Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, dự báo xu hướng, đề ra quan điểm và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN CHIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN CHIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHÙNG VĂN NHƯ HÀ NỘI - 2014
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Giá trị sản xuất GTSX Ngân sách nhà nước NSNN Nhà xuất bản Nxb Xây dựng cơ bản XDCB
- MỤC LỤC Tran g MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10 1.1. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 10 1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 31 Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 48 2.1. Quan điểm cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 48 2.2. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội 55 KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 85
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước; Đầu tư XDCB là kênh đầu tư gắn với việc sử dụng lượng vốn lớn để xây dựng các công trình hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh, tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc. Trên tinh thần đó, việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB nếu không đạt hiệu quả cao thì không chỉ lãng phí NSNN, mà còn làm chậm tiến trình phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu khác. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận Thanh Xuân lần thứ III xác định “Công tác đầu tư XDCB là khâu đột phá trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội” [32, tr.27]. Nhiều năm qua, cùng với ngân sách Thành phố cấp, Quận Thanh Xuân đã sử dụng một lượng ngân sách không nhỏ để đầu tư xây dựng, cải tạo trường học, hình thành nhiều tuyến đường giao thông, khu đô thị mới,… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo nên vẻ đẹp mới của Quận ngày càng khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc sử dụng NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn Quận còn có biểu hiện kém hiệu quả. Cùng với thực trạng trên, theo dự báo, những năm tới, nhu cầu đầu tư XDCB trên địa bàn Quận còn nhiều, trong khi xu hướng nguồn NSNN dành cho đầu tư XDCB chững lại do ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế thế giới. Theo trên, Quận Thanh Xuân đang đứng trước thách thức không nhỏ về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, tạo lập hạ tầng
- 4 kinh tế, xã hội tiếp tục phát triển. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở cấp quận, huyện nói chung, Hà Nội nói riêng đã được nhiều tác giả bàn luận đến ở các khía cạnh khác nhau. Dưới góc độ luận văn, luận án. Tháng 6 năm 2009, Hoàng Vũ Diệu Thúy đã bảo vệ thành công đề tài luận văn thạc sỹ "Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" tại Trường Đại học Xây dựng. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa, phân tích khá sâu về đầu tư, đầu tư XDCB, nghiên cứu thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Về mặt lôgic hình thức, đối tượng nghiên cứu trong đề tài của Hoàng Vũ Diệu Thúy rất gần với đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả. Tuy nhiên, Hoàng Vũ Diệu Thúy không nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Thêm vào đó, thành phố Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội không giống với Thanh Xuân - một quận trẻ của Thủ đô Hà Nội. Cùng với Hoàng Vũ Diệu Thúy có thể kể đến một tác giả khác là Nguyễn Hoàng Lê với đề tài luận văn cao học “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ những năm vừa qua”. Tác giả luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản bắt đầu từ việc phân tích, làm rõ các khái niệm về xây dựng
- 5 cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản, đặc điểm chung của đầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến việc chỉ ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư XDCB. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đã đánh giá thực trạng về đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ trong những năm qua và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. Tất cả các nghiên cứu trên đây của Nguyễn Hoàng Lê thể hiện khá rõ góc độ nghiên cứu chuyên sâu về ngành mà chưa đứng trên giác độ kinh tế chính trị. Việc phân định nguồn vốn đầu tư được tác giả quan niệm gồm: vốn cho thiết kế, lắp đặt, xây dựng, … mà chưa đề cập trực tiếp đến nguồn vốn là NSNN. Hơn thế nữa, Phú Thọ là một tỉnh trung du có nhiều nét khác biệt so với Thanh Xuân là một quận của Hà Nội về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quan điểm đầu tư – những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB nói chung, từ nguồn vốn là NSNN nói riêng. Cũng dưới góc độ luận văn, luận án. Tác giả Trần Ngọc Dũng đã bàn đến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam”; Nguyễn Thị Hạnh với “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô”. Tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010, tác giả Lê Minh Tuấn đã công bố kết quả đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Agribank Quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng” … tất cả các công trình khoa học này đều có liên quan đến đề tài luận văn của tác giả nhưng chỉ trong một phạm vị hẹp đó là vấn đề thẩm định dự án đầu tư – một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án nói chung – giống như đề tài “Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN ở cấp huyện thuộc Hà Nội” của
- 6 tác giả Vũ Khắc Phương và một số đề tài khác chỉ đề cập đến góc độ quản lý nhà nước hay một góc độ nhỏ nào đó đối với đầu tư XDCB từ NSNN. Dưới góc độ các bài báo khoa học. Tháng 1/2007, Tạp chí Cộng sản điện tử có đăng bài của tác giả Nguyễn Sinh Hùng bàn về “Quản lý và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài chính công”. Trong bài viết này, tác giả đã nêu bật một số vấn đề mới xung quanh hoạt động quản lý NSNN và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài chính công. Mặc dù có điểm tương đồng với đề tài luận văn của tác giả là cùng nghiên cứu về NSNN nhưng có thể thấy nghiên cứu của Nguyễn Sinh Hùng nghiêng nhiều về góc độ tài chính, kế toán trên phương diện cả nền kinh tế chứ không phải là kinh tế chính trị, trong khuôn khổ một quận của thành phố như đề tài luận văn đề cập. Cùng với Nguyễn Sinh Hùng có thể kể đến Phan Hùng với “Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB” đăng trên Báo Nhân dân điện tử ở địa chỉ http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/cung-suy-ngam/item/11805702-.html. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn nói chung trong đầu tư XDCB mà không bàn trực tiếp đến nguồn vốn là NSNN và trên một địa phương cụ thể. Cùng với hướng nghiên cứu của Phan Hùng nhưng cụ thể hơn là việc sử dụng nguồn vốn là NSNN, tác giả Nguyễn Văn Cảnh đưa ra quan niệm về hiệu quả sử dụng NSNN, đề xuất các giải pháp về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc chi NSNN và trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định sử dụng NSNN trong bài viết “Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN”. Tuy nhiên, cần thấy rằng, Nguyễn Văn Cảnh đã bàn đến hiệu quả sử dụng NSNN trong các hoạt động nói chung mà không nghiêng nhiều về hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư XDCB. Cùng với các công trình nêu trên, còn có một số công trình khác cũng bàn đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề sử dụng NSNN, hay hiệu quả đầu tư XDCB, tiêu biểu như: Thu Hằng với “Khắc phục triệt để tình trạng
- 7 lãng phí lớn do chủ trương đầu tư không đúng”; Minh Khánh bàn về “Tăng cường quản lý, sử dụng NSNN”; Công Hưng và “Hiệu quả đầu tư XDCB Khánh Vĩnh”; Bộ Tài chính với“Sử dụng NSNN còn lãng phí và thất thoát” hay “Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB” ở http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/cac-chi-tieu-phan-anh-hieu- qua-dau-tu-xay-dung-co-ban.html;... Ở Thu Hằng, với cách đặt vấn đề là khắc phục triệt để tình trạng lãng phí lớn do đầu tư không đúng đã nêu bật một thực trạng xã hội hiện nay trong vấn đề đầu tư, trong đó có đầu tư XDCB là đầu tư không đúng hướng, không đúng lúc, không đúng nơi, không đúng nhu cầu … thì tất yếu dẫn đến lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Tác giả Minh Khánh có hướng nghiên cứu khác với Thu Hằng ở chỗ bàn đến mục tiêu quản lý, sử dụng NSNN phải đạt hiệu quả cao cho dù lượng NSNN đó được dùng vào bất kỳ hoạt động nào chứ không phải là bàn riêng về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB. Bài viết “Chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư XDCB” đã bàn đến một cách chung nhất về hiệu quả đầu tư XDCB nhưng không đề cập cụ thể đến nguồn vốn là NSNN và trên một địa phương cụ thể. Những dẫn luận trên đây cho thấy, mặc dù có nhiều công trình đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn nhưng chưa có bài viết hay công trình nào bàn đến một cách trực tiếp về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB, từ đó đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, dự báo xu hướng, đề ra quan điểm và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. *Nhiệm vụ nghiên cứu
- 8 - Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. - Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Là hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB ở Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát, điều tra việc sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trong không gian là Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội với nguồn NSNN mà Quận được giao và những dự án đầu tư XDCB do Quận thực hiện trong thời gian chủ yếu là 5 năm gần đây (2008-2014). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước xung quanh hoạt động sử dụng NSNN và đầu tư XDCB. *Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế Chính trị Mác Lênin, đặc biệt là trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài - Cụ thể hóa thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc
- 9 sử dụng NSNN để đầu tư phát triển, cụ thể là đầu tư XDCB trên địa bàn cấp quận, huyện. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy môn Kinh tế Chính trị Mác Lênin. - Nêu những ý kiến phản biện, đề xuất, gợi ý cho Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội nghiên cứu, tham khảo về việc nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Quận. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 2 chương, 4 tiết.
- 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Những vấn đề chung về hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1. Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản Một số vấn đề về ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện, phát triển của kinh tế hàng hóa và sự ra đời của nhà nước. Hiện nay, thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về NSNN lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Thông thường, nói đến NSNN, người ta hiểu đó là bản dự trù thu, chi tài chính của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) thể hiện những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau; Một khoản tiền hay một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được hình thành từ các nguồn thu trong xã hội và được chi tiêu vào các hoạt động để đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu lượng thu nhiều hơn chi thì gọi là bội thu NSNN và ngược lại là bội chi hay thâm hụt NSNN. Với mỗi quốc gia, tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển mà lượng NSNN cần duy trì có sự khác nhau, từ đó các khoản thu, chi và mức độ thu chi của từng khoản được xác định. Các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển, còn nghèo đói thì NSNN thường ở tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, ở các nước phát triển cũng không phải không có những thời điểm bội chi NSNN do các yêu cầu phát triển hay những nhiệm vụ mà nhà nước đặt ra. Bội thu hay
- 11 bội chi NSNN chưa phải là điều đáng quan tâm bằng nguyên nhân hay những lý do dẫn đến tình trạng đó. Từ các phân tích trên đây cho thấy, theo quan niệm chung nhất, NSNN là một phạm trù kinh tế, một thành phần trong hệ thống tài chính, được hình thành từ các khoản thu, chi bằng tiền của mỗi quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định. Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách còn chi NSNN là khoản tiền được nhà nước tiêu dùng vào các hoạt động đầu tư, phát triển trong khuôn khổ được xác định bởi luật pháp. Về mặt bản chất, thu, chi NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thu NSNN là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế xuất phát từ sự tồn tại của bộ máy nhà nước và yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước. Nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ không hoàn lại (Các khoản vay mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại thì không tính vào thu NSNN); - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Thông thường, thu NSNN phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau: - Trình độ phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP bình quân đầu người càng cao thì càng có khả năng động viên để hình thành nguồn NSNN lớn và ngược lại.
- 12 - Bản chất nhà nước. Dưới góc độ thu NSNN, nhà nước của giai cấp bóc lột thường hướng tới việc hình thành một khoản tiền lớn trên cơ sở mở rộng đối tượng thu và mức thu, tập trung chủ yếu vào người lao động và có dấu hiệu tận thu. Điều này khác với nhà nước XHCN, duy trì thu ngân sách trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích của người lao động. - Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Trong mỗi thời kỳ nhất định, mỗi quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nếu các mục tiêu này càng nhiều thì NSNN càng phải lớn. Từ đó, phải động viên, tăng nguồn thu, thậm chí phải đi vay để hình thành ngân sách. - Tổ chức bộ máy nhà nước. Nếu tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả thì cần nguồn ngân sách lớn để nuôi nó nên phải tăng thu ngân sách và ngược lại. Với bộ phận thu NSNN, nếu gọn, nhẹ, chặt chẽ, hiệu quả thì NSNN không bị thất thu, lượng thu được cho NSNN lớn. Chi NSNN là việc tiêu dùng NSNN. Thực chất, chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Chi NSNN thông qua quá trình phân phối và quá trình sử dụng. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Chi NSNN có các đặc điểm sau: - Chi NSNN gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. Nhà nước của
- 13 giai cấp bóc lột thường không hướng việc chi NSNN vào các hoạt động mang lại lợi ích chủ yếu cho đại bộ phận nhân dân, người lao động và toàn xã hội như hoạt động chi NSNN của nhà nước XHCN. Nếu các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội được đặt ra nhiều thì các khoản chi theo đó mà tăng lên; - Các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô và mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu; - Chi NSNN gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao; - Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ như: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương,… Nội dung của các khoản chi NSNN có thể phân theo các tiêu chí khác nhau. Theo chức năng, nhiệm vụ, chi NSNN gồm chi tích lũy và chi tiêu dùng. Chi tích lũy là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, chi cho đầu tư phát triển, trong đó phần lớn là chi cho XDCB, khấu hao tài sản xã hội. Chi tiêu dùng là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lai (chi bảo đảm xã hội), bao gồm các khoản chi cho giáo dục, y tế, công tác dân số, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin đại chúng, thể thao, lương hưu và trợ cấp xã hội, các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng, dự trữ tài chính, trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài và các khoản chi khác. Theo đó, chi NSNN cho đầu tư XDCB là một trong những khoản chi tích lũy. Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý, các khoản chi NSNN gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự trữ, chi trả nợ. Trong đó, nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước; Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Nhóm chi dự trữ là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà
- 14 nước và quỹ dự trữ tài chính; Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. Dưới góc độ này, chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi cho đầu tư phát triển. Chi NSNN phải tuân theo nguyên tắc gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi để tránh bội chi NSNN, gây lạm phát, mất cân bằng cho sự phát triển xã hội; Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN; Tập trung có trọng điểm; Phân biệt rõ mục tiêu, nhiệm vụ các khoản chi và phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất… Từ bản chất của thu, chi NSNN nhận thấy: - NSNN được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định, gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các chức năng của nhà nước. - Hoạt động NSNN là phân phối lại các nguồn tài chính thể hiện ở thu và chi của nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. - NSNN luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, chứa đựng những lợi ích trong đó có lợi ích chung của toàn xã hội. - NSNN có đặc điểm của quỹ tiền tệ nhưng nó là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng trước khi được chi dùng cho những mục đích đã định. Ở Việt Nam, “Luật NSNN” được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 quy định rõ: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Theo đó, NSNN của Việt Nam cũng được hình thành từ các khoản thu như ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Điểm khác biệt lớn nhất của NSNN ở Việt Nam so với NSNN của các nước khác, đặc biệt là các nước tư bản là ngân sách này được hình thành và phát triển, được quản lý, chi tiêu hướng tới
- 15 đảm bảo lợi ích cao nhất cho toàn dân chứ không phải vì lợi ích thiểu số hay riêng giai cấp lãnh đạo nhà nước. Mục tiêu cao nhất của việc hình thành và phát triển NSNN ở nước ta là để đáp ứng yêu cầu đưa đất nước tiến lên CNXH, trước mắt là thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Riêng đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến đến thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Để thực hiện mục tiêu đó, NSNN ở nước ta bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa phương là ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Mục tiêu của việc hình thành và phát triển NSNN đã quy định việc chi NSNN ở nước ta phải tuân thủ 6 nguyên tắc sau: Một là, bố trí các khoản chi gắn chặt các khoản thu để tránh thâm hụt ngân sách, đảm bảo giữ vững ổn định của nền kinh tế. Hai là, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN. Ba là, theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội. Bốn là, tập trung có trọng điểm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ NSNN phải tập trung vào các chương trình trọng điểm, các ngành mũi nhọn của nền kinh tế, các vấn đề cấp thiết nhất của đời sống nhân dân. Năm là, phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo quy định của luật để phối hợp chi NSNN. Sáu là, phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái.
- 16 Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Ở nước ta cũng vậy, NSNN là công cụ được nhà nước sử dụng để tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Quá trình tác động được thực hiện trên cơ sở 2 kênh: Dùng khoản thu, mức thu để điều tiết và sử dụng khoản chi, mức chi để trực tiếp làm thay đổi các hoạt động kinh tế, xã hội. Trong các đối tượng mà NSNN tác động đến có hoạt động đầu tư XDCB. Ngân sách quận, huyện, thị xã (gọi chung là ngân sách cấp huyện) là một bộ phận của NSNN địa phương. Nguồn thu gồm: * Các khoản thu ngân sách quận, huyện, thị xã hưởng 100% - Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất; - Thu khác từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh; - Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các nông trường, trạm trại quốc doanh nhà nước quản lý; - Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh; - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho quận, huyện theo quy định của pháp luật; - Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện tổ chức thu (không kể phí xăng dầu, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải); - Thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do các đơn vị quận, huyện phạt xử lý; - Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho quận, huyện; - Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do quận, huyện quản lý;
- 17 - Thu kết dư ngân sách quận, huyện; - Thu bổ sung ngân sách cấp trên; - Thu chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang năm sau; - Tiền bán tài sản cấp huyện quản lý; - Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý; - Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m 2, không tiếp giáp với mặt đường, phố. - Các khoản thu khác của ngân sách quận, huyện theo pháp luật. * Các khoản thu của ngân sách quận, huyện, thị xã hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm: - Thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thu từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp qua kho bạc nhà nước). - Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác. - Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu). - Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế TTĐB hàng nhập khẩu). - Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000m 2 trở lên; hoặc đất dưới 5000m2 tiếp giáp với đường, phố; không bao gồm tiền sử dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngân sách thành phố hưởng 100% và đất nhỏ lẻ, xen kẹt có quy mô dưới 5000m2 không tiếp giáp đường, phố điều tiết 100% cho ngân sách quận, huyện, thị xã. - Thuế môn bài thu từ các hộ, cá nhân kinh doanh (thu trên địa bàn phường). - Lệ phí trước bạ nhà đất (thu trên địa bàn phường).
- 18 * Chi ngân sách quận, huyện, thị xã cho đầu tư phát triển. Ngân sách quận, huyện, thị xã chi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng xã hội hóa thuộc lĩnh vực phân cấp cho quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Cụ thể các lĩnh vực đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, bao gồm: - Đầu tư lĩnh vực thủy lợi Đầu tư các công trình thủy lợi, có đặc điểm, tính chất, quy mô như sau: + Đầu tư các hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m 3 trở xuống; hoặc có chiều cao đập từ 12 m trở xuống, phục vụ trong phạm vi 1 xã; + Đầu tư các đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, phục vụ tưới trong phạm vi 1 xã; + Đầu tư các trạm bơm điện phục vụ trong phạm vi 1 xã; + Đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu phục vụ phạm vi 1 xã. - Đầu tư lĩnh vực đê điều: các tuyến đê từ cấp IV trở xuống, các tuyến đê bao, đê bối của các sông nội địa thuộc địa bàn (không bao gồm các tuyến đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống). - Đầu tư lĩnh vực Lâm nghiệp: các công trình bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn (trừ phần thuộc Thành phố đầu tư quản lý). - Đầu tư công trình công viên, hồ nước Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công viên và hồ nước còn lại trên địa bàn (trừ các công viên, hồ thành phố quản lý). - Đầu tư lĩnh vực giao thông Khối quận đầu tư các đường ngõ phố, ngõ xóm và đường nội bộ khu dân cư; hè đường phố trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố đầu tư cả hè và đường). - Đầu tư công trình bến xe ô tô, bãi đỗ xe: Bãi dừng, đỗ xe tại các khu dân cư, trung tâm thương mại và khu vực công cộng khác trên địa bàn, các bãi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn