intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM TẠ ĐÌNH CHÚC QUÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp Hồ Chí Minh, năm 2018 ---------------
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM TẠ ĐÌNH CHÚC QUÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HUỲNH ĐỨC LỘNG Tp Hồ Chí Minh, năm 2018 ---------------
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tạ Đình Chúc Quân
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1- Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1 2- Mục tiêu nghiên cứu 2 3- Câu hỏi nghiên cứu 3 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5- Phương pháp nghiên cứu 3 6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 4 7- Kết cấu đề tài 4 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 5 1.1- Các nghiên cứu nước ngoài 5 1.2- Các nghiên cứu trong nước 11 1.3- Kết luận chương 1 14 CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT 16 2.1- Tổng quan về kế toán trách nhiệm 16 2.1.1- Khái niệm về kế toán trách nhiệm 16 2.1.2- Vai trò của kế toán trách nhiệm 17 2.1.3- Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm 18 2.1.3.1- Khái niệm phân cấp quản lý 18 2.1.3.2- Những ưu điểm của phân cấp quản lý 19 2.1.3.3- Nhược điểm của phân cấp quản lý 21 2.1.3.4- Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán
  5. trách nhiệm 21 2.1.4- Nội dung của kế toán trách nhiệm 22 2.1.4.1- Xác định các trung tâm trách nhiệm 22 2.1.4.2- Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm trách nhiệm 23 2.1.4.3- Báo cáo thành quả của kế toán trách nhiệm 26 2.2- Cơ sở lý thuyết nền 30 2.2.1- Lý thuyết bất định 30 2.2.2- Lý thuyết đại diện 32 2.2.3- Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí 33 2.3- Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm 33 2.3.1- Phân cấp quản lý 33 2.3.2- Nhận thức của nhà quản lý 34 2.3.3- Quy mô doanh nghiệp 34 2.3.4- Trình độ của người làm công tác kế toán 35 2.3.5- Ứng dụng Công nghệ thông tin 35 2.3.6- Chi phí 36 2.4- Đặc điểm mô hình tổ chức công ty Logistics và những ảnh hưởng của nó đến việc tổ chức thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm 36 2.5- Mô hình nghiên cứu đề xuất 38 CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 3.1- Quy trình nghiên cứu 40 3.2- Phương pháp nghiên cứu 42 3.2.1- Nghiên cứu định tính 43 3.2.1.1- Thiết kế nghiên cứu định tính 43 3.2.1.2- Nội dung nghiên cứu định tính 43 3.2.1.3- Kết quả thảo luận chuyên gia 43 3.2.2- Nghiên cứu định lượng 44 3.2.2.1- Thiết kế thang đo 44 3.2.2.2- Thiết kế Bảng câu hỏi 48
  6. 3.2.2.3- Phương pháp chọn mẫu 49 3.2.2.4- Phương pháp thu thập dữ liệu 50 3.3- Phương pháp phân tích dữ liệu 51 3.3.1- Phân tích thống kê mô tả 51 3.3.2- Phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo 51 3.3.3- Phân tích nhân tố khám phá EFA 51 3.3.3.1 – Kiểm định tính thích hợp của EFA 52 3.3.3.2 – Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát 52 3.3.3.3- Kiểm định phương sai trích 52 3.3.4- Kiểm định mô hình nghiên cứu 52 CHƯƠNG 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 54 4.1- Giới thiệu về doanh nghiệp Logistics tại TP.Hồ Chí Minh 54 4.2- Thống kê mô tả và phân tích thống kê mô tả 56 4.2.1- Thống kê về mẫu nghiên cứu 56 4.2.2- Thống kê tần số thang đo 58 4.3- Phân tích và đánh giá thang đo 66 4.3.1- Đánh giá độ tin cậy thang đo 66 4.3.2- Kiểm định EFA 71 4.3.2.1- Kiểm định tính thích hợp của mô hình EFA 71 4.3.2.2- Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát 71 4.3.2.3- Kiểm định phương sai trích 71 4.3.2.4. Đặt tên cho các biến quan sát 75 4.4- Kiểm định mô hình nghiên cứu 76 4.4.1- Kiểm định hệ số hồi qui 76 4.4.2- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 77 4.4.3- Kiểm định phương sai phần dư không đồi 78 4.3.5- Thảo luận kết quả hồi qui 79 4.5- Bàn luận và so sánh kết quả nghiên cứu với công trình khoa học khác 80 4.5.1- Bàn luận các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách
  7. nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh 81 4.5.2- So sánh với các kết quả nghiên cứu trước 83 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85 5.1- Kết luận 85 5.2- Khuyến nghị 85 5.3- Đóng góp, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 87 5.3.1- Đóng góp của đề tài nghiên cứu 87 5.3.2- Những hạn chế của đề tài 87 5.3.3- Hướng nghiên cứu tiếp theo 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Phần Tiếng Việt: TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh ĐH : Đại học DN : Doanh nghiệp CNTT : Công nghệ thông tin KTQT : Kế toán quản trị KTTN : Kế toán trách nhiệm
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ HIỆU TÊN BẢNG Trang Bảng 1.1: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 27 Bảng 1.2: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 28 Bảng 1.3: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 29 Bảng 1.4: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 30 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định KMO 71 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Bartlett 71 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định phương sai trích 73 Bảng 4.4: Ma trận xoay nhân tố 75 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hồi qui 77 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định R bình phương hiệu chỉnh 77 Bảng 4.7: Kết quả phân tích ANNOVA 77 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi 79
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SỐ HIỆU TÊN HÌNH Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 39 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu chi tiết 41 Hình 3.2: Các bước thực hiện nghiên cứu 42 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức 47 Hình 3.4: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi 49 Hình 3.5: Quá trình thu thập dữ liệu 50
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Kế toán trách nhiệm là một hệ thống giúp xác định và đánh giá trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân hay bộ phận trong doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và quản lý; khuyến khích hoặc điều chỉnh hoạt động của nhà quản trị hướng đến mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Từ khi được hình thành đến nay, kế toán trách nhiệm đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới. Ở Việt Nam hiện nay lĩnh vực thì Logistics đang phát triển rất mạnh mẽ nhằm phục vụ nhu cầu xuất nhẩu khẩu ngày càng lớn. Trong đó, TP.HCM là nơi phát triển ngành dịch vụ này mạnh nhất cả nước. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra và đầu vào cho doanh nghiệp một cách hiệu quả do có thể tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên liệu, hàng hóa. Logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp…Vai trò của dịch vụ Logistics ngày càng lớn mạnh trong nền kinh tế quốc gia. Trong khi đó, vấn đề tố chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt, việc yếu thế hơn trong cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài làm cho chủ doanh nghiệp giới hạn lại nhiều chi phí trong đó có việc chú trọng đến tổ chức hệ thống kiểm soát. Do vậy, vấn đề tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm trong các công ty Logistics là một trong những việc làm cần thiết có thể đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện nay. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Nhân tố ảnh hưởng tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh”, tác giả có tham khảo một số bài báo, công trình nghiên cứu như sau:
  12. 2 - Các nghiên cứu nước ngoài bao gồm: Bài nghiên cứu “Examining the Role of Responsibility Accounting in organizational Structure” (Mojgan và Safa,2012); “Examining the Role of Responsibility Accounting in organizational Structure” ( Rikita, Minaxi Rani,2015); “Responsibility accounting: An Overview” (Atu,2014); “Logistics Cost Accounting and Managment in Malaysia: Current State and Challenge” (Zakariah và Pyeman,2013); “Logistics Costs Measurement at Enterprises” (Beata Slusarczyk,2014)... - Các nghiên cứu trong nước bao gồm: “Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận trong doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Dược năm 2010; Luận án “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất Sữa Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh Phương năm 2013; Luận án của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phú năm 2014 Tổ Chức Kế Toán Trách Nhiệm Trong Các Tổng Công Ty Xây Dựng Thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải; Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” của Ths. Trần Đình Khuyến, 2016; bài báo “Kế toán trách nhiệm và thực tiễn vận dụng vào Việt Nam” của Hoàng Thị Hương năm 2016; Bài báo “Ứng dụng kế toán trách nhiệm trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam”của Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Mai Hiền năm 2017; Bài nghiên cứu “Nhân tố tác động đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2018)... Qua việc tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới có thể thấy rằng việc nghiên cứu đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến tố chức kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh là đề tài chưa từng được nghiên cứu trước đây nên tác giả đã chọn đề tài này với hy vọng hệ thống hóa được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. 2- Mục tiêu nghiên cứu
  13. 3 - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 3- Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi cho việc định hướng nghiên cứu như sau: Q1: Các nhân tố nào có thể tác động đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh? Q2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh là như thế nào? 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1- Đối tượng nghiên cứu - Luận văn tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 4.2- Phạm vi nghiên cứu - Các công ty Logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - Thời gian nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 cho đến nay. 5- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp giữa định tính và định lượng để xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức
  14. 4 kế toán trách nhiệm tại các công ty Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Việc thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu là một bước quan trọng, từ các nguồn dữ liệu như sau: - Nguồn dữ liệu thứ cấp: bao gồm lý thuyết từ các nghiên cứu, giáo trình về kế toán trách nhiệm, tạp chí chuyên ngành và các công trình khoa học đã được công bố có nội dung liên quan... - Nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ phương pháp phỏng vấn. 6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Qua đó có những định hướng về việc tổ chức kế toán trách nhiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các công ty Logistics trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 7- Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu thì kết cấu của đề tài bao gồm 5 chương như sau: - Chương I - Tổng quan các nghiên cứu liên quan - Chương II- Cơ sở lý thuyết - Chương III - Phương pháp nghiên cứu - Chương IV - Kết quả nghiên cứu và bàn luận - Chương V - Kiến nghị
  15. 5 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1- Các nghiên cứu nước ngoài Nhu cầu về thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính trong hoạt động kinh doanh đã thúc đẩy sự hình thành kế toán trách nhiệm (Responsibility Accounting). Chính vì vậy, kế toán trách nhiệm đã nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới. - Năm 1981, tác giả Ahmed Belkaoui thông qua công trình “The Relationship between self – disclosure Style and Attitude to Responsibility Accounting” đăng trên tạp chí “Organization and Society, Vol.6, N4, P. 181-189” trình bày chuyên sâu hơn về khái niệm, điều kiện thực tế để áp dụng kế toán trách nhiệm trong tổ chức với phương pháp nghiên cứu cụ thể. Nhiều khái niệm mới liên quan đến kế toán trách nhiệm cũng được tác giả làm rõ như trung tâm trách nhiệm, trung tâm chi phí … Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng nhân tố con người, nhân tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tổ chức kế toán trách nhiệm vì nhà quản trị phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình. - Năm 2009, Emma I. Okoye với bài nghiên cứu “Improvement of Managerial Performance in Manufactoring Organizations: An Application of Responsibility Accounting” đăng trên tạp chí “Journal of Management Sciences, Vol.9, No. 1, P 1-17” đã trình bày về mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và thành quả quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất; kế toán trách nhiệm là công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý một cách hiệu quả… - Tác giả Rehana Fowzia (2011) đã thông qua công trình nghiên cứu “Use of Responsibility Accounting and Measure the Satisfaction Levels of Service Organizations in Bangladesh” đăng trên tạp chí “International Review of Business Research Papers, Vol. 7. No. 5. September 2011. Pp. 53-67” nhằm xem xét loại hình hệ thống kế toán trách nhiệm nào đang được thực hiện trong các tổ chức dịch vụ khác nhau ở Bangladesh cũng như tập trung vào mức độ hài lòng
  16. 6 đối với hệ thống kế toán trách nhiệm. Để đạt được những mục đích này, tổng số tám mươi tám tổ chức dịch vụ đã được khảo sát. Kết quả cho thấy rằng không có tổ chức dịch vụ nào tuân theo một loại hệ thống kế toán trách nhiệm nhất định trong số ba loại hệ thống kế toán trách nhiệm là dựa trên hoạt động, dựa trên hoạt động và dựa trên chiến lược. Để kiểm tra mức độ hài lòng đối với tổ chức kế toán trách nhiệm, tác giả đã sử dụng mô hình logit để đo lường. Kết quả chỉ ra rằng sự hài lòng đối với hệ thống kế toán trách nhiệm tổng thể chịu ảnh hưởng bởi sự phân bổ trách nhiệm, kỹ thuật đo lường hiệu năng và hệ thống khen thưởng. Và mức độ hài lòng tổng thể đối với các loại hình tổ chức dịch vụ là khác nhau. Đây là một trong những nghiên cứu thực nghiệm góp phần khẳng định mức độ hài lòng trong việc thực hiện tổ chức kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp Bangladesh. - Năm 2012, Mojgan và Safa thực hiện bài nghiên cứu “Examining the Role of Responsibility Accounting in organizational Structure” đề cập đến vấn đề phân cấp, và kiểm soát chi phí hoạt động của công ty. Nếu quyền quản lý các hoạt động hàng ngày được chuyển từ các nhà quản lý cấp cao cho các nhà quản lý cấp thấp hơn, thì sẽ có nhiều cơ hội hơn để tập trung vào kế hoạch chiến lược. Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết kế để báo cáo và tích lũy chi phí theo từng mức độ trách nhiệm. Mỗi khu vực giám sát chỉ được tính phí với chi phí mà nó chịu trách nhiệm và trên đó nó có quyền kiểm soát. Từ đó có thể xác định trách nhiệm của mỗi người quản lý nhằm đạt được những mục tiêu có thể đạt được trong tổ chức. Bài nghiên cứu này chủ yếu nhằm làm nổi bật vai trò của kế toán trách nhiệm trong quản trị doanh nghiệp. - Nhóm tác giả M.Kirshna Moorthy, Ong Oi Voon, Samsuri, M.Gopalan,King- Tak Yew (2012) thông qua công trình nghiên cứu “Application of Information Technology in Management Accounting Decision Making” đăng trên tạp chí “International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, March 2012, Vol. 2, No. 3” đã phân tích việc sử dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng. Trong
  17. 7 khi CNTT thay đổi thường xuyên thì các tiêu chuẩn kế toán vẫn tồn tại trong nhiều năm mà không có bất kỳ thay đổi lớn nào. Vì vậy, mối quan hệ CNTT và kế toán quản trị là rất quan trọng cho cả các tổ chức lớn nhỏ.. Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa CNTT và kế toán quản trị. Các tài liệu trong quá khứ cũng cho thấy tiềm năng của CNTT trong kế toán quản trị sẽ giúp đơn giản hóa quá trình tính toán và có thể trình bày tốt hơn về dữ liệu kinh doanh để đưa ra quyết định có hiệu quả. Các phát hiện lý thuyết cũng chỉ ra rằng CNTT có tác động lớn đến chi phí, khi triển khai CNTT sẽ dẫn đến chi tiêu lớn vào phần cứng công nghệ, phần mềm và nhân viên CNTT. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng CNTT có thể cải thiện hiệu quả bộ phận kế toán và tạo ra kết quả dễ dàng, kịp thời và chính xác. - Năm 2014, Atu thực hiện bài nghiên cứu “ Responsibility accounting: An Overview” tập trung vào những vấn đề kế toán trách nhiệm và ảnh hưởng của giá chuyển nhượng đối với nền kinh tế Nigeria. Giá chuyển nhượng hiện đang trở thành một vấn đề toàn cầu. Đây là kết quả của một số hoạt động do các công ty đa quốc gia thực hiện để giảm gánh nặng thuế doanh nghiệp của họ. Và bài nghiên cứu chủ yếu việc xem xét kế toán trách nhiệm là công cụ hiệu quả trong xây dựng giá chuyển nhượng ở Nigeria. - Năm 2015, một công trình nghiên cứu khác có tiêu đề tương tự là “Examining the Role of Responsibility Accounting in organizational Structure” của Rikita, Minaxi Rani cũng đã nêu rõ vai trò của kế toán trách nhiệm trong quản trị doanh nghiệp nhưng với nội dung chủ yếu liên quan đến quy mô của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Các hoạt động tập trung trong các tổ chức trở nên phức tạp hơn khi có sự phát triển và tăng trưởng kinh doanh, nhu cầu ủy quyền và trách nhiệm sẽ được xây dựng dựa trên quy mô của doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh được phân cấp thì giám đốc và người quản lý chịu trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động kinh doanh.
  18. 8 - Tác giả Philip Owino (2017) thông qua công trình nghiên cứu “ The Current Status of Responsibility Accounting in Ugandan Public Universities” đăng trên tạp chí “Donnish Journal of Business and Finance Management Research ,Vol 3(1) pp. 001-008 January, 2017” nhằm kiểm tra tác động trung gian của việc ủy quyền trong mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm tại các khoa ở các trường đại học công lập Uganda. Bài báo đã thông qua phương pháp Boran và Kenny, phân tích hồi quy phân cấp và phương pháp lấy mẫu có hoàn lại để kiểm tra các biến trung gian. Quan hệ ủy quyền là trung gian đáng kể trong mối liên hệ giữa phân cấp và kế toán trách nhiệm. Nó cũng thúc đẩy tăng cường mối quan hệ giữa hai biến với 25,6 % trong các phòng ban của các trường đại học công lập. Điều này cho phép giải thích và đề xuất quan hệ ủy quyền là phương tiện khả thi, minh bạch và hiệu quả trong mối quan hệ giữa phân cấp và kế toán trách nhiệm. Đây là bài nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào việc kiểm tra tác động trung gian của quan hệ ủy quyền trong mối quan hệ giữa phân cấp và kế toán trách nhiệm tại các khoa học ở các trường đại học công lập Uganda. Việc nghiên cứu về kế toán trách nhiệm được các nhà nghiên cứu trên thế giới nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tóm lại thì kế toán trách nhiệm là một hệ thống đánh giá trách nhiệm và công cụ kiểm soát hiệu quả. Đây cũng là phần nội dung quan trọng mà bài luận văn của tác giả sẽ kế thừa. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng quan các nhân tố có thể làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm doanh nghiệp vẫn chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên cứu về kế toán trong ngành Logistics trên thế giới hiện nay vẫn còn hạn chế chủ yếu là tập trung xoay quanh vấn đề chi phí Logistics (Logistics Cost), chứ chưa đề cập đến vấn đề về kế toán trách nhiệm. - Năm 2001, tác giả Olivier Aptel, Hamid Pourjalali công bố bài nghiên cứu “ Improving activities and decreasing costs of logsitics in hospitals – A comparison of U.S and French hospitals” đăng trên tạp chí “The International
  19. 9 Journal of Accounting (2001)” . Bài viết này điều tra sự khác biệt trong chi phí Logistics (hoặc quản lý chuỗi cung ứng) giữa các bệnh viện lớn ở Hoa Kỳ và Pháp. Do logistics và quản lý chuỗi cung ứng được coi là những khía cạnh quan trọng trong quản lý bệnh viện, bài viết này khám phá những lý do có thể có sự khác biệt giữa các bệnh viện ở Hoa Kỳ và Pháp. Sự khác biệt được rút ra từ các biến, chẳng hạn như (1) phạm vi trách nhiệm đối với các bộ phận logistics,bao gồm: thu mua, cung cấp vật lý, tiếp nhận, quản lý hàng tồn kho, phân phối nội bộ cho các phòng y tế và hệ thống thông tin quản lý; (2) cách thức phân phối các nguồn cung cấp (như kho trung tâm so với phân phối nhà cung cấp trực tiếp); (3) số lượng hoặc khối lượng thuốc được phân phối; (4) mức độ hợp tác giữa các bệnh viện và các nhà cung cấp của họ và các bệnh viện khác; và (5) những nỗ lực trong quá khứ của các bộ phận hậu cần trong việc cải thiện quản lý chuỗi cung ứng và các kế hoạch tương lai để cải thiện các chức năng hậu cần. Kết quả cung cấp bằng chứng cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ đã có thể giảm mức tồn kho vật tư đến một mức độ lớn hơn so với các bệnh viện ở Pháp. Khả năng sử dụng quản lý hoạt động Logistics để giảm chi phí liên quan đến nguồn cung cấp vật tư y tế là rất nên được áp dụng trong ngành y học. Do đó, kết quả của nghiên cứu này có liên quan đến việc quản lý bệnh viện nên có ý định cải thiện chức năng Logistics hậu cần và hệ thống thông tin kế toán để giảm chi phí liên quan đến hàng tồn kho. Trong bài báo này, tác giả cũng ủng hộ triết lý Just-in-Time (JIT) được áp dụng cho các bệnh viện trong việc giảm chi phí hàng tồn kho. Các phương pháp quản lý đương đại tiếp tục nổi lên và ngành y cần tiếp tục kết hợp những phát triển mới này trong hoạt động của mình để nó có thể cạnh tranh trên thị trường. Bài viết này xem xét việc áp dụng làm giảm chi phí Logistics ( hậu cần) để làm giảm chi phí hàng tồn kho trong ngành y. - Tác giả Zakariah và Pyeman (2013) thông qua công trình “Logistics Cost Accounting and Managment in Malaysia: Current State and Challenge” nhằm thể hiện rằng chi phí Logistics là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên cả cấp vĩ mô (quốc gia) và cấp vi mô (các công ty). Tuy nhiên,
  20. 10 hiện trạng về kế toán và quản lý chi phí hậu cần ở Malaysia vẫn chưa được giải quyết đúng và những thách thức xung quanh việc đo lường chi phí logistics vẫn còn chưa thống nhất. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích làm sáng tỏ tình hình hiện tại và những thách thức về kế toán và quản lý chi phí logistics tại Malaysia. - Bài nghiên cứu Logistics Costs Measurement at Enterprises của Beata Slusarczyk năm 2014 cũng bàn về vấn đề chi phí kế toán hoạt động logistics trong công ty và đánh giá các phương pháp để đo lường chi phí logistics. Sự phát triển nhanh chóng của logistics và việc mở rộng phạm vi hoạt động liên quan đến quản lý các quá trình của Logistics dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về việc phân tích sâu hơn chi phí Logistics. Thật không may, các hệ thống được sử dụng phổ biến cho việc đo lường chi phí này không cung cấp được tất cả các thông tin cần thiết, bởi vì chúng không phù hợp để giải thích các khía cạnh cấu trúc và năng lực trong quản lý hoạt động Logistics. Căn cứ vào lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã thu thập và tổ chức các vấn đề chính liên quan đến hoạt động logistics trong chi phí kế toán của c ông ty và đưa ra một đánh giá quan trọng về phương pháp đo lường chi phí Logistics. - Năm 2016, tác giả Yu Gu và Shaojian Dong với bài nghiên cứu “Logistics Cost Management from the Supply Chain Perspective” đăng trên tạp chí “Journal of Service Science and Management, 2016, 9, 229-232 “ chú trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của kiểm soát chi phí và cải tiến, các công ty logistics của bên thứ ba cải thiện khả năng cạnh tranh, trở thành một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế, xây dựng sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các công ty khác nhau trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được phát triển lâu dài. Các doanh nghiệp logistics bên thứ ba nên đặt các yêu cầu của khách hàng vào một vị trí quan trọng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với giá thấp nhất. Bài nghiên cứu này cũng tập trung vào vấn đề kiểm soát chi phí Logistics sao cho đạt được hiệu quả nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2