Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
lượt xem 5
download
Bài nghiên cứu phân tích thực trạng và đánh giá khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng Quân Đội trong giai đoạn 2008– 2013 để thấy được những mặt yếu kém, kiếm khuyết trong điều hành và quản trị ngân hàng, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng Quân Đội trong giai đoạn hội nhập và xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của chúng trong thời gian qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ THANH TRÚC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ THANH TRÚC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Tài Chính Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN SĨ Tp Hồ Chí Minh – Năm 2014
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.Trong bối cảnh đó hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) được ví như một mắt xích trọng yếu trong hoạt động kinh tế.Với vai trò trung gian tài chính, thông qua ngân hàng, các nguồn lực tài chính được phân bổ sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả từ đó đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng. Chính vì vậy khu vực này được Chính phủ đặc biệt quan tâm và là một trong những ngành nhận được sự giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Và việc đánh giá lợi nhuận của ngân hàng luôn là vấn đề mà các đối tượng liên quan đến quan tâm và muốn có được sự hiểu biết tường tận. Thêm vào đó, với tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng thời gian gần đây phải đương đầu với nhiều vấn đề như sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, diễn biến phức tạp của thị trường bất động sản, giá vàng lên xuống thất thường, sự yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, rủi ro đạo đức, sở hữu chéo… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời, tài chính của các ngân hàng và sức khỏe của cả nền kinh tế. Do vậy việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Ngoài ra, các nghiên cứu đi vào tìm hiểu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng mặc dù khá nhiều song hầu như chưa có nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng Quân Đội. Chính vì vậy tác giả để xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn“Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” để bổ sung thêm một tài liệu nghiên cứu, cung cấp bằng chứng về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời bằng phương pháp định lượng. Từ việc tìm ra các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng Quân Đội, tác giả đề ra một số giải pháp, kiến nghị với mục đích tác động vào các yếu tố trên để giúp cho ngân hàng có
- 2 thể cải thiện khả năng sinh lời từ đó giúp ngân hàng phát triển hiệu quả, an toàn và lành mạnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đo lường khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng Quân Đội và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của ngân hàng. - Đánh giá thực trạng khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng và làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng Quân Đội thời gian qua dựa trên mô hình phân tích định lượng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và tăng khả năng sinh lời góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển của các chi nhánh ngân hàng Quân Đội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là khả năng sinh lời và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội thông qua việc phân tích định lượng. - Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. Do số liệu được lấy từ báo cáo tài chính nội bộ nên tác giả chỉ có thể lấy mẫu từ một số chi nhánh đại diện để nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng là tiếp cận phương pháp phân tích hồi quy, thống kê mô tả, tập hợp các dữ liệu thu thập được để hình thành các bảng biểu, đồ thị để từ đó phân tích đánh giá đến khả năng sinh lời và các nhân tố tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. - Nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của một số chi nhánh đại diện của ngân hàng Quân Đội trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 -2013 dưới dạng dữ liệu bảng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thêm những số liệu, thông tin, các bài viết được thu thập từ trang web nội bộ, sách báo tạp chí cùng với việc vận dụng những kiến thức đã học để nội dung phong phú. Từ bảng
- 3 dữ liệu và tham khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả thiết lập mô hình hồi quy và tiến hành chạy mô hình trên phần mềm SPSS và phân tích khả năng sinh lời, các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng với kết quả hồi quy thu được. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Bài nghiên cứu phân tích thực trạng và đánh giá khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng Quân Đội trong giai đoạn 2008– 2013 để thấy được những mặt yếu kém, kiếm khuyết trong điều hành và quản trị ngân hàng, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng Quân Đội trong giai đoạn hội nhập và xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của chúng trong thời gian qua. - Trên cơ sở các nguyên nhân có được, bài nghiên cứu đề xuất các giải pháp trong việc quản lý và điều hành của các chi nhánh ngân hàng Quân Đội ở cả khía cạnh vĩ mô (Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước) và khía cạnh vi mô (quản trị ngân hàng) nhằm mục tiêu cải thiện khả năng sinh lời và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các chi nhánh ngân hàng Quân Đội. 6. Kết cấu luận văn Bên cạnh phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng TMCP Quân Đội. Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của các chi nhánh ngân hàng TMCP Quân Đội trong thời gian tới.
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khả năng sinh lời 1.1.1.1 Bản chất của khả năng sinh lời Thuật ngữ khả năng sinh lời bao gồm hai từ, cụ thể là “lợi nhuận” và “khả năng”. “Lợi nhuận”đại diện cho con số tuyệt đối và một mình nó không đưa ra một ý tưởng chính xác của tính đầy đủ, gia tăng hoặc sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh. Từ "khả năng" phản ánh sức mạnh để kiếm được lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngoài ra, khả năng kinh doanh cũng hướng tới khả năng tài chính cũng như hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Weston và Brigham đã khẳng định "khả năng sinh lời là thặng dư ròng của một số lượng lớn các chính sách và quyết định". Theo Harward và Upto "Khả năng sinh lời là khả năng của một sự đầu tư để kiếm được lợi nhuận từ việc sử dụng nó".Vì vậy, trên cơ sở này tác giả có thể định nghĩa như sau:"Khả năng sinh lời là khả năng kiếm được lợi nhuận từ việc sử dụng các nguồn lực trong các hoạt động của tổ chức, công ty hay một doanh nghiệp kinh doanh". Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại là khả năng của một ngân hàng nhằm nâng cao thu nhập của mình từ việc sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có. Đây là chỉ số quan trọng và đáng tin cậy nhất bởi nó đã làm nổi bật năng lực quản lý của các ngân hàng. Nó cũng miêu tả văn hóa làm việc, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khả năng sinh lời là một khái niệm tương đối và khá hữu ích trong việc ra quyết định. Đó là một kế hoạch bao gồm các bước được thực hiện để cải thiện lợi nhuận của các ngân hàng. Đôi khi, khái niệm "lợi nhuận" và "khả năng sinh lợi" được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trong ý nghĩa thực tế chúng có sự khác biệt. Lợi nhuận là thu nhập dư còn lại sau khi đáp ứng tất cả chi phí sản xuất, chi phí quản lý. Lợi nhuận là một con số tuyệt đối không thể hiện đầy đủ sự thay đổi trong hiệu quả từ hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn và nhầm
- 5 lẫn trong trường hợp so sánh khi công ty có sự thay đổi trong quy mô đầu tư hay bán hàng. Tuy nhiên, những vấn đề này được xử lý bằng cách liên hệ con số lợi nhuận tuyệt đối, hoặc với khối lượng bán hàng hoặc với mức độ đầu tư. Một mối quan hệ định lượng đó thành lập dưới hình thức tỷ lệ hoặc tỷ lệ phần trăm và tỷ lệ đó là khả năng sinh lời. Như vậy, khả năng sinh lợi có thể được coi là một thuật ngữ tương đối đo lường lợi nhuận và mối quan hệ với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận. Nói tóm lại, lợi nhuận là lý do cho sự tồn tại tiếp tục của tất cả các tổ chức kinh doanh trong đó có các ngân hàng thương mại. Do đó, khả năng sinh lợi và quy mô lợi nhuận được xem như là các chỉ số về hiệu quả trong việc triển khai các nguồn lực của các ngân hàng. Đặc biệt, trong phân tích khả năng sinh lợi các ngân hàng cần phải xem xét kết hợp cả lợi nhuận đạt được sau một kỳ hoạt động và các nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 1.1.1.2 Các chỉ số đo lường khả năng sinh lời Trong các tài liệu, khả năng sinh lời thường được đo bởi tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA); lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và NIM, thường được thể hiện như yếu tố có chức năng quyết định. Để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, thì có nhiều phương pháp. Tuy nhiên để tiếp cận sát với mô hình nghiên cứu, chúng ta có hai cách tiếp cận phổ biến như sau: - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: (ROE) Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh lợi nhuận kiếm được của các chủ sở hữu trên vốn đầu tư của họ vào ngân hàng hay dùng để đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn của chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn của ngân hàng và các quỹ dự trữ. ROE có ý nghĩa quan trọng với các cổ đông vì nó thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng ROE = × 100% Vốn chủ sở hữu
- 6 Ý nghĩa: cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì cổ đông thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE được xem là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính của một Ngân hàng thương mại vì nếu ROE tương đối thấp so với những ngân hàng khác sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường; ROE thấp có thể hạn chế tăng trưởng của ngân hàng vì khi ấy ngân hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu, trong khi hầu hết các quy định pháp lý đều ràng buộc việc gia tăng tài sản của ngân hàng gắn chặt với việc tăng vốn chủ sở hữu; ROE có thể phân chia thành nhiều bộ phận có thể giúp dễ dàng xác định xu hướng hoạt động của ngân hàng. Mặc dù nhiều tác giả sử dụng ROE để đánh giá hiệu quả ngân hàng, tuy nhiên một số lại cho rằng nó không phải là chỉ số tốt nhất để đại diện cho lợi nhuận cho ngân hàng. Dietrich và Wanzenried (2011) cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy thấp (vốn chủ sở hữu cao hơn) thường có ROA cao hơn trong khi đó ROE lại thấp hơn. Tuy nhiên, ROE lại không quan tâm đến mức độ rủi ro cao hơn do tỷ lệ ROE cao này liên quan đến một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao và chịu ảnh hưởng của quy luật về đòn bẩy tài chính. - Lợi nhuận trên tổng tài sản: ROA Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) phản ánh khả năng quản lý tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Theo Golin (2001), ROA là tỷ lệ quan trọng cho việc đánh giá lợi nhuận của ngân hàng và đã trở thành thước đo lợi nhuận ngân hàng phổ biến nhất trong nghiên cứu thực nghiệm. Tỷ số này đo lường khả năng của ban quản lý sử dụng các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Vì vậy, tỷ số trên còn phản ánh khả năng thích ứng của ban lãnh đạo ngân hàng trước sự thay đổi của môi trường.
- 7 Lợi nhuận ròng ROA = × 100% Tổng tài sản Ý nghĩa: cứ 100 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý của ngân hàng. Các chỉ tiêu khác đo lường khả năng sinh lời: ngoài hai chỉ tiêu trên, các ngân hàng còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để đo lường khả năng sinh lợi. Đó là các chỉ tiêu: thu nhập lãi ròng, tỷ lệ lãi ròng và chênh lệch lãi suất. 1.1.2 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Nhân tố quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng có thể được phân chia giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Theo Eliona Gremi, 2013 thì yếu tố bên trong quyết định của lợi nhuận ngân hàng có thể được định nghĩa là những yếu tố bị ảnh hưởng bởi các quyết định quản lý của ngân hàng và mục tiêu chính sách nội bộ. Hiệu quả quản lý là kết quả của sự khác biệt về mục tiêu quản lý ngân hàng, chính sách, quyết định và hành động phản ánh sự khác biệt trong kết quả hoạt động ngân hàng, bao gồm cả lợi nhuận. Ngoài các yếu tố bên trong thì các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng sinh lời ngân hàng bao gồm các ngành công nghiệp liên quan, kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý nơi mà các tổ chức tín dụng đang hoạt động cũng như các sự kiện bên ngoài ngân hàng. Một số yếu tố quyết định bên ngoài nên được phân biệt riêng trong việc kiểm tra hoạt động để cô lập những ảnh hưởng từ cấu trúc ngân hàng nhờ vậy sự ảnh hưởng của các yếu tố lên lợi nhuận có thể được phân biệt rõ ràng hơn. Theo FateMeh Nahang và Maryam Khalili Araghi (Iran, 2013) thì cho rằng các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại bao gồm các nhân tố sau: quy mô ngân hàng, quy mô dư nợ vay, quy mô tiền gửi ,rủi ro tín dụng, tổng lãi ròng.
- 8 + Quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng được đo lường thông qua số liệu về tổng tài sản của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Fadzlan Sufian F. & Royfaizal Razali Chong (2008) tại Philippines, nghiên cứu của Pasiouras & Kosmidous ( 2007) tại các ngân hàng của 15 nước EU trong khoảng thời gian từ 1995-2001, nghiên cứu của Staikouras, Mamatzakis & Koutsomanoli – Filippaki (2008) tại các ngân hàng Châu Âu từ năm 1998 – 2005 đã tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngàng hàng và lợi nhuận của các ngân hàng. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Spathis et al. (2002) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1990 – 1999 nghiên cứu của Kosmidous (2008) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1990 – 2002 đã tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của các ngân hàng. Như vậy, kết luận về mối quan hệ thuận hay nghịch giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng ở nhưng quốc gia khác nhau là không đồng nhất. + Quy mô dư nợ vay: Khoản vay tín dụng là hoạt động chính và nguồn thu chính của doanh thu ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế, mà không làm tăng số lượng vốn là không thể . Thêm vào đó, thu chi của các đơn vị kinh tế hiếm khi áp dụng vì vậy họ buộc phải sử dụng vốn vay và các nguồn tiền của các tổ chức tài chính và tín dụng mà các ngân hàng là quan trọng nhất (Hedayati, 1993). Theo Alper & Anbar (2011) cho rằng mối quan hệ giữa nợ vay và lợi nhuận là mối quan hệ ngược chiều. Còn Gur Irshad & Zaman (2011) lại tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô nợ vay và lợi nhuận. Còn tại Việt Nam thì như thế nào? + Quy mô tiền gửi: Tất cả các khoản tiền gửi được chia thành ba nhóm sau đây (Bagheri, 2005): tiền gửi (nhu cầu) giống như tiền gửi ở các ngân hàng truyền thống; tiền gửi không
- 9 lãi suất , đây là tài khoản phổ biến nhất trong hệ thống các ngân hàng và tiền gửi đầu tư theo thời gian.Theo Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2011) phân tích ngân hàng Tunisia giai đoạn 1980 -1995 các ngân hàng hoạt động tốt đều duy trì mức độ tiền gửi cao so với tổng tài sản, ngân hàng càng có nhiều vốn cho vay thì càng mang lại nhiều lợi nhuận. Như vậy, mối quan hệ giữa quy mô tiền gửi và lợi nhuận là mối quan hệ cùng chiều. + Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là khả năng không trả được nợ của người đi vay cho ngân hàng. Và các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ này khi người nhận các khoản tín dụng do không có khả năng trả nợ không thể cam kết nghĩa vụ của họ vào ngày đến hạn đối với các ngân hàng (Nabavi, 2010). Theo hướng này, Miller và Noulas (1997) cho rằng các tổ chức tài chính càng có nhiều khoản vay có rủi ro càng cao thì mức độ thanh toán càng kém và lợi nhuận càng thấp hơn. Còn Fadlan Sufian (2011) tại Hàn Quốc và Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) tại Philippines cũng tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận. Do đó, nên tập trung quản lý rủi ro tín dụng thì tốt hơn là gia tăng dư nợ. + Tổng lãi ròng : Tổng lãi ròng của ngân hàng được tính bằng tổng thu lãi trừ cho tổng chi lãi.. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng đến từ hoạt động tín dụng, và tiền lãi là nguồn thu chủ yếu dùng để tái đầu tư mở rộng kinh doanh. Theo Bobakova (2003) cho rằng lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi chính sách lãi suất và chính sách này có thể được điều chỉnh để nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Còn chi phí vốn của ngân hàng đến từ lãi suất huy động. Vì vậy ngân hàng cần duy trì một chính sách lãi suất hợp lý tức sẽ làm tăng tổng lãi ròng để gia tăng lợi nhuận cho mình.
- 10 1.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 1.2.1 Tình hình nghiên cứu các nước Eliona Gremi, 2013 đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy hiệu quả cố định để phân tích các nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Albania trong khoảng thời gian 2005-2012 cho 12 ngân hàng thương mại tại Albania thông qua 95 quan sát. Để phân tích, tác giả đã chọn các nhân tố đầu vào là quy mô ngân hàng, dư nợ, tiền gửi, rủi ro tín dụng, thu nhập ròng. Đầu ra là biến phụ thuộc ROA, kết quả từ phân tích cho thấy, rất ít các biến nội bộ có ảnh hưởng đáng kể đến tổng tài sản một ngân hàng và một số nhân tố khác không có tác động đáng kể vào lợi nhuận ngân hàng. Các biến quy mô, dư nợ, tổng lãi ròng và tiền gửi có tương quan cùng chiều đáng kể đến ROA; trong khi rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với ROA. Các ngân hàng có quy mô, tổng tài sản, dư nợ, tiền gửi và lãi ròng lớn hơn được coi có an toàn hơn và với lợi thế như vậy có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu của Fatemeh Nahang và, Maryam Khalili Araghi (2013) qua phương pháp nghiên cứu là thống kê mô tả và kiểm tra các giả thuyết bằng cách kiểm tra sự tương quan và hồi quy của các ngân hàng thành phố trong những năm 2009-2012. Các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng, bao gồm; tiền gửi, các phương tiện thanh toán, quản lý rủi ro tín dụng, chi phí quản lý và số lượng thanh khoản. Kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa lợi nhuận của các ngân hàng với việc quản lý rủi ro tín dụng và chi phí quản lý, và số lượng tiền gửi, tiền vay, và sự gắn kết của thanh khoản liên quan đáng kể. Còn theo Amdemikael Abera (2012) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng cho tổng số 8 ngân hàng thương mại ở Ethiopia, giai đoạn 2000-2011. Áp dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu hỗn hợp giữa phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vốn, đa dạng hóa thu nhập, kích thước ngân hàng và GDP có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê và quan hệ
- 11 cùng chiều với khả năng sinh lời của các ngân hàng. Mặt khác, các biến như hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản có mối quan hệ tiêu cực với lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, mối quan hệ với rủi ro thanh khoản, tập trung và lạm phát được tìm thấy là không đáng kể về mặt thống kê. Nghiên cứu cho thấy rằng tập trung và tái cấu trúc các ngân hàng cùng với các điều khiển nội bộ quan trọng có thể nâng cao lợi nhuận cũng như hiệu suất của các ngân hàng thương mại ở Ethiopia. Hơn nữa, các ngân hàng ở Ethiopia nên không chỉ quan tâm cấu trúc nội bộ và chính sách, mà họ còn phải xem xét cả hai môi trường nội bộ, môi trường kinh tế vĩ mô với nhau trong việc ra các chiến lược để cải thiện hiệu quả hoặc lợi nhuận của họ. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Các nghiên cứu định lượng về đo lường các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại như bài nghiên cứu của Dương Trọng Đoàn (2013) về đánh giá các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài nghiên cứu được thực hiện trên 15 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009-2012 bằng phương pháp hồi quy OLS với 59 biến quan sát trên 11 biến, kết quả các biến có tác đông cùng chiều với ROA là quy mô, thanh khoản, vốn hóa thị trường, dư nợ, chi phí hoạt động và thuế. Và biến có tác động ngược chiều là tiền gửi. Phạm Đình Nguyên (2013) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, thông qua mô hình OLS giai đoạn 2001-2012; biến phụ thuộc là tổng tài sản, hiệu quả quản lý, quy mô dư nợ, chất lượng tài sản, vốn chủ sở hữu; biến độc lập là biến ROA, ROE. Kết quả, chỉ có quy mô là có tác động dương đến ROA, ROE. Các biến còn lại thì có tác động âm thậm chí là không có ý nghĩa với ROA, ROE. Bài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng (2008) đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM sử dụng mô hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2005.
- 12 Kết luận: qua phần tổng kết các nghiên cứu trước đây, ta thấy hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lợi nhuận chủ yếu sử dụng mô hình OLS để phân tích. 1.3 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 1.3.1 Phương pháp đánh giá truyền thống Các hệ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mỗi hệ số cho biết mối quan hệ giữa hai biến số tài chính qua đó cho phép phân tích và so sánh giữa các chi nhánh, giữa các ngân hàng và phân tích xu hướng biến động của các biến số này theo thời gian. Trong các tài liệu, khả năng sinh lời thường được đo bởi tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Để đánh giá tác động của các yêu tố bên trong ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng, chúng ta sẽ tiến hành phân tích tác động của các biến mức độ rủi ro tín dụng, chính sách trích lập dự phòng, mức độ an toàn vốn, chi phí quản lý và quy mô ngân hàng lên biến ROE/ROA thông qua so sánh các giá trị tương đối và tuyệt đối, cũng như so sánh với giá trị trung bình của ngành đang đánh giá. 1.3.2 Phương pháp phân tích hồi quy Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đồng thời kiểm tra tác động của biến độc lập nào lên biến phụ thuộc là cao nhất hay thấp nhất. Ngoài ra, còn sử dụng phân tích mô tả (bao gồm giá trị trung bình, tối thiểu, tối đa, mode và độ lệch chuẩn), phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy, và kiểm tra cho hiện tượng đa cộng tuyến, phân tích phương sai (ANOVA) để kết nối các kết quả với các giả thuyết. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi chạy hồi quy cần quan tâm đến các thông số sau: Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.
- 13 Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Phân tích phương sai ANOVA: để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc, nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và ngược lại. Ta có mô hình hồi quy bội như sau: Trong đó: Biến phụ thuộc: Lợi nhuận của ngân hàng (Y) Biến độc lập: đại diện cho quy mô ngân hàng (X1), dư nợ (X2), rủi ro tín dụng (X3), tiền gửi (X4) và tổng lãi ròng của ngân hàng (X5).
- 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã cung cấp cho người đọc những cơ sở lý luận về khả năng sinh lời về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các tác giả trong nước cũng như trên thế giới. Các nhân tố thường được sử dụng trong các nghiên cứu bao gồm: quy mô ngân hàng, vốn, rủi ro tín dụng, thanh khoản , chi phí quản lý, nhân sự, chính sách lãi suất và công nghệ thông tin với các thước đo phổ biến là ROA và ROE. Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng ở các quốc gia khác nhau trong từng giai đoạn nghiên cứu khác nhau là không đồng nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, đặc điểm vùng miền của từng quốc gia.
- 15 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.1 Giới thiệu tổng quát 2.1.1 Giới thiệu tổng quát về ngân hàng Quân Đội: Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp quân đội nói riêng gặp vô vàn khó khăn về nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thì nhu cầu tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp quân đội luôn là một bài toán lớn,và ý tưởng thành lập một định chế tài chính như mô hình các nước phát triển khác đã dần hình thành từ đó. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đảng ủy, Thủ trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP), sau thời gian dài nghiên cứu và chuẩn bị, đến ngày 4-11- 1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Những ngày đầu, mô hình ngân hàng cổ phần vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên MB không tránh khỏi những bước chập chững đầu tiên.Vì thế, hoạt động của MB còn khiêm tốn với quy mô các khoản huy động và cho vay chỉ khoảng 10 tỷ đồng. Điều này đặt ra cho Hội đồng Quản trị và Ban điều hành Ngân hàng thời kỳ đầu không ít băn khoăn trong việc lựa chọn hướng đi, chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp. Chính nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục CNQP, cùng với đội ngũ cán bộ nòng cốt có bản lĩnh chính trị và quyết tâm cao, MB đã có những bước đi vững chắc từ đó. Có thể nói, chính sự cẩn trọng và chắc chắn được tôi luyện qua những khó khăn của người lính đã tạo nên một văn hóa kinh doanh bền vững cho MB ngay từ những ngày đầu thành lập và được duy trì, phát triển cho đến ngày hôm nay. Trải qua gần 20 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB (một trong số NHTMCP hàng
- 16 đầu Việt Nam) và 5 công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và bất động sản tại Việt Nam và 2 công ty liên kết. Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn đến ngày 20/08/2014 vốn điều lệ của MB là 11594 tỷ đồng, tính đến hết ngày 31/12/2013 MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tại Thành phố Hà Nội, 02 Sở giao dịch, 2 chi nhánh nước ngoài tại Lào, Campuchia, hơn 208điểm giao dịch tại 39 tỉnh và thành phố trên cả nước với hơn 4.000 cán bộ nhân sự. Tổng tài sản tính đến hết quý 2 năm 2014 là 188,57 tỷ đồng. Chia thành 3 khu vực kinh doanh: Miền Bắc, MiềnTrung và Miền Nam. MB có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN VN quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của Ngân hàng trong tương lai. Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. Trong vòng 6 năm qua, MB liên tục được NHNN VN xếp hạng A - tiêu chuẩn cao nhất do NHNN VN ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng. Đầu tháng 8/2014, MB vinh dự nhận giải chất lượng quốc tế châu Á- Thái Bình Dương (APQO) với danh hiệu “world class”, đồng thời ký kết với Ernst &Young – Singapore để khởi động lộ trình triển khai Basel II. Kết quả trên cũng cho thấy định hướng phát triển “tái cơ cấu, phát triển bền vững” của NHTMCP Quân đội trong những năm gần đây là hướng đi bền vững, an toàn, hiệu quả. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của MB bao gồm: Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc NHNN VN; Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật; Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật; Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định
- 17 của pháp luật; Mua bán, gia công, chế tác vàng; Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngân hàng chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. *Về mô hình tổ chức: Đứng đầu là đại hội đồng cổ đồng: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của MB. Hội đồng quản trị: là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của MB bao gồm: chiến lược, kế hoạch trung hạn hằng năm và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của MB. Ban Kiểm Soát: là cơ quan đại diện cho cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động của Hội Đồng quản trị, ban điều hành, hoạt động tài chính của MB, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của MB đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật và bảo đảm quyền lợi cho cổ đông. Các ủy ban cao cấp: giúp việc cho hội đồng quản trị trong từng mảng công việc cụ thể nhằm đảm bảo các quyết định chiến lược của Hội đồng quản trị được xây dựng và triển khai có hiệu quả, đúng pháp luật. Cơ quan kiểm toán nội bộ: giúp ban kiểm soát triển khai các hoạt động giám sát.
- 18 Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức của ngân hàng TMCP quân đội 2.1.2 Giới thiệu tổng quát về ngân hàng Quân Đội khu vực TP HCM (MB- HCM) MB – HCM thành lập năm 1996 không lâu sau khi MB thành công tại thị trường Miền Bắc với chi nhánh khai trương đầu tiên là chi nhánh Hồ Chí Minh, hiện nay MB – HCM có 9 chi nhánh: Chi nhánh Hồ Chí Minh, Bắc Sài Gòn, Đông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn