intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc sử dụng nước sạch nông thôn của hộ gia đình trên địa bàn thị xã Hà Tiên. Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm mở rộng mạng lưới nước sạch nông thôn của hộ gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ CHÂU THIẾU NỮ PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÕNG CHI TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƢỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________________ CHÂU THIẾU NỮ PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÕNG CHI TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƢỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” là đƣợc nghiên cứu bởi riêng cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Hữu Dũng. Dữ liệu đƣợc thu thập một cách khách quan, các tài liệu trích dẫn đƣợc chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 6 năm 2017 Học viên thực hiện Châu Thiếu Nữ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1 .................................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN .......................................................................................... 3 CHƢƠNG 2 .................................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................................... 5 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM............................................................................................. 5 2.1.1. Hộ và hộ gia đình nông thôn ............................................................................. 5 2.1.2. Thu nhập và thu nhập hộ gia đình ..................................................................... 5 2.1.3. Khái niệm về tài nguyên nƣớc........................................................................... 6 2.1.4. Khái niệm về nƣớc sạch .................................................................................... 6 2.1.5. Mức sẵn lòng chi trả .......................................................................................... 6
  5. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT .................................................................................................. 7 2.2.1. Lý thuyết về tổng giá trị kinh tế ........................................................................ 7 2.2.2. Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên .................................................................. 10 2.2.2.1. Nội dung phƣơng pháp .........................................................................10 2.2.2.2. Các bƣớc thực hiện CVM .....................................................................13 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ....................................................................... 18 2.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 18 2.3.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................... 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................................. 22 CHƢƠNG 3 .................................................................................................................. 23 MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH ........................................................................................... 23 3.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ......................................................... 24 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... Error! Bookmark not defined. 3.3. MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 28 3.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 28 3.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................................... 29 3.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................ 29 3.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................................. 30 3.4.1. Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu ................................................................. 30 3.4.2. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................. 30 3.2.3. Kiểm định trung bình hai mẫu độc lập (t-test) Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Phƣơng pháp hồi quy Binary Logistic ............................................................ 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................................. 31 CHƢƠNG 4 .................................................................................................................. 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 32 4.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ HÀ TIÊN .................................................................. 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................. 32 4.1.2. Thực trạng sử dụng nguồn nƣớc sạch của ngƣời dân tại thị xã Hà Tiên......... 34
  6. 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT .............................................................. 35 4.2.1. Đặc điểm chủ hộ gia đình theo chi trả cho sử dụng nƣớc sạch ....................... 35 4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình....................................................................................... 38 4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY............................................................................................. 41 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình ....................................... 41 4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng chi trả cho việc sử dụng nƣớc sạch nông thôn của hộ gia đình ............................................................... 41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.............................................................................................. 45 CHƢƠNG 5 .................................................................................................................. 46 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................... 46 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 46 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................................................................... 47 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH PHỤ LỤC SỐ LIỆU
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải TX Thị xã UBND Ủy ban nhân dân WTP Mức sẵn lòng chi trả ĐVT Đơn vị tính CB Cán bộ CCVC Công chức, viên chức NN Nông nghiệp CV Công nhân LT Làm thuê BB Buôn bán KD Kinh doanh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông NSNT Nƣớc sạch nông thôn VSMT Vệ sinh môi trƣờng
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Giải thích các biến độc lập trong mô hình ................................................25 Bảng 3.2: Phân bố mẫu khảo sát ...............................................................................29 Bảng 4.1: Giới tính chủ hộ ........................................................................................36 Bảng 4.2: Dân tộc chủ hộ ..........................................................................................36 Bảng 4.3: Tuổi chủ hộ ...............................................................................................37 Bảng 4.4: Qui mô hộ (số ngƣời) ...............................................................................39 Bảng 4.5: Tỷ lệ phụ thuộc (ĐVT: %) ........................................................................39 Bảng 4.6: Khu vực sinh sống ....................................................................................40 Bảng 4.7: Thu nhập bình quân ..................................................................................40 Bảng 4.8: Ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập ...............................................41 Bảng 4.9: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ......................................................................42
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên .............................................9 Sơ đồ 3.1: Khung phân tích .......................................................................................23 Hình 4.1: Bản đồ TX Hà Tiên ...................................................................................32 Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế .........................................................................33 Biểu đồ 4.2: Học vấn chủ hộ .....................................................................................37 Biểu đồ 4.3: Nghề nghiệp chủ hộ ..............................................................................38
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nƣớc sạch nông thôn (NSNT) là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng ngày. Việc cung cấp NSNT cho ngƣời dân không chỉ giải quyết tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe của họ mà còn ổn định và từng bƣớc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Hiện tại, tại một số vùng nông thôn trong tỉnh, nguồn nƣớc ngƣời dân sử dụng sinh hoạt chủ yếu là ở ao, hồ, bể chứa nƣớc mƣa và nƣớc ngầm từ giếng khơi, giếng khoan. Nếu nguồn nƣớc không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các bệnh đƣờng ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác. Chính vì thế, vai trò của nƣớc sạch đối với đời sống ngƣời dân nói chung, với các vùng nông thôn luôn quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bằng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả chọn mẫu khảo sát gồm 200 hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn TX Hà Tiên. Tiến hành thống kê mô tả các đặc trƣng của chủ hộ, để có cái nhìn khái quát về mẫu nghiên cứu. Sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng NSNT. Kết quả hồi quy cho thấy, có 6 biến độc lập ảnh hƣởng đến khả năng sẵng lòng chi trả cho việc sử dụng NSNT của hộ gia đình gồm tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, nghề nghiệp chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, khu vực sinh sống và thu nhập bình quân đầu ngƣời trong tháng của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để giúp UBND TX Hà Tiên và Công ty nƣớc sạch VSMT tỉnh Kiên Giang có những chính sách nhằm hỗ trợ ngƣời dân trên địa bàn TX Hà Tiên tiếp cận đƣợc nguồn nƣớc sạch, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, góp phần nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân địa phƣơng.
  11. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nƣớc sạch đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mọi ngƣời. Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với nƣớc và sử dụng nƣớc cho những mục đích khác nhau nhƣng có lẽ không phải ai cũng hiểu đƣợc hết tầm quan trọng, cũng nhƣ vai trò của nƣớc đối với sự sống con ngƣời nói riêng và sự sống trên hành tinh nói chung. Nƣớc sạch là một trong những nhu cầu căn bản của con ngƣời và đang trở nên cấp thiết đối với sức khỏe và cải thiện đời sống sinh hoạt cho ngƣời dân. Nƣớc sạch không những góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao động, cải thiện điều kiện sống văn minh cho mọi ngƣời. Bên cạnh đó, cũng là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe. Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nƣớc lại ngày càng giảm nhất là khi đứng trƣớc nguồn nƣớc ô nhiễm trầm trọng nhƣ ngày nay, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng càng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khoẻ và phát triển bền vững của đất nƣớc. Thực trạng tiếp cận nƣớc sạch cho thấy những khó khăn (địa lý, tài chính, nhận thức) trong việc thực hiện quyền tiếp cận nƣớc sạch, sự thiếu công bằng rõ rệt trong khả năng tiếp cận nƣớc sạch và điều kiện tiếp cận vệ sinh giữa các khu vực nông thôn và thành thị. Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nƣớc” do lƣợng nƣớc mặt bình quân đầu ngƣời mỗi năm chỉ đạt 3.840 m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000 m3/ngƣời mỗi năm của Hội Tài nguyên Nƣớc quốc tế (IWRA). Đây đƣợc xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lƣới sông ngòi dày đặc nhƣ nƣớc ta. Theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trƣờng (Bộ Y tế), Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu ngƣời (tƣơng đƣơng 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt từ giếng khoan, chƣa đƣợc kiểm nghiệm hay qua xử lý. Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn còn trên 60% dân số nông thôn chƣa có nƣớc sạch để dùng. Nƣớc mặt ở các
  12. 2 sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Tình hình khô hạn, thiếu nƣớc sản xuất đang diễn ra gay gắt. Hà Tiên là một thị xã của tỉnh Kiên Giang. Hiện tại có 07 đơn vị hành chính (03 xã - 04 phƣờng, trong đó có 01 xã biên giới) có nền kinh tế cũng khá phát triển. Hệ thống cấp nƣớc tại khu vực nông thôn, đa phần là các trạm cấp nƣớc quy mô nhỏ, các giếng khoan gia đình, chất lƣợng nƣớc không đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên do kinh phí hạn hẹp và việc quản lý chất lƣợng nguồn nƣớc uống không đồng bộ. Chƣơng trình đƣa nƣớc sạch về nông thôn mang lại hiệu quả đáng kể. Khu vực đô thị sử dụng nƣớc máy còn khu vực nông thôn đƣợc chính quyền quan tâm xây dựng các trạm nƣớc tập trung dƣới hình thức các giếng khoan tầng sâu. Tính đến cuối năm 2015 tỷ lệ gia đình sử dụng nƣớc sạch là 90,3% (Báo cáo của UBND thị xã Hà Tiên, 2015). Tuy nhiên, việc cung cấp nƣớc sạch này chƣa đồng đều giữa các xã trên địa bàn, vẫn còn tình trạng hộ gia đình sử dụng nƣớc ao, hồ trong sinh hoạt. Nguyên nhân hiện trạng này là gì? Có phải do ngƣời dân thực sự không có nhu cầu sử dụng nƣớc sạch hay nguyên nhân từ phía chính sách nƣớc sạch nông thôn của thị xã. Xét thấy sự cần thiết nên nghiên cứu tìm hiểu cụ thể hơn về tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng nƣớc sạch nông thôn của ngƣời dân hiện nay trên địa bàn để từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả cung cấp nƣớc sạch nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, nên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc sử dụng nƣớc sạch nông thôn của hộ gia đình trên địa bàn thị xã Hà Tiên. Từ đó, đƣa ra một số gợi ý chính sách nhằm mở rộng mạng lƣới nƣớc sạch nông thôn của hộ gia đình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, luận văn thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
  13. 3 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho việc sử dụng nƣớc sạch nông thôn tại thị xã Hà Tiên. Trên cơ sở đó, gợi ý các chính sách nhằm mở rộng mạng lƣới sử dụng nƣớc sạch nông thôn của các hộ gia đình. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời những câu hỏi sau: Hiện trạng sử dụng nƣớc sách nông thôn của hộ gia đình nhƣ thế nào và có sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nƣớc sạch hay không? Các yếu nào tố ảnh hƣởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho việc sử dụng nƣớc sạch nông thôn tại thị xã Hà Tiên? Những chính sách gì nhằm mở rộng mạng lƣới sử dụng nƣớc sạch nông thôn của các hộ gia đình tại thị xã Hà Tiên? 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sẵn lòng chi trả của hộ gia đình cho việc sử dụng nƣớc sạch nông thôn. 1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu trong thời gian từ năm 2014 - 2015. Số liệu sơ cấp thu thập 200 hộ gia đình tại 7 xã - phƣờng đình trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang thông qua phỏng vấn trực tiếp trong thời gian tháng 12/2016. Phƣơng pháp phân tích sử dụng chính là: Phƣơng pháp Thống kê mô tả, đánh giá ngẫu nhiên CVM (contingent valuation methoth) và phƣơng pháp xây dựng câu hỏi. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn kết cấu gồm 5 chƣơng: Chương 1. Giới thiệu đề tài. Chƣơng này trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu, kết cấu luận văn.
  14. 4 Chương 2. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan. Chƣơng này trình bày các khái niệm về hộ gia đình, mức sẵn lòng chi trả, các lý thuyết kinh tế và tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu. Chƣơng này trình bày phƣơng pháp chọn mẫu, phƣơng pháp phân tích dữ liệu và mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chƣơng này trình bày tổng quan về thị xã Hà Tiên, đặc điểm mẫu khảo sát, kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chƣơng này trình bày những kết quả mà đề tài đạt đƣợc, các hàm ý chính sách nhằm mở rộng mạng lƣới cung cấp nƣớc sạch nông thôn, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 5 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1. Hộ và hộ gia đình nông thôn Hộ có nhiều định nghĩa khác nhau bởi nhiều tác giả. Theo nhƣ giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Martin (1988) có định nghĩa, hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trƣờng Đại học tổng hợp Susex (Luân Đôn - Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”. Từ đó, có thể hiểu hộ là một nhóm ngƣời cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung. Hộ gia đình nông thôn đƣợc hiểu là hộ có phƣơng tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhƣng về cơ bản đƣợc đặc trƣng tham gia một phần vào thị trƣờng với mức độ chƣa hoàn chỉnh. Nông hộ cũng có thể đƣợc hiểu là hộ có phƣơng tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Trần Văn Hiền, 2014). Theo Ellis (1988): Nông hộ là các hộ nông dân thu hoạch các phƣơng tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nhƣng về cơ bản đƣợc đặc trƣng bằng việc tham gia một phần trong thị trƣờng hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao. 2.1.2. Thu nhập và thu nhập hộ gia đình Theo Tổng Cục Thống kê (2010): Thu nhập là tổng số tiền mà một ngƣời hay một gia đình kiếm đƣợc trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất
  16. 6 cả những gì mà ngƣời ta thu đƣợc khi bỏ công sức lao động một cách chính đáng đƣợc gọi là thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người là 1 tháng đƣợc tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ gia đình và các thành viên của hộ nhận đƣợc trong một thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm, bao gồm (1) thu từ tiền công, tiền lƣơng, (2) thu từ sản xuất nông, lâm, nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (3) thu từ ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (4) thu khác đƣợc tính vào thu nhập (không tính tiền từ tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhƣợng vốn nhận đƣợc). 2.1.3. Khái niệm về tài nguyên nƣớc Theo Luật Tài nguyên nƣớc quy định (sửa đổi và bổ sung 2012): Tài nguyên nƣớc bao gồm: nguồn nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất, nƣớc mƣa và nƣớc biển trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật cũng quy định, nguồn nƣớc là các dạng tích tụ nƣớc tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nƣớc dƣới đất; mƣa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nƣớc khác. 2.1.4. Khái niệm về nƣớc sạch Theo quy định của Luật Tài nguyên nƣớc năm 1998 thì nƣớc sạch là nƣớc đáp ứng tiêu chuẩn chất lƣợng của Tiêu chuẩn Việt Nam. Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế “nƣớc sạch trong quy định này là nƣớc dùng trong các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nƣớc ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc ăn uống ban hành theo Quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế”. 2.1.5. Mức sẵn lòng chi trả Theo lý thuyết marketing, khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chi trả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận đƣợc và mức độ hữu dụng của
  17. 7 sản phẩm. Hai giá trị xác định mức giá một ngƣời sẵn lòng chấp nhận là mức giá hạn chế và mức giá tối đa. Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi mua sản phẩm là sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có đƣợc độ hữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao nhất là mức giá hạn chế; hoặc sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tế thấp hơn mức hữu dụng thì mức giá cao nhất khách hàng chấp nhận chi trả bằng với giá trị kinh tế của sản phẩm thay thế là mức giá tối đa. Mức sẵn lòng chi trả đƣợc định nghĩa là mức gia cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT 2.2.1. Lý thuyết về tổng giá trị kinh tế Theo kiến thức kinh tế thì tiền tệ là phƣơng tiện chính trong lƣu thông hàng hoá, nhƣng không phải bất cứ loại hàng hoá nào cũng đƣợc xác định thông qua tiền tệ, đặc biệt là hàng hoá môi trƣờng, đối với những loại hàng hoá này khó có thể cân đo đong đếm và khó có thể định lƣợng đƣợc. Do đó, thất bại thị trƣờng thƣờng diễn ra đối với những loại hàng hoá này vì chƣa định giá hoặc định giá chƣa phù họp. Theo lý thuyết kinh tế, tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng chính là tổng giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng của tài nguyên môi trƣờng đó (Munasinghe, 1993), cụ thể: TEV = UV + NUV (2.1) Trong đó: TEV: là tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trƣờng UV: là giá trị sử dụng. NUV: là giá trị không sử dụng. Giá trị sử dụng (UV) là giá trị rút ra từ hiệu quả sử dụng thực của tài nguyên môi trƣờng. Chẳng hạn, ngƣời dân vào rừng lấy củi, gỗ để đun nấu; đi ngắm nhìn các danh lam thắng cảnh. Hay nói cách khác, đây chính là giá trị mà các cá nhân gắn với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ tài nguyên môi trƣờng cung cấp (Koop và Smith, 1993).
  18. 8 Giá trị không sử dụng (NUV) là thành phần giá trị của nguồn tài nguyên môi trƣờng thu đƣợc không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp (Koop và Smith, 1993). Là những giá trị mà không có trong tính toán và khó có khả năng lƣợng hoá. Trong thực tế nó không biểu hiện rõ ràng, nó thƣờng thể hiện các giá trị nằm trong bản thân hàng hoá môi trƣờng gọi là giá trị tuỳ thuộc, nghĩa là phụ thuộc vào mục đích chi tiêu của con ngƣời cho nó là có giá trị. Bao gồm giá trị của chức năng bảo tồn văn hoá làng xã truyền thống, bảo tồn tài nguyên sinh học, giữ gìn cảnh quan đẹp. Ví dụ, sự tồn tại giá trị của những ngƣời không có điều kiện đến thăm quan nhƣng rất hạnh phúc để biết về sự tồn tại của quần thể thực vật và hệ động vật vô danh trong vùng đầm lầy thông qua những bức tranh hoặc những thƣớc phim. Hay ngƣời ta có thể hài lòng khi biết rằng mƣa rừng tồn tại trong lƣu vực sông Amazon. Nhƣ vậy, đặc thù về giá trị của hàng hoá môi trƣờng nên phƣơng pháp đánh giá tác động môi trƣờng khác biệt với đánh giá kinh tế khác. Sự khuyết tật của kinh tế thị trƣờng thể hiện trong việc xác định giá trị sử dụng và các giá trị (chẳng hạn lợi ích) của môi trƣờng tự nhiên đã không biểu hiện trong hệ thống tài khoản quốc gia. Hay giá trị phi sử dụng, có khi dƣơng, có khi âm không bao giờ đƣợc đề cập đến trong hệ thống này. Học thuyết kinh tế hiện nay thật sự đã nhận thấy tầm quan trọng của giá trị phi sử dụng ngày càng tăng lên. Việc xây dựng một con đập hoặc sự cải tạo vùng đầm lầy hoặc gây ra sự tuyệt chủng của quần thể thực vật, động vật, hoặc giảm bớt chức năng tự nhiên của hệ sinh thái hay những con sông bị ô nhiễm bởi rác thải từ công nghiệp. Tất cả những chi phí của sự huỷ hoại môi trƣờng cần thiết đƣợc biết đến. Theo Munasinghe (1992) đã phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên theo hợp phần nhƣ sau:
  19. 9 Sơ đồ 2.1: Phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên Nguồn: trích từ Lê Thị Liên, 2015 Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value - DUV) là giá trị của tài sản, tài nguyên có thể dùng hoặc tiêu thụ trực tiếp. Ngƣời ta thƣờng phân loại giá trị này nhƣ là hàng hoá hữu hình. Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value - IUV) là lợi ích mang lại một cách gián tiếp cho ngƣời sử dụng. Ví dụ: Du lịch sinh thái, chống xói mòn, bơi lội, bơi thuyền, dã ngoại là những hoạt động mà tài nguyên thiên nhiên mang lại gián tiếp cho con ngƣời. Giá trị lựa chọn (Option Value - OV) đƣợc hình thành khi một cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để lựa chọn các nguồn tài nguyên môi trƣờng trong tƣơng lai. Đó chính là giá trị môi trƣờng mà lợi ích trong tƣơng lai đang tiềm ẩn và giá trị đó sẽ thực sự đƣợc sử dụng trong hiện tại. Chẳng hạn nhƣ khi cá nhân đó đối mặt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2