. Kết quả chạy hồi quy đƣa đến một số phát hiện. Thứ nhất, doanh nghiệp có (1) giao thƣơng với các nƣớc phát triển; (2) quy mô càng lớn; (3) chất thải đƣợc đo lƣờng nồng độ/ khối lƣợng bởi cơ quan chức năng/ doanh nghiệp; (4) chất thải đƣợc đo lƣờng trong quá khứ; (5) hiểu biết về pháp luật môi trƣờng; (6)
  12. thƣờng xuyên đƣa hối lộ; (7) hoạt động lâu năm; (8) mạng lƣới quan hệ với chính trị gia và công chức càng nhỏ; (9) tỷ trọng xuất khẩu càng thấp thì khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp sẽ càng cao hơn các doanh nghiệp còn lại. Thứ hai, trong số các yếu tố thì áp lực có từ xuất khẩu qua các quốc gia phát triển có tác động mạnh hơn hẳn các yếu tố khác. Thứ ba, trong các ngành nghề sản xuất thì ngành khoáng sản phi kim tuân thủ quy định BVMT tốt nhất. Các phát hiện này phần lớn phù hợp với dự đoán ban đầu của tác giả. Tuy nhiên, một số kết quả gây ngạc nhiên cho nhà nghiên cứu: (1) Doanh nghiệp càng lâu năm thì càng tuân thủ tốt; (2) doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu càng cao lại tuân thủ kém; (3) việc đƣa hối lộ lại có tác động tích cực đến việc tuân thủ (mặc dù là yếu). Phải chăng đây là đặc điểm riêng có của các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU Chƣơng một trình bày bảy nội dung: (1) ngữ cảnh nghiên cứu, tập trung nêu hiện trạng môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh để thấy đƣợc tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu; (2) trình bày mục tiêu nghiên cứu chung và các mục tiêu cụ thể để giải quyết mục tiêu chung; (3) đƣa ra một số câu hỏi nghiên cứu để định hình ban đầu một số nhóm nhân tố có thể ảnh hƣởng đến kết quả tuân thủ các quy định BVMT của doanh nghiệp; (4) trình bày lý do tại sao lại chọn đối tƣợng nghiên cứu là SMEs và phạm vi nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh; (5) trình bày sơ lƣợc các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tìm ra câu trả lời cho từng mục tiêu nghiên cứu; (6) trình bày ý nghĩa nghiên cứu về mặt học thuật cũng nhƣ ứng dụng; và phần còn lại (7) trình bày kết cấu của luận văn và ý nghĩa của từng phần. 1.1. Bối cảnh nghiên cứu: hiện trạng môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau Đại hội VI (tháng 12 năm 1986) Việt Nam quyết tâm chuyển nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế theo định hƣớng thị trƣờng; cùng với sự kiện Chính phủ Việt Nam bình thƣờng hóa quan hệ với Mỹ (năm 1995) và gia nhập các tổ chức thƣơng mại trong khu vực cũng nhƣ thế giới: ASEAN (năm 1995), AFTA (năm 1996), APEC (năm 1998), WTO (năm 2007) đã giúp cho Việt Nam chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, có thu nhập thấp1 sang quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2009. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, số liệu trong 3 năm 2009- 20112, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 6,00%, tốc độ tăng trƣởng thu nhập bình quân trên đầu ngƣời bình quân 17,87%, khối lƣợng việc làm cho ngƣời lao động hằng năm gia tăng trung bình 2,72%, tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm, tỷ lệ thiếu việc làm duy trì ở mức 2-3%. 1 Theo cách xác định của Ngân hàng Thế giới có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 đến ngày 01/07/2014:  Quốc gia có thu nhập thấp: Thu nhập quốc gia trên đầu ngƣời nhỏ hơn $1.035 một năm  Quốc gia có thu nhập trung bình thấp: Thu nhập quốc gia trên đầu ngƣời từ $1.036 đến $4.085 một năm  Quốc gia có thu nhập trung bình cao: Thu nhập quốc gia trên đầu ngƣời từ $4.086 đến $12.615 một năm.  Quốc gia có thu nhập cao: Thu nhập quốc gia trên đầu ngƣời từ lớn hơn $12.616 một năm. 2 Số liệu kinh tế và việc làm Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2011 xem Bảng 1, Phụ lục A
  14. 2 Có thể nói Việt Nam đã trải qua hai thập niên tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, cũng giống nhiều quốc gia khác trong giai đoạn đầu của phát triển để đạt mục tiêu tăng trƣởng kinh tế nhanh, thu hút đầu tƣ từ bên trong cũng nhƣ từ bên ngoài quốc gia, Việt Nam đã bỏ qua các trách nhiệm về môi trƣờng đối với doanh nghiệp. Kết quả là chúng ta đang phải đối mặt với việc chất lƣợng môi trƣờng sống bị suy giảm. Môi trƣờng bị ô nhiễm, hiện tƣợng này không thấy rõ ở các tỉnh và vùng ngoại ô các thành phố nơi dân cƣ thƣa thớt, hoạt động kinh tế trầm lắng và cơ sở sản xuất rải rác, nhƣng có thể thấy rõ hậu quả ô nhiễm môi trƣờng ở các khu đô thị lớn và các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các nhà máy sản xuất. Thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí là trung tâm tài chính- dịch vụ- thƣơng mại- sản xuất lớn nhất cả nƣớc (đóng góp 26,3% GDP cả nƣớc3), nơi đây hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, quá trình di dân diễn ra mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp và các phƣơng án bảo vệ và cải thiện môi trƣờng triển khai chậm và không đồng bộ đã làm môi trƣờng suy thoái trầm trọng và đáng báo động. Theo báo cáo sơ kết hai năm (2011- 2012) thực hiện chƣơng trình giảm ô nhiễm môi trƣờng giai đoạn 2011- 2015 (dự thảo) của Sở Tài nguyên Môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh, tình hình các nguồn chất thải môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012 nhƣ sau: Nƣớc thải: Các nguồn tạo ra nƣớc thải bao gồm: (1) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thƣơng mại; (2) Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; (3) Cụm công nghiệp; (4) Khu đô thị mới; (5) Khu đô thị hiện hữu. Nƣớc thải này một phần đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận, phần lớn xả thải trực tiếp. Nguồn tiếp nhận ở khu vực nội thành: 4 hệ thống kênh rạch chính là sông Sài Gòn- Đồng Nai, kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Tân Hóa- Lò Gốm, kênh Tàu Hủ- 3 Số liệu tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của 11 tỉnh thành (trong đó có thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 2008- 2010 xem Bảng 2- Phụ lục A
  15. 3 Bến Nghé- Đôi- Tẻ; ở khu vực ngoại thành: hai kênh rạch giáp ranh là kênh tiêu Ba Bò và kênh Thầy Cai- sông Cần Giuộc. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Tài nguyên Môi trƣờng thành phố Hồ Chí Minh thì số lƣợng nguồn thải cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thƣơng mại trên địa bàn thành phố là 3.300 nguồn thải, trong đó khoảng 750 nguồn thải lƣu lƣợng trên 50 m3/ ngày; 450 nguồn thải lƣu lƣợng 30- 50 m3/ ngày; 2.100 nguồn thải lƣu lƣợng dƣới 30 m3/ ngày. Hiện nay, thành phố chỉ kiểm soát đƣợc các nguồn thải lƣu lƣợng trên 50 m3/ ngày còn các nguồn thải có lƣu lƣợng nhỏ hơn hầu nhƣ bị thả nổi về mặt quản lý và thiếu số liệu thống kê. Các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC): 15/15 khu (đạt tỷ lệ 100%) có hệ thống xử lý nƣớc thải (HTXLNT) tập trung; 13/15 khu (đạt tỷ lệ 86,7%) có chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý đạt quy chuẩn, 02 KCN không đạt là KCN Cát Lái và KCN An Hạ, trong đó KCN An Hạ mới đƣợc chuyển thành KCN từ cụm công nghiệp (CCN) năm 2012 và HTXLNT đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, các khu này đều chƣa đƣợc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động tại cửa xả nƣớc thải của các KCN, KCX, KCNC để đảm bảo chất lƣợng nƣớc thải đƣợc quan trắc liên tục. Cụm công nghiệp: hiện nay trên địa bàn thành phố có 27 CCN với diện tích 1.441,02 ha; trong đó có 11 CCN chƣa đi vào hoạt động (5 cụm có đơn vị kinh doanh hạ tầng và 6 cụm vẫn còn trên quy hoạch, đang kêu gọi đầu tƣ) và 16 CCN có doanh nghiệp hoạt động (13 cụm chƣa có đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng, 13 CCN này đƣợc quy hoạch làm đất công nghiệp để tập trung các cơ sở sản xuất và do UBND quận/ huyện quản lý). Trong số 16 CCN có doanh nghiệp hoạt động thì chỉ có 3 cụm có đơn vị kinh doanh hạ tầng: Lê Minh Xuân, Nhị Xuân và Xuân Thới Sơn A; 2/3 cụm (đạt tỷ lệ 66,7%) có HTXLNT (Lê Minh Xuân và Nhị Xuân) và chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý của hai hệ thống đều đạt quy chuẩn đối với hầu hết chỉ tiêu, ngoại trừ chỉ tiêu dinh dƣỡng (vƣợt quy chuẩn từ 1,1- 1,3 lần). Các CCN chƣa có đơn vị kinh doanh hạ tầng thì hầu hết chƣa có HTXLNT tập trung.
  16. 4 Khu đô thị mới, thành phố hiện nay có 39 dự án khu dân cƣ có diện tích 20 ha trở lên và 50 dự án khu dân cƣ có diện tích nhỏ hơn 20 ha. Trong số 39 dự án khu dân cƣ có diện tích 20 ha trở lên thì có 10 dự án đã đi vào hoạt động; 6/10 dự án (chiếm tỷ lệ 60%) đã xây dựng HTXLNT tập trung. Còn 50 dự án khu dân cƣ có diện tích nhỏ hơn 20 ha thì có 31 dự án hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có 25/31 (chiếm tỷ lệ 80,6%) dự án có HTXLNT. Khu đô thị hiện hữu, theo niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh ƣớc tính dân số thành phố năm 2012 khoảng 07 triệu ngƣời, ƣớc tính lƣợng nƣớc thải sinh hoạt từ các khu đô thị hiện hữu phát sinh gần khoảng 02 triệu m3/ ngày và đêm. Trong khi đó thành phố chỉ có hai nhà máy xử lý nƣớc thải sinh hoạt (Bình Hƣng Hòa và Bình Hƣng) với tổng công suất xử lý 171.000 m3/ ngày và đêm4. Nhƣ vậy, hiện nay các trạm, nhà máy xử lý nƣớc chỉ thu gom và xử lý đƣợc khoảng 8,55% lƣợng nƣớc thải của các khu đô thị hiện hữu. Khí thải: Có hai nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn chính: (i) hoạt động sản xuất; (ii) Hoạt động giao thông, vận tải. Hoạt động sản xuất, trong năm 2012 thành phố có 107 nguồn khí thải trong các KCN/ KCX và 343 nguồn khí thải bên ngoài KCN/ KCX (chủ yếu là khí thải lò đốt). Khoảng 76% nguồn thải trong KCN/KCX đƣợc xử lý đạt quy chuẩn trƣớc khi thải vào nguồn tiếp nhận. Còn các nguồn thải bên ngoài KCN/ KCX chỉ có 46% có trang bị hệ thống xử lý khí thải; trong số các nguồn thải có trang bị hệ thống xử lý khí thải, có khoảng 71% nguồn thải xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn trƣớc khi thải vào nguồn tiếp nhận. Hoạt động giao thông, vận tải, có thực hiện quan trắc định kỳ nhƣng chƣa có phƣơng pháp để đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí nên chƣa thể đƣa ra kết luận nào. Chất thải rắn: Các loại chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Chất thải rắn thông thƣờng; (2) Chất thải rắn nguy hại; (3) Chất thải rắn y tế. 4 Chi tiết xem Bảng 3- Phụ lục A
  17. 5 Chất thải rắn thông thường: Tổng khối lƣợng đƣợc thu gom, xử lý trong năm 2012 là 2.362.419 tấn/ năm, trung bình 6.472 tấn/ ngày. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nội thành: khoảng 95% thu trực tiếp từ các hộ dân và 5% còn lại thu gom dọc theo tuyến đƣờng, các bô rác, thùng rác công cộng, vớt rác trên kênh. Còn khu vực ngoại thành: thu gom, xử lý trực tiếp từ các hộ dân khoảng 70- 80%, phần còn lại ngƣời dân tự xử lý rác trong vƣờn của mình. Chất thải rắn nguy hại, khối lƣợng chất thải rắn nguy hại trên địa bàn thành phố ƣớc tính khoảng 300- 350 tấn/ ngày. Ở thành phố Hồ Chí Minh có 48 công ty đƣợc cấp phép vận chuyển chất thải nguy hại và 13 công ty xử lý (chủ yếu đốt, hóa rắn, keo tụ) đáp ứng 30- 40% khối lƣợng chất thải nguy hại của thành phố; phần còn lại do các công ty ngoài tỉnh (Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Kiên Giang) đến thu gom, vận chuyển về tỉnh xử lý hoặc chất thải nguy hại đang đƣợc lƣu trú tạm thời tại các chủ nguồn thải (do số lƣợng phát sinh thấp). Chất thải rắn y tế: khối lƣợng chất thải rắn y tế phát sinh trong năm 2012 dao động 12- 17 tấn/ ngày, với tỷ lệ thu gom, xử lý (chủ yếu là đốt) chất thải y tế nhƣ sau: tại các bệnh viện, các trung tâm lớn: tỷ lệ thu gom đạt 100%; tại các phòng khám: tỷ lệ thu gom trực tiếp đúng tuyến đạt 85- 90%, phần còn lại đƣợc thải bỏ chung với chất thải rắn sinh hoạt và đƣợc vận chuyển về bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Công nghệ áp dụng để xử lý chất thải rắn chủ yếu đƣợc sử dụng hiện nay là chôn lấp (chiếm tỷ trọng 80- 85%). Phƣơng pháp này có ƣu điểm nhanh, dễ thực hiện nhƣng cũng gây ra nhiều vấn đề môi trƣờng về mùi hôi, nƣớc rỉ rác, ô nhiễm nguồn nƣớc khu vực chôn lấp, môi trƣờng sản sinh các mầm bệnh … và không tận dụng đƣợc các lợi ích từ rác nhƣ phƣơng pháp phân loại- tái chế, xử lý chất thải rắn làm phân compost hay đốt phát điện. Theo kết quả trình bày trên, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có ba loại chất thải chính, đó là nƣớc thải, khí thải và chất thải rắn. Phần lớn nƣớc thải đều chƣa đƣợc xử lý: 100% KCN/KCX/KCNC có HTXLNT; 2/16 CCN đang hoạt động có HTXLNT; thành phố chỉ kiểm soát đƣợc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thƣơng mại có nguồn thải lƣu lƣợng trên 50 m3/ ngày, còn các nguồn thải có lƣu
  18. 6 lƣợng nhỏ hơn hầu nhƣ bị thả nổi về mặt quản lý và thiếu số liệu thống kê; 91,45% nƣớc thải sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý. Khí thải: 76% nguồn thải xử lý khí thải trong KCN/KCX đạt quy chuẩn trƣớc khi thải vào nguồn tiếp nhận; các nguồn thải bên ngoài KCN/ KCX chỉ có 46% có trang bị hệ thống xử lý khí thải; khí thải từ hoạt động giao thông- vận tải hầu nhƣ không có phƣơng án xử lý. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn thì khả quan hơn, có thể đạt tới 90%; tuy nhiên phƣơng án xử lý đƣợc xem là không tối ƣu và hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Có thể nói nếu chính quyền thành phố không có những động thái thể hiện sự quan tâm và kiên quyết giải quyết trong vấn đề giảm thiểu môi trƣờng thì môi trƣờng thành phố sẽ đối mặt với suy thoái nghiêm trọng, môi trƣờng nền sẽ quá tải, không còn khả năng hấp thụ thêm và mất đi khả năng tự xử lý vốn có của nó. Để làm đƣợc điều đó, cần phải phân loại đối tƣợng gây ô nhiễm để có những quy định môi trƣờng đƣợc soạn thảo riêng cho từng đối tƣợng một cách phù hợp, có tính chất răn đe để thay đổi hành vi và thói quen các đối tƣợng đó. Một trong những đối tƣợng gây ô nhiễm lớn cả về số lƣợng cũng nhƣ hàm lƣợng và tính chất nguy hại đó là chất thải từ các doanh nghiệp sản xuất. Bằng chứng trong thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trƣờng do các nhà máy sản xuất thải ra và chịu sự phản đối kịch liệt từ ngƣời dân và dƣ luận. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, với chức năng đón các cơ sở sản xuất ô nhiễm khu vực trung tâm thành phố di dời về, kết quả là 30 tuyến kênh trên địa bàn huyện Bình Chánh bị nhiễm bẩn rất nặng. Khu chế xuất Linh Trung III (quận Thủ Đức) với việc xả một lƣợng nƣớc thải cực lớn ra môi trƣờng làm cho ngƣời dân sống quanh khu vực kênh Ba Bò ở quận Thủ Đức đang phải đối mặt với nguồn nƣớc ô nhiễm, độc hại. Khu công nghiệp Tân Phú Trung (quận Tân Bình), Khu công nghiệp Xuyên Á là nguồn gây ô nhiễm kênh Thầy Cai - An Hạ… Hệ thống kênh rạch bị ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Vải, ảnh hƣởng đến nguồn cung cấp nƣớc sạch cho các nhà máy nƣớc Thủ Đức và Tân Hiệp, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng nhƣ đời sống sinh hoạt của ngƣời dân tại các lƣu vực sông này.
  19. 7 Nhƣ vậy để giải quyết vấn đề ô nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố phải đặc biệt quan tâm đến nguồn thải từ các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, việc ngăn chặn nguồn thải này ở đây không chỉ đơn giản là đóng cửa các nhà máy này mà cần có một phân tích để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa tại sao doanh nghiệp lại có hành vi xả thải thay vì xử lý chất thải trƣớc khi chuyển ra môi trƣờng bên ngoài. Theo Gangadharan (2006), ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì quy định về môi trƣờng thì rất yếu và không đƣợc bắt buộc thi hành nghiêm ngặt do sự hạn chế của ngân sách nhà nƣớc, thiếu nhân sự và tham nhũng trong hệ thống tƣ pháp. Do đó, ở những quốc gia này, cơ chế bắt buộc thực thi chính thức không hoạt động tốt, do đó điều quan trọng là phải tập trung vào yếu tố khác để khuyến khích việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trƣờng. Nghiên cứu này với mục tiêu tìm ra “yếu tố khác” có ảnh hƣởng đến kết quả tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp. Nếu kết quả của nghiên cứu đƣợc sử dụng bởi cơ quan quản lý, nó có thể giúp ích trong việc đƣa ra một số công cụ tác động gián tiếp lên các doanh nghiệp để thay đổi hành vi của họ nhằm đạt đƣợc mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm của chính quyền thành phố mà vẫn đảm bảo doanh nghiệp hoạt động, phát triển kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của nghiên cứu này là đánh giá các nhân tố (ngoài yếu tố chính thức) có ảnh hƣởng lên việc tuân thủ quy định môi trƣờng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh. Để giải quyết mục tiêu chung nghiên cứu đề ra các mục tiêu cụ thể: mục tiêu thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ quy định BVMT của các doanh nghiệp; mục tiêu thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này trong trƣờng hợp nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh.
  20. 8 1.3. Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu Nghiên cứu có đơn vị nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vì hai lý do: (1) do bộ dữ liệu đƣợc sử dụng có đƣợc từ cuộc điều tra đặc điểm môi trƣờng kinh doanh của SMEs ở Việt Nam năm 2009; (2) SMEs có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nhỏ nhƣ Việt Nam. Số liệu doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam năm 20115 cho thấy SMEs chiếm 97,5% số doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Việt Nam, nó góp phần tạo ra 46,5% việc làm cho quốc gia và đóng góp 31,6% vào nguồn thu từ doanh nghiệp của Chính phủ. Phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vì một số lý do: (1) thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất cả nƣớc với 96.206/312.6446 (chiếm 30,8%) doanh nghiệp cả nƣớc và 95.186/304.905 (chiếm tỷ trọng 31,2%) SMEs cả nƣớc; (2) nghiên cứu tập trung một tỉnh/ thành để bỏ qua một số yếu tố tác động bởi đặc điểm của tỉnh/ thành đó nhƣ khả năng quản lý và sự nghiêm khắc của chính quyền, mức độ nghiêm trọng của vấn đề môi trƣờng tại địa phƣơng, mức sống, nhận thức cũng nhƣ sự quan tâm của ngƣời dân tại cộng đồng xung quanh đối với các vấn đề môi trƣờng. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu thứ nhất, tác giả thực hiện khảo cứu các nghiên cứu lý thuyết cũng nhƣ thực nghiệm có liên quan để rút ra một số các yếu tố ban đầu, sau đó sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để đánh giá sơ bộ mối tƣơng quan giữa từng nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến sự tuân thủ pháp luật BVMT của doanh nghiệp. Để đạt mục tiêu thứ hai, phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng cho mô hình hồi quy binary logistic (với biến nhị phân) để tìm ra các yếu tố có ý nghĩa thực sự về mặt thống kê và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố dựa trên kết quả có đƣợc từ chạy mô hình. 5 Chi tiết xem Bảng 4- Phụ lục A 6 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm ghi nhận số liệu ngày 31/12/2010. Tiêu chí phân loại SMEs theo số lƣợng lao động (nhỏ hơn 300 lao động) đƣợc quy định trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2