intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phản ứng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với các cú sốc bên ngoài - Ứng dụng mô hình Stress Testing

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đo lường phản ứng của các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam trước cú sốc bên ngoài mà cụ thể là tác động từ một cú sốc đến từ nền kinh tế Mỹ; đo lường ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố đặc trưng nội bộ ngân hàng lên tỷ lệ nợ xấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phản ứng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với các cú sốc bên ngoài - Ứng dụng mô hình Stress Testing

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------- NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN PHẢN ỨNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐỐI VỚI CÁC CÚ SỐC BÊN NGOÀI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH STRESS – TESTING LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN PHẢN ỨNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐỐI VỚI CÁC CÚ SỐC BÊN NGOÀI - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH STRESS – TESTING Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TPHCM, ngày 05 tháng 05 năm 2016 NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................4 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................13 3.1. Dữ liệu và lựa chọn biến ........................................................................13 3.2. Phương pháp ...........................................................................................21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................30 4.1. Kiểm định tác động của cú sốc bên ngoài lên nền kinh tế vĩ mô Việt Nam 30 4.2. Kết quả ước lượng mô hình BVAR ......................................................34 4.3. Kiểm tra cú sốc vĩ mô bằng cách sử dụng mô hình Stress Testing: ứng dụng cho nợ quá hạn ................................................................................40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .............................53 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ............................................................53 5.2. Hạn chế hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................54 5.3. Hướng mở rộng ......................................................................................54 5.4. Một số khuyến nghị ................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADF: Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị (Augmented Dickey Fuller) BVAR: Mô hình vector tự hồi quy theo phương pháp Bayesian (Bayesian Vector Autoregression) CPI: Chỉ số giá tiêu dùng FED: Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ FEM: Hiệu ứng tác động cố định (Fixed Effect) GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GMM: Phương pháp ước lượng Moment tổng quát (Generalized Method of Moments) ILO: Tổ chức lao động quốc tế HNX: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE: Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh NHNN: Ngân hàng Nhà Nước NHTM: Ngân hàng thương mại SVAR: Mô hình vector tự hồi quy cấu trúc (Structural Vector Autoregression hay Structural VAR) REM: Hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect) TCTD: Tổ chức tín dụng TTCK: Thị trường chứng khoán VAR: Mô hình vector tự hồi quy (Vector Autoregression) VAMC: Công ty quản lý tài sản
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình hóa Stress Testing ngân hàng Hình 3.1 Các thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Hình 3.2 Stress Testing và các sự kiện bất ngờ có tầm ảnh hưởng lớn Hình 4.1 Lạm giai đoạn năm 2006 – năm 2015 (%) Hình 4.2 Tình hình xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 và dự báo năm 2016 Hình 4.3 Thay đổi các mức lãi suất giai đoạn năm 2011 – năm 2014
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Các biến kinh tế vĩ mô được xem xét lựa chọn Bảng 3.2 Các biến dùng trong mô hình hồi quy Bảng 4.1 Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình Bảng 4.2 Kiểm định tính dừng bậc gốc dữ liệu Bảng 4.3 Kiểm định độ trễ tối ưu Bảng 4.4 Kiểm định tính ổn định mô hình Bảng 4.5 Biều đồ IRF và bảng phân rã theo tác động từ cú sốc trong GDP_F của mô hình US theo BVAR Bảng 4.6 Biều đồ IRF và bảng phân rã theo tác động từ cú sốc trong GDP_F của mô hình US theo VAR Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình Bảng 4.10 Dự báo lạm phát 2016 cho một số nước Đông Nam Á Bảng 4.11 Kịch bản vĩ mô
  8. TÓM TẮT Nền kinh tế Việt Nam vừa qua có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009 và khủng hoảng nợ công châu Âu 2010. Có hai vấn đề lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Đầu tiên là tăng trưởng kinh tế chậm chạp do sự sụt giảm cầu quốc tế. Vấn đề thứ hai là sự ổn định của hệ thống ngân hàng khi nợ xấu có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Bài viết ứng dụng công cụ Stress Testing - một công cụ quản trị rủi ro để xem xét khả năng chịu đựng của các ngân hàng trước tác động của các biến nội sinh và ngoại sinh. Kết quả cho thấy, thứ nhất là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị tác động từ phía đối tác thương mại quốc tế và suy thoái kinh tế thế giới là có ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam. Thứ hai, bài nghiên cứu cũng tiến hành phân tích các rủi ro ảnh hưởng đến mô hình hoạt động toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam và thấy rằng tỷ lệ nợ xấu chịu tác động từ các yếu tố vĩ mô và các yếu tố đặc trưng nội bộ ngân hàng. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
  9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Xem xét khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới biến đổi nhanh với những diễn biến phức tạp. Trong thời gian qua, quá trình tự do thương mại và hội nhập thị trường đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Tiến trình Việt Nam gia nhập các hiệp hội, diễn đàn quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn hợp tá Á Âu (ASEM); các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (Worldbank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức thương mại thế giới (WTO) và ký kết các hiệp ước thương mại quốc tế với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội trong nước, cụ thể như việc tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn, thể chế kinh tế theo định hướng thị trường được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên, tiến trình này cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức như sức ép cạnh tranh cho các ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt việc hội nhập sâu rộng hơn cũng làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài, dẫn đến các rủi ro và bất ổn kinh tế vĩ mô. Minh chứng cho điều này chính là những ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2009 và khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2010 khiến cầu đầu tư và tiêu dùng Việt Nam đều giảm và nguy cơ khủng hoảng nợ trong hệ thống ngân hàng tăng cao. Từ đó làm nảy sinh nhu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu: thứ nhất là tác động của các cú sốc kinh tế bên ngoài liệu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam hay không, ảnh hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao đối với nền kinh tế trong nước; thứ hai là xem xét hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay mà cụ thể là xem xét tỷ lệ nợ xấu đang có khuynh hướng gia tăng sẽ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nào (đại diện bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố đặc trưng nội bộ ngân hàng). Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phản ứng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với các cú sốc bên ngoài - Ứng dụng mô hình Stress Testing”.
  10. 2 Trong các nghiên cứu trước đây về việc đo lường ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế, thông thường có thể sử dụng rất nhiều phương pháp và mô hình khác nhau như mô hình hiệu chỉnh sai số vector - VECM (Vector Error Correction Model), mô hình Vectơ tự hồi quy - VAR (Vector Autoregressive Model), phương pháp GMM (generalized method of moments),…Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR nhằm đánh giá khả năng phục hồi cho nền kinh tế Việt Nam trước các cú sốc bên ngoài , cụ thể là cú sốc đến từ nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn từ quý I năm 2000 đến quý II năm 2015, dữ liệu được lấy theo quý. Cú sốc bên ngoài trong bài là cú sốc từ GDP của Mỹ được lấy dữ liệu Ngân hàng dự trữ Liên bang St. Louis, các biến vĩ mô trong nước bao gồm tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, dữ liệu từ Worldbank; sản lượng công nghiệp, dữ liệu từ Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trên cơ sở ILO, dữ liệu lấy từ Worldbank. Phương pháp thứ hai mà bài sử dụng là GMM và Stress Testing cho việc đo lường tác động của các các yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội bộ đặc trưng của ngân hàng lên tỷ lệ nợ xấu bao gồm các biến vĩ mô như tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát hàng năm, tỷ giá hối đoái thực hiệu lực, lãi suất thực; các yếu tố đặc trưng nội bộ ngân hàng như thị phần tương đối của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng nợ,…với dữ liệu lấy theo năm từ năm 2005 đến năm 2014 của các ngân hàng thương mại Việt Nam, dữ liệu vĩ mô lấy từ Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Worldbank và các biến đặc trưng ngân hàng lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài nghiên cứu tiến hành giải quyết các mục tiêu chính sau: - Thứ nhất là đo lường phản ứng của các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam trước cú sốc bên ngoài mà cụ thể là tác động từ một cú sốc đến từ nền kinh tế Mỹ. - Thứ hai, luận văn tiến hành đo lường ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố đặc trưng nội bộ ngân hàng lên tỷ lệ nợ xấu. Bài nghiên cứu dựa theo hai nghiên cứu chính của Colin Bermingham, Thomas Conefrey (2014) và Sukrishnalall Pasha (2005) nhằm làm sáng tỏ các câu
  11. 3 hỏi nghiên cứu sau: - Thứ nhất, phản ứng của nền kinh tế Việt Nam trước cú sốc đến từ Mỹ ra sao? - Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào? Mức độ ảnh hưởng ra sao? Từ kịch bản vĩ mô được xác định, hoạt động của hệ thống ngân hàng diễn biến như thế nào? Bố cục luận văn gồm 05 phần, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu. Phần này sẽ trình bày những dẫn nhập về vấn đề nghiên cứu của luận văn. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Phần này sẽ trình bày những nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề được đề cập trong luận văn. Chương 3: Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu. Phần này sẽ trình bày lý do lựa chọn mô hình, đồng thời trình bày về cách thức thu thập và xử lý dữ liệu đầu vào và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Phần này sẽ trình bày việc chạy mô hình, các kiểm định, kết quả rút ra được từ mô hình nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và Một số kiến nghị. Phần này sẽ trình bày tổng kết bài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Phần này cũng sẽ tiến hành đề xuất một số kiến nghị cho vấn đề nghiên cứu trong bài.
  12. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Luận văn đầu tiên sẽ xem xét về phản ứng của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trước cú sốc bên ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ gây ra vấn đề lớn đối với nhiều nước châu Âu, đặc biệt là những chương trình hỗ trợ tài chính quốc tế, mà còn truyền dẫn vào nền kinh tế các nước châu Á. Các vấn đề quan trọng là việc đề ra chính sách thế nào để hồi phục sức khỏe nền tài chính của các nước này. Claessens, DellAriccia, Igan, và Laeven (2010) đã ghi lại các yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên 58 quốc gia. Vấn đề với hệ thống ngân hàng là cốt lõi của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên sự thanh khoản của các ngân hàng lại phụ thuộc vào các khoản nợ quốc tế quy mô lớn và các khoản nợ này bị suy giảm nghiêm trọng khả năng thanh toán do cuộc khủng hoảng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nguyên nhân chính là do các chính sách kinh tế vĩ mô và các quy định, giám sát của các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng mà cụ thể bắt nguồn từ bong bóng bất động sản, bùng nổ tín dụng, các khoản cho vay cận biên, có rủi ro hệ thống và do các quy định và giám sát của các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng thiếu tính nhất quán và sự gắn kết. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố mới phần nào gây nên cuộc khủng hoảng như hội nhập tài chính và liên kết lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia, vai trò của yếu tố đòn bẩy, vai trò trung tâm của các hộ gia đình. Và giải pháp cho vấn đề trên là phải cải cách hệ thống tài chính, bao gồm cả chính sách kinh tế vĩ mô, quy chế tài chính, và các cấu trúc tài chính toàn cầu. Akyuz, Y. (2010) cũng phát hiện ra rằng thông qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tác giả đã tìm thấy những yếu kém mang tính cấu trúc và hệ thống, cũng như tính dễ tổn thương của nền kinh tế các quốc gia châu Á đối với cú sốc thương mại. Tác giả cho thấy mức độ nhạy cảm cao của các quốc gia này với chu kỳ bùng nổ tài chính và sự hoàn chuyển vốn cổ phần, thị trường bất động sản và tiền tệ. Đặc biệt là khủng hoảng cho vay dưới chuẩn đã khuếch đại mức độ nghiêm trọng của các vấn đề kinh tế và tài khóa của các quốc gia. Tác giả cũng đề xuất gợi ý phát triển một thị trường giữa những nền kinh tế phát triển và những nền kinh tế
  13. 5 mới nổi, các quốc gia châu Á nên dừng việc lệ thuộc vào nguồn nhân lực và tiền tệ giá rẻ, mà thay vào đó bắt đầu cho phép tiền lương và tiêu dùng tư phát triển song song với năng suất nhằm củng cố việc mở rộng năng lực sản xuất bằng cách phát triển thị trường nội bộ và thị trường khu vực. Hạ Thị Thiều Dao (2013) cho rằng mức độ hội nhập của một nền kinh tế đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ chi phối sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài mà cụ thể là khủng hoảng toàn cầu lên nền kinh tế nước đó thông qua các kênh đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, kiều hối, ngoại thương, nghiên cứu được thực hiện cho Việt Nam. Do đó cần có một chính sách nhằm thúc đẩy một môi trường thuận lợi để tăng trưởng kinh tế bền vững. Các tổ chức như IMF và OECD từ lâu đã ủng hộ một chính sách thương mại mở cửa mang lại lợi ích về tăng trưởng kinh tế. Theo IMF (1997, p. 84), "Các chính sách ngoại thương là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là ở các nước đang phát triển". Việt Nam nhờ lợi thế về địa lý và nguồn tài nguyên dồi dào đã giúp cho nền kinh tế đất nước khai thác thế mạnh trong sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu. Trong nhiều năm qua Việt Nam luôn mở cửa đón nhận luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ các quốc gia trên thế giới, cũng như cho phép việc thành lập công ty liên doanh, chi nhánh công ty nước ngoài và các công ty xuất khẩu đa quốc gia. Bài nghiên cứu sẽ định lượng tầm quan trọng của hoạt động thương mại này và thảo luận về các tác động chính sách. Về phương pháp tiếp cận thực nghiệm cho vấn đề đầu tiên, bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để tiến hành phân tích các cú sốc cầu quốc tế. Trong bối cảnh của một nền kinh tế mở nhỏ, Cushman và Zha (1997) sử dụng mô hình SVAR để nghiên cứu về chính sách tiền tệ của Đài Loan, đã tìm thấy những ảnh hưởng nhỏ và không đáng kể lên đầu ra. Nghiên cứu cũng xem xét tác dụng những can thiệp của ngoại hối của Ngân hàng trung ương Đài Loan với dữ liệu lấy theo tháng từ tháng 4 năm 1989 đến tháng 8 năm 2006. Biến tỷ giá hối đoái được kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng trung ương Đài Loan với năm biến nội sinh: chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, các biện pháp trong chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái NDT/USD, tỷ lệ tăng trưởng hàng tháng của tài sản nước ngoài ròng (sau khi loại
  14. 6 bỏ những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái). Cushman và Zha (1997) xác định tác động của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế mở, nhỏ và nêu bật tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái như một cơ chế truyền dẫn. Một nghiên cứu khác của Linde (2003) vẫn sử dụng công cụ VAR cho nền kinh tế mở, nhỏ, với giả định thông thường cho các nền kinh tế mở, nhỏ này là các nền kinh tế trong nước phụ thuộc rất lớn của sự phát triển quốc tế (tức là các biến bên ngoài không bị ảnh hưởng bởi các biến trong nước), xem xét các cú sốc ngoại sinh lên chu kỳ kinh doanh của Thụy Điển trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2002, cho thấy rằng điều hành chính sách tiền tệ là quan trọng đối với kết quả kinh tế vĩ mô, dữ liệu lấy theo quý trong giai đoạn 1970 – 2000 với các biến GDP, CPI, lãi suất danh nghĩa kỳ hạn 3 tháng, tỷ giá hối đoái thực theo trọng số thương mại và tỷ lệ lạm phát hàng hóa nhập khẩu. Bartosz Mackowiak (2006) sử dụng mô hình SVAR với các biến lãi suất ngắn hạn, tỷ giá hối đoái, sản lượng thực, chỉ số giá cả, cung tiền của Mỹ tại 08 nước mới nổi gồm HongKong, Hàn Quốc, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan, Chilê và Mexico, với dữ liệu lấy từ tháng 1 năm 1986 đến tháng 12 năm 2000 cho thấy rằng các cú sốc bên ngoài đóng một vai trò quan trọng trong các mô hình áp dụng cho thị trường mới nổi. các biến chịu tác động mạnh bởi cú sốc bên ngoài tỷ giá và mức giá, tác động ít hơn đối với biến động lãi suất và sản lượng thực. Cũng sử dụng mô hình SVAR, nghiên cứu của Mala Raghavan và Param Silvapulle (2007) xác định các biến động trong cơ chế truyền dẫn tiến tệ thay đổi ra sao trước và sau khủng hoảng, góp phần ổn định kinh tế. Giai đoạn trước khủng hoảng sản lượng, giá, lãi suất, cung tiền và tỷ giá chịu tác động đáng kể dưới tác động của cú sốc tiền tệ và tỷ giá. Tuy nhiên, giai đoạn sau khủng hoảng, biến sản lượng chịu tác động đáng kể do ảnh hưởng của cung tiền. Dữ liệu bao gồm các biến như chỉ số giá hàng hóa thế giới, chỉ số sản xuất công nghiệp Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng Mỹ, lãi suất Fed, chỉ số sản xuất công nghiệp Malaysia, chỉ số giá tiêu dùng Malaysia, cung tiền M1, lãi suất qua đêm và tỷ giá danh nghĩa với dữ liệu từ tháng 01 năm 1980 đến tháng 05 năm 2006 ở Malaysia. Sử dụng mô hình GVAR, Castren, Dees, và Zaher (2008) với các biến GDP thực, chỉ số giá thị trường chứng khoán thực, chỉ số giá
  15. 7 tiêu dùng, lãi suất ngắn hạn, giá dầu tính bằng USD/ thùng và tỷ giá hối đoái của đồng tiền so với USD, dữ liệu lấy hàng quý trong giai đoạn 1979 đến năm 2005 cho 33 quốc gia từ các vùng khác nhau trên thế giới phát hiện ra rằng ở cấp độ toàn bộ khu vực đồng Euro, tần suất vỡ nợ của công ty phản ứng nhất với những cú sốc lên GDP, tỷ giá và giá cổ phiếu. Kilian (2009) sử dụng VAR để phân tích đánh giá tác động của các cú sốc giá dầu lên các biến kinh tế vĩ mô bao gồm các biến phần trăm thay đổi trong sản lượng dầu thô toàn cấu, các chỉ số hoạt động kinh tế thực (mức giá vận chuyển hàng hóa lớn, trung bình tốc độ tăng trưởng, CPI Mỹ,...), giá dầu thực với ba cú sốc: cung dầu, cú sốc cầu toàn cầu đối với các mặt hàng công nghiệp, cú sốc cầu dầu mỏ. Bài viết ước tính các tác động của các cú sốc về giá thực tế của dầu. Những cú sốc có thể có tác động trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ cũng như các tác động gián tiếp thông qua giá dầu. Những thay đổi trong thành phần của những cú sốc giúp giải thích tại sao hồi quy của tập hợp các biến kinh tế vĩ mô về giá dầu có xu hướng không ổn định. Xét về các nghiên cứu trong nước, Nguyễn Phúc Cảnh (2013) nghiên cứu các biến bao gồm giá dầu, tỷ giá danh nghĩa, thay đổi trong chỉ số giá theo năm, lãi suất tái cấp vốn của ngân hàng Nhà Nước theo năm, lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng Nhà Nước theo năm, lãi suất điều hành, cung tiền M2, chỉ số VN-Index, chỉ số HNX-Index trong giai đoạn năm 2000 đến năm 2013. Với mô hỉnh SVAR, bài viết cho thấy chỉ số VN-Index phản ứng rất mạnh với sự thay đổi trong chỉ số lạm phát của Việt Nam và cung tiền M2. Chỉ số VN-Index phản ứng không rõ ràng với các cú sốc từ giá dầu thế giới và lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và sản lượng công nghiệp của Việt Nam. Chính sách tiền tệ của Việt nam có tác động mạnh lên thị trường chứng khoán thông qua lạm phát và cung tiền, trong khi đó lãi suất không có tác động lớn đến thị trường chứng khoán ở cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index. Chính sách tiền tệ truyền dẫn qua kênh giá tài sản tài chính thông qua kênh tiền tệ. Nghiên cứu trong nước thứ hai là của Huỳnh Thị Cẩm Hà, Lê Thị Lanh, Lê Thị Hồng Minh và Hoàng Thị Phương An (2014) thông qua việc sử dụng mô hình VAR, mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM kiểm định cho các biến chỉ
  16. 8 số giá thị trường chứng khoán, lạm phát, cung tiền, tỷ giá hối đoái, giá trị sản lượng công nghiệp và lãi suất dữ liệu theo tháng từ năm 2001 đến năm 2013 thấy rằng có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến vĩ mô với thị trường chứng khoán. Biến cung tiền có khả năng dự báo biến động thị trường chứng khoán. VN-INDEX ít nhạy cảm với các cú sốc của thông tin vĩ mô và có xu hướng phản ứng giảm khi xảy ra cú sốc, ngoại trừ cú sốc của cung tiền. Vấn đề thứ hai mà luận văn xem xét là vấn đề nợ xấu ngân hàng. Chor và Manova (2012) cho thấy dòng chảy thương mại trong cuộc khủng hoảng tài chính bị ảnh hưởng bởi tính sẵn có của tín dụng. Các công ty phải đối mặt với các hạn chế tài chính dẫn đến xuất khẩu ít hơn tương đối sang Mỹ so với những công ty có đầy đủ tài chính. Điều này có nghĩa rằng chính sách hỗ trợ cho vay ngân hàng cũng sẽ dẫn đến sự cải thiện trong GDP thông qua kênh thương mại ngoài các kênh thông thường. Bên cạnh đó, Claessens, DellAriccia, Igan, và Laeven (2010) đã ghi lại các yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên 58 quốc gia và cho rằng vấn đề với hệ thống ngân hàng là cốt lõi của cuộc khủng hoảng. Ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài từ một quốc gia sẽ tác động lên các biến số kinh tế vĩ mô trong nước theo các phương thức truyền dẫn và với các mức độ khác nhau. Khi có một cú sốc cầu quốc tế tích cực, điều này không chỉ kích thích tăng cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất trong nước mà còn tăng cầu nội địa đối với hàng hóa sản xuất trong nước nhằm thay thế hàng hóa nước ngoài. Đây là điều đáng mừng vì điều này giúp do tăng cầu về lao động. Tuy nhiên, về lâu dài, tác động tích cực từ cú sốc tích cực ban đầu sẽ dần mất đi do áp lực về giá hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế trở nên đắt hơn, áp lực tiền lương cao hơn. Cuối cùng dẫn đến kết quả giá tiêu dùng tăng. Giá tiêu dùng tăng gây ra lạm phát, giá cả tăng cao trong khi đó thu nhập chưa tăng kịp đã làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa, kéo theo sản xuất trì trệ, lại làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu ban đầu nhờ vào sự hỗ trợ từ các ngân hàng nhằm gia tăng sản xuất giờ đây khi việc kinh doanh không còn hiệu quả, đầu tư giảm theo, dẫn đến các khoản nợ xấu cho ngân hàng. Các doanh nghiệp trong nước cũng gặp trường hợp tương tự. Kết quả nợ xấu càng leo thang, có nguy cơ
  17. 9 khủng hoảng. Luận văn tập trung vào các yếu tố chi phối nợ xấu ngân hàng và các chính sách giải quyết vấn đề trên nhằm cải thiện hệ thống tài chính cốt lõi của nền kinh tế. Có rất nhiều nghiên cứu trước đây về vấn đề này. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả liên kết các biến kinh tế vĩ mô và các biến nội tại thuộc về bản thân ngân hàng tác động đến các khoản nợ quá hạn, như là một phần mở rộng của bài nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ đưa vào mô hình thứ hai ba biến vĩ mô nội địa từ mô hình một để kiểm tra tác động của các cú sốc cầu quốc tế lên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Bài nghiên cứu sẽ ứng dụng công cụ Stress Testing cho nghiên cứu thực nghiệm. Theo định nghĩa chung, Stress Testing là khái niệm để chỉ công cụ đo lường mức độ biến động của danh mục khi có sự xuất hiện đột ngột của các biến cố vĩ mô có tầm ảnh hưởng lớn. Hiện nay, công cụ này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến là được biết đến với vai trò đo lường độ nhạy cảm của hệ thống tài chính trước tác động của một cú sốc nào đó. Hoggarth, Sorensen, và Zicchino (2005) kiểm tra các liên kết giữa các biến kinh tế vĩ mô và rủi ro tín dụng ở Anh, đề xuất một công cụ bổ sung để thực hiện các bài kiểm tra căng thẳng về sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng Anh với những cú sốc bất lợi kinh tế vĩ mô. Đặt rủi ro tín dụng trực tiếp trong mô hình VAR với ba biến kinh tế vĩ mô khác, các tác giả nhận ra rằng rủi ro tín dụng tổng hợp phản ứng với những thay đổi trong tốc độ tăng trưởng và lãi suất. Mô hình chính bao gồm các biến như tỷ lệ tổn thất trên tổng nợ, chênh lệch sản lượng, tỷ lệ lạm phát hàng năm của giá bán lẻ (không bao gồm các khoản thanh toán có thế chấp), lãi suất danh nghĩa ngắn hạn được áp dụng cho mô hình đối với doanh nghiệp và mô hình đối với hộ gia đình với dữ liệu theo quý từ quý I năm 1988 đến quý II năm 2004. Jimenez và Mencia (2009) ước lượng rủi ro tín dụng cho Tây Ban Nha trong mười khu vực doanh nghiệp và hai khu vực tư nhân. Sử dụng Stress Testing, bài biết chỉ ra rằng chu kỳ kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận rủi ro. Phương pháp Stress Testing thấy rằng cú sốc GDP có ảnh hưởng lớn hơn so với cú sốc lãi suất và có được độ nhạy cảm cao hơn khi giải thích rủi ro mặc định trên các chu kỳ. Bài viết sử dụng hai biến vĩ mô chính là tốc độ thay đổi GDP thực theo quý và sự
  18. 10 biến động của lãi suất thực kỳ hạn 3 tháng và các biến ngầm khác đo lường xác suất vỡ nợ và sự tăng trưởng dư nợ áp dụng cho trong mười khu vực doanh nghiệp và hai khu vực tư nhân Tây Ban Nha trong giai đoạn quý IV năm 1984 đến quý IV năm 2006. Nghiên cứu khác của Sommer và Shahnazarian (2009) sử dụng mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM), Stress Testing với dữ liệu về xác suất vỡ nợ đối với các công ty niêm yết phi tài chính, sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng, dữ liệu hàng tháng trong giai đoạn năm 1997 đến năm 2006. Nhóm nghiên cứu dự đoán chất lượng tín dụng tương lai khu vực doanh nghiệp, cho thấy tăng sản lượng sản xuất đi kèm với EDF thấp hơn dự kiến, lạm phát tăng cao làm tăng EDF làm giảm chất lượng tín dụng, lãi suất có tác động mạnh nhất trong ba biến vĩ mô. Ngoài ra, Funda Yurdakul (2013) cho thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) đại diện cho rủi ro tín dụng. Cả hai phương pháp sử dụng trong bài cho thấy sự gia tăng trong chỉ số ISE và tốc độ tăng trưởng dẫn đến suy giảm rủi ro tín dụng ngân hàng. Tăng cung tiền, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, mặt khác làm tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Kết quả của các mô hình cụ thể chứng minh rằng rủi ro tín dụng trong giai đoạn trước có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng trong giai đoạn hiện tại. Việc tăng lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp ở kỳ trước dẫn đến sự gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tháng 4 năm 1995, Ủy ban Basel đề xuất các ngân hàng cần thực hiện Stress Testing, buộc các ngân hàng gia tăng lượng vốn cần thiết để hấp thụ các cú sốc khi nó xảy ra. Tháng 1 năm 2009, Ủy ban Basel xuất bản tài liệu tư vấn về Stress Testing. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu cho thấy tổn thất của hệ thống ngân hàng do các cú sốc bên ngoài. Đe dọa khả năng thanh khoản ngân hàng đến từ rủi ro kinh tế vĩ mô là chính. Cụ thể, hệ thống Dự trữ Liên bang và các giám sát viên Mỹ đã đưa ra chương trình kiểm soát vốn (SCAP) với hai kịch bản vĩ mô là kịch bản chuẩn và kịch bản xấu hơn nhằm đánh giá bộ đệm vốn của hệ thống ngân hàng trong năm 2009 và năm 2010. Stress Testing toàn EU của EBA 2011 tiến hành theo phương pháp bottom-up cho 903 ngân hàng trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 nhằm đánh giá khả năng phục hồi của hệ thống
  19. 11 ngân hàng dựa trên kịch bản đối với các biến số vĩ mô như GDP, thất nghiệp và giá nhà. Kết quả cho thấy chỉ có 20 ngân hàng có CT1 giảm xuống dưới ngưỡng. Ngoài ra, các ngân hàng phải tiến hành những biện pháp mở rộng như việc sử dụng các dự phòng phản chu kỳ, thoái vốn, huy động vốn và back-stop, cũng như các hoạt động quản lý khác nhằm giảm thiểu tác động từ cú sốc theo kịch bản bất lợi hơn. Stress Testing cũng được thực hiện cho thị trường mới nổi ở Nga (2009), kết quả cho thấy hệ thống ngân hàng Nga khá nhạy cảm với những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô. Hình 2.1 Mô hình hóa Stress Testing ngân hàng. Sự kiện Chức năng XOR XOR V Và Hoặc Nguồn: paper: “Banking Event Modeling in Scenario-Oriented Stress Testinging” của Daning Hu, J. Leon Zhao, Zhimin Hua (2011) Phần này trình bày việc mô hình hóa một kịch bản Stress Testing ngân hàng điển hình từ một ngân hàng i nhằm chứng minh phương pháp tiếp cận trong chuỗi sự kiện và mô hình hiệu ứng lây lan. Những sự kiện của kịch bản Stress Testing
  20. 12 được trình bày trong hình trên. (A) Có một hoặc những cú sốc kinh tế bất lợi xảy ra như sự bùng nổ của bong bóng bất động sản. Những cú sốc gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong các chỉ số kinh tế cơ bản chủ yếu của quốc gia như lãi suất tăng, tịch biên tài sản, và sự sụt giảm chỉ số thị trường chứng khoán. (B) Từ góc độ riêng một ngân hàng, những tác động tiêu cực của những cú sốc có thể gây ra cho một hoặc nhiều ngân hàng đối tác (tức là, các ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho i) phải chịu thiệt hại lớn và do đó thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ cho i. (C) Trong khi đó, giá nhà đất giảm cũng gây ra những thiệt hại lớn trong danh mục đầu tư có thế chấp nhằm hỗ trợ an toàn của ngân hàng i. Cùng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường liên quan sẽ làm giảm khả năng thanh toán các nghĩa vụ của ngân hàng i cho những đối tác khác (Sự kiện D). (D) Nếu tổn thất lớn hơn vốn dự phòng của i, ngân hàng i sẽ không thể để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với các ngân hàng khác (Sự kiện F). Sau đó, sự sống còn của i phụ thuộc vào việc ngân hàng trung ương sẽ bơm vốn vào nó. Nếu ngân hàng trung ương cho rằng sự vỡ nợ của i góp phần đáng kể vào sự sụp đỗ dây truyền trong hệ thống ngân hàng, ngân hàng trung ương có thể bơm vốn cho i nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng toàn hệ thống (Sự kiện E).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2