intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu về hiện tượng đường cong chữ J của cán cân thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung vào sự thay đổi tỷ giá và cán cân thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia để xác định có hay không hiện tượng đường cong chữ J trong cán cân thương mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu về hiện tượng đường cong chữ J của cán cân thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------------- DIỆP NGỌC YẾN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG ĐƯỜNG CONG CHỮ J CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------------- DIỆP NGỌC YẾN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG ĐƯỜNG CONG CHỮ J CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC VIỆT TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin có lời cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn là TS. Phạm Quốc Việt; số liệu thống kê là trung thực và nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2013 Tác giả Diệp Ngọc Yến
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ Mở đầu................................................................................................................................. 1 Chương 1: Giới thiệu......................................................................................................... 3 1.1. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 Chương 2: Tổng quan nghiên cứu .................................................................................. 5 2.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................... 5 2.1.1. Tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 5 2.1.2. Cán cân thương mại ................................................................................ 6 2.1.3. Hiện tượng đường cong chữ J ................................................................ 8 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.................................................. 9 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 14 3.1. Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và cán cân thương mại .................... 14 3.1.1. Mô hình nghiên cứu.............................................................................. 14
  5. 3.1.2. Thu thập và tính toán số liệu ................................................................ 16 3.1.3. Các giả thiết nghiên cứu ....................................................................... 18 3.2. Các bước ước lượng mô hình..................................................................... 19 Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 21 4.1. Lựa chọn độ trễ ........................................................................................... 21 4.2. Kiểm định tính dừng (kiểm định nghiệm đơn vị) .................................... 21 4.3. Kiểm định Johansen ................................................................................... 21 4.4. Ước lượng VECM ....................................................................................... 21 4.4.1. Quan hệ Việt Nam – Mỹ ...................................................................... 21 4.4.2. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ........................................................ 27 4.4.3. Quan hệ Việt Nam – Nhật .................................................................... 32 4.4.4. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc............................................................ 36 4.4.5. Quan hệ Việt Nam – EU....................................................................... 37 4.5. Kiểm định tính bền vững của mô hình ..................................................... 41 4.6. Tìm hiệu ứng đường cong chữ J ................................................................ 44 4.7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ....................................................................... 46 Chương 5: Tổng kết......................................................................................................... 48 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam với các đối tác thương mại Phụ lục 2: Chỉ số lạm phát của Việt Nam và các đối tác thương mại Phụ lục 3: GDP của Việt Nam và các đối tác thương mại
  6. Phụ lục 4: Tỷ giá hối đoái của Việt Nam và các đối tác thương mại Phụ lục 5: Lựa chọn độ trễ phù hợp cho quan hệ thương mại Việt Nam với các đối tác Phụ lục 6: Kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu Phụ lục 7: Kiểm định Johansen cho quan hệ thương mại Việt Nam với các nước đối tác
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2.1. Bảng tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm về đường cong chữ J ..... 11 Bảng 4.1. Kết quả ước lượng VECM cho quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ... 22 Bảng 4.2. Kết quả ước lượng hệ số phương trình hồi quy cho quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ ................................................................................................................. 24 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng VECM cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc....................................................................................................................... 27 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng hệ số phương trình hồi quy cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc ........................................................................................ 30 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng VECM cho quan hệ Việt Nam – Nhật...................... 32 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng hệ số phương trình hồi quy cho quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật............................................................................................................... 35 Bảng 4.7. Kết quả ước lượng VECM cho quan hệ Việt Nam – EU ......................... 37 Bảng 4.8. Kết quả ước lượng hệ số phương trình hồi quy cho quan hệ thương mại Việt Nam – EU.................................................................................................................. 40 Bảng 4.9. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ......................................................................... 47
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 4.1. Kiểm định CUSUM of Squares cho Việt Nam – Mỹ ................................ 42 Hình 4.2. Kiểm định CUSUM of Squares cho Việt Nam – Trung Quốc ................ 43 Hình 4.3. Kiểm định CUSUM of Squares cho Việt Nam – Nhật ............................. 43 Hình 4.4. Kiểm định CUSUM of Squares cho Việt Nam – EU ................................ 44 Hình 4.5. Phản ứng của cán cân thương mại khi tăng tỷ giá thực song phương trong quan hệ Việt Nam – Mỹ ....................................................................................... 44 Hình 4.6. Phản ứng của cán cân thương mại khi tăng tỷ giá thực song phương trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ....................................................................... 45 Hình 4.7. Phản ứng của cán cân thương mại khi tăng tỷ giá thực song phương trong quan hệ Việt Nam – Nhật .................................................................................... 45 Hình 4.8. Phản ứng của cán cân thương mại khi tăng tỷ giá thực song phương trong quan hệ Việt Nam – EU ....................................................................................... 46
  9. 1 MỞ ĐẦU Tỷ giá là vấn đề luôn được các quốc gia quan tâm. Tỷ giá ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh trong nền kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu, và qua đó tác động đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán. Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại là đề tài đã được nhiều nhà kinh tế học đi vào nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu ở các nước cho thấy giữa tỷ giá và cán cân thương mại có tồn tại mối quan hệ, và mối quan hệ này trong ngắn hạn với dài hạn có sự khác biệt. Trong dài hạn, mối quan hệ này thường ổn định, còn trong ngắn hạn, mối quan hệ này có thể tạo hiệu ứng được gọi là đường cong chữ J. Bài nghiên cứu này sẽ đi vào tìm hiểu với nền kinh tế Việt Nam, mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại có tạo nên hiệu ứng đường cong chữ J không? Thông qua những kết quả tìm thấy từ bài nghiên cứu, sẽ có một số hướng đi cho tỷ giá được đề xuất nhằm tạo tác động tích cực lên cán cân thương mại Việt Nam và dần cải thiện vị thế thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế. Bài nghiên cứu có kết cấu như sau:  Mở đầu  Chương 1: Giới thiệu  Vấn đề nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu  Chương 2: Tổng quan nghiên cứu  Cơ sở lý thuyết  Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan  Chương 3: Thiết kế nghiên cứu  Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và cán cân thương mại
  10. 2  Các bước ước lượng mô hình  Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu  Chương 5: Tổng kết
  11. 3 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố tác động đến cán cân thương mại và có ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia. Nếu tỷ giá được giữ ổn định sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát. Còn nếu phá giá đồng nội tệ sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời có tác dụng hạn chế hàng nhập khẩu. Vậy mỗi khi có sự thay đổi của tỷ giá thì cán cân thương mại của Việt Nam thay đổi như thế nào? Và sự thay đổi của cán cân thương mại Việt Nam trong ngắn hạn với thay đổi trong dài hạn là như nhau hay có sự khác biệt nào không? Kết quả nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy những kết quả khác nhau trong tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn có sự khác nhau, một số quốc gia xuất hiện hiện tượng đường cong chữ J trong hoạt động xuất nhập khẩu, một số khác lại không. Vậy ở Việt Nam có hiện tượng này hay không? Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi đó, tìm hiểu tác động của sự thay đổi tỷ giá đến cán cân thương mại như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn, tác động trong ngắn hạn và dài hạn có khác nhau không. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của bài là tập trung vào sự thay đổi tỷ giá và cán cân thương mại giữa Việt Nam với một số quốc gia để xác định có hay không hiện tượng đường cong chữ J trong cán cân thương mại Việt Nam. Trước bài luận văn này cũng đã có nhiều bài viết về nội dung tương tự, xác định mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của Việt Nam. Tuy nhiên, không vì lý do này mà bài luận trở nên dư thừa. Những kết quả nghiên cứu từ các bài viết trước có thể sẽ không còn phù hợp với hiện tại. Với số liệu
  12. 4 được cập nhật, bài luận văn này sẽ cho một cái nhìn sát hơn cho mức độ phản ứng của cán cân thương mại trước sự thay đổi tỷ giá. Từ đó, nhà điều hành có thêm cơ sở để đưa ra các hướng đi phù hợp cho tỷ giá. 1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong bài là phân tích định lượng theo mô hình VECM (mô hình hiệu chỉnh sai số véctơ). Các bài nghiên cứu trước đây chủ yếu dùng mô hình tự hồi quy với biến trễ ARDL. Tuy nhiên, xét thấy các biến số được đưa vào mô hình: cán cân thương mại, tỷ giá thực song phương, GDP Việt Nam và GDP quốc gia đối tác, các biến số này có ảnh hưởng qua lại với nhau chứ không đơn thuần là cán cân thương mại chịu ảnh hưởng từ các biến số còn lại. Bên cạnh đó, các chuỗi số liệu thu thập được kiểm định là không dừng. Do đó, phương pháp phù hợp cho bài nghiên cứu là sử dụng mô hình VECM. Từ các số liệu được tập họp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), . . . , các tính toán được tiến hành để tính cán cân thương mại, chỉ số GDP thực, tỷ giá thực song phương của Việt Nam với các quốc gia. Đối tượng nghiên cứu của bài viết là hiện tượng đường cong chữ J trong cán cân thương mại Việt Nam khi tỷ giá hối đoái có sự điều chỉnh. Phạm vi nghiên cứu là giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và một số nước bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và EU (bao gồm 15 nước: Áo, Bỉ, Síp, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha) với chuỗi số liệu được lấy theo quý từ quý I/1996 đến quý I/2013, cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất nhập khẩu là tỷ giá thực song phương và GDP thực của Việt Nam với các quốc gia.
  13. 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Tỷ giá hối đoái: a. Khái niệm: Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền xác định một đơn vị tiền của quốc gia này có thể đổi được bao nhiêu đơn vị tiền của quốc gia kia. Có hai cách niêm yết tỷ giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp. - Yết giá trực tiếp là cách yết giá mà giá cả ngoại tệ được niêm yết theo nội tệ (số lượng nội tệ đổi lấy đơn vị ngoại tệ. Ví dụ: 1 USD = 21.000 VND. - Yết giá gián tiếp là cách yết giá ngược lại, nghĩa là thể hiện số lượng đơn vị ngoại tệ đổi lấy một đơn vị nội tệ. Ví dụ: 0,00005 USD = 1 VND. b. Tỷ giá thực (RER) - Tỷ giá hiệu dụng (REER): Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá được niêm yết hằng ngày để giao dịch là tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Tỷ giá này chưa xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước. Nếu lấy tỷ giá này điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát của hai quốc gia sẽ được tỷ giá hối đoái thực. SPh BRER  với BRER là tỷ giá thực song phương Pf S là chỉ số tỷ giá danh nghĩa Ph là chỉ số giá chung trong nước Pf là chỉ số giá chung của nước ngoài
  14. 6 Tỷ giá hối đoái thông thường là để xác định mối quan hệ giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. Trong khi đó, để xác định mối quan hệ giữa đồng tiền của một quốc gia với một rổ tiền tệ các đồng tiền lớn, ta sử dụng tỷ giá hiệu dụng, là bình quân gia quyền của rổ tiền tệ. Tỷ giá hối đoái hiệu dụng được xem như là số đo tổng hợp năng lực cạnh tranh đối ngoại của một quốc gia. Tương tự tỷ giá hối đoái song phương, tỷ giá hiệu dụng có tỷ giá hiêu dụng danh nghĩa (NEER) và tỷ giá hiệu dụng thực (REER). n NEER   Si wi i 1 n wS P i i i REER  i 1 với NEER là tỷ giá danh nghĩa đa phương P REER là tỷ giá thực đa phương wi là tổng số mậu dịch với các đối tác thứ i mà quốc gia nước chủ nhà có quan hệ thương mại Si là tỷ giá giữa đồng tiền nước thứ i và nội tệ Pi là chỉ số giá của nước i P là chỉ số giá trong nước 2.1.2. Cán cân thƣơng mại: a. Khái niệm: Cán cân thương mại hay còn gọi là cán cân mậu dịch cho thấy giá trị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, là thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai. Khi cán cân thương mại thâm hụt nghĩa là trị giá hàng nhập khẩu
  15. 7 trong kỳ lớn hơn trị giá xuất khẩu. Ngược lại, cán cân thương mại thặng dư cho thấy trị giá hàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. b. Các nhân tố ảnh hƣởng: - Tỷ giá: Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền một nước khác, hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn. Kết quả là nhu cầu hàng hóa đó sẽ giảm. Ngược lại, nếu đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá thì sẽ có tác dụng khuyến khích làm tăng xuất khẩu của quốc gia đó. - Lạm phát: Khi lạm phát trong nước thấp hơn lạm phát nước ngoài, giá cả của hàng xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn làm cho mức cầu của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu tăng. Nhờ đó mà cán cân thương mại có xu hướng thặng dư. Tuy nhiên, xu hướng này không phải lúc nào cũng đúng. Khi lạm phát giữa hai quốc gia có sự chênh lệch, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai quốc gia đó lại có xu hướng điều chỉnh theo lý thuyết ngang giá sức mua PPP, nghĩa là tỷ giá sẽ điều chỉnh về mức tỷ giá cân bằng mà tại đó giá trị hàng hóa giữa hai quốc gia là tương đương nhau. Lúc này, tác động của lạm phát lên giá trị xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi tác động từ tỷ giá. - Thu nhập quốc dân: Nếu một quốc gia có thu nhập thực tế tăng lên, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng, do đó nhập khẩu sẽ tăng để đáp ứng lượng cầu trong nước tăng lên. - Các biện pháp của chính phủ: Trong thời đại ngày nay, không quốc gia nào có thể tồn tại một mình mà không có hoạt động giao thương với các quốc gia khác. Và cũng không quốc gia nào muốn giá trị nhập khẩu của nước mình cao hơn giá trị xuất khẩu. Để hạn chế vấn đề này, các chính phủ có xu hướng ra sức bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách như:
  16. 8  Áp thuế suất: Nếu chính phủ đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng hóa nước ngoài đối với người tiêu dùng trong nước sẽ đắt hơn, vì thế mà tiêu dùng hàng nước ngoài sẽ ít hơn.  Áp hạn ngạch: Chính phủ giới hạn một giá trị tối đa hàng hóa được nhập vào trong nước.  Trợ cấp cho doanh nghiệp: Việc trợ cấp có thể giúp tăng cường tiềm năng xuất khẩu cho các doanh nghiệp được trợ cấp. 2.1.3. Hiện tƣợng đƣờng cong chữ J Như trình bày ở trên, khi tỷ giá thay đổi, đồng tiền của quốc gia nào tăng giá sẽ dẫn đến xuất khẩu của quốc gia này giảm và nhập khẩu tăng lên, và ngược lại, quốc gia có đồng tiền giảm giá sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại trong thực tế đôi khi không diễn ra giống lý thuyết trên. Khi nội tệ giảm giá, cán cân thương mại không cải thiện ngay lập tức, mà cán cân thương mại sẽ đi xuống sâu hơn trước khi đi lên tạo nên một đường cong trông giống chữ J. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như sau:  Khi đồng nội tệ giảm giá, tức ngoại tệ tăng giá, quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào trong nước để giữ chân khách hàng và đảm bảo thị phần có thể sẽ giảm giá sản phẩm so với lúc tỷ giá chưa thay đổi.  Một nguyên nhân khác là dù các nhà xuất khẩu không thay đổi giá bán sản phẩm thì các nhà nhập khẩu cũng không thề ngay lập tức chuyển sang nhập hàng của các quốc gia khác hay chuyển sang tiêu dùng hàng trong nước được. Bởi vì các hợp đồng thương mại đã được ký kết trước và có hiệu lực trong một khoảng thời gian.  Có thể quốc gia nhập khẩu không tìm thấy sản phẩm thay thế tương tự ở các quốc gia khác hoặc các doanh nghiệp trong nước không sản xuất loại sản phẩm tương tự.
  17. 9 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN Đã có nhiều bài nghiên cứu khảo sát về hiện tượng đường cong chữ J trong hoạt động ngoại thương. Bài nghiên cứu ở đây chỉ kể ra một số công trình tiêu biểu: - Olugbenga Onafowora (2003) nghiên cứu về hiện tượng đường cong chữ J trong cán cân thương mại của ba quốc gia ở Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia và Indonesia với hai đối tác thương mại là Mỹ và Nhật. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM – Vector Error Correction Model) và phân tích đồng liên kết với các biến khảo sát gồm tỷ số giá trị xuất nhập khẩu, thu nhập quốc gia thực, tỷ giá thực song phương được lấy giá trị theo quý từ quý I năm 1980 đến quý IV năm 2001. Trong mô hình nghiên cứu còn sử dụng một biến giả với hai giá trị 0 và 1 tương ứng với hai giai đoạn trước năm 1997 và từ năm 1997 trở về sau để đánh dấu bước chuyển năm 1997 là năm xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, có hiện tượng đường cong chữ J trong quan hệ thương mại song phương giữa Indonesia, Malaysia với Mỹ, Nhật, giữa Thái Lan với Mỹ. Trong khi đó, quan hệ thương mại giữa Thái Lan và Nhật không thể hiện đường cong chữ J mà là hiện tượng đường cong chữ S. - Mohsen Bahmani-Oskooee và Margaret Malixi (1992) tìm hiểu về tác động của sự biến động tỷ giá lên cán cân thương mại ở 13 nước đang phát triển đến từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ Latinh. Các biến số được sử dụng trong mô hình gồm có tỷ số giá trị xuất nhập khẩu, tổng sản lượng quốc gia thực, cung tiền, tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực được lấy giá trị theo quý từ quý I năm 1973 đến quý IV năm 1985. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng đường cong chữ J chỉ xuất hiện ở một số quốc gia: Bazil, Hy Lạp, Ấn Độ và Pakistan. Trong khi ở các quốc gia khác thay vì xuất hiện đường cong chữ J lại cho ra mẫu hình chữ N, chữ M.
  18. 10 - Bài nghiên cứu của Mohsen Mahmani-Oskooee và Taggert J. Brooks (1999) lấy dữ liệu theo quý từ quý I năm 1973 đến quý II năm 1996 với sáu đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh. Các biến số được sử dụng trong bài gồm có tỷ số giá trị xuất nhập khẩu, GDP thực và tỷ giá thực song phương được phân tích dựa trên phương pháp ARDL (Autoregressive Distributed Lag – mô hình tự hồi quy với biến trễ). Kết quả của bài nghiên cứu không tìm thấy hiện tượng đường cong chữ J trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn thì có. - Kyophilavong, Phouphet và các cộng sự (2013) thực hiện nghiên cứu nhằm kiểm định sự tồn tại của hiện tượng đường cong chữ J của Lào. Với số liệu được thu thập theo quý từ năm 1993 đến năm 2010, mô hình được sử dụng là mô hình ARDL cho các biến số chính gồm tỷ số xuất nhập khẩu, GDP thực, thu nhập của thế giới được đại diện bởi chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI – Industrial Production Index) của Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi giá trị đồng kip của Lào thay đổi, cán cân thương mại của Lào di chuyển theo dạng đường cong chữ J. - Phạm Thị Tuyết Trinh (2012) đã kiểm tra hiện tượng đường cong chữ J ở Việt Nam. Trong bài, tác giả sử dụng đồng thời mô hình ARDL và mô hình ECM. Mô hình ARDL được dùng phân tích những ảnh hưởng trong dài hạn, trong khi mô hình ECM được dùng cho phân tích ảnh hưởng trong ngắn hạn. Các biến số chính được sử dụng trong bài là cán cân thương mại, tỷ giá thực hiệu dụng và GDP được thu thập theo quý từ năm 2000 đến năm 2010. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy tỷ giá có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại, nhưng ảnh hưởng này lại không mạnh bằng ảnh hưởng của GDP. Các bài nghiên cứu kể trên có thể được tổng hợp trong bảng dưới đây
  19. Bảng 2.1. Bảng tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm về đƣờng cong chữ J STT Tên nghiên cứu Tác giả Các biến số Kết quả 1 Bilateral J-Curve Mohsen Biến phụ thuộc: Không tìm thấy hiện between U.S. and Mahmani- TBj: tỷ số nhập khẩu trên xuất khẩu tượng đường cong chữ J Her Trading Oskooee và của Mỹ với quốc gia j trong ngắn hạn, nhưng có Partners Taggert J. Biến độc lập: mối quan hệ trong dài hạn Brooks (1999) YU.S.: chỉ số GDP thực của Mỹ Yj: chỉ số GDP thực của quốc gia j EXj: tỷ giá thực song phương giữa Mỹ và quốc gia j 11 2 Does J-curve Kyophilavong, Biến phụ thuộc: Khi giá trị đồng kip của phenomenon exist Phouphet và các TB: cán cân thương mại được xác Lào thay đổi, cán cân in case of Laos? cộng sự (2013) định bằng tỷ số giữa xuất khẩu và thương mại của Lào di An ARDL nhập khẩu chuyển theo dạng đường approach Biến độc lập: cong chữ J YD: GDP thực nội địa YW: thu nhập thế giới, lấy chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ làm đại diện RE: tỷ giá thực DB: biến giả
  20. Bảng 2.1. Bảng tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm về đƣờng cong chữ J (tiếp theo) STT Tên nghiên cứu Tác giả Các biến số Kết quả 3 Exchange rate Olugbe Biến phụ thuộc: Quan hệ thương mại song and trade balance nga X/M: tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu, đại phương giữa Indonesia, in east asia: is Onafo diện cho cán cân thương mại Malaysia với Mỹ, Nhật, there a J-curve? wora Biến độc lập: giữa Thái Lan với Mỹ có (2003) Yt: GDI của nước được nghiên cứu hiện tượng đường cong Yt*: GDI của nước đối tác thương mại chữ J. Quan hệ thương mại RERt: tỷ giá thực song phương giữa Thái Lan và Nhật có D97: biến giả nhận giá trị 0 và 1 tương ứng hiện tượng đường cong giai đoạn trước và sau năm 1997 chữ S 12 4 More evidence Mohse Biến phụ thuộc: Bazil, Hy Lạp, Ấn Độ và on J curve from n X/M: tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu, đại Pakistan có hiện tượng LDCs Bahma diện cho cán cân thương mại đường cong chữ J. Các ni- Biến độc lập: quốc gia khác có hiện Oskooe Y: sản lượng thực trong nước tượng chữ N, chữ M e và YW: sản lượng thực thế giới Margar MO: cung tiền thực trong nước et MOW: cung tiền thực thế giới Malixi E: tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa (1992) P: chỉ số giá trong nước P*: chỉ số giá nước ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2