intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định lạm phát, chi tiêu chính phủ, cung tiền, yếu tố nào là nhân tố chính tác động đến thâm hụt ngân sách ở Việt Nam; tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tài chính: Chi tiêu chính phủ, lạm phát, cung tiền và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------oOo------ VÕ ĐỖ THANH XUÂN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn ‘‘NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM’’ là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA. Tác giả luận văn VÕ ĐỖ THANH XUÂN
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Khoa Đào tạo Sau Đại học Trƣờng Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trƣờng Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại Trƣờng, đặc biệt cảm ơn Cô – PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình hoàn tất đề tài, mặc dù đã cố gắng tham khảo tài liệu, tham khảo nhiều ý kiến đóng góp, song thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Rất mong nhận đƣợc thông tin đóng góp quí báu từ Quý Thầy, Cô, Đồng nghiệp và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn VÕ ĐỖ THANH XUÂN
  4. MỤC LỤC TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1 1. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................... 2 1.1. Lời mở đầu ............................................................................................................ 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 2. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ........................... 4 2.1. Tổng quan học thuyết kinh tế Keynes mới ........................................................... 4 2.2. Tổng quan đƣờng cong Laffer............................................................................... 5 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây .................................................................... 7 3. CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 17 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu của Dolado và Lütkepohl (DL) (1996) ...................... 17 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ............................................................... 18 3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 19 3.4. Mô tả dữ liệu ....................................................................................................... 19 4. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 20 4.1. Kiểm chứng các yếu tố tài chính: Chi tiêu chính phủ, cung tiền và lạm phát tác động đến thâm hụt ngân sách tại Việt Nam ................................................................... 20 4.2. Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động lên thâm hụt ngân sách ở Việt Nam .... 21 4.2.1. Phân tích quan hệ nhân quả Granger theo phƣơng pháp Dolado và Lütkepohl 21 4.2.1.1. Xác định độ trễ tối ƣu ......................................................................... 21
  5. 4.2.1.2. Phân tích mô hình VAR ...................................................................... 22 4.2.1.3. Phân tích mối quan hệ nhân quả Granger theo tiếp cận Dolado và Lütkepohl 23 4.2.1.4. Phân tích sự ổn định của mô hình VAR ............................................. 24 4.2.2. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger truyền thống ..................................... 25 4.2.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................... 25 4.2.2.2. Kiểm định đồng liên kết ...................................................................... 27 4.2.2.3. Kiểm định VECM ............................................................................... 32 4.2.2.4. Xác định mối quan hệ ngắn hạn giữa các biến nghiên cứu ................ 35 4.2.2.5. Kiểm tra tính bền vững trong mô hình VECM ................................... 36 4.2.2.6. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ................................................ 36 4.2.2.7. So sánh kết quả kiểm định theo phƣơng pháp DL và phƣơng pháp Granger truyền thống ........................................................................................... 37 5. CHƢƠNG 5: TỔNG KẾT ......................................................................................... 39 5.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 39 5.2. Kiến nghị giải pháp ............................................................................................. 40 5.3. Những hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................. 41 5.3.1. Hạn chế của luận văn .................................................................................... 41 5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 43
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ADF Phƣơng pháp kiểm định nghiệm đơn vị theo Augmented Dickey- Fuller AIC Akaike Information Criterion DL Dolado và Lütkepohl FD Thâm hụt ngân sách GE Chi tiêu chính phủ IMF Quỹ tiền tệ quốc tế INF Lạm phát MS Cung tiền M2 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc OLS Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu PP Phƣơng pháp kiểm định nghiệm đơn vị theo Philips-Perron SIC Schwarz Information Criterion VAR Mô hình véc tơ tự hồi quy VAR VECM Mô hình hiệu chỉnh sai số VECM
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Bảng 4.1: Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê mô tả của các biến tài chính Bảng 4.2: Độ trễ tối ƣu của mô hình VAR Bảng 4.3: Kết quả phân tích mô hình VAR Bảng 4.4: Phân tích quan hệ nhân quả Granger theo cách tiếp cận DL Bảng 4.5: Phân tích sự ổn định của mô hình VAR Bảng 4.6: Kiểm định nghiệm đơn vị Bảng 4.7: Kiểm định tính dừng phần dƣ Bảng 4.8: Kiểm tra lựa chọn mô hình Bảng 4.9: Kiểm định đồng liên kết Bảng 4.10: Kiểm định VECM Bảng 4.11: Kiểm định tính dừng phần dƣng mô hình VECM Bảng 4.12: Kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ ngắn hạn Bảng 4.13: Kiểm tra tính bền vững mô hình VECM Bảng 4.14: Kiểm định nhân quả Granger
  8. 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này đƣợc thực hiện để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ, cung tiền và lạm phát. Tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết này cho Việt Nam với dữ liệu từ năm 1990 – 2012. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp của Dolado và Lütkepohl (DL) (1996) và phƣơng pháp tiếp cận quan hệ nhân quả Granger truyền thống để kiểm tra quan hệ nhân quả trực tiếp giữa các biến nghiên cứu. Với kết quả thực nghiệm thu đƣợc qua các kiểm định tính dừng Unit root test, kiểm định nhân quả Granger, kiểm định đồng liên kết Engle- Granger và Johansen Juselius (1990) cùng mô hình VECM (Vector Error Correction Models) cho thấy rằng:  Phân tích quan hệ nhân quả dựa trên phƣơng pháp tiếp cận theo DL cho rằng thâm hụt ngân sách, lạm phát và cung tiền có tác động gây ra chi tiêu chính phủ và không tồn tại mối quan hệ nào gây ra thâm hụt ngân sách.  Kiểm định quan hệ Granger truyền thống cho rằng có mối quan hệ hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và chi tiêu chính phủ, và mối quan hệ một chiều giữa lạm phát và cung tiền tác động đến chi tiêu chính phủ. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy có mối quan hệ nguồn cung tiền M2 có tác động một chiều gây ra lạm phát.
  9. 2 1. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lời mở đầu Kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008. Những biến động tiêu cực gần đây của kinh tế thế giới đã làm bộc lộ những khiếm khuyết cơ bản của nền kinh tế đang duy trì với mục tiêu tăng trƣởng cao trƣớc mắt mà coi nhẹ sự ổn định lâu dài. Tăng trƣởng kinh tế đã liên tục suy giảm, từ mức trên 8,2% trong giai đoạn 2004 – 2007, xuống còn xấp xỉ 6% trong giai đoạn 2008 – 2012. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tăng cao ở mức hai con số, bình quân khoảng gần 13% trong giai đoạn 2007-2012. Đặc biệt thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh, do hậu quả của chính sách kích thích kinh tế kéo dài thông qua chi tiêu công, đang tiếp tục là những nguy cơ tiềm ẩn làm xấu thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tƣơng lai. Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6% GDP, trong đó nợ công trong nƣớc và nợ công nƣớc ngoài lần lƣợt tăng nhanh lên mức 57% và 42% GDP vào cuối năm 2010 và xấp xỉ 55% và 43% GDP vào năm 2012. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nƣớc trên thế giới đã chỉ ra rằng, sự quản lý tài khóa yếu kém là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các vấn đề kinh tế nghiêm trọng nhƣ lạm phát cao dai dẳng, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai lớn, tăng trƣởng thấp, hoặc thậm chí là tăng trƣởng âm. Do vậy, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền, chi tiêu ngân sách và lạm phát là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nền kinh tế vĩ mô. Sự tác động qua lại của thâm hụt ngân sách và lạm phát hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế. Lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ và là một đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa. Tại mỗi thời kì kinh tế với các mức tăng trƣởng kinh tế khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp. Vì thế, việc xác định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát đã và đang đƣợc quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam” cho luận văn của mình. Với mục tiêu nghiên cứu là lạm phát có phải là tất cả nguyên nhân
  10. 3 gây nên thâm hụt ngân sách hay không và yếu tố chi tiêu chính phủ, cung tiền có tác động nhƣ thế nào đến thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Xác định lạm phát, chi tiêu chính phủ, cung tiền, yếu tố nào là nhân tố chính tác động đến thâm hụt ngân sách ở Việt Nam.  Tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tài chính: Chi tiêu chính phủ, lạm phát, cung tiền và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải thích mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đƣa ra một số câu hỏi nghiên cứu sau:  Chi tiêu chính phủ, lạm phát, cung tiền có quan hệ tác động nhƣ thế nào đến thâm hụt ngân sách Việt Nam?  Có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều tác động giữa các biến nghiên cứu: Thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ, lạm phát, và cung tiền hay không? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ, lạm phát, cung tiền và thâm hụt ngân sách ở Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2012.
  11. 4 2. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan học thuyết kinh tế Keynes mới Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động vào kinh tế Việt Nam. Xuất khẩu, đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp, giáp tiếp, cầu trong nƣớc, mạng lƣới kinh doanh và phát triển tất cả đều giảm mạnh. Kể từ khi suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007 và mất cân đối kinh tế lớn trên thế giới, thất nghiệp leo thang, đời sống ngƣời dân bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, sản xuất đình đốn, thu nhập và phân phối xấu đi, do đó vai trò can thiệp chủ động và tích cực của nhà nƣớc trong việc quản lý nền kinh tế, theo John Maynard Keynes (1883 – 1946) đƣợc nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Các quốc gia suy thoái đã đƣa ra ngân sách cho các nhóm giải pháp kích cầu. Theo nhà kinh tế học John Maynard Keynes, sự giảm sút tổng cầu chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và do đó kích thích kinh tế là 1 giải pháp hiệu quả. Kinh tế học Keynes ra đời nhấn mạnh vai trò can thiệp, điều chỉnh kinh tế của các chính phủ thông qua tăng chi tiêu công để kích thích nhu cầu kinh tế và chính sách bảo đảm việc làm đầy đủ cho công nhân nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng và tăng cƣờng quản lý để duy trì các chu kỳ kinh doanh. Học thuyết kinh tế Keynes đƣợc cải biến cho phù hợp với bối cảnh kinh tế những năm 1970 sau khủng hoảng kinh tế thế giới và đƣợc gọi là Học thuyết Keynes mới. Kinh tế học Keynes mới dựa trên 3 nguyên tắc chủ yếu sau: - Thứ nhất, nhu cầu là động lực tăng trƣởng kinh tế. Học thuyết kinh tế Keynes mới cho rằng chính nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp, chính phủ và ngƣời tiêu dùng tạo ra động lực cho tăng trƣởng kinh tế. Tổng các nhu cầu này tăng lên, đặc biệt là tăng chi tiêu công của chính phủ sẽ là một kích thích kinh tế gia tăng đầu tƣ xã hội. Để thúc đẩy tăng trƣởng Chính phủ cần chủ động tăng chi tiêu công, tăng lƣơng cho ngƣời lao
  12. 5 động để họ có thêm thu nhập, kích thích tiêu dùng nhiều hơn tạo ra thu nhập lớn hơn cho nền kinh tế. - Thứ hai, phân phối công bằng của cải có vai trò trọng yếu trong tăng trƣởng kinh tế. Trong điều kiện và hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhất là vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các nhà kinh tế học Keynes mới cho rằng có rất ít khả năng và rất ít điều Chính phủ có thể làm đƣợc để tăng năng suất, thành thử việc phân phối của cải một cách công bằng trở nên quan trọng. Chính sách cắt giảm thuế cho tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội để họ có thể chi tiêu nhiều hơn còn quan trọng hơn và có tác dụng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế hơn là đƣa ra các chính sách thuế có lợi cho đổi mới công nghệ hoặc cấp tín dụng ƣu đãi cho hoạt động đầu tƣ và phát triển. - Thứ ba, quản lý chu kỳ kinh doanh ngắn hạn là mục đích trƣớc tiên. Thay vì chú trọng các mục tiêu dài hạn, học thuyết kinh tế học Keynes mới chủ trƣơng duy trì cân bằng kinh tế ngắn hạn miễn sao nền kinh tế không rơi vào khủng hoảng, cho dù chỉ là trong một vài năm trƣớc mắt. Đây là ƣu tiên hàng đầu của các chính sách kinh tế kiểu Keynes mới. 2.2. Tổng quan đƣờng cong Laffer Theo quan điểm kinh tế học trọng cung, thuế có thể là công cụ để kích thích tăng trƣởng kinh tế. Thể hiện qua quan điểm: tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm và sẽ đạt một mức tích luỹ cực đại nhất định. Theo đó, thu nhập tiết kiệm đƣợc sẽ là nguồn lực để mở rộng đầu tƣ và kinh doanh. Nhƣ vậy, nhà nƣớc cần giảm thuế để tăng thu nhập của dân cƣ và doanh nghiệp để làm tăng cơ hội đầu tƣ, từ đó kích thích tăng trƣởng kinh tế. Tiêu biểu cho tƣ tƣởng này là nhà kinh tế học A.Laffer (1940). Ông đã nghiên cứu và đƣa ra mô hình đƣờng cong thể hiện mối quan hệ giữa thuế suất và tổng thu từ thuế, gọi là đƣờng cong Laffer. Dựa trên đƣờng cong lý thuyết, Laffer đã chứng minh
  13. 6 đƣợc rằng tăng thuế ở Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới năng suất xã hội, tức là ở một mức thuế suất hợp lý, tổng thu từ thuế sẽ là tối đa. Đường cong Laffer Trong hình, trục tung mô tả tổng thu từ thuế T, trục hoành mô tả thuế suất t. Ở điểm O, mức thuế suất là 0% đƣợc xã hội đồng tình nhất nhƣng Chính phủ lại không thu đƣợc đồng thuế nào. Khi chính phủ áp dụng mức thuế suất tại A‟, tốc độ tăng của tổng thu thuế là cao nhất, tổng thu từ thuế là TAB, tƣơng ứng với điểm A trên đƣờng cong Laffer, xã hội đồng thuận với mức này. Khi thuế suất tăng từ A‟ đến E‟, tổng thu thuế của Chính phủ là lớn nhất (Tmax) tƣơng ứng điểm cân bằng E, nhƣng tốc độ tăng của tổng thu thuế lại có xu hƣớng giảm dần và sự phản đối của ngƣời dân cũng tăng dần khi thuế suất càng tăng cao. Nếu chính phủ áp dụng mức thuế suất quá cao, vƣợt quá điểm E‟, tổng thu thuế của chính phủ không những không tăng mà còn có xu hƣớng giảm mạnh do ngƣời dân ngày càng phản đối mạnh mẽ. Điều đó làm gia tăng tình trạng trốn thuế làm thất thu ngân sách và khiến cho động lực sản xuất của xã hội triệt tiêu, làm giảm thu nhập của toàn xã hội. Cùng với đó, áp lực chi phí thuế cao sẽ làm thu hẹp đầu tƣ, sản xuất và kinh doanh, do đó làm giảm tăng trƣởng kinh tế. Nếu chính phủ đánh thuế ở điểm D với mức thuế suất 100%, chính phủ sẽ không thu đƣợc đồng thuế nào vì hoạt động đầu tƣ, sản xuất và kinh doanh của xã hội bị ngƣng trệ.
  14. 7 Do đó, nếu muốn tăng tích luỹ vốn và mở rộng đầu tƣ, sản xuất và kinh doanh, A.Laffer đề xuất rằng nên bãi bỏ phƣơng thức đánh thuế luỹ tiến và làm giảm lợi nhuận của các công ty. Trên thực tế, lý thuyết này đã đƣợc áp dụng ở Mỹ giai đoạn 1981 – 1986, thuế suất cho cả cá nhân và doanh nghiệp đều đƣợc giảm thấp. Và các nƣớc công nghiệp hoá cao khác cũng đã áp dụng lý thuyết này. Tuy nhiên, một bất lợi của việc áp dụng đƣờng cong Laffer trong việc thực hiện chính sách thuế là: ở những nƣớc bắt đầu đổi mới, việc hạ thấp thuế suất sẽ khiến thâm hụt ngân sách tăng cao. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ, cung tiền/ tăng trƣởng và lạm phát đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều trong thời gian qua. Các nhà kinh tế học đã phân tích mối quan hệ giữa các biến bằng cách sử dụng dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian ở các quốc gia khác nhau và có nền kinh tế kỹ thuật khác nhau.  Miller (1983): Tìm thấy mối quan hệ một chiều cho rằng thâm hụt ngân sách trong tất cả các trƣờng hợp dẫn đến tạo ra áp lực lạm phát trong nền kinh tế. Sử dụng phƣơng pháp mô hình VAR kiểm định dữ liệu trong khoảng thời gian 1948 – 1981, kết quả cho thấy rằng thâm hụt ngân sách cao làm tăng lạm phát trong nền kinh tế Mỹ.  Shabbir và Ahmed (1994): Dựa vào dữ liệu năm tài chính 1971–1972 – 1987- 1988 của Pakistan, tác giả đã sử dụng các biến nghiên cứu gồm: Thâm hụt ngân sách, lạm phát, cung tiền, tín dụng ngân hàng và dự trữ ngoại hối để nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách có tác động ảnh hƣởng trực tiếp cùng chiều đến lạm phát, ngoài ra tác giả cũng đƣa ra nhận định thâm hụt ngân sách tác động thông qua cung tiền là nhỏ và không đáng kể.  Nghiên cứu của tác giả Chaudhary và Ahmad (1995): Tác giả thực hiện nghiên cứu nguồn cung tiền, thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Pakistan trong giai đoạn 1973-1992, 1973-1982 và 1982-1992. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
  15. 8 OLS, kết quả phát hiện ra rằng thâm hụt ngân sách trong nguồn tài chính của đất nƣớc, đặt biệt là từ hệ thống ngân hàng dẫn đến lạm phát trong một thời gian dài. Kết quả cung cấp một mối quan hệ cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát trong thời kỳ bao cấp của những năm bảy mƣơi. Kết luận chung rằng việc thực hiện chính sách tiền tệ có thể đƣợc xác định bởi ngân hàng trung ƣơng, nhƣng tổng thể xây dựng chính sách phụ thuộc nhiều vào quyết định tài chính của chính phủ. Để kiểm soát áp lực lạm phát, chính phủ cần phải cắt giảm ngân sách thâm hụt.  Tác giả Hondroyiannis và Papapetrou (1997): Bài nghiên cứu của tác giả phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp của thâm hụt ngân sách đối với lạm phát ở Hy Lạp giai đoạn 1957 – 1993. Sử dụng phƣơng pháp Johansen và Juselius để phân tích kiểm định đồng liên kết. Tác giả sử dụng kiểm định Granger để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy thâm hụt ngân sách có tác động gián tiếp đến lạm phát. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng sự gia tăng lạm phát làm tăng thâm hụt ngân sách.  Kivilcim (1998): Đã phân tích mối quan hệ lâu dài giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát trong nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian 1950 – 1987. Ông thấy rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách gây ra thay đổi trong lạm phát.  Nghiên cứu của tác giả Tanzi (2000): Xem xét mối quan hệ giữa doanh thu thuế và thâm hụt ngân sách ở các nƣớc Mỹ Latinh trong giai đoạn 1980 – 1999. Ông thấy có thâm hụt ngân sách trong các nƣớc Mỹ Latinh sau khi tăng doanh thu thuế. Ông nói rằng sự mất cân bằng này là kết quả của mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát trong 6 nƣớc Châu Âu: Argentina, Brazil, Mexico, Colombia, Peru, Venezuela. Tác giả đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm rằng thâm hụt ngân sách đã góp phần quan trọng gây nên yếu tố lạm phát ở các nền kinh tế trong vòng 45 năm qua. Kết quả nghiên cứu cũng nhận định tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách, bằng chứng này cho thấy phù hợp với quan điểm rằng lạm phát góp phần vào thâm hụt ngân sách.
  16. 9  Cevdet và cộng sự (2001): Xem xét mối quan hệ lâu dài giữa tăng trƣởng sản lƣợng với tỷ lệ lạm phát và thâm hụt ngân sách ở Thỗ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1970 - 2001. Họ kết luận rằng những thay đổi trong thâm hụt ngân sách không có ảnh hƣởng thƣờng trực lâu dài đến tỷ lệ lạm phát và khu vực công.  Tác giả Catão và Terrones (2003): Tác giả đã nghiên cứu hơn 107 quốc gia trong giai đoạn 1960 – 2001 đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát trong số các nhóm nƣớc lạm phát cao và nhóm nƣớc đang phát triển, nhƣng không nằm trong số nền kinh tế có lạm phát thấp và tiên tiến. Họ nhận thấy rằng nếu giảm 1% trong tỷ lệ thâm hụt ngân sách/tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thƣờng làm giảm lạm phát dài hạn từ 1,5% - 6,0%, tùy thuộc vào kích thƣớc của cơ sở thuế lạm phát.  Solomon và Wet (2004): Đã thực hiện một nghiên cứu ảnh hƣởng của thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Tanzania. Với việc thiết lập các quan hệ nhân quả của thâm hụt ngân sách với tỷ lệ lạm phát, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích đồng tích hợp trong giai đoạn 1967 - 2001, họ đã tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách, điều này cho thấy thâm hụt ngân sách có ảnh hƣởng đáng kể đối với lạm phát. Bài nghiên cứu cũng kết luận rằng các nƣớc đang phát triển nên chú trọng nhiều hơn đến lạm phát, vì lạm phát có xu hƣớng bị ảnh hƣởng nhiều từ những cú sốc kinh tế nhƣ thâm hụt ngân sách cao. Theo tác giả, lạm phát nên đƣợc kiểm soát hiệu quả bởi các chính sách tài chính.  Alavirad, A. và S. Athawale (2005): Trong bài nghiên cứu, tác giả đã đánh giá và phân tích tác động lạm phát đến doanh thu và chi tiêu chính phủ ở nƣớc Cộng hòa hồi giáo Iran. Tác giả đã sử dụng kiểm định hội tụ đơn biến, phƣơng pháp tự hồi quy ARDL và phƣơng pháp Phillips-Hansen, để nghiên cứu mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số để nghiên cứu tác động của mô hình trong thời gian ngắn. Phân tích của tác giả dựa trên chuỗi dữ liệu thời gian hàng năm 1963 – 1999 và đã kết luận rằng tỷ lệ lạm phát có xu hƣớng tăng chi tiêu nhanh hơn so với doanh thu của chính phủ. Trong tình hình lạm phát của đất
  17. 10 nƣớc, điều này sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách của chính phủ .Việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng cung tiền, dẫn đến làm gia tăng lạm phát trong nền kinh tế.  Agha Khan (2006): Bài viết này tác giả nghiên cứu các mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và chỉ số tài chính ở Pakistan, sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm tài chính 1973 đến năm tài chính 2003. Tác giả đã dùng phƣơng pháp Johansen để phân tích đồng liên kết, các kết quả thực nghiệm cho rằng, lạm phát trong dài hạn không chỉ liên quan đến sự mất cân bằng tài chính, mà còn ảnh hƣởng tới nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong mô hình VECM, kết quả cho thấy rằng lạm phát bị ảnh hƣởng bởi nguồn vay hỗ trợ ngân sách của chính phủ cũng nhƣ thâm hụt ngân sách. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng lạm phát ở Pakistan chủ yếu là do nền kinh tế không bền vững.  Marco và Andrew (2010): Nghiên cứu khảo sát mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách cao và lạm phát ở các nƣớc công nghiệp phát triển. Nghiên cứu cho thấy thâm hụt tài chính lớn ở các nƣớc công nghiệp phát triển không liên quan đến lạm phát cao, và cũng không liên quan tới lạm phát cao trong các năm tiếp theo. Điều này ngụ ý rằng, thâm hụt ngân sách cao không bao giờ gây ra lạm phát. Tác giả đã nghiên cứu xem xét những kinh nghiệm cụ thể của ba nƣớc có thâm hụt ngân sách lớn nhất nhƣng vẫn giữ lạm phát thấp: Phần Lan, Thụy Điển (trong những năm 1990) và Nhật Bản (trong những năm 1990 và 2000). Trong trƣờng hợp của Phần Lan, Thụy Điển, có sự mất cân bằng tài chính trong một thời gian ngắn, sau đó kinh tế tăng trƣởng trở lại, nợ công bền vững. Do đó, thặng dƣ ngân sách và tăng trƣởng kinh tế vĩ mô ổn định. Ở Nhật Bản, thâm hụt ngân sách nhiều hơn và liên tục, một phần là do tình trạng kinh tế trì trệ. Do đó, nợ công tiếp tục gia tăng trong 20 năm qua, nhƣng sự mất cân bằng tài chính vẫn chƣa xảy ra.  Sahan F. (2010): Khảo sát mối quan hệ dài hạn giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở các nƣớc EU và Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn 1990 – 2008. Dữ liệu phân tích là chỉ số giá tiêu dùng hàng năm và tỉ lệ thâm hụt ngân sách/GDP. Kết quả chính từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng, thâm hụt ngân sách tài trợ
  18. 11 qua chính sách tiền tệ và cung tiền tăng cao có thể dẫn đến lạm phát. Các nƣớc phát triển không có mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, tác giả cho rằng mặc dù có đồng tích hợp giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở các nƣớc đang phát triển, tuy nhiên kiểm định của tác giả chỉ ra, không phải luôn có một mối quan hệ lâu dài giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát, mà nó sẽ thay đổi liên quan đến trình độ phát triển của quốc gia và đặc điểm cấu trúc của nền kinh tế mà nƣớc đó hiện có. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ có một mối quan hệ lâu dài giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách giữa năm 1990 – 2008.  Tahir Mukhtar, Muhammad Zakaria (2010): Nghiên cứu trên mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, cung tiền và lạm phát ở Pakistan. Sử dụng dữ liệu hàng quý cho giai đoạn 1960 – 2007 và phƣơng pháp nghiên cứu Johansen. Nghiên cứu này chỉ ra rằng lạm phát ở Pakistan chủ yếu là do sự gia tăng cung tiền, vì vậy không ảnh hƣởng đáng kể mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách.  Ahmad Jafari Samimi và Sajad Jamshidbaygi (2011): Nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát, cung tiền ở Iran. Sử dụng dữ liệu hàng quý cho giai đoạn 1990 – 2008, và mô hình đồng liên kết cho bốn biến nghiên cứu: Thâm hụt ngân sách, tiền cơ sở, cung tiền và lạm phát. Kết quả của tác giả cho thấy có mối quan hệ hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát.  Makochekanwa A., (2011): Nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đối với lạm phát ở Zimbabwe với sử dụng dữ liệu hằng năm cho giai đoạn 1980 đến 2005. Tác giả đã sử dụng bốn biến nghiên cứu gồm: Thâm hụt ngân sách, tỷ giá, tăng trƣởng GDP và lạm phát. Cùng với thiết lập các quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát, sử dụng kỹ thuật Johansen để kiểm tra đồng liên kết. Tác giả tìm thấy một tác động cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách đối với lạm phát ở Zimbabwe.  S.O. Oladipo và T.O. Akinbobola (2011): Nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Nigeria trong giai đoạn 1970 – 2005. Tác giả đã sử dụng bốn biến nghiên cứu gồm: lạm phát, tỷ giá, tổng sản phẩm GDP và thâm hụt ngân sách. Sử dụng quan hệ nhân quả Granger và phƣơng pháp Johansen, tác giả đã đƣa ra
  19. 12 kết luận là không tìm thấy mối quan hệ nhân quả từ lạm phát sang thâm hụt ngân sách, tuy nhiên có mối quan hệ nhân quả một chiều giữa thâm hụt ngân sách tác động đến lạm phát. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy thâm hụt ngân sách ảnh hƣởng tới lạm phát trực tiếp và gián tiếp thông qua biến động trong tỷ giá của nền kinh tế Nigeria.  Aviral Tiwari, A.P. Tiwari và Bharti Pandey (2012): Nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Ấn Độ. Họ nhận thấy rằng lạm phát không phải là tất cả nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chi tiêu chính phủ, cung tiền đã đƣợc tìm thấy là yếu tố quyết định quan trọng đến thâm hụt ngân sách.  Tharaka và Masaru (2012): Kiểm tra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Sri Lanka trong giai đoạn 1950 – 2010. Sử dụng phƣơng pháp mô hình VAR, kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Bài nghiên cứu cũng đƣa ra kết luận rằng, yếu tố quyết định đến lạm phát là thâm hụt ngân sách, tăng trƣởng cung tiền, lãi suất và tỷ giá thực.  Parviz Saeidi và Younes Valizadeh (2012): Nghiên cứu ảnh hƣởng của thâm hụt ngân sách, lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế Iran. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất OLS, LS để ƣớc lƣợng các biến nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng thâm hụt ngân sách có ảnh hƣởng đến lạm phát và thất nghiệp.
  20. 13 Bảng 2.1: Tóm tắt tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Phƣơng Nhà nghiên Đối tƣợng Mẫu (Bộ pháp nghiên Kết quả cứu nghiên cứu dữ liệu) cứu Miller (1983) Mối quan hệ giữa Dữ liệu hàng Mô hình VAR. Quan hệ 1 chiều giữa thâm hụt ngân sách năm, giai thâm hụt ngân sách tạo và lạm phát tại Mỹ. đoạn 1948 – áp lực lạm phát. 1981 Shabbir và Tác động của thâm Dữ liệu hàng Phƣơng pháp Thâm hụt ngân sách có Ahmed(1994) hụt ngân sách và năm, giai nghiên cứu ảnh hƣởng cùng chiều lạm phát ở đoạn 1971 – OLS với lạm phát. Pakistan. 1988 Chaudhary và Mối quan hệ của Dữ liệu hàng Phƣơng pháp Thâm hụt ngân sách Ahmad (1995) thâm hụt ngân sách, năm, giai nghiên cứu dẫn đến lạm phát trong cung tiền và lạm đoạn: OLS thời gian dài. Kết quả phát ở Pakistan. 1973-1992, nghiên cứu cho thấy 1973-1982, mối quan hệ cùng 1982-1992 chiều giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát trong thời kỳ của những năm bảy mƣơi. Hondroyiannis Mối quan hệ của Dữ liệu hàng Phƣơng pháp Thâm hụt ngân sách có và Papapetrou thâm hụt ngân sách năm, giai Johansen và tác động gián tiếp đến (1997) và lạm phát ở Hy đoạn 1957 – kiểm định lạm phát. Tuy nhiên, Lạp. 1993. nhân quả tác giả cũng phân tích Granger rằng sự gia tăng lạm phát làm tăng thâm hụt ngân sách. Kivilcim (1998) Mối quan hệ giữa Dữ liệu hàng Phƣơng pháp Thâm hụt ngân sách có thâm hụt ngân sách năm, giai Johansen. ảnh hƣởng tới lạm và lạm phát ở Thổ đoạn 1950 – phát. Nhĩ Kỳ. 1987 Tanzi (2000) Mối quan hệ giữa Dữ liệu hàng Kiểm định Thâm hụt ngân sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
84=>0